Trung tâm phát triển nông thôN



tải về 2.87 Mb.
trang8/23
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích2.87 Mb.
#21779
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   23




  • Các khoản đóng góp tham gia các quỹ hội, đoàn thể:

Các khoản đóng góp tham gia quỹ hội, đoàn thể nào thì do các hội, đoàn thể đó đứng ra thu trực tiếp của các hội viên theo quy định của hội và đoàn thể cấp trên. Hầu như tất các các quỹ hội, đoàn thể này đều thu ở mức trung bình 500 đồng/ tháng đối với mỗi hội viên tham gia.
Bảng: Các khoản đóng góp tham gia quỹ hội, đoàn thể

STT

Khoản đóng góp

ĐVT

Mức đóng góp

Đối tượng/Ghi chú

Xã Yến Dương

Xã Hà Hiệu

1

Hội phụ nữ

Người/năm

6.000

6.000

Hội viên

2

Hội nông dân

Người/năm

6.000

6.000

Hội viên

3

Hội cựu chiến binh

Người/năm

12.000

12.000

Hội viên

4

Hội người cao tuổi

Người/năm

12.000

12.000

Hội viên

5

Đảng phí

Người/năm

12.000

12.000

Đảng viên

6

Đoàn phí

Người/năm

12.000

12.000

Đoàn viên có lương nộp 24.000 đồng/năm


1.2. Những bức xúc của người dân đối với các khoản đóng góp

Qua khảo sát tại 02 xã của huyện Ba Bể cho thấy: Phần lớn người dân cho rằng các khoản đóng góp và mức đóng góp tại địa phương như trên là hợp lý và không quá nhiều so với khả năng thu nhập của hộ. Tuy vậy những bức xúc của họ đối với các khoản đóng góp này thì không phải không có và với nhiều lý do khác nhau:





  • Thiếu sự minh bạch trong chi tiêu đối với các khoản đóng góp: Đó là các khoản đóng góp lao động công ích bằng tiền, phí phòng chống thiên tai, quỹ và các khoản đóng góp vì người nghèo,…. Các hộ nông dân đều có chung một câu hỏi thắc mắc là: Liệu số tiền mình đóng góp có đền được tận tay những người mình ủng hộ hay không, mặc giù vẫn cho rằng các khoản đóng góp này là rất hợp lý và cần thiết. Theo họ, cần minh bạch hơn các khoản đóng góp này, cụ thể là: Công bố công khai tổng số tiền thu được cũng như mức trích lại là bao nhiêu, trích lại cho đối tượng nào? mục đích trích lại để làm gì?

  • Thiếu sự công bằng đối với các đối tượng đóng góp và hưởng lợi:

  • Lao động công ích (đóng góp bằng công): Theo quy định thì mỗi hộ phải đóng góp 5 ngày công lao động nhưng nhiều hộ chỉ thực hiện 2 – 3 công hoặc thậm chí nhiều hộ cho con em mình chưa đến tuổi lao động tham gia.

  • Quỹ xóa đói giảm nghèo: Theo họ khoản đóng góp này là rất hợp lý để khuyến khích các hộ nghèo do thiếu đất hoặc thiếu lao động phát triển kinh tế. Tuy nhiên nhiều hộ nghèo do lười làm, ỉ lại để hưởng trợ cấp trong khi nhiều hộ thực sự nghèo hơn ở địa phương thì lại không được hưởng. Vì vậy mong muốn của các hộ là cần xác định chính xác những hộ nghèo thực sự cần được hỗ trợ.

  • Các khoản đóng góp và chi tiêu chưa hợp lý:

  • Các khoản đóng góp xây dựng trường sở, bảo vệ nhà trường: Những bức xúc của các hộ nông dân đối với khoản đóng góp này là việc thu trên đầu học sinh 40 – 50 nghìn đồng là quá cao bởi vì, các trường học trên địa bàn xã mới được xây dựng từ năm 2003 trở lại đây theo chương trình 135. Vì vậy mức đóng góp này là quá cao néu chỉ sử dụng vào việc sửa chữa bàn ghế hàng năm và bảo vệ nhà trường. Theo họ cần được giảm khoản đóng góp này thấp hơn nữa.

  • Đối với quỹ khuyến học, một số ý kiến phản ánh cho rằng quỹ này chỉ sử dụng cho việc khen thưởng các cháu học sinh tiên tiến mà không nên khen thưởng cả với các giáo viên dạy giỏi.

  • Đối với thuế môn bài: Để đáp ứng chỉ tiêu tăng ngân sách hàng năm cho xã, xã đề nghị tăng khoản thu phí môn bài đối với những hộ kinh doanh trên địa bàn xã qua các năm. Điều này khiến nhiều hộ kinh doanh có nhiều thắc mắc và yêu cầu cần được giải thích nguyên nhân (năm 2004 là 15.000 đồng/tháng; năm 2005 là 25.000 đồng/tháng và năm 2006 là 30.000 đồng/tháng)

  • Các dịch vụ y tế: Nhiều hộ mua sổ khám bệnh để được mua thuốc tại trạm y tế xã nhưng khi cần thì lại không có. Hoặc có thẻ bảo hiểm y tế nhưng mỗi khi khám bệnh phải lên tuyến trên trong khi đường xá đi lại xa xôi, khó khăn. Mong muốn của người dân là cần phát huy được vai trò của trạm ý tế xã trong việc khám và chữa bệnh.

  • Chưa phát huy việc khai thác và sử dụng hiệu quả các khoản đóng góp: Đa số các hộ cho rằng nhiều khoản đóng góp của dân nhưng chưa được sử dụng hiệu quả hoặc thậm chí không thấy được hoạt động của các quỹ này như: An ninh trật tự, đền ơn đáp nghĩa, chữ thập đỏ. Hoặc các quỹ hội đoàn thể khác như hội phụ nữ, hội nông dân mà nhiều người cho rằng cần có các mô hình tập huấn, hướng dẫn sản xuất, chăn nuôi hoặc có cơ hội được tiếp cận các khoản vốn vay ưu đãi


Bảng: Phản ứng của người dân về các khoản đóng góp

(Theo ý kiến đánh giá của 12 hộ khảo sát)

STT

Khoản đóng góp

Tính hợp lý (% theo ý kiến đánh giá)

Ý kiến bức xúc

Mong muốn, đề xuất

Đồng tình

Không đồng tình







I. Các khoản đóng góp nghĩa vụ

1

Lao động công ích













-

Bằng tiền

83,3

16,7

Quá cao

Miễn hoặc giảm

-

Bằng ngày công

66,7

33,3

Thiếu hợp lý (nhiều hộ cử trẻ em tham gia)

Công bằng giữa các đối tượng

2

Phí phòng chống thiên tai

83,3

16,7

Không rõ việc chi tiêu

Là xã nghèo, đề nghị được giảm

3

Phí an ninh trật tự

75,0

25,0

Không thấy hoạt động

Tăng cường hoạt động an ninh

4

Quỹ phòng chống lụt bão

100,0

0,0







5

Quỹ đền ơn đáp nghĩa

100,0

0,0







6

Quỹ chữ thập đỏ

91,7

8,3

Không thấy hoạt động

Đề nghị được miễn

7

Quỹ chăm sóc trẻ em

100,0

0,0







8

Quỹ xoá đói giảm nghèo

50,0

50,0

Hỗ trợ chưa đúng đối tượng nghèo

Xác định những hộ nghèo thực sự cần được hỗ trợ

9

Quỹ khuyến học

83,3

16,7

Chi tiêu không hợp lý

Không khen thưởng giáo viên dạy giỏi

10

Vì người nghèo

80,0

20,0

Không rõ việc chi tiêu

Minh bạch chi tiêu

II. Các khoản quyên góp

1

Xây dựng trường sở

75,0

25,0

- Không rõ chi tiêu

- Đóng góp quá cao



Miễn hoặc giảm

2

Bảo vệ nhà trường

75,0

25,0

3

Ủng hộ, phòng chống bão lụt, thiên tai

100,0

100,0




Tùy tâm

III. Các khoản thuế

1

Phí trước bạ

75,0

25,0

Quá cao

Đề nghị giảm

2

Chuyển QSD đất

3

Thuế môn bài

91,7

8,3

Tăng hàng năm nhưng không biết nguyên nhân

Ổn định mức thu

4

Thuỷ lợi phí

83,3

16,7

Chưa đáp ứng yêu cầu

Được nhà nước đầu tư, hỗ trợ nhiều hơn

IV

Các quỹ hội, đoàn thể

91,7

8,3

Chưa phát huy hiệu quả

Phát huy hiệu quả hoạt động của các hội đoàn thể trong phát triển kinh tế




  • Việc thực hiện các khoản đóng góp của người dân:

Mặc dù có nhiều ý kiến bức xúc khác nhau về các khoản đóng góp nhưng hầu hết các hộ đều hoàn thành đầy đủ các khoản đóng góp này với địa phương. Tại mỗi xã chỉ có 3 – 4% số hộ không chịu thực hiện việc đóng góp này và những đối tượng này chủ yếu là những hộ thuộc nhóm cận nghèo do họ không thuộc đối tượng được trợ cấp, trong khi các hộ nghèo thì luôn tỏ ra sẵn sàng thực hiện các khoản đóng góp này hơn vì họ nhận được các khoản trợ cấp cũng như các khoản ưu đãi khác: được hỗ trợ cho vay vốn, được hỗ trợ giống và phân bón, được miễn giảm một số khoản đóng góp,….
Bảng: Tình hình thực hiện các khoản đóng góp theo nghĩa vụ của người dân

STT

Tình hình thực hiện

Tỷ lệ hộ (%)

Xã Yến Dương

Xã Hà Hiệu

1

Tự nguyện đóng góp sau khi có thông báo

60 - 65

70 - 75

2

Đóng góp sau khi nhắc nhở 2 - 3 lần

25 - 30

20 - 25

3

Không đóng góp

4 - 5

3 - 4




  • Các biện pháp cưỡng chế thu của địa phương:

Như đã nói ở trên, tuy có những bức xúc nhưng các hộ đều đóng góp đầy đủ các khoản, các quỹ vì họ cho rằng việc đóng góp nghĩa vụ của mình đối với các khoản, các quỹ này là hợp lý và với mức không quá cao so với thu nhập của họ. Mặc dù vậy, cũng phải kể đến sự đóng góp bởi các biện pháp cưỡng chế của chính quyền địa phương trong việc thực thi các khoản đóng góp của hộ nông dân:

  • Coi các khoản đóng góp của hộ nông dân là một chỉ tiêu xét gia đình văn hóa

  • Không làm các thủ tục giấy tờ đối với những hộ nào không thực hiện đầy đủ các khoản đóng góp

  • Thông báo đích danh lên loa trước các cuộc họp thôn, xã.


2. Tình hình thu chi của hộ nông dân

2.1. Thu nhập của các nhóm hộ

Tại Bắc kạn, 02 xã mà chúng tôi khảo sát đều là những xã nghèo nằm trong chương trình 135 (xã Hà Hiệu được ra khỏi 135 từ năm 2007), đất canh tác nông nghiệp thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, đường xá đi lại khó khăn,…. Thu nhập của các hộ phần lớn là từ sản xuất nông nghiệp (lúa và ngô) trong khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp rất ít (khoảng 1.000 m2/hộ), khả năng tưới tiêu còn nhiều khó khăn còn lại chủ yếu là đất rừng những chưa đem lại thu nhập cho người dân. Một số hộ có các khoản lương cố định hàng tháng (cán bộ, giáo viên, lương hưu,…) và những hộ kinh doanh, buôn bán thì được coi là hộ có thu nhập khá so với các hộ còn lại trong thôn, xã chỉ trông chờ vào sản xuất nông nghiệp.


Bảng: Một số đặc điểm chính của các nhóm hộ ở Bắc Kạn

STT

Đặc điểm chính

Hộ Khá

Hộ nghèo

1

Đất sản xuất NN

2.000 - 3.000 m2

< 1.000 m2

2

Lao động

03 lao động trở lên

1 - 2 lao động

3

Nguồn thu nhập chính

      • Lương và các khoản phụ cấp

      • Từ sản xuất NN (lúa, ngô, chăn nuôi lợn)

Từ sản xuất nông nghiệp (lúa, ngô)

4

Đàn trâu

02

01

5

Đàn lợn

10 con/năm

02- 03/năm

Rõ ràng, nhờ các khoản thu nhập từ lương và phụ cấp nên các khộ khá có mức thu nhập cũng như chi tiêu cao hơn rất nhiều so với các hộ nghèo (thu nhập cao gấp hơn 4 lần). Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ giàu từ phi nông nghiệp chiếm 59,61%, từ sản xuất nông nghiệp chiếm 40,39% và cơ cấu thu nhập của nhóm hộ nghèo thì hoàn toàn ngược lại với nhóm hộ giàu: Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn 62,01%, từ hoạt động phi nông nghiệp chỉ chiếm 37,99% trong cơ cấu thu nhập của hộ.






2.2. Các khoản đóng góp và ảnh hưởng đến thu nhập, chi tiêu của hộ nông dân

Nhìn chung mức đóng góp của các hộ nông dân ở Bắc Kạn đều rất thấp so với cơ cấu thu nhập cũng như mức chi tiêu của hộ: Tổng các khoản đóng góp của một hộ một năm khoảng 120.000 - 130.000 đồng/hộ, trong đó các khoản đóng góp nghĩa vụ (thường xuyên) chỉ vào khoảng 40.000 - 45.000 đồng/hộ. Với mức đóng góp này thì hầu hết các hộ nông dân ở 02 xã đều có thể chấp nhận được:



  • Với các khoản đóng góp nghĩa vụ (trừ lao động công ích) và các khoản quyên góp ủng hộ thiên tai thì hầu như 100% số hộ (kể cả hộ nghèo và cận nghèo) đều đống ý ở mức đóng góp như hiện nay và họ đều có thể đóng góp được theo khả năng thu nhập của mình

  • Chỉ có một số khoản đóng góp như lao động công ích bằng tiền (được miễn từ năm 2007), xây dựng và bảo vệ trường sở (hộ đông con em đi học) và thuế môn bài (hộ kinh doanh) thì nhiều hộ còn cho rằng mức đóng góp như vậy là khá cao và được đề nghị giảm hoặc miễn. Đặc biệt quỹ xây dựng và bảo vệ trường sở được nhiều hộ đề nghị miễn giảm cho những hộ có từ 3 con đi học trở lên (chỉ thu đóng góp của 02 học sinh)


Bảng: Cơ cấu các khoản đóng góp so với mức thu nhập và chi tiêu của hộ nông dân

Các khoản đóng góp của dân

Hộ khá

Hộ nghèo

So với thu nhập (%)

So với chi tiêu (%)

So với thu nhập (%)

So với chi tiêu (%)

Các khoản đóng góp thường xuyên

0,15

0,28

0,58

0,62

Các khoản quyên góp và thuế phải nộp

0,17

0,32

0,65

0,70

Đóng góp tham gia các hội, đoàn thể

0,14

0,25

0,52

0,56

Tổng các khoản đóng góp của hộ

0,46

0,85

1,76

1,87


3. Ý kiến đề xuất của hộ nông dân

    1. Miễn, giảm một số khoản đóng góp

  • Miễn các khoản đóng góp lao động công ích bằng tiền (đựơc miễn từ năm 2007)

  • Đề nghị được miễn, giảm các khoản đóng góp quỹ phòng chống bão lụt, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ chữ thập đỏ, quỹ chăm sóc trẻ em và quỹ khuyến học

  • Miễn, giảm khoản đóng góp xây dựng và bảo vệ trường sở, nhất là đối với những hộ có nhiều (từ 3 trở lên) con em đi học

  • Miễn khoản đóng góp thủy lợi phí, mong muốn được nhà nước đầu tư, hỗ trợ

  • Giảm các khoản thuế liên quan đến đất đai (phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất)




    1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các khoản đóng góp

  • Công khai minh bạch việc sử dụng các khoản đóng góp: Phòng chống thiên tai, vì người nghèo, ủng hộ lụt bão,….

  • Tăng tính hiệu quả của các khoản đóng góp, thu đúng đối tượng và chi tiêu đúng mục đích:

  • Quỹ xóa đói giảm nghèo: Hỗ trợ đúng đối tượng nghèo phát triển kinh tế

  • Đẩy mạnh việc hoạt động của các quỹ: An ninh trật tự, chữ thập đỏ, đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc trẻ em,…

  • Nâng cao vai trò của trạm y tế xã: Được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tại xã, cung cấp thuốc men và các dịch vụ y tế kịp thời

    1. Hỗ trợ phát triển kinh tế

      • Hỗ trợ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất: Thủy lợi, giao thông, đặc biệt hỗ trợ khai hoang đường để phát triển việc trồng và khai thác rừng

      • Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, nhất là đối với những sản phẩm lâm nghiệp có thế mạnh như keo, mỡ, bạch đàn,….

      • Hỗ trợ vay vốn: Được tiếp cận các khoản vốn vay với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất từ ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp và các quỹ tín dụng khác,…

      • Hỗ trợ khoa học kỹ thuật: Giống, cây con mới (giá và chất lượng). Được đào tạo nghề, đặc biệt phát triển ngành nghề TTCN tại địa phương vừa giải quyết lao động dôi dư, vừa phát huy lợi thế các sản phẩm lâm sản sẵn có ngay tại địa phương như tre, luồng, nứa,… để nâng cao thu nhập.


III.4 Những khó khăn, tồn tại hiện nay của địa phương

Dưới đây có thể được coi là khó khăn chung của hai xã trong quá trình phát triển kinh tế



  • Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản: công trình kênh mương được xây dựng nhưng nước không về ruộng mà lại chảy ngược. Nhà nước đầu tư hàng tỷ đồng vào công trình này. Địa phương đề xuất nên giao lại cho huyện, thậm chí là xã chứ không cần phải Bộ NN &PTNT tham gia. Sau khi có phản ánh, công trình được khắc phục nhưng không được tốt.

  • Về cơ sở hạ tầng trường học, các phân trường hiện còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn do người dân tự đóng góp làm chứ Nhà nước hỗ trợ rất ít.

  • Ngoài sản xuất nông nghiệp, trong xã không có nghề phụ gì để cải thiện thu nhập cho hộ gia đình. Nhà nước giúp xã định hướng đưa thêm cây con gì vào để người dân trồng, tăng thêm thu nhập.

  • Thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp rất khó khăn. Người dân làm ra sản phẩm nhưng không biết tiêu thụ ở đâu.

  • Một số rủi ro gặp phải trong sản xuất như giá giảm có thể đẩy người nghèo vào cảnh nợ nần càng thêm trầm trọng.

  • Một số hộ gặp khó khăn trong sản xuất do thiếu vốn. Nếu trong xã có người đứng ra cung ứng phân bón, vật tư, tiền để cho nông dân làm, sau đó thu lại khi kết thúc mùa vụ thì sẽ giúp ích rất nhiều cho người dân nghèo. Việc này có thể được đảm bảo thông qua ký kết hợp đồng

  • Hiện nay, đất trống đồi núi trọc nhiều. Nhà nước đã có chính sách giao đất giao rừng cho người dân rồi nhưng để họ có thể kiếm sống được thì Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích người dân trồng và bảo vệ (như cây nguyên liệu giấy...)

  • Y tế: người dân được phát thẻ bảo hiểm y tế nhưng muốn lấy thuốc được thì phải đến trung tâm huyện. Đây là một trong những bất cập của trạm y tế xã. Cán bộ y tế giải thích rằng chương trình chỉ cấp phát đến huyện, chưa đến xã.

  • Một bộ phận người Dao di cư từ Cao Bằng đến xã làm tăng gánh nặng về xoá đói giảm nghèo do xuất phát điểm thấp, đa phần là không biết chữ và không biết tính toán làm ăn.

  • Phụ cấp cho y tá thôn bản quá thấp, chỉ có 40,000 đ/tháng (do tỉnh trả). Mỗi thôn có một y tá thôn bản, thường là người sống trong thôn.

  • Phụ cấp cho trưởng thôn cũng quá thấp (hệ số 0.28 với thôn có dưới 50 hộ; 0.32 với thôn có từ 50-80 hộ). Trong khi đó, vai trò của trưởng thôn tại các vùng miền núi là rất quan trọng.


Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 2.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương