Trung tâm phát triển nông thôN



tải về 2.87 Mb.
trang22/23
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích2.87 Mb.
#21779
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

3. Thị trấn Phước An

Là trung tâm của huyện, thị trấn Phước An có nhiều ưu thế để phát triển thành khu vực có nền kinh tế mạnh nhất trên toàn huyện. Thị trấn nằm dọc theo đường quốc lộ đi Nha Trang, cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 30km nên thuận tiện cho việc lưu thông, buôn bán, phát triển kinh tế dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Không những thế, điều kiện đất đai (đất đỏ bazan) và khí hậu thuận lợi (tương đối cao và mát mẻ so với các xã trong huyện) còn là ưu thế để người dân thị trấn phát triển cây công nghiệp dài ngày có thu lợi cao như cà phê, hồ tiêu.

Thị trấn được chia làm 18 khối với tổng số hộ lên tới trên 3900 hộ trong đó có khoảng trên 1100 hộ kinh doanh buôn bán phi nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng trong 3 năm qua, từ 6.160.000 đồng/khẩu/năm năm 2004 lên tới 6.760.000 đồng và 7.888.000 đồng trong những năm 2005, 2006. Đời sống người dân cũng tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây. Điện lưới quốc gia được nâng cấp đảm bảo nhu cầu về sử dụng để sinh hoạt, phục vụ sản xuất và kinh doanh. Theo báo cáo của UBND thị trấn, năm 2006 địa bàn thị trấn đã có 99.95% số hộ dùng điện. Trong hai năm 2005, 2006 công ty điện lực 3 đã đầu tư xây dựng và nâng cấp trạm biến áp, đường dây với tổng nguồn kinh phí lên tới 5,7 tỷ đồng. Người dân cũng tự đóng góp để xây dựng đường điện thắp sáng trên các đường chính liên tổ liên khối. Bên cạnh đó, mạng lưới thông tin cũng phát triển mạnh. Tính đến cuối năm 2006, toàn thị trấn đã có 4172 máy điện thoại trong đó máy cố định là 2.288 máy và máy di động là 1884 máy, nâng bình quân máy điện thoại lên 1 hộ/1 máy, tăng nhanh so với mức bình quân 5 hộ/máy cuối năm 2004.

Về y tế, thị trấn có 1 trạm y tế với 5 cán bộ trong đó có 1 bác sỹ đảm bảo cho việc thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia và chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân thị trấn.

Về giáo dục, năm 2006 thị trấn đã đầu tư xây dựng nhà cao tầng cho trường Chu Văn An với tổng kinh phí đầu tư 933 triệu đồng, xóa bỏ chế độ học 3 ca ở các trường tiểu học. Hiện tại, thị trấn có 5 trường học, trong đó có 1 trường cấp II (48 lớp), 2 trường tiểu học (76 lớp) và hai trường mầm non (13 lớp). Tổng số cán bộ giáo viên lên tới 245 người với tổng số học sinh là 4616 em.

Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, từ năm 2004, thị trấn đã không còn hộ đói và đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 6,2% tổng số hộ dân toàn thị trấn, chỉ còn 234 hộ. Tuy nhiên, năm 2005, thực hiện CV 792 ngày 23/3/2005 của Bộ LĐ, TB&XH với tiêu chuẩn hộ nghèo mới, số hộ nghèo của thị trấn đã lên tới 471 hộ, chiếm 12,39%. Năm 2006, số hộ nghèo đã giảm xuống còn 410 hộ, chiếm 10,51%. Hầu hết những hộ nghèo đều rơi vào các hộ sản xuất nông nghiệp với 3 nguyên nhân chủ yếu là : không có đất sản xuất (chiếm 60% tổng số hộ nghèo), đông con (chiếm 30% tổng số hộ nghèo) và những hộ không có lao động thường là người già con nhỏ hoặc không có con (chiếm 10% tổng số hộ nghèo). Dân cư đông, dân số tăng nhanh (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,98% trong năm 2005 và 0,95% trong năm 2006) trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng có xu hướng giảm nên một số hộ rơi vào tình trạng kinh tế khó khăn do không có đất canh tác. Nhóm hộ này thường là các hộ đồng bào dân tộc đã bán hết đất, những hộ di cư từ nơi khác đến hoặc những gia đình đông con mới tách ra ở riêng. Hiện tại, quỹ đất của thị trấn đã hết trong khi quỹ đất của HTX còn rất ít, không đủ chia cho các xã viên. Diện tích đất trung bình cho các thành viên trong hợp tác xã là 400m2/hộ trung bình 4 nhân khẩu. Rất nhiều hộ phải thực hiện xâm canh (thuê đất nơi khác để sản xuất) hoặc dư cư tìm kiếm việc làm dẫn tới đời sống bấp bênh, không ổn định


Hoạt động thu chi của địa phương:

Chi phí thường xuyên mỗi hộ dân phải đóng góp bao gồm: Quỹ Lao động nghĩa vụ công ích, quỹ an ninh quốc phòng, quỹ phòng chống thiên tai dịch bệnh, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ xóa đói giảm nghèo và thuế nhà đất. Bên cạnh đó, tùy vào hoạt động của từng hộ mà các hộ sẽ phải đóng phí thủy lợi hay thuế môn bài, thuế TNDN, phí chợ, phí thuê mặt bằng kinh doanh, phí xây dựng trường học hoặc các chi phí khi tham gia sinh hoạt ở các hội đoàn như hội phụ nữ...Ngoài ra, các hộ còn phải đóng góp không thường xuyên cho hoạt động xây dựng cơ bản như làm đường giao thông hay xây dựng hệ thống điện đường liên khối, liên thôn. Các khoản thu này đều được ghi công khai và mỗi hộ đều được cấp một quyển sổ ghi rõ danh mục các khoản đóng góp, số tiền và chữ ký của cán bộ thị trấn. Tỷ lệ chi phí đóng góp trên so với tổng chi- thu của hộ là cao hay thấp tùy thuộc vào cơ cấu thu –chi của mỗi hộ. Tuy nhiên, trong 6 hộ dân được hỏi (trên tổng số gần 4000 hộ) thì hầu hết cho rằng có 2 nguồn chi là tương đối cao so với thu nhập của hộ và cần điều chỉnh giảm là chi đóng góp cho giáo dục (học phí và xây dựng trường) và chi đóng góp làm đường (Nguồn thu đóng góp này đạt 908.747.000 đồng trong năm 2005 và đạt 465.213.000 đồng trong năm 2006). Mức phí xây dựng trường cho một học sinh cấp 2 là 330.000 đồng đóng ngay 1 thời điểm đầu năm học hay mức chi phí bình quân hàng tháng cho một sinh viên học xa nhà ở các thành phố lớn 1680.000 là quá cao so với thu nhập bình quân của hộ. Mức phí này còn cao hơn đối với các trường bán công hoặc tư thục. Điều này gây khó khăn rất lớn cho các hộ nghèo, các hộ sản xuất nông nghiệp thuần túy có con em đi học. Nguồn huy động đóng góp cho xây dựng đường là 10% tổng dự toán và được chia cho các hộ nằm dọc trên các con đường được xây dựng.

Trong khi đó, khi được hỏi về đề xuất miễn giảm đóng góp của người dân thì cán bộ lãnh đạo thị trấn cho rằng cần xóa bỏ nguồn thu quỹ xóa đói giảm nghèo và cần miễn giảm phần thu quỹ lao động nghĩa vụ công ích.(Quỹ xóa đói giảm nghèo là quỹ chuyên dùng của thị trấn, quỹ lao động nghĩa vụ công ích thị trấn được hưởng điều tiết 50%). Nếu xóa bỏ hai phần thu trên, ngân sách thường xuyên của xã sẽ bị thâm hụt khoảng trên 30 triệu đồng (theo kế hoạch) và khoảng 20 triệu đồng (theo nguồn thu thực tế trong 3 năm gần đây). Tuy đề xuất miễn giảm những khoản đóng góp trên cho người dân nhưng lãnh đạo thị trấn Phước An vẫn chưa tìm ra cách thức nào để bù đắp những chi phí thiếu hụt và vẫn trông chờ vào quyết định, ngân sách của nhà nước.

Trong 3 năm 2004, 2005 và 2006, cơ cấu thu chi của thị trấn có nhiều biến đổi. Năm 2005, thực thu NSNN trên địa bàn là 4.536.320.000 đồng, NSTT được hưởng là 2.914.938.000 đồng trong đó thu bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên là 584.069.000 đồng. Thực chi NS trong năm 2005 là 2.640.175.000 đồng. Trong năm 2006, thực thu NSNN đạt 6.389.265.000 đồng, NSTT được hưởng 4.488.527.000 đồng trong đó thu chuyển nguồn là 775.754.000 đồngvà thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên là 1.714.599.000 đồng. Tổng chi NSNN năm 2006 đạt 3.204.820.000 đồng. Thị trấn là đơn vị tạo được nguồn thu lớn nhất trong toàn huyện. Nguồn thu lớn nhất cho ngân sách thị trấn là từ nguồn thu đóng góp (xây dựng trường, xây dựng đường giao thông) và các loại thuế nhà đất, thuế môn bài...Chính quyền thị trấn đã tổ chức thu chặt chẽ, tận thu những nguồn phí, lệ phí, các loại thuế để bù đắp các chi phí xây dựng cơ bản, giảm sức đóng góp cho người dân.


Ý kiến và đề xuất của chính quyền địa phương:

Một số vấn đề bức xúc:

  • Tín dụng: Do quỹ đất đai hạn hẹp, thị trấn khuyến khích người dân sản xuất nông nghiệp tập trung mở rộng chăn nuôi. Tuy nhiên, mở rộng sản xuất chăn nuôi đòi hỏi nguồn vốn lớn và lâu dài trong khi đó ngân hàng luôn đánh giá tài sản thế chấp của người dân thấp hơn giá trị thực tế dẫn tới mức cho vay cũng thấp (thường chỉ 5-10 triệu) trong khi nguồn vốn vay chăn nuôi thường cần trên 10 triệu (5-7 triệu/con bò). Bên cạnh đó, cơ chế và thời gian cho vay cũng chưa hợp lý. Hiện tại hầu hết các hộ chỉ có thể vay ngắn hạn (1 năm) và thời gian này không đủ để quay vòng chu kỳ chăn nuôi. Cán bộ thị trấn cũng cho biết, thường các hộ dân muốn vay trung hạn để phát triển sản xuất (3-5 năm) phải tạo mối quan hệ thân quen hoặc ngoại giao với các cán bộ ngân hàng, quỹ tín dụng.

  • Ngoài ra, lãnh đạo thị trấn cũng cho rằng chi phí đóng thuế quyền sử dụng đất là quá cao so với mức thu nhập của người dân nên dù cán bộ xã rất tích cực vận động thì nhiều hộ dân vẫn không đủ tiền nộp để lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và như thế họ cũng không thể lấy đất của mình làm tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng.

Đề xuất, kiến nghị:

Hiện tại, do quỹ đất thiếu, dân số đông, tình trạng dư thừa lao động ở thị trấn Phước An rất lớn. Hầu hết lực lượng lao động này đều không có tay nghề nên rất khó kiếm việc làm. Trong một số năm vừa qua, huyện cũng tổ chức nhiều lớp dạy nghề cho thanh niên nhưng không có cơ quan, doanh nghiệp nào đứng ra nhận những người đã được đào tạo này vào làm nên hầu hết số lao động này vẫn không thể tìm được việc làm và phong trào học nghề cũng tan vỡ. Không đưa ra được kiến nghị cụ thể nhưng lãnh đạo thị trấn rất bức xúc trước tình trạng thiếu việc làm của người dân nơi đây và mong muốn nhà nước có thể xây dựng khu công nghiệp, khu chế biến hoặc tạo thêm ngành nghề để thu hút lao động, tạo thu nhập cho người dân.


Bên cạnh đó, nhắm tới mục tiêu phát triển bền vững cuộc sống người dân, lãnh đạo thị trấn đề nghị nhà nước đầu tư thêm trường lớp và trang thiết bị cho các đơn vị giáo dục của thị trấn. Số lượng trường lớp hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người dân, nhà nước cần đầu tư xây dựng thêm trường sở để đáp ứng nhu cầu cấp thiết này đồng thời giảm mức đóng góp về giáo dục cho các hộ dân hiện đang được xem là cao so với thu nhập trung bình của họ.
Ngoài ra, để tiếp sức dân, cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để những hộ dân có nương rẫy ở xa nhà có thể thu hoạch kịp thời, vận chuyển hàng đảm bảo chất lượng và giảm chi phí.
VIII.2 Thực trạng thu chi của hai xã Ea Yieng và thị trấn Phước An

Đánh giá tình hình thu chi của xã và thị trấn thông qua số liệu báo cáo thu chi của xã và thị trấn kết hợp với phỏng vấn kế toán và chủ tịch tịch của xã và thị trấn. So số liệu báo cáo giữa các năm và giữa xã và thị trấn là khác nhau, nên chúng tôi cố gắng tổng hợp để thống nhất kết quả thu chi của xã và thị trấn như sau:




 

2005

2006

Thu thuế Sử dụng đất nông nghiệp

23.040.000

 

Thu thuế nhà đất

170.130.000

191.718.000

Thu thuế giá trị gia tăng

612.001.000

852923000

Thuế thu nhập DN

885.240.000

923584000

Thu thuế CQSD

301.962.000

285543000

Thuế tiêu thụ đặc biệt

27.836.000

20500000

Thuế môn bài

277.776.000

316800000

Thu lệ phí trước bạ

235.667.000

267624000

Thu phí và lệ phí

219.824.000

248062000

Thu đóng góp gồm xây dựng trường, đường, khác

908.747.000

465213000

Thu biện pháp tài chính

41.843.000

33290000

Thu kết dư ngân sách năm trước

268.968.000

273762000

Thu chuyển nguồn ngân sách

 

775754000

Các khoản thu giữa các NS

149347000

 

Thu bổ sung từ NS cấp trên

584.069.000

1714599000

Thu khác

 

18790000

Tổng cộng

4.536.320.000

6.388.162.000

Bảng: Thu của Thị trấn Phước An
Báo cáo thu chi của Thị trấn cho thấy thu của năm 2006 cao hơn so với năm 2005 tỷ lệ bù ngân sách cấp trên năm 2006 cũng cao hơn năm 2005. Tỷ lệ bù ngân sách năm 2005 là 12,87%, năm 2006 là 26,84%. Tỷ lệ đóng góp của người dân năm 2006 giảm so với năm 2005, tỷ lệ đóng góp của người dân năm 2005 là 20,03%, năm 2006 là 7,28%.

So sánh với thu của xã Ea Yieng là một xã nghèo cho thấy tổng thu của thị trấn cao hơn nhiều so với xã Ea Yieng. Xem xét tỷ lệ đóng góp của người dân cho thấy tỷ lệ đóng góp của người dân là 1,89% thấp hơn rẩt nhiều so với thị trấn Phước An. Tỷ lệ bổ sung từ ngân sách cấp trên là 94,61% cao hơn rất nhiều so với thị trấn Phước An. Như vậy, nguồn ngân sách của xã chủ yếu được bổ sung từ ngân sách cấp trên, tỷ lệ đóng góp của người dân là rất thấp.
Bảng: Thu của Xã Ea Yieng năm 2005


Tổng Thu

 

719.449.974

I. Các khoản thu 100%

36.936.324

Phí lệ phí

410.000

Đóng góp của nhân dân

13.600.000

Thu kết dư ngân sách

20.256.324

Thu phạt

2.670.000

II. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %

1.840.650

Thuế chuyển quyền sử dụng đất

269.710

Thuế môn bản thu từ cá nhân hộ kinh doanh

1.050.000

Lệ phí trước bạ nhà đất

520.940

III. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

680.673.000

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

420.000.000

Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên

260.673.000

Xem xét vấn đề chi tiêu của thị trấn Phước An cho thấy chi quản lý hành chính chiếm tỷ lệ 34,27% năm 2005 tăng lên 36,46%, chi đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ 61,57% năm 2004, năm 2005 giảm xuống còn 20,38%.



Bảng: Các khoản chi của thị trấn Phước An





2004

2005

1. Chi đầu tư phát triển

1.973.348.000

538.185.000

Trong đó: + Mua sắm tài sản cố định

119.121.000

79.385.000

+ Chi XDCB

1.854.227.000

458.800.000

2. Chi thường xuyên

1.231.472.000

1.326.236.000

2.1. Chi Sự nghiệp xã hội

61.904.630

174.932.000

2.2. Chi Sự nghiệp VH thông tin, PTTH

26.109.000

25.057.000

2.3. Chi SN thể dục thể thao

2.416.000

4.000.000

2.4. Chi SN kinh tế

42.543.000

66.683.000

2.5. Chi An ninh quốc phòng

 

18.790.000

2.6. Chi sự nghiệp giáo dục

 

53.546.000

2.7. Chi quản lý hành chính

1.098.500.319

962.796.000

+ Quản lý Nhà nước

785.612.776

760.193.000

+ Chi KP cho Đảng

92.758.543

78.787.000

+ Chi MTTQVN

31.093.500

25.156.000

+ Chi Đoàn TNCS HCM

28.291.000

25.005.000

+ Chi KP Hội phụ nữ

29.695.000

24.776.000

+ Chi KP Hội nông dân

26.575.000

24.900.000

+ Chi KP Hội CCB

26.916.500

23.977.000

+ Chi HT các tổ chức xã hội

21.209.500

 

+ Chi dân quân tự vệ

19.437.000

 

+ Chi an ninh trật tự

25.000.000

 

+ Chi khác

11.911.500

 

2.7. Chi khác ngân sách

 

20.253.000

3. Chuyển nguồn sang ngân sách năm sau

 

775.754.000

Tổng cộng:

3.204.820.000

2.640.175.000

Trong khi đó tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển ở xã Ea Yieng lại rất thấp năm 2004 chiếm 6,4% trong tổng số chi ngân sách của xã. Trong khi đó chi cho quản lý hành chính lại chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng chi ngân sách là 53,89%. Như vậy, chi của ngân sách xã chỉ đủ cho chi hành chính và chi sự nghiệp còn chi cho đầu tư và phát triển gần như không đáng kể.



Bảng: Chi của xã Ea Yieng năm 2004


Tổng Chi

624.744.822

I. Chi đầu tư phát triển

40.000.000

Chi đầu tư XDCB

40.000.000

II. Chi thường xuyên

584.744.822

Chi công tác dân quân tự vệ ANTT

12.607.000

Chi sư nghiệp giáo dục

3.375.000

Sự nghiệp y tế

88.292.660

Sự nghiệp văn hóa thông tin

4.059.000

Sự nghiệp thể dục thể thao

1.931.000

Sự nghiệp kinh tế

46.038.000

Sự nghiệp xã hội

91.748.000

Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể

336.694.162

+ Quỹ lương

171.786.526

+ Quản lý Nhà nước

288.184.862

+ Đảng cổng sản VN

12.494.800

+ Mặt trận tổ quốc VN

7.520.000

+ Đoàn thanh niên CS HCM

6.493.000

+ Hội liên hiệp phụ nữ

7.393.000

+ Hội cựu chiến binh

7.386.500

+ Hội nông dân

7.222.000


Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 2.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương