TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa


Bảng. Tỷ lệ thu gom của các vùng kinh tế trong cả nước theo các cấp đô thị



tải về 0.64 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.64 Mb.
#6468
1   2   3   4   5   6   7   8

Bảng. Tỷ lệ thu gom của các vùng kinh tế trong cả nước theo các cấp đô thị

Đơn vị:%


CÊp ®« thÞ

Trung du miÒn nói phÝa B¾c

§ång b»ng s«ng Hång vµ KTT§ B¾c Bé

B¾c trung bé vµ duyªn h¶i trung bé vµ KTT§ miÒn Trung

T©y Nguyªn (%)

§ång b»ng s«ng Cöu Long

§«ng Nam Bé vµ KTT§ phÝa Nam

§« thÞ ®Æc biÖt

TP. Hµ Néi

TP Hå ChÝ Minh

-

98

-

-

-

80

§« thÞ lo¹i I

-

80

87

-

-

81

§« thÞ lo¹i II

66

72

73

83

67

-

§« thÞ lo¹i III

76

76

59

70

70

81

§« thÞ lo¹i IV

67

61

63

64

65

68

Với chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trong hoạt động về quản lý CTR (thu gom, vận chuyển, xử lý) nhằm bảo vệ môi trường. Thông qua các chương trình hoạt động, nhận thấy rằng các đô thị có tỷ lệ thu gom chất thải cao là các đô thị đã thực hiện tốt việc xã hội hóa và tự động hóa trong thu gom vận chuyển chất thải.

Thành phố Hồ Chí Minh được coi là một trong hai thành phố đi đầu trong cả nước về xã hội hóa công tác thu gom vận chuyển chất thải. Công tác thu gom vận chuyển chất thải do Công ty môi trường đô thị quản lý chung. Tỷ lệ tham gia vào công tác thu gom vận chuyển chất thải sinh hoạt giữa các thành phần kinh tế tư nhân và nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh là 40% và 60%. Vì vậy, tuy phát sinh một lượng chất thải khổng lồ (khoảng hơn 7.000 tấn/ngày), nhưng thành phố vẫn đặt tỷ lệ thu gom 81%.

Xã hội hóa công tác thu gom vận chuyển cũng đã được triển khai thực hiện tại một số đô thị như: Tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hải phòng, Thị xã Cẩm Phả, Thành phố Hạ Long.

Tuy nhiên tại hầu hết các đô thị, dịch vụ thu gom chất thải thường chưa cung cấp được cho các khu nhà ở tạm và vùng ngoại ô thành phố là nơi sinh sống chủ yếu các hộ dân thu nhập thấp. Hiện nay chỉ mới có một số thành phố như Hà nội, Thị xã Cẩm Phả, thành phố Đã Nẵng …thực hiện thu gom chất thải ngoại thị. Việc xã hội hóa đang dần phát triển đã góp phần cải thiện công tác thu gom vân chuyển chất thải.



d. Công tác tái chế, xử lý chất thải rắn

- Công tác tái chế chất thải

Hiện nay quá trình loại bỏ các CTR trong sinh hoạt, phần lớn các hộ gia đình ở Việt Nam đã có thói quen phân loại riêng chất thải có thể tái chế được như nhựa, giấy, kim loại để bán cho những người thu mua. Thông qua hệ thống thu mua này, các vật liệu có khả năng tái chế được thu gom riêng và chuyển đến các cơ sở tái chế ở các làng nghề. Theo đánh giá chung, các hoạt động này đã góp phần làm giảm khoảng 15-20% khối lượng CTR phát sinh. Một số làng nghề tái chế về giấy, nhựa, kim loại …đã phát triển mạnh trong thời gian qua, góp phần tạo công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhưng tại các làng nghề, tình trạng công nghệ tái chế lạc hậu, cũ không có các thiết bị xử lý chất thải đã gây ô nhiễm nặng nề, gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân.



- Công tác xử lý chất thải rắn

Hiện nay phương pháp xử lý CTR tại các đô thị ở nước ta đang sử dụng chủ yếu là bằng phương pháp chôn lấp. Hầu hết mỗi đô thị có ít nhất một bãi chôn lấp hoặc xử lý (cả nước hiện có 98 bãi chôn lấp). Các bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh đạt tiêu chuẩn môi trường rất ít, chủ yếu là các bãi chôn lấp hợp vệ sinh những chưa xử lý triệt để được nước rác. Các phương thức chôn lấp hiện nay chủ yếu là không hợp vệ sinh với 82/98 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường cho các đô thị. Việc áp dụng công nghệ phù hợp với các tỉnh, thành phố trong xử lý CTR còn gặp một số khó khăn như thiếu kinh phí, không lựa chọn được công nghệ phù hợp, các thiết kế về kỹ thuật, công nghệ chưa đồng bộ với thiết kế hạ tầng cho các dự án xử lý CTR. Công nghệ xử lý mới chỉ được thực hiện ở một số đô thị như TP Hồ Chỉ Minh, TP Hà Nội, TP Thái Nguyên, TP Nam Định, TP Vinh, Tp Huế, TP Phan Rang, TP Vũng Tàu.

Việc thu hồi khí metan và các loại khí khác từ các bãi chôn lấp chưa được thực hiện một cách phố biến, chỉ mới có ở một số ít bãi chôn lấp hiện đại. Như vậy còn để lãng phí một nguồn tài nguyên, đồng thời làm gia tăng khối lượng khí nhà kính, gây biến đổi khí hậu.

Đối với hoạt động chế biến phân hữu cơ từ CTR sinh hoạt, số lượng các nhà máy chế biến còn quá ít, chỉ có ở một số thành phố lớn. Do thị trường phân hữu cơ chưa thực sự phát triển, người dân chưa có thói quen dùng loại phân hữu cơ này trong gieo trồng.

Thời gian gần đây một số công nghệ tự chế tạo trong nước như SERAPHIN, An Sinh - ASC về chế biến phân vi sinh, Công nghệ Thủy lực - MBT-CD08, chế biến viên nhiên liệu, đã chứng minh được sự hiệu quả trong tái chế CTR đô thị, với tỷ lệ tái chế lên đến hơn 90%. Đây là những công nghệ rất có ý nghĩa trong tương lai vì việc giảm thiểu khối lượng CTR phải chôn lấp sẽ làm giảm diện tích đất cho công tác xử lý chất thải như hiện nay, đồng nghĩa với việc cắt giảm khối lượng khí nhà kính từ các bãi chôn lấp chất thải. Tuy nhiên để nhân rộng mô hình này trên cả nước cần có các chính sách, biện pháp cụ thể và sự đầu tư mạnh mẽ của nhà nước, cùng sự tham gia của xã hội, các thành phần kinh tế, cũng như sự thay đổi thói quen sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.

Như vậy, nhìn chung công tác quản lý CTR tại các đô thị ở nước ta chưa tiếp cận được phương thức quản lý tổng hợp trên quy mô lớn, chưa áp dụng đồng bộ các giải pháp 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế) để giảm tỷ lệ chất thải phải chôn lấp. Hoạt động giảm thiểu phát sinh CTR là một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất trong quản lý chất thải chưa được chú trọng. Hoạt động tái sử dụng, tái chế mới chỉ được thực hiện một cách phi chính thức, quy mô tiểu thủ công nghiệp, phát triển tự phát, không đồng bộ, thiếu định hướng, chủ yếu do khu vực tư nhân kiểm soát. Xã hội hóa công tác quản lý CTR tuy đã được phát triển những chưa sâu và rộng, mới hình thành ở một số đô thị lớn. Số lượng bãi chôn lấp không hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ lớn và chủ yếu. Tại các vùng ngoại ô tình trạng đổ chất thải không đúng nơi quy định còn xảy ra. Đầu tư cho công tác quản lý chất thải đã tăng mạnh nhưng chưa đáp ứng yêu cầu về quản lý.



3. Một số giải pháp cần thiết quản lý CTR tại các đô thị trong thời gian tới

a. Hoàn thiện, cụ thể hóa khung pháp lý trong quản lý CTR để bảo vệ môi trường.

Cụ thể hóa các bộ khung pháp lý trong quản lý CTR để đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn về môi trường. Đặc biệt là các quy định, các quy chuẩn trong các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Cần có bộ khung tiêu chuẩn lựa chọn công nghệ xử lý CTR phù hợp với đặc điểm, tính chất chất thải của từng đô thị, từng vùng miền.



b. Hoạt động ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải.

Hiện nay, ở nhiều nước phát triển, để hạn chế những tác động và giải quyết các vấn đề về chất thải, các chương trình 3R đã được đẩy mạnh triển khai ở nhiều cấp độ và quy mô khác nhau, đi đôi với nó là các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức về tiêu dùng đúng cách và thân thiện với môi trường. Đây là biện pháp cần thiết để giáo dục ý thức con người, vì vậy Chính phủ và các địa phương cần từng bước, từng giai đoạn có các hành động cụ thể, đối với từng ngành, từng cấp có các chương trình tuyên truyền hành động.



c. Xã hội hóa mạnh mẽ công tác quản lý CTR đô thị

Môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường bản thân các hoạt động đó đã mang tính xã hội cao, vì vậy xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nói chung hay công tác quản lý chất thải rắn nói riêng là việc làm cần thiết và phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay. Không có sự tham gia đóng góp cộng đồng thì khó có thể thực hiện tốt được sự nghiệp bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

Mỗi một nội dung quản lý CTR (giảm thiểu, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý) cần có khung pháp lý khuyến khích các thành phần kinh tế và xã hội tham gia và phải có lộ trình thực hiện cụ thể đối với từng cấp loại đô thị, từng vùng miền, cần xem xét các yếu tố điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội của đô thị đó.

Kết luận: Trong thời gian tới để công tác quản lý CTR có hiệu quả kinh tế và đảm bảo vệ sinh môi trường, chính quyền đô thị cần thực hiện đồng bộ các khâu: Từ thay đổi nhận thức về chất thải và quản lý chất thải, khung pháp lý, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch hệ thống xử lý chất thải đô thị, phương thức quản lý chất thải chuyển từ chính quyền đô thị sang các thành phần kinh tế khác quản lý khi đó môi trường đô thị mới được cải thiện.

Tài liệu tham khảo


  1. Luật bảo vệ môi trường

  2. Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2010

  3. Bộ Tài nguyên Môi trường, WB, CIDA (2004), báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam - Chất thải rắn

  4. Đề án quản lý chất thải rắn đô thị, khu công nghiệp Việt Nam - Bộ Xây dựng - 2008

  5. Nghị định 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn


TIN HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN

Sinh hoạt Khoa học về ‘Viết Bài báo Khoa học’ 26-9-2011

Nhằm nâng cao kỹ năng viết bài báo khoa học cho các giảng viên trẻ trong và ngoài đơn vị, ngày 26/9/2011, Bộ môn QLNN về Đô thị và Nông thôn tổ chức buổi sinh hoạt học thuật "Viết Bài báo Khoa học". Với sự tham gia của giảng viên trong Bộ môn và một số các đơn vị khác như tạp chí Quản lý Nhà nước, Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính và một số cán bộ, giảng viên trong Học viện. các thành viên tham gia đã cùng trao đổi về kinh nghiệm tham gia viết và biên tập các bài báo khoa học trong lĩnh vực khoa học hành chính và khoa học nói chung. Buổi thảo luận xoay quanh các chủ đề ba diễn giả trình bày bao gồm ‘kinh nghiệm viết Bài báo Khoa học’ TS. Nguyễn Ngọc Hiếu (Bộ môn QLNN về Đô thị và Nông thôn), thiết kế nội dung viết Bài báo khoa học - TS. Nguyễn Việt Hùng (Bộ môn QLNN về Đô thị và Nông thôn); Qui trình tiếp nhận, xử lý, đánh giá, xuất bản bài báo khoa học - Ths. Vũ Cảnh Thạc (phó Tổng biên tập Tạp chí Quản lý Nhà nước); và ‘Chuyển kết quả nghiên cứu đề tài thành bài báo khoa học’ - Ths. Đoàn Văn Dũng (Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính). Những nội dung được diễn giả trình bày như cách viết Bài báo khoa học theo đúng quy cách, viết hay, và phù hợp với thực tiễn nghiên cứu được các thành viên quan tâm và thảo luận sôi nổi. TS. Hoàng Sỹ Kim đánh giá cao thành công của buổi sinh hoạt bởi tính thiết thực của nội dung và tính tích cực khi động viên được các giảng viên trẻ có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển trong môi trường học thuật vốn có nhiều khó khăn như hiện nay.







Hình ảnh Buổi sinh hoạt Khoa học ngày 26-9-2011

Giao lưu chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10



Nhân kỷ niệm ngày Phụ Nữ Việt Nam 20-10-2011, sinh viên chuyên ngành đô thị khóa XI đã phối hợp cùng Bộ môn QLNN về Đô thị và Nông thôn tổ chức buổi giao lưu“ Chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10”. Buổi giao lưu bắt đầu với không khí thân mật và trang trọng với những tiết mục văn nghệ tạp kỹ đầy ấn tượng chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam. Sau phần văn nghệ thày và trò sinh viên chuyên ngành quản lý Đô thị khoá XI đã có thời gian trao đổi thẳng thắn và cởi mở về những vấn đề quan tâm trong học tập và phát triển về nghề nghiệp và chuyên môn. Những chủ đề định hướng nghề nghiệp, sự hỗ trợ học tập, và khó khăn thách thức về phát triển trong khi nghiên cứu và khi ra trường đã được các thày cô chia sẻ và giải đáp. Buổi giao lưu đã kết thúc trong không khí vui vẻ với những tiết mục văn nghệ ấn tượng và không khí thiện cảm thể hiện sự gắn bó và tin cậy cao hơn của sinh viên chuyên ngành với thày cô chủ nhiệm, thể hiện mối quan tâm và cam kết của lãnh đạo đơn vị cùng với tất cả các giảng viên trong Bộ môn về việc hỗ trợ cao nhất cho sự phát triển của lĩnh vực chuyên ngành và trưởng thành của các em sinh viên chuyên ngành khóa đầu tiên.



Hà Nội: Nhà siêu mỏng, siêu méo sẽ bị thu hồi đất

www.baomoi.com

Ngày 28/10, tại buổi làm việc giữa Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội với quận Đống Đa về việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp kinh tế xã hội năm 2011, Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Lê Văn Hoạt cho rằng, năm 2012 quận cần chú trọng vào công tác quy hoạch đô thị trên địa bàn, trong đó giải quyết dứt điểm tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo làm ảnh hưởng mỹ quan đô thị.

Quận Đống Đa có 73 trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo; trong đó có 50 trường hợp diện tích đất dùng để xây nhà quá nhỏ, 23 trường hợp còn lại rộng hơn và sát liền nhau.

Theo Chủ tịch quận Đống Đa - Trần Đức Học cho biết, quận đã lập hồ sơ 73 trường hợp, trong đó dự tính sẽ thu hồi đất của 50 nhà siêu mỏng, siêu méo. Tuy nhiên, để thu hồi được đất những nhà siêu mỏng, siêu méo cần phải thực hiện đúng theo trình tự của Luật Đất đai về thu hồi đất và nhanh nhất cũng phải mất 6 tháng mới có thể ra được quyết định thu hồi những loại đất này.


Nhà thu nhập thấp: Người mua bỏ cuộc giữa chừng



Ế nhà thu nhập thấp

Chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp tại đô thị do Chính phủ khởi xướng đã thu hút nhiều doanh nghiệp xây dựng nhập cuộc. Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến thời điểm này, thành phố đã chấp thuận cho phép khởi công cũng như đã và đang triển khai các thủ tục, tổng cộng là 11 dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn. Tuy nhiên, sau gần 2 năm thực hiện, trái hẳn với những kỳ vọng ban đầu, thị trường nhà thu nhập thấp lại đang lâm vào tình cảnh ế ẩm, dở khóc dở cười. Một nghịch cảnh đang diễn ra là chủ đầu tư thì mỏi mòn kêu gọi người mua nhà thu nhập thấp, còn đối tượng đủ tiêu chuẩn mua nhà thì lại tỏ thái độ không mấy mặn mà.

“Bài toán hóc búa” đặt ra là, với ngưỡng thu nhập “thấp” theo quy định, các đối tượng đủ điều kiện được mua khó có thể đủ “lực” để sở hữu một căn hộ dạng này với giá bán tạm tính (bao gồm VAT) khoảng 11 triệu đồng - 13,5 triệu đồng/m2. Như vậy một căn hộ có diện tích từ 60 - 90m2 cũng dao động từ 700 triệu đồng - 1 tỷ đồng/căn hộ. Theo giám đốc một công ty địa ốc tại TP.HCM, giá nhà ở thu nhập thấp lên đến 13-14 triệu đồng một m2 là điều… lạ, bởi tại TP.HCM hiện giá nhà thương mại có dự án chỉ 9-10 triệu đồng.

Những dự án có giá 13-14 triệu đồng/m2 (căn hộ hoàn thiện) thì phần lớn tọa lạc ngay ở các quận trung tâm. Theo tính toán của vị này, hiện giá thành xây dựng khoảng 8 triệu đồng/m2 đối với căn hộ cũng khá tốt.

Như vậy, cộng với 10% lợi nhuận theo như quy định thì giá 1m2 căn hộ thu nhập thấp chỉ khoảng 8,8 triệu đồng. Dư luận đang đặt câu hỏi trong khi những căn hộ thu nhập thấp bán với giá như trên liệu chủ đầu tư có tự tính mức lợi nhuận cao hơn quy định của Nhà nước. Điều đáng nói, giá bán nhà thu nhập thấp hiện nay ở mỗi dự án cũng không được thống nhất, mà do chủ đầu tư tự tính toán và cân nhắc đưa ra giá được gọi là tạm tính tới khách hàng.

Thêm vào đó, tiến độ thanh toán gấp gáp khiến nhiều người dân đủ điều kiện mua nhà cũng không thể mua nổi. Anh Nguyễn Văn Đức (Long Biên, Hà Nội) may mắn thuộc diện được mua căn hộ tại dự án nhà TNT Sài Đồng nhưng khi chuẩn bị ký hợp đồng anh đành ngậm ngùi từ bỏ ý định mua nhà thu nhập thấp. Anh Đức cho biết: “Thấy chủ đầu tư báo giá tạm tính 13,240 triệu/m2, nhẩm tính với căn hộ 70m2 của gia đình tôi thì phải đóng gần 1 tỷ. Trước khi bốc thăm, nghe đâu chỉ khoảng 10 triệu/m2, nay vọt lên hơn 13 triệu thế thì tôi lấy đâu ra tiền, nên đành bỏ”.

Đó cũng là lý do gần đây khá nhiều người đã trả lại nhà, nhiều dự án công bố bán nhưng chờ mãi không có khách, khác xa với cảnh chen lấn trước đây. Tại dự án nhà thu nhập thấp Sài Đồng do Công ty CP xây dựng số 3 (Handico 3) làm chủ đầu tư, đã có khoảng hơn 5% số người thuộc quyền mua nhà (trên tổng số 420 căn hộ) buộc phải bỏ cuộc giữa chừng, khi chủ đầu tư đưa ra giá bán tạm tính lên tới 13,2 triệu đồng/m2.

Theo quy định nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội diện tích tối thiểu có thể xây dựng 30m2 nhưng hầu hết những căn hộ thu nhập thấp nhỏ nhất cũng 50m2 khiến giá căn hộ đội lên khá cao. Với mỗi căn hộ dao động quanh mốc khoảng 700 triệu đến 1 tỷ đồng (tùy diện tích) và đóng theo tiến độ 2-3 năm thì khoản tiền dành mua nhà thu nhập thấp là cả một ước mơ xa vời nếu không có sự hỗ trợ từ gia đình hoặc vay mượn bạn bè... Còn nếu phải vay ngân hàng thì người dân sẽ càng khó khăn vì thủ tục và khó lòng chịu nổi mức lãi suất như hiện nay.



Doanh nghiệp kêu khó

Ông Đặng Hoàng Huy - Tổng Giám đốc Vinaconex Xuân Mai cho biết: Mặc dù theo quy định, chủ đầu tư nhà thu nhập thấp được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển nhưng trên thực tế hầu hết các chủ đầu tư đều phải tự thu xếp vốn vay từ ngân hàng thương mại với lãi suất không ưu đãi. Trong khi đó, Nghị định 71/CP về hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở đã quy định rõ: Chủ đầu tư chỉ được thu tiền khách hàng khi xây xong móng nhà. Theo đó, khó khăn càng nhân lên bởi loại hình nhà thu nhập thấp thường kéo dài thời gian xét hồ sơ để chọn đúng đối tượng. Với sức nóng của lãi suất ngân hàng như thời điểm vừa qua, tất cả chi phí này đều trút lên giá nhà.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy: Kể từ khi Chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp tại đô thị được triển khai vào quý I-2009, đến nay cả nước mới có 5 dự án nhà ở công nhân và NTNT được vay vốn để thực hiện công trình với tổng số vốn 740,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, đơn vị tiên phong về phát triển NTNT trên toàn quốc như Vinaconex Xuân Mai lại chưa được vay vốn ưu đãi theo quy định cho dù các hộ thu nhập thấp đã được nhận bàn giao nhà từ cuối năm 2010. Vì vậy hầu hết các doanh nghiệp đều kêu bí vốn.

Đối lập với nhà ở thu nhập tại Hà Nội, căn hộ thuộc các dự án nhà ở an sinh xã hội Becamex tại Bình Dương, do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp TNHH Một thành viên (Becamex IDC) làm chủ đầu tư. Các dự án trên được đặt tại khu công nghiệp Mỹ Phước; khu công nghiệp Bàu Bàng, huyện Bến Cát, khu nhà ở Hòa Lợi, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tòa nhà được thiết kế tổng thể gồm nhiều block nhà với quy mô 5 tầng, xung quanh khuôn viên có nhà trẻ, mẫu giáo, khu thương mại dịch vụ, nhà xe, y tế, các dịch vụ giải trí… Giá bán trung bình khoảng mỗi căn hộ 30 m2 là 130 triệu đồng và 60 m2 là 260 triệu đồng/căn. Như vậy, giá mỗi m2 chỉ tương đương khoảng hơn 4 triệu đồng. Để có được giá thành như trên, chủ đầu tư cho biết đã áp dụng những công nghệ mới vừa đáp ứng được chất lượng của công trình nhằm tiết kiệm được chi phí xây dựng lên đến gần 20%/m2. Việc kết hợp 5 công nghệ này sẽ tiết kiệm được 50% chi phí gia cố nền móng, trong khi chi phí này chiếm khoảng 10-15% chi phí xây dựng một tòa nhà.

Ngoài ra, việc sử dụng sàn nhẹ, tường nhẹ cũng giảm được 50% chi phí thép. Đây là dự án đầu tiên được Becamex IDC áp dụng thí điểm. Theo một số chuyên gia xây dựng, việc đưa ra thị trường căn hộ với giá 4 triệu đồng/m2 là hoàn toàn có thể nếu chủ đầu tư áp dụng công nghệ và vật liệu mới. Đây thực sự là câu chuyện đáng để các chủ đầu tư dự án nhà ở thu nhập thấp tại Hà Nội và các địa phương khác suy ngẫm khi mà giá bán tại các dự án của họ trung bình từ 700-1 tỷ đồng trong khi các điều kiện ưu đãi về đất đai, thuế, phí... đều được áp dụng ở mức cao nhất.

Như vậy vấn đề ở đây chính là cách làm nhà thu nhập thấp. Để người thu nhập thấp thực sự có thể sở hữu được một căn hộ, họ cần được hỗ trợ về mặt tài chính. Thiết nghĩ Nhà nước nên hỗ trợ cho người mua vay vốn với lãi suất có thể bằng 0% và điều kiện vay thật ưu đãi để họ được phép thế chấp ngay căn hộ đó, thay vì hỗ trợ cho các công ty xây dựng, tạo lập BĐS.



Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” mang lại hiệu quả thiết thực

Tại hội nghị sơ kết sản xuất lúa năm 2011 và triển khai vụ đông xuân năm 2011-2012 các tỉnh Nam Bộ mới đây, các đại biểu nhận định bước đầu mô hình xây dựng cánh đồng mẫu lớn mang lại hiệu quả thiết thực. Hơn 6.400 hộ nông dân 12/13 tỉnh, thành ĐBSCL tham gia hình thành khoảng 8.000ha lúa sản xuất theo mô hình "Cánh đồng mẫu lớn".

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), tổng diện tích thực hiện mô hình này trong vụ hè thu 2011 khoảng 7.803ha, đạt 93,22% so kế hoạch đề ra với 6.400 hộ nông dân tham gia.

Bộ NNPTNT đánh giá mô hình cánh đồng mẫu lớn bước đầu đã tác động tích cực đến sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Cụ thể đã hình thành các mô hình khép kín từ sản xuất đến thu mua hoặc có liên kết của nhiều đơn vị tổ chức sản xuất và tiêu thụ theo hình thức khép kín. Các hộ sản xuất tham gia mô hình đã nhận thức sản xuất lúa theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu tiêu thụ, chú ý đến phẩm chất lúa gạo...

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Bùi Bá Bổng, không có cánh đồng mẫu lớn, nông dân ĐBSCL tiếp tục nghèo. Cánh đồng mẫu lớn là điểm tựa để triển khai đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đây là mô hình cần nhân rộng, phấn đấu đạt khoảng 50.000ha trong năm 2012 và có thể tăng thêm trong các năm tiếp theo. Đây cũng là mô hình để thực hiện nông thôn mới.

TS Phạm Văn Dư Cục phó Cục Trồng trọt nhấn mạnh để tiếp tục duy trì vị thế của một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, không có cách nào khác là nông dân nước ta phải liên kết lại để hình thành những cánh đồng lớn. Khi đó máy cày, máy gặt đập liên hợp... mới hoạt động hiệu quả.

Hiện nay nông dân đã thấy được hiệu quả của “cánh đồng lớn” nên họ rất hưởng ứng mô hình này và nếu có quy hoạch chắc chắn bà con sẽ tham gia nhiệt tình. Song, để nông dân yên tâm sản xuất trên những cánh đồng lớn cũng rất cần sự hỗ trợ của nhà nước.

Sự hỗ trợ ấy thể hiện qua việc lựa chọn và liên tục rà soát những doanh nghiệp có đủ năng lực, uy tín để làm đối tác với nông dân, tránh tình trạng “bẻ kèo, lật kèo” với nông dân. Bên cạnh đó, để nhân rộng được mô hình này, các Sở NN&PTNT cần chủ động đứng ra quy hoạch, vận động nhân dân và hình thành bộ máy quản lý như hợp tác xã hoặc tổ hợp tác…



Hội thảo “Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện Việt Nam”

Ngày 21 tháng 10 năm 2011, tại 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội. Hiệp hội môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, đã tổ chức hội thảo Quốc tế về “Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện Việt Nam”

Hội thảo có sự tham dự các tập đoàn, công ty chế tạo lắp đặt, chuyển giao các công nghệ quản lý, xử lý chất thải rắn hiện đại của các nước tiên tiến: Cộng hòa liên bang Đức, Nhật bản, cùng với sự tham gia của hơn 100 các nhà quản lý môi trường các cơ quan Trung Ương và địa phương, các chuyên gia: Phía Việt Nam đã trình bày công nghệ phân loại triệt để chất thải để phục vụ tái chế vì hiện nay CTR tại các đô thị ở Việt Nam chưa được phân loại tại nguồn; Công nghệ Máy thủy lực - MBT - CD08, chế biến rác thải hữu cơ thành viên nhiên liệu, đã chứng minh được sự hiệu quả trong tái chế CTR đô thị, với tỷ lệ tái chế lên đến hơn 90%. Đây là những công nghệ rất có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế (giảm chi phí đầu tư) và bảo vệ môi trường.



Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ)

Theo Nghị định, danh mục lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư bao gồm:



1. Trồng, chăm sóc rừng, cây dược liệu.

2. Nuôi trồng nông, lâm, thuỷ sản trên đất hoang hoá, vùng nước chưa đuợc khai thác, trên biển, trên hải đảo.

3. Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ.

4. Sản xuất, phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thuỷ, hải sản.

5. Sản xuất, khai thác, tinh chế muối.

6. Xây dựng hệ thống cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, thoát nước.

7. Sản xuất thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc phòng, chữa bệnh cho động vật, thuỷ sản, thuốc thú y.

8. Xây dựng chợ loại 1, khu triển lãm giới thiệu sản phẩm tại vùng nông thôn.

9. Ứng dụng công nghệ sinh học.

10. Sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

11. Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia cầm, gia súc tập trung, công nghiệp.

12. Chế biến nông, lâm, thuỷ sản; bảo quản nông, lâm sản, thuỷ sản sau thu hoạch.

13. Thủy điện vừa và nhỏ (quy mô đến nhóm B); dự án năng lượng mới: điện mặt trời, điện gió, khí sinh vật, địa nhiệt, thủy triều; năng lượng tái tạo không phân biệt quy mô.

14. Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

15. Thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải.

16. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp - nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống cộng đồng nông thôn; xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp.

17. Sản xuất máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm, thiết bị tưới tiêu.

18. Xây dựng: khu du lịch sinh thái, khu du lịch quốc gia; khu công viên văn hóa có các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí.

19. Phát triển và ươm tạo công nghệ cao.

20. Xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến.

21. Chăn nuôi, sản xuất gia cầm, gia súc tập trung.

22. Xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại: siêu thị, trung tâm thương mại, kho, trung tâm logistics.

23. Dịch vụ kỹ thuật trồng cây công nghiệp, cây lâm nghiệp; dịch vụ bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

24. Dịch vụ tư vấn khoa học, kỹ thuật về gieo trồng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật.

25. Dịch vụ vệ sinh phòng, chống dịch bệnh ở vùng nông thôn.

26. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm văn hóa, dân tộc truyền thống.

27. Sản xuất giấy, bìa, ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu nông, lâm sản trong nước; sản xuất bột giấy.

28. Dệt vải, hoàn thiện các sản phẩm dệt; sản xuất tơ, sợi các loại; thuộc da, sơ chế da; sản xuất thiết bị máy móc cho ngành dệt, ngành may, ngành da./.

Tùy thuộc vào lĩnh vực và địa bàn đầu tư, doanh nghiệp sẽ được tạo điều kiện bằng hình thức: ưu đãi về đất đai (như miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; hỗ trợ thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân; miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất) và hỗ trợ đầu tư (như hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ phát triển thị trường; hỗ trợ dịch vụ tư vấn; hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ cước phí vận tải)




tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương