Trung tâm phát triển nông thôN


Những khoản thu chi và đề xuất của xóm



tải về 2.87 Mb.
trang5/23
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích2.87 Mb.
#21779
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

3. Những khoản thu chi và đề xuất của xóm:

+ Những khoản thu chi của xóm

Các khoản thu của thôn Nội xã Độc Lập - Kỳ Sơn – Hoà Bình

TT

Các khoản thu

ĐVT

Mức nộp

1

Quỹ ngày vì người nghèo

Nghìn đồng/hộ

2.000

2

Quỹ ủng hộ đồng bào bão lụt

Nghìn đồng/hộ

2.000

3

Ủng hộ 1 triệu bộ quần áo cho người cao tuổi nghèo







4

Quỹ tình nghĩa

Nghìn đồng/hộ

5.000

5

Quỹ bảo trợ trẻ em

Nghìn đồng/hộ

2.000

6

Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc màu da cam

Nghìn đồng/hộ




7

Hội phí Hội nông dân

Nghìn đồng/hội viên

6.000

8

Hội phí Hội phụ nữ

Nghìn đồng/hôị viên

6.000

9

Hội phí Hội người cao tuổi

Nghìn đồng/hôị viên

6.000

10

Hội phí Hội Cựu chiến Binh

Nghìn đồng/hôị viên

12.000

11

Quỹ thương binh liệt sỹ (27/7)

Nghìn đồng/hộ

5.000

12

Quỹ vì phụ nữ nghèo (Hội phụ nữ)

Nghìn đồng/hộ

1.000

13

Quỹ Hội Cựu chiến Binh

Nghìn đồng/hội viên

10.000

14

Phí an ninh quốc phòng

Nghìn đồng/hộ

2.000

15

Phí an ninh trật tự

Nghìn đồng/hộ




16

Quỹ xây dựng trường học

Nghìn đồng/học sinh

-20.000 /học sinh tiểu học

- 40.000/học sinh trung học




17

Thu 5% sản phẩm sản xuất

Nghìnđồng/sản lượng lương thực

Thu 5% giá trị sản xuất nông nghiệp

Nguồn : Thu thập thông tin từ trưởng xóm

Do là một xóm nằm trong xã nghèo nên các khoản đóng góp trực tiếp đượu ưu tiên hơn các xã khác. Các khoản phải đóng ở đây chủ yếu là các tiền ủng hộ, các quỹ hội. Ngoài các khoản thu theo quy định, thôn đứng ra thu 5% sản phẩm/tổng sản lượng thu được trên diện tích canh tác của từng hộ. Khoản thu này dùng để chi phí cho thuỷ lợi và kênh mương 2%, phí cho ban quản lý của xóm 1,5%, chi cho bảo vệ đồng ruộng và tổng kết năm 1,5%.



+ Đề xuất:

- Các khoản đóng góp của xóm chủ yếu là các khoản ủng hộ và quỹ của các Hội. Bởi vậy trong quá trình đóng góp người dân cũng không có phản ứng gì trong các khoản đóng góp. Yêu cầu lớn nhất của thôn là trong thời gian tới là được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng các cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao như : mướp đắng, bí lấy hạt và dưa chuột lấy hạt. Xóm đang cần những quy hoạch cụ thể để chuyển đổi một số diện tích trồng một vụ sang hai vụ và đưa các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất vụ đông.

- Ngân hàng chính sách nên tạo điều kiện hơn cho người dân được vay vốn để phát triển sản xuất. với mức vay và thời gian cho vay như hiện nay là quá ít để đầu tư cho một chu trình sản, người dân của xóm nhiều gia đình có kiến thức về sản xuất đang rất muốn đầu tư đưa những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao vào trồng như: mướp đắng, bí lấy hạt, dưa chuột lấy hạt…
4. Những khoản thu chi và đề xuất của hộ nông dân

Qua điều tra hộ nông dân tại xã Độc Lập và sử lý phiếu thu được kết quả như sau:




Chỉ tiêu

Hộ trung bình

Hộ Nghèo

Nhân khẩu bình quân (người)

5,33

3

Số lao động bình quân (người)

2,33

1,5

Tỷ lệ hộ làm nông nghiệp (%)

100

100

Diện tích canh tác bình quân (m2)

12866,67

750

Tổng giá trị sản lượng bình quân (triệu đồng/năm)

39

1,1

Tổng chi phí sản xuất bình quân 1 hộ (triệu đồng/năm)

10,98

0,05

Tổng chi phí sinh hoạt bình quân (triệu đồng/năm)

3,316

2,042

Tổng thu nhập bình quân (triệu đồng/năm)

28,02

1,05

Tổng số tiền đóng góp bình quân (ngàn đồng)

29

29

% số tiền đóng góp bình quân chiếm trong thu nhập bình quân

0,11

2,87

Ý kiến hộ về các khoản đóng góp

100% các khoản đóng góp đều hợp lý. Người dân ủng hộ, nhất là đối với các khoản quỹ, ủng hộ đối với người nghèo, đồng bào bị thiên tai…

Đối với xã Độc Lập, 100% người dân không có bức xúc gì về các khoản đóng góp do các khoản đóng góp ở đây rất nhỏ và nó không ảnh hưởng gì lớn đến kinh tế của hộ gia đình nên họ sẵn sàng đóng góp.



100% số hộ cho là các khoản thu đều hợp lý và họ sẵn sàng đóng tiền khi có người đến thu, vì hầu hết họ cho rằng các khoản thu đó là với mục đích từ thiện và vì mục đích chung của cộng đồng.

Chỉ có 1 hộ có ý kiến rằng học phí của học sinh cũng như các khoản đóng góp để xây dựng trường hiện nay là cao quá và đề nghị là giảm 50% học phí và các khoản đóng góp của học sinh.




III. Tỉnh Bắc Kạn

III.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu

1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn

  • Điều kiện tự nhiên

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là: 4857,2 km2, dân số trung bình là: 296.366 người (thống kê năm 2004), có 7 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 80,2%, dân tộc kinh chiếm 19,8%.

Trong 5 năm trở lại đây, giai đoạn 2001 – 2005, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh tiếp tục tăng trưởng và phát triển trên các mặt trận. Đặc biệt trong lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm đạt 5,95% vượt 0,95% so với mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp cũng có những bước phát triển. Trong năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 265% so với 2000, các mặt của đời sống xã hội cũng được nâng cao như giảm tỷ lệ đói nghèo xuống còn 9,56% vào năm 2005. Số xã có thông tin điện thoại liên lạc là 100% vào năm 2005, nhiều công trình hạng mục được xây dựng góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn.



  • Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ năm 2001 – 2003 đạt 12%/năm và đến năm 2004 đạt 11,17%. Cơ cấu GDP từng bước được cải thiện theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch. So với năm 2000, năm 2004 khu vực dịch vụ tăng từ 30,77% lên 35,99%; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 10,99% lên 18,33%; trong khi đó khu vực Nông – Lâm nghiệp giảm từ 58,24% xuống còn 45,68%.

Về lĩnh vực xoá đói giảm nghèo: Nếu như năm 2000, số hộ đói nghèo là 41,36% thì đén hết năm 2005, tỷ lệ này giảm xuống còn 12,5% theo tiêu chí cũ (nếu theo tiêu chí mới thì số hộ đói nghèo toàn tỉnh hiện nay là 31,141 hộ nghèo chiểm 50,87%). Đời sống của đại bộ phận dân trong tỉnh được nâng cao, thu nhập bình quân/đầu người năm 2005 đạt 3,44 triệu đồng. Công tác lao động, việc làm có tiến bộ , hàng năm giải quyết việc làm cho 3.200 lao động. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn năm 2005 là 80%.



Về cơ cấu lao động có những bước chuyển dịch khá tích cực, lao động trong khu vực Nông – Lâm nghiệp giảm từ 83,6% năm 2001 xuống còn 74,3% năm 2005; khu vực công nghiệp - dịch vụ tăng từ 16,4% năm 2001 lên 26,5% năm 2005.

  • Tình hình phát triển nông lâm nghiệp

Trong 5 năm qua, tỷ trọng GDP ngành Nông Lâm nghiệp đã có chiều hướng giảm dần, tuy nhiên tốc độ giảm vẫn còn ở mức thấp. Nếu năm 2000, tỷ trọng GDP của ngành Nông nghiệp chiếm 58,24%, thì đến năm 2005, tỷ trọng GDP giảm xuống 42,2% trong toàn bộ cơ cấu GDP của tỉnh. Trong khi đó, các ngành như công nghiệp và dịch vụ du lịch lại đang có dấu hiệu phát triển tăng dần. Điều đó cho thấy rằng, định hướng của tỉnh trong những năm vừa qua, cũng như trong tương lai là đầu tư phát triển mạnh vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ du lịch, nhằm thu hút nguồn lực lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp tham gia, tăng cao tỷ trọng GDP và đồng nghĩa với việc giảm tỷ trọng GDP trong ngành nông nghiệp của tỉnh.



    • Trong trồng trọt

Hiện nay, cây lúa, cây ngô, cây sắn và cây đỗ tương là 4 nhóm cây chiếm tỷ lệ % cao trong các giống cây trồng tại tỉnh Bắc Kạn. Trong 5 năm qua, diện tích cây lúa và cây sắn có chiều hướng giảm dần, trong khi đó diện tích cây ngô và cây đỗ tương lại đang được tăng lên. Ngoài ra, không có sự biến động nhiều đối với một số giống cây khác tại Bắc Kạn.



    • Trong chăn nuôi

Phát triển đàn bò là ưu tiên số một của tỉnh Bắc Kạn và thực tế đã chứng minh điều đó. Nếu như năm 2000, tổng số bò của tỉnh là 31.417 con chiểm tỷ lệ 11,58%, thì đến 2005, tổng số bò đã tăng lên 38.549 con, chiểm tỷ lệ 13,80%. Trong khi đó thì đàn Trâu đang có chiều hướng giảm xuống từ 32,01% năm 2000 xuống còn 29,9% năm 2005, và đàn lợn, mặc dù chiếm số lượng rất lớn nhưng trong 5 năm qua, tốc độ tăng đàn rất chậm.

    • Trong lĩnh vực lâm nghiệp

Sau 5 năm, toàn tỉnh trồng được 15.587 ha rừng, trong đó Hồi chiếm 3.568 ha, chè Shan là 603 ha. Khoán khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng đạt 53.597 ha, vượt 34% kế hoạch đề ra và nâng độ che phủ từ 50,6% năm 2000 lên 53,8% năm 2005.

2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Ba Bể

  • Điều kiện tự nhiên

Ba Bể là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm thị xã Bắc Kạn 60 km, phía Bắc giáp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng), phía Nam giáp huyện Bạch Thông, phía Đông giáp huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) và huyện Ngân Sơn, phía Tây giáp huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) và huyện Chợ Đồn. Ba Bể có tổng diện tích tự nhiên là 68412 ha, bao gồm 15 xã và 1 thị trấn. Ba Bể có 7 dân tộc anh em cùng chung sống đó là Hoa, Trại, Mông, Mường, Dao, Tày, Kinh. Trong đó dân tộc Tày chiếm tỷ lệ lớn hơn cả, sống phân bố trong 15 xã và thị trấn. Do có nhiều dân tộc khác nhau cùng chung sống trên địa bàn nên phong tục tập quán tương đối đa dạng. Ba Bể có nguồn nhân lực dồi dào cùng với truyền thống hiếu học, cần cù, chịu thương, chịu khó. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện có thể thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ba Bể có vị trí tưong đối thuận lợi, có đường tỉnh lộ 258 chạy qua nối với các xã trong huyện Ba Bể và huyện Bạch Thông; có đường 258B nối với các xã của huyện Pác Nặm; đường quốc lộ 279 nối với các xã huyện Ngân Sơn, đường 212 nối với các xã của tỉnh Cao Bằng. Huyện Ba Bể có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội với các huyện trong và ngoài tỉnh.

Ba Bể có địa hình đối núi tương đối cao, bị chia cắt bởi các thung lũng, các dãy núi. Những núi thấp, thoải tạo thành những cánh đồng bậc thang nhỏ hẹp. Ba Bể có độ cao từ 400 - 1200m so với mặt nước biển, địa thế dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam.

Huyện Ba Bể nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Mùa đông lạnh khô, ít mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 21,80C; nhiệt độ cao nhất là 380C; nhiệt độ thấp nhất là 10C. Lượng mưa trung bình từ 1500 - 2000mm, tập trung vào các tháng 6, 7, 8 lượng mưa lớn tập trung nên thường gây lũ lụt cục bộ. Độ ẩm không khí trung bình năm là 80%.

Ba Bể có một hồ tự nhiên lớn là hồ Ba Bể và hệ thống sông, suối, khe rạch phân bố khá đều là điều kiện thuận lợi cung cấp nước cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nước dùng cho sinh hoạt của nhân dân, lưu lượng nước phụ thuộc theo mùa.

Là một huyện ngành nghề phát triển còn chậm. Vốn đầu tư cho sản xuất chưa nhiều, chưa có mô hình sản xuất thành hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm. Khí hậu, đất đai nhìn chung khá thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp đặc biệt là trồng cây hàng năm. Song lũ lụt thường xuyên xảy ra trong mùa mưa bão nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tưới tiêu khi ngập úng, ảnh hưởng lớn đến đới sống của nhân dân địa phương. Ba Bể có nguồn lao động dồi dào, lao động nông nghiệp chiếm phần đông, hiện nay việc làm cho người lao động đang là vấn đề được chính quyền và nhân dân rất quan tâm, đặc biệt là lúc kết thúc mùa vụ, thời gian nhàn rỗi.



Tình hình sử dụng đất nông nghiệp về một số loại cây trồng chủ yếu của huyện giai đoạn 2000 – 2005:

Đơn vị tính: ha.



 

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Cây lúa

4497.4

4666

4779

3431

3486

3540

Cây ngô

3265.8

2932

3459

1746.7

1755.3

1957

Cây đỗ tương

354.85

580

608

362.2

427

717

Cây sắn

517

403

1068

392

316.69

273.5

Nguồn: Phòng thống kê huyện Ba Bể

Nguồn: Phòng thống kê huyện Ba Bể



  • Điều kiện kinh tế xã hội

Là một huyện miền núi vùng cao, Ba Bể không nằm ngoài những khó khăn chung của tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, nhờ phát huy hiệu quả những tiềm năng sẵn có, bức tranh kinh tế huyện trong những năm gần đây đã có gam màu sáng, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 10%/năm. Trong đó, huyện chú trọng ưu tiên phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp. Với 936,9ha đất nông nghiệp, năng suất lúa ở mức trung bình so với toàn tỉnh, nhưng do khai thác hợp lý, thực hiện luân canh tăng vụ, tăng hệ số quay vòng đất nên sản lượng lương thực năm 2002 đạt trên 25000 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 360 kg/năm.

Trong lĩnh vực trồng trọt, vài năm gần đây, mô hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng bắt đầu phát triển trên diện rộng, góp phần tăng nhanh diện tích trồng cây ăn quả và cây công nghiệp. Huyện chú trọng trồng tập trung và cải tạo 1500 ha chè ở xã Chu Hương, Mỹ Phương và một số xã phía Nam, bước đầu tạo cơ sở hình thành vùng nguyên liệu chè công nghiệp. Bên cạnh cây chè, luồng và hồi cũng là hai loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, đang được chú trọng phát triển. Bước đầu huyện đã tiến hành trồng hồi với diện tích trên 500 ha, phát triển rừng luồng, cung cấp nguyên liệu phục vụ Nhà máy giấy Bắc Kạn. Cải tạo vường tạp, phát triển vườn cây ăn quả đại trà như hồng không hạt, cam, quýt, mận tam hoa, mơ, chuối tiêu, nhãn, vải thiều, xoài với diện tích 1000 ha, phục vụ công tác chế biến và dịch vụ du lịch, cũng là mối quan tâm của lãnh đạo và nhân dân huyện Ba Bể. Đây là minh chứng sống động về chủ trương chuyển đổi một phần diện tích cây lương thực và cây màu năng suất thấp sang trồng các loại cây mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, Ba Bể là huyện có số lượng gia súc vào loại khá. Trong đó, lớn nhất là đàn lợn với 48000 con, sau là đàn trâu với 22000 con và đàn bò với 20000con, đàn dê, đàn ngựa cũng có tốc độ tăng trưởng tương đối tốt. Đàn gia cầm lên tới 170000 con.

Nguồn: Phòng thống kê huyện Ba Bể

Qua biểu đồ có thể thấy giai đoạn 2003 – 2005, số lượng gia súc của huyện không biến động mạnh, duy chỉ có số lượng đàn bò là có xu hướng tăng rõ rệt. Số lượng đàn trâu cũng tăng nhưng chỉ tăng nhẹ hàng năm.

Nguồn: Phòng thống kê huyện Ba Bể

Có thể thấy, số lượng đàn gia cầm của huyện có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Đặc biệt tăng mạnh vào năm 2005 (tăng hơn gấp đôi so với năm 2004).

Với thế mạnh đất rừng, đặc biệt, nhờ việc thực hiện các dự án PAM, 327, 661, dự án định canh, định cư, công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng được đẩy mạnh. Diện tích đất trống, đồi trọc giảm, độ che phủ rừng đạt 48%. Diện tích đất lâm nghiệp trong chính sách giao đất giao rừng từ năm 1998 đến năm 2002 đạt 30962 ha. Tác dụng thiết thực của chính sách này là người dân đã thực sự coi rừng là tài sản của mình, nâng cao tinh thần chăm sóc và bảo vệ rừng. Tính đến nay, 15 xã, thị trấn của huyện đều phổ biến hương ước bảo vệ rừng đến từng thôn bản, nâng cao ý thức quản lý và bảo vệ rừng đến từng người dân trên địa bàn huyện.

Công nghiệp, xây dựng cơ bản, tiểu thủ công nghiệp đạt tỷ trọng trung bình trong cơ cấu kinh tế huyện. Hiện nay, huyện Ba Bể đang tập trung khai thác các lợi thế của huyện như sản xuất vật liệu xây dựng, tăng cường sản xuất, chế biến hàng hóa nông sản từ các đặc sản địa phương như: trúc, mơ, hồng...

Chiếm 20% cơ cấu GDP của huyện, ngành dịch vụ - du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế trong việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, ngoài công tác bảo tồn, phát triển khu du lịch hồ Ba Bể và Vườn quốc gia Ba Bể, huyện đang tập trung đầu tư xây dựng các làng Pác Ngòi, Bó Lù ... thành các làng bản văn hóa, phát triển các đội văn nghệ phục vụ du lịch như hát then, hát lượn, thành lập các làng nghề dệt thổ cẩm, đan lát. Huyện cũng đang tiến hành xây dựng khu du lịch Đồn Đèn (độ cao hơn 850), với tiểu vùng khí hậu và khung cảnh giống khu du lịch Sa Pa. Dự kiến năm 2005, khi một số hạng mục trên khu du lịch này hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ là một lợi thế, tạo đà cho sự phát triển nhanh, mạnh của ngành du lịch, dịch vụ của huyện trong tương lai.

Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động phát triển kinh tế


  • Thuận lợi:

  • Là một trong những huyện nghèo của Tỉnh Bắc Kạn, được hưởng nhiều các chính sách, chương trình dự án của nhà Nước.

  • Thuận lợi trong việc phát triển du lịch

  • Khó khăn:

  • Là huyện nghèo, trình độ dân trí không đồng đều, rất khó khăn trong việc chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

  • Việc đầu tư thâm canh cho sản xuất nông nghiệp còn thấp. Chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự nhiên nên nguồn phân để bón ruộng còn rất ít

  • Hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi hầu như đều phai tạm, phần lớn phụ thuộc vào nước khe. Về mùa khô hoàn toàn thiếu nước nên ảnh hưởng đến sản xuất nông-lâm nghiệp tại địa phương.


2.1. Xã Yến Dương

Là xã vùng cao về phía Tây Bắc của huyện Ba Bể trung tâm xã cách huyện lỵ 12 km, phía Bắc giáp xã Địa Linh và xã Bành Trạch, phía Tây Nam giáp xã Đồng Phúc, phía Đông Nam giáp xã Chu Hương, phía Đông giáp xã Hà Hiệu và xã Chu Hương, phía Tây giáp xã Địa Linh. Tính đến hết tháng 6 năm 2005 toàn xã có tổng số 490 hộ với 2372 nhân khẩu phân bố ở 9 thôn, trong đó có 1273 người trong độ tuổi lao động (chủ yếu lao động nông nghiệp là chính). Xã Yến Dương có tổng số 9 thôn, nhìn chung vị trí các khu dân cư phân bố chưa hợp lý, các khu dân cư nằm rải rác không thuận tiện cho việc sản xuất, sinh hoạt và giao thông, có những thôn còn quá xa khu trung tâm nhưng lại chưa được quan tâm mở mang đường xá nên đi lại rất khó khăn.

Là xã vùng núi cao nên địa hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu (đất lâm nghiệp có rừng chiếm khoảng trên 5% tổng diện tích tự nhiên) được phân bố trên toàn xã, xen kẽ giữa những dãy núi là các đồi thấp, những cánh đồng nhỏ hẹp và các ruộng bậc thang nằm ở độ cao từ 200 - 300 m so với mặt nước biển. Do đặc điểm của địa hình nên đất đai của Yến Dương được chia thành các loại chính sau: đất đồi gò (đất đỏ vàng) được hình thành do sự phong hóa của đá mẹ, loại đất này phù hợp với việc phát triển rừng, cây ăn quả và phát triển kinh tế vườn đồi nói chung; đất ruộng (sản phẩm của dốc tụ) chiếm tỷ lệ nhỏ, các cánh đồng chạy dọc theo các con suối nhỏ và ven đường liên xã, việc canh tác chịu nhiều ảnh hưởng của chế độ thủy văn nhất là vào mùa khô. Đất đai không màu mỡ, hàm lượng mùn thấp, lân dễ tiêu nghèo, độ chua trung bình, đất ruộng có tầng canh tác mỏng nên cần có biện pháp cải tạo phù hợp như: bón phân chuồng, phân xanh...Đất rừng có tầng đất mặt trung bình phù hợp với việc phát triển cây lâm nghiệp đặc biệt là các mô hình nông lâm kết hợp.

Xã Yến Dương có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.921 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 420,36 ha, trong đó diện tích cây lúa là 134 ha, diện tích ngô 140 ha, diện tích đỗ tương 67 ha, diện tích sắn 46,9 ha, diện tích rong giềng 32,46 ha. Về lâm nghiệp, số diện tích rừng trồng ngày một tăng do các chính sách phủ xanh đất trống, đồi núi trọc của Nhà nước. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong 5 năm qua bước đầu đã lồng ghép được các chương trình 327, 661, tạo nguồn lực tổng hợp, phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương.



Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 2.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương