Trung tâm phát triển nông thôN



tải về 2.87 Mb.
trang3/23
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích2.87 Mb.
#21779
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

II. Tỉnh Hòa Bình

II.1 Tình hình chung của huyện Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là một huyện có diện tích tự nhiên nhỏ nhất của tỉnh Hòa Bình. Hành chính của huyện được phân làm 9 xã và một thị trấn, với hơn 80 thôn xóm. Tổng số nhân khẩu của huyện 30.201 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động 17.191 người. Tổng diện tích gieo trồng năm 2006 là 4.892,2 ha. Với hơn 1.000 ha đất canh tác và đất phù sa có độ màu mỡ cao tại 6 xã vùng ven sông Đà, huyện Kỳ Sơn có thể phát triển nhiều loại rau, quả thực phẩm mang lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, 20 km sông Đà chảy qua 06 xã, thị trấn và nhiều con suối nhỏ phân bố đều khắp các xã đảm bảo cung ứng đủ nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Không chỉ có môi trường sống trong lành, Kỳ Sơn còn nằm gần các khu vực du lịch nổi tiếng của Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ và công trình thuỷ điện Hoà Bình, làng văn hoá các dân tộc và sân gôn huyện Lương Sơn, có thể kết nối xây dựng các tua, tuyến du lịch sinh thái, các khu nghỉ dưỡng lý tưởng hấp dẫn khách du lịch. Với hơn 6.000 ha rừng trồng (chủ yếu là rừng nguyên liệu), huyện thực hiện các biện pháp khai thác hợp lý để đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất của các cơ sở chế biến lâm nghiệp đóng trên địa bàn, tăng nguồn thu ngân sách từ sản xuất lâm sản.

Đặc biệt, Kỳ Sơn có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng, phong phú, bao gồm mỏ sét (Mông Hoá, Hợp Thành), mỏ cát (Hợp Thành, Hợp Thịnh, Dân Hạ),... Đây chính là điều kiện rất thuận lợi giúp Kỳ Sơn có thể phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Không thụ động trông chờ vào tiềm năng, lợi thế sẵn có, huyện đã tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, mở rộng hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Việc quy hoạch ổn định, lâu dài các vùng sản xuất cho từng loại cây trồng được thực hiện có kết quả. Đến năm 2006, toàn huyện đã quy hoạch 2.132 ha lúa (tại xã Mông Hoá, Dân Hoà), 700 ha ngô (xã Hợp Thịnh, Phú Minh, Hợp Thành), 400 ha sắn cao sản (xã Phú Minh). Riêng 2 loại cây chính là lúa và ngô đều được gieo trồng bằng giống mới cho năng suất cao. So với năm 2000, năm 2006, diện tích cấy giống mới tăng 40%, năng suất lúa bình quân tăng từ 40 tạ/ha lên 50 tạ/ha. Phong trào thâm canh, tăng vụ, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, IPM được mở rộng.

Kết quả đó không chỉ giúp Kỳ Sơn từng bước đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, mà còn là tiền đề đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn sản phẩm nông nghiệp với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Huyện đã tập trung phát triển các loại cây màu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: vải, hồng, cam, mía; các loại thực phẩm xuất khẩu như: rau quả, hoa tươi, nấm... Đàn gia súc, gia cầm không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng...Công tác thuỷ lợi và phòng chống bão lụt thường xuyên được duy trì và đẩy mạnh. 5 năm qua nhiều công trình thuỷ lợi đã được kiên cố hoá, tu sửa và làm mới, góp phần quan trọng phục vụ tưới tiêu, thâm canh tăng vụ (từ 1 vụ lên 2 đến 3 vụ/năm), tăng năng suất và sản lượng cây trồng. Riêng năm 2005, huyện đã huy động nhân dân đóng góp 25.075 ngày công làm thuỷ lợi , hoàn thành 3 tuyến kênh mương ở xã Dân Hoà, Hợp Thành, Mông Hoá trị giá 600 triệu đồng.

Để bước vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Kỳ Sơn không thể dựa vào sản xuất nông nghiệp mà phải tạo bước bứt phá từ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Với những biện pháp hỗ trợ thiết thực của ban lãnh đạo huyện như: giải phóng mặt bằng, san lấp các khu công nghiệp, nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực địa phương, ưu đãi giá vật liệu xây dựng,... ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã có những dấu hiệu chuyển biến tích cực, tổng giá trị sản lượng tăng đều qua các năm. Góp sức rất lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là thành phần kinh tế tư nhân, trong đó xuất hiện nhiều gương mặt cá nhân tiêu biểu, nhiều doanh nghiệp trẻ năng động và bản lĩnh như Công ty trách nhiệm hữu hạn Sanda (chuyên sản xuất các sản phẩm mây tre xuất khẩu)... Nhiều bà con nông dân đã tận dụng thời gian nhàn rỗi sau vụ mùa hoặc mạnh dạn từ bỏ nghề trồng lúa, trồng rừng để chuyển sang làm chổi chít, kinh doanh vận tải, đồ mộc dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng,...

Ngành dịch vụ, thương mại, du lịch cũng có nhiều khởi sắc. Sắp tới, trên địa bàn huyện sẽ có một số dự án du lịch đi vào hoạt động như: dự án Khu du lịch Hồ Ngọc, Khu du lịch sinh thái Thành Thắng, dự án công viên rừng ASEAN kéo dài từ Dân Hoà đến Dân Hạ... hứa hẹn trở thành những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Trong tương lai, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Kỳ Sơn sẽ đem lại nguồn thu đáng kể, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân. Bên cạnh những thuận lợi, Kỳ Sơn cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển: xuất phát điểm từ nền kinh tế thuần nông, lại có tới 6/10 xã, thị trấn nằm trong vùng xả lũ của hồ Hoà Bình nên tình hình sản xuất và đời sống nhân dân rất bấp bênh. Nguồn vốn đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội hạn chế. Điều kiện cơ sở vật chất vẫn còn lạc hậu. Vấn đề huyện mong muốn nhất ở đây là có những chính sách đầu tư của tỉnh và của Trung ương về phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, từ dó tạo tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Với vị trí địa lý thuận lợi, các xã trong huyện hầu như đã có đường ô tô đến các xóm và các thôn bản. Trong quá trình phát triển kinh tế, mỗi xã có một đặc thù phát triển kinh tế riêng. Qua quá trình phân loại xã, dựa trên các tiêu chí về phát triển kinh tế, thu nhập trên đầu người, tiến hành chọn 2 xã khảo sát: xã Hợp Thịnh và xã Độc Lập.



II.2 Tình hình chung của xã Hợp Thịnh

Hợp Thịnh là một xã nằm trong vùng hạ lưu của huyện Kỳ Sơn với diện tích tự nhiên 930,31 ha. Theo báo cáo của xã, toàn xã có 4.200 nhân khẩu, trong đó số người trong độ tuổi lao động 2.290 ngưòi. Tổng số 918 hộ,trong đó hộ nông nghiệp chiếm hơn 80%. Trên địa bàn xã có rất nhiều dân tộc, nhưng chiếm phần lớn vẫn là dân tộc kinh chiếm 60%, dân tộc mường chiếm 39%, còn lại là các dân tộc khác. Những năm gần đây tỷ lệ nghèo đói của xã đã giảm đáng kể. Tính theo tiêu trí mới: năm 2004 tỷ lệ nghèo chiếm 9,7%, năm 2005 chiếm 8,3 % và đến năm 2006 tỷ lệ nghèo đã giảm xuống còn 7,73 %, mục tiêu năm 2007 toàn xã hộ nghèo chỉ còn 6%. Thu nhập bình quân lương thực trên đầu người 741 kg/người/năm. Thu nhập GDP bình quân 5.900.000/người/năm, mức tăng trưởng kinh tế đạt 11,3%. Do có vị trí thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ, nên quá trình phát triển kinh tế của xã khá thuận lợi. Tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 65.1%, công nghiệp TTCN:24.8%, thương mại dịch vụ chiếm 10%. Cơ sở hạ tầng của xã khá được chú trọng và đầu tư. Toàn xã đã có một hệ thống hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng từ mẫu giáo đến phổ thông trung học. Theo số liệu khảo sát gần đây thì cứ 2,7 người dân thì có 1 người đi học, đây là một tỷ lệ khá khích lệ đối với mạng lưới giáo dục của xã. Ngoài những thuận lợi do vị trí địa lý cũng như tiềm năng của vùng mang lại, hàng năm sông Đà đã đem lại cho đất đai của xã những lớp phù sa rất màu mỡ, hỗ trợ đắc lực cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Hiện tại xã Hợp Thịnh được coi là một trong những xã phát triển nông nghiệp mạnh nhất của huyện Kỳ Sơn. Hiện tại người dân ở đây chủ yếu vẫn là phát triển nông nghiệp, lao động trẻ chiếm 20% nguồn lao động của địa phương, lực lượng này chủ yếu đi làm ăn xa. Trên thực tế tại địa phương mới chỉ tạo được công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 160 - 200 người với mức thu nhập từ 500.000 đến 700.000 đồng/tháng. Trong những năm tới thế mạnh của xã vẫn là tăng cường phát triển nông nghiệp.Bên cạnh đó quan tâm đầu tư vào phát triển công nghiệp và TTCN theo hướng phát triển nguồn lực sãn có của địa phương như: khai thác đá, làm chổi chít..tăng cường thu hút các nguồn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là khuyến khích hình thành các doanh nghiệp trên địa bàn, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.



1. Phân loại hộ trong xã:

Toàn xã có 918 hộ trong đó 70% là hộ trung bình, 20% hộ giàu, còn lại 10% là hộ nghèo.

+ Những hộ giàu ở xã chủ yếu là những hộ nằm gần đường giao thông, thuận tiện cho việc đi lại và buôn bán. Đây là những hộ có kinh nghiệm trong sản xuất và phát triển kinh tế. Ngoài công việc sản xuất nông nghiệp họ còn tham gia buôn bán thương mại. Hiện tại trên địa bàn xã có khoảng 35 điểm thương mại dịch vụ buôn bán phân bố dọc theo 2 bên đường. Với loại hình dịch vụ này tại xã đã xuất hiện nhiều điểm buôn bán lớn, một số cơ sở đã thành lập công ty.

+ Những hộ trung bình chủ yếu là những hộ thuần nông, nằm xa đường giao thông nên không tham gia buôn bán. Thu nhập chính của họ chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.

+ Những hộ nghèo nguyên nhân chủ yếu là thiếu kinh nghiệm và năng lực lượng sản xuất, gia đình neo đơn. Nhiều hộ muốn sản xuất nhưng năng lực lao động không đáp ứng được, cũng có nhiều hộ không chú trọng vào quá trình sản xuất, lười lao động.

2. Những khoản thu chi và đề xuất của xã:

+ phân tích thu chi của xã

Hàng năm tất cả các xã trong huyện đều phải bổ xung ngân sách, mức bổ xung ngân sách giữa các xã khác nhau tuỳ theo nguồn thu và sự phân bổ kinh phí từ cấp trên.



Về khoản thu:

SỐ TT

NỘI DUNG

Thu ngân sách xã

2004

2005

2006

Số tiền

% tổng thu

Số tiền

% tổng thu

Số tiền

% tổng thu

 

TỔNG THU NGÂN SÁCH

473,688,000

100.00

690,159,000

100.00

679,096,822

100.00

I

Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%

19,859,000

4.19

8,000,000

1.16

9,898,700

1.46

II

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ cho xã

48,334,000

10.20

169,500,000

24.56

142,147,122

20.93

III

Các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

393,495,000

83.07

482,659,000

69.93

527,051,000

77.61

IV

Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã (nếu có)

0

0.00

0

0.00

0

0.00

V

Thu ngoài cân đối

12,000,000

2.53

30,000,000

4.35

22,000,000

3.24

Đối với các khoản thu ngân sách xã Hợp Thịnh - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình thì hầu như những khoản thu ngân sách mà xã được hưởng 100% là rất nhỏ so với tổng thu ngân sách của xã. Cụ thể: năm 2004, khoản thu này chiếm 4,19% so với tổng thu ngân sách của xã, đến năm 2005 giảm xuống còn 1,16%, nhưng đến năm 2006 là 1,46%. Như vậy, có thể thấy những khoản thu ngân sách mà xã được hưởng 100% ngày càng giảm và đóng vai trò rất nhỏ trong tổng thu ngân sách của xã mà chủ yếu nguồn thu ngân sách của xã là từ 2 khoản: Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ cho xã và Các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Trong đó, chủ yếu nguồn thu của ngân sách xã Hợp Thịnh trông chờ vào nguồn bổ sung ngân sách của huyện Kỳ Sơn. Điều này được thể hiện bằng tỷ trọng của khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm trong tổng thu ngân sách của xã: năm 2004, khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm 83,07%; năm 2005, khoản thu này chiếm tỷ lệ là 69,93%; năm 2006, tỷ lệ này là 77,61%.



Về khoản chi:

SỐ TT

NỘI DUNG

Chi ngân sách xã

2004

2005

2006

Số tiền

% tổng chi

Số tiền

% tổng chi

Số tiền

% tổng chi




TỔNG CHI

473,688,000

100.00

735,159,000

100.00

679,096,822

100.00

I

Chi thường xuyên

461,520,800

97.43

615,211,000

83.68

579,494,000

85.33

1

Sự nghiệp xã hội

45,925,200

9.70

58,975,000

8.02

50,416,000

7.42

2

Sự nghiệp giáo dục

29,900,000

6.31

65,193,000

8.87

91,337,000

13.45

3

Sự nghiệp y tế

73,956,600

15.61

91,740,000

12.48

75,252,000

11.08

4

Sự nghiệp văn hóa thông tin

11,700,000

2.47

4,140,000

0.56

4,100,000

0.60

5

Sự nghiệp thể dục thể thao

2,000,000

0.42

3,690,000

0.50

4,100,000

0.60

6

Sự nghiệp kinh tế

6,670,000

1.41

23,000,000

3.13

6,400,000

0.94

7

Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể

262,049,000

55.32

341,153,000

46.41

290,206,000

42.73

8

Chi dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội

17,320,000

3.66

27,320,000

3.72

27,120,000

3.99

9

Chi khác

12,000,000

2.53

0

0.00

30,563,000

4.50

II

Chi đầu tư xây dựng cơ bản

0

0.00

80,000,000

10.88

0

0.00

III

Chi ngoài cân đối

12,000,000

2.53

30,000,000

4.08

22,000,000

3.24

Các khoản chi quản lý nhà nước, Đảng và các đoàn thể vẫn là các khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi của ngân sách của xã Hợp Thịnh. Tuy nhiên, khoản chi này đang có xu hướng ngày càng giảm trong 3 năm gần đây. Cụ thể, năm 2004, khoản chi này chiếm 55,32% trong tổng chi ngân sách của xã, nhưng đến năm 2006 tỷ lệ này giảm xuống còn 42,73%.

Ngược lại, các khoản chi về giáo dục không chỉ chiếm tỷ trọng ngày lớn trong cơ cấu chi ngân sách của xã Hợp Thịnh mà còn thể hiện cả về số tuyệt đối. Cụ thể, năm 2004 chi cho sự nghiệp giáo dục là 29,9 triệu đồng, chiếm 6,31% trong tổng chi ngân sách của xã nhưng đến năm 2006, chi cho sự nghiệp giáo dục của xã tăng lên đến hơn 91 triệu đồng, chiếm 13,45% trong tổng chi ngân sách của xã. Mức chi cho sự nghiệp giáo dục của xã năm 2006 so với năm 2004 tăng lên hơn 3 lần. Điều này chứng tỏ xã ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục của xã.

Khoản chi cho sự nghiệp văn hoá thong tin ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu chi ngân sách của xã: năm 2004, khoản chi này chiếm tỷ trọng là 2,47% thì đến năm 2006, khoản chi này chỉ chiếm 0,6% trong tổng chi ngân sách của xã.



+ Những khó khăn và đề xuất của xã:

Khó khăn:

- Là một xã được xếp vào nhóm các xã có thu nhập khá của huyện nhưng hàng năm nguồn kinh phí hoạt động vẫn phải lấy từ nguồn trợ cấp của trung ương. Khó khăn ở đây là các khoản thu không bù được những chi phí của địa phương. Nguồn thu ngân sách chính của địa phương trong một năm gồm những khoản sau: Các khoản phí: bến bãi, giấy tờ, khu vực ngoài quốc doanh:HTX đóng trên địa bàn, xí nghiệp khai thác đá; thuế nhà đất; lệ phí trước bạ; đất 5%; xử lý hành chính..Những nguồn thu này đựoc bổ xung vào ngân sách xã hàng năm, ngoài ra xã còn thu các khoản như: thuỷ lợi phí, làm đường giao thông…đây là những khoản thu chi trả trực tiếp cho các đối tác thực hiện. Trên thực tế một trong các khoản thu trên của xã bị miễn giảm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách của xã. Hiện tại xã cũng chưa có nguồn nào để bù vào số ngân sách thiếu hụt đó, đây cũng là một khó khăn rất lớn trong quá trình thực hiện chính sách giảm các khoản đóng góp trong dân.

- Ngoài những khó khăn về thu ngân sách, khó khăn nổi trội của xã hiện nay là giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương nhất là lực lượng lao động trẻ. Hiện tại các cơ sở sản xuất tại địa phương mới chỉ giải quyết được khoảng 200 lao động trong xã, còn lại nguồn lao động này chủ yếu đi kiếm việc ở các địa phương khác hoặc các khu công nghiệp lớn như: Hà nội, thành phố HCM…

- Xã cũng đang gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi cây trồng vật nuôi. Vấn đề ở đây là chuyển dịch như thế nào cho hiệu quả. Trên thực tế đã có nhiều hướng chuyển đổi cây trồng của xã trong những năm gần đây nhưng trên thực tế chưa đem lại hiệu quả cao. Chủng loại cây trồng không đa dạng, vẫn dừng lại ở những cây trồng truyền thống như lúa, ngô. Trong thời gian tới nông nghiệp vẫn được coi là thế mạnh của xã, bởi vậy việc đưa các giống mới có hiệu quả kinh tế cao vào trồng là rất cần thiết.

- Để phát triển kinh tế ngân hàng chính sách đã tạo điều kiện cho người dân vay vốn để phát triển sản xuất. Khó khăn lớn nhất ở đây là lượng vốn cho các hộ vay chưa nhiều, thời gian còn hạn chế chưa đủ thu hồi vốn cho một quá trình sản xuất, bởi vậy việc đầu tư cho sản xuất gặp rất nhiều khó khăn.

Đề xuất

- Đề xuất lớn nhất của xã là muốn giảm khoản đóng góp thuỷ lợi phí cho người dân. Đối với người dân nông nghiệp thì đây là một mức đóng góp khá lớn. Với đề xuất của xã miễn 60% mức thu thuỷ lợi phí cho người dân, chỉ thu 40% để sử dụng vào duy tu bảo dưỡng hệ thống kênh mương. Nếu làm được như vậy sẽ thúc đẩy được sản xuất nông nghiệp phát triển, người dân sẽ được khuyến khích hơn trong sản xuất, đặc biệt là sự tin tưởng vào sự quan tâm của nhà nước, từ đó tạo tiền đề cho quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Các mức đóng góp trong năm quá nhiều và không tập trung gây khó khăn rất lớn cho những người đi thu và người đóng góp. Bởi vậy cần có những mức thu cụ thể cho từng năm và đóng gộp thành một đợt, nếu có phát sinh thì sẽ lấy bổ sung từ các quỹ khác. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thực hiện và giảm bớt những khoản đóng góp nhỏ lẻ trong dân.

- Địa phương đang có những chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Hiện tại trong xã đang có một số cơ sở nhỏ sản xuất chổi chít, trong thời gian tới cần có sự quan tâm và đầu tư của các cấp để các cơ sở này có thể phát triển thành các khu sản xuất có quy mô, thu hút lao động đến làm việc vào những thời gian nông nhàn.

- Đề nghị ngân hàng chính sách cho người dân vay thêm vốn để phát triển sản xuất, với mức cho vay và thời gian vay như hiện nay là quá ngắn, đề xuất mức vay cho mỗi hộ từ 10 – 15 triệu/hộ với thờn gian là 5 năm. Như vậy sẽ khuyến khích được các hộ đầu tư sản xuất, với các môi hình có hiệu quả kinh tế cao.

- Hệ thống điện của xã đã được xây dựng nhưng chưa hoàn thiện, đề nghị nâng cấp một số đường dây, hiện nay có một số vùng nguồn điện không đáp ứng được dây truyền sản xuất của một số doanh nghiệp tư nhân. Nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng dây truyền do sự thiếu hụt về điện.

- Do có vị trí nằm trong vùng hạ lưu của sông Đà nên thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp sự điều tiết nước của hồ Hòa Bình nên hàng năm gây thiệt hại rất lớn đến hoa màu của địa phương. Cụ thể năm 2006 vào đợt tháng 9, tháng 10 khi lúa mùa vừ trỗ, nước đã làm thiệt hại 60 ha lúa bị mất trắng, 30 ha bị giảm 50% về sản lượng. Một số diện tích canh tác hai bên bờ sông bị sạt nở, nhiều gia đình đã bị mất toàn bộ diện tích trồng màu. Đề nghị trong thời gian tới phải có chính sách hỗ trợ thiệt hại cho người dân, đặc biệt là những hộ có diện tích gieo trồng ven sông nhằm giảm thiệt hại cho nông hộ.


Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 2.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương