Trung tâm phát triển nông thôN



tải về 2.87 Mb.
trang20/23
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích2.87 Mb.
#21779
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

Cũng căn cứ từ báo cáo ngân sách xã, một điểm đáng lưu ý nữa trong các khoản thu ngân sách mà xã hưởng 100% thì ở xã Đức Châu có phần đóng góp tự nguyện chiếm tỷ trọng khá cao trong ngân sách (9,37% năm 2006). Ngược lại xã Trường Sơn không có thu từ khoản đóng góp này. Trên thực tế, năm nào các xã cũng có nguồn thu từ đóng góp của dân theo quy định, còn các khoản đóng góp tự nguyện cho một số quỹ được tính vào ngân sách xã hầu như năm nào cũng có. Vì vậy cách phân loại các khoản thu ngân sách xã ở hai xã khảo sát còn có sự chưa thống nhất chung.

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ cho xã của xã Đức Châu chủ yếu từ thuế nhà đất thu từ hộ dân tính trên diện tích đất ở (quy định của huyện) và thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Đức Châu là xã phải bù ngân sách rất cao, năm 2004 xã nhận được khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 379.825.000 đồng, khoản bổ sung này chiếm tới 74,37% tổng thu ngân sách xã. Năm 2006 khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên còn cao hơn và cũng chiếm tỷ trọng cao hơn trong thu ngân sách xã (79,68%). Tuy nhiên, xét về giá trị thu bổ sung từ ngân sách cấp trên thì khoản thu này ở xã Trường Sơn cao hơn nhiều so với xã Đức Châu mặc dù đây không phải là khoản thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách xã Trường Sơn. Năm 2004 thu bổ sung từ ngân sách cấp trên của xã Trường Sơn là 572,5 triệu đồng (24% ngân sách xã), đến năm 2006 khoản thu này lên đến trên 1 tỷ đồng (37,75% ngân sách xã).

Đối với tình hình chi ngân sách của xã Đức Châu, các khoản chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất (70% năm 2004, hai năm tiếp theo lần lượt chiếm 57,61% và 60,24% trong tổng chi ngân sách xã). Trong các khoản chi thường xuyên thì chi cho công tác quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể khá cao, chiếm gần 50% tổng chi ngân sách hàng năm của xã.



Chi đầu tư xây dựng cơ bản của xã Đức Châu năm 2004 chiếm 30,96% ngân sách, năm 2005 chiếm 42,39% còn năm 2006 không có khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản nào.

Bảng 7: Thu ngân sách xã Đức Châu

SỐ TT

NỘI DUNG

Thu ngân sách xã

2004

2005

2006

Số tiền

% tổng thu

Số tiền

% tổng thu

Số tiền

% tổng thu

 

TỔNG THU

510.697.800

100,00

709.255.800

100,00

533.525.500

100,00

A

Thu ngân sách xã đã qua kho bạc

510.697.800

100,00

709.255.800

100,00

498.408.200

93,42

I

Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%

124.925.800

24,46

255.234.800

35,99

66.826.200

12,53

1

Phí, lệ phí

1.938.000

0,38

3.615.000

0,51

2.476.200

0,46

2

Đóng góp của nhân dân theo quy định

50.088.000

9,81

76.102.000

10,73

0

0

3

Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản

16.206.000

3,17

4.500.000

0,63

11.350.000

2,13

4

Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp

0

0,00

0

0,00

0

0,00

5

Đóng góp tự nguyện

11.220.000

2,20

7.600.000

1,07

50.000.000

9,37

6

Thu kết dư ngân sách năm trước

800

0,00

71.274.800

10,05

0

0,00

7

Thu khác

45.500.000

8,91

147.643.000

20,82

3.000.000

0,56

II

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ cho xã

5.947.000

1,16

7.071.000

1,00

6.490.000

1,22

1

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

2.300.000

0,45

2.300.000

0,32

1.395.000

0,26

2

Thuế chuyển quyền sử dụng đất

0

0,00

0

0,00

0

0,00

3

Thuế nhà đất

3.647.000

0,71

4.771.000

0,67

5.095.000

0,95

4

Thuế môn bài

0

0,00

0

0,00

0

0,00

5

Tiền cấp quyền sử dụng đất

0

0,00

0

0,00

0

0,00

6

Thuế tài nguyên

0

0,00

0

0,00

0

0,00

7

Lệ phí trước bạ, nhà đất

0

0,00

0

0,00

0

0,00

8

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sx trong nước

0

0,00

0

0,00

0

0,00

9

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % theo quy định của tỉnh

0

0,00

0

0,00

0

0,00

 

Trong đó: + Thuế VAT

0

0,00

0

0,00

0

0,00

 

+ Thuế TNDN

0

0,00

0

0,00

0

0,00

III

Các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

379.825.000

74,37

391.450.000

55,19

425.092.000

79,68

1

Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên

255.599.000

50,05

283.400.000

39,96

225.495.000

42,27

2

Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên

124.226.000

24,32

108.050.000

15,23

199.597.000

37,41

IV

Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã (nếu có)

0

0,00

0

0,00

0

0,00

B

Tạm thu ngân sách xã (thu ngân sách chưa qua kho bạc)

0

0,00

0

0,00

0

0,00



SỐ TT

NỘI DUNG

Chi ngân sách xã

2004

2005

2006

Số tiền

% tổng chi

Số tiền

% tổng chi

Số tiền

% tổng chi

 

TỔNG CHI

445.108.000

100,00

709.255.800

100,00

498.408.200

100,00

I

Chi thường xuyên

307.317.000

69,04

408.603.800

57,61

300.239.500

60,24

1

Sự nghiệp xã hội

45.022.000

10,11

54.643.600

7,70

42.210.800

8,47

 

- Hưu xã, thôi việc và trợ cấp khác

 0

0,00

 0

0,00

39.110.800

7,85

 

- Già cô đơn, trẻ mồ côi, cứu tế

 0

0,00

 0

0,00

3.100.000

0,62

2

Sự nghiệp giáo dục

6.772.000

1,52

11.954.000

1,69

8.000.000

1,61

 

Trong đó: sinh hoạt phí, phụ cấp GV



-

 

0,00

 0

0,00

3

Sự nghiệp y tế

420.000

0,09

877.000

0,12

 0

0,00

4

Sự nghiệp văn hóa thông tin

3.236.000

0,73

2.149.000

0,30

 0

0,00

5

Sự nghiệp thể dục thể thao

0

0,00

5.876.000

0,83

 0

0,00

6

Sự nghiệp kinh tế

46.376.000

10,42

13.520.200

1,91

4.842.100

0,97

 

- Sự nghiệp giao thông

46.186.000

10,38

10.995.200

1,55

4.842.100

0,97

 

- Sự nghiệp nông - lâm - thủy sản

190.000

0,04

2.525.000

0,36

0

0,00

 

- Sư nghiệp thị chính

0

0,00

0

0,00

0

0,00

 

- Thương mại dịch vụ

0

0,00

0

0,00

0

0,00

7

Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể

195.159.000

43,85

310.845.000

43,83

229.202.600

45,99

 

- Quản lý Nhà nước

119.154.000

26,77

205.753.900

29,01

142.711.700

28,63

 

- Đảng

23.329.000

5,24

48.108.000

6,78

29.938.900

6,01

 

- Mặt trận tổ quốc

19.077.000

4,29

19.956.600

2,81

15.810.400

3,17

 

- Đoàn thanh niên CSHCM

7.881.000

1,77

7.484.500

1,06

8.710.100

1,75

 

- Hội phụ nữ Việt nam

7.314.000

1,64

10.932.500

1,54

13.041.100

2,62

 

- Hội cựu chiến binh Việt nam

9.418.000

2,12

8.761.000

1,24

8.421.100

1,69

 

- Hội nông dân Việt nam

8.986.000

2,02

9.848.500

1,39

10.569.300

2,12

8

Chi dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội

2.953.000

0,66

7.766.000

1,09

1.434.000

0,29

 

- Chi dân quan tự vệ

 0

0,00

 0

0,00

 0

0,00

 

- Chi an ninh trật tự

 0

0,00

 0

0,00

 0

0,00

9

Chi khác

7.379.000

1,66

 

0,00

7.305.000

1,47

II

Chi đầu tư xây dựng cơ bản

137.791.000

30,96

300.652.000

42,39

 

0,00
Bảng 8: Chi ngân sách xã Đức Châu

VII.4 Các khoản thu từ dân

1. Phân loại các khoản thu từ dân

Qua kết quả khảo sát tại xã Trường Sơn và xã Đức Châu có thể phân loại các khoản thu mà người dân phải đóng góp thành các loại sau:



  1. Các quỹ theo quy định của nhà nước: đây là các quỹ thu dựa trên số lao động của hộ. Bao gồm 5 loại quỹ là: quỹ an ninh quốc phòng, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ chăm sóc trẻ em (quỹ vì trẻ thơ), quỹ phòng chống thiên tai và quỹ công ích.

  2. Các quỹ đóng góp tự nguyện: là các quỹ do hộ gia đình tự nguyện đóng góp theo sự vận động hoặc chủ trương của xã, huyện, tỉnh. Số tiền đóng góp có thể bằng tiền, bằng lao động hoặc bằng ngày lương. Các quỹ này bao gồm: quỹ khuyến học, quỹ ngói hóa (quỹ xóa nhà tranh tre dột nát và ngói hóa nhà ở), quỹ chữ thập đỏ, quỹ ủng hộ động đất và sóng thần, quỹ xóa đói giảm nghèo.

  3. Các khoản thu của HTX: gồm thủy lợi phí, phí bảo vệ đồng ruộng và hoa màu, phí dịch vụ bảo vệ thực vật, quỹ phát triển sản xuất, quỹ chuyển giao khoa học kỹ thuật, quỹ quản lý HTX.

  4. Các quỹ đoàn thể: gồm các quỹ đóng góp theo quy định của chi hội, đoàn thể và theo tự nguyện của hội viên. Gồm các quỹ: quỹ hội cựu chiến binh, quỹ hội nông dân, quỹ hội phụ nữ, quỹ hội người cao tuổi, quỹ đoàn thanh niên, quỹ Đảng.

  5. Đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng: đây là các khoản thu từ dân để phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương như làm đường, xây trường, giao thông nội đồng… Mức thu dựa trên cơ sở các cuộc họp cấp thôn, xóm để thảo luận đưa ra mức đóng góp phù hợp, nhận được sự đồng tình nhất trí của phần lớn người dân.

  6. Các đóng góp khác: phí giải quyết các thủ tục hành chính (đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký tạm trú tạm vắng, xác nhận hồ sơ đi lao động nước ngoài…), thuế đất ở, quỹ thú y dịch tễ cộng đồng, bảo hiểm y tế,…

Các khoản đóng góp của dân có thể do quy định của các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã, theo mức thu của HTX, của các chi hội, đoàn thể hoặc đóng góp tự nguyện. Có thể phân chia các khoản đóng góp của dân theo cấp quản lý qua bảng sau:

Bảng 9: Phân loại các khoản thu từ dân tại xã Trường Sơn và xã Đức Châu

STT

Các khoản đóng góp

Tính chất

Cách thu

Cơ quan quản lý, sử dụng, phân phối

Xã Trường Sơn

Xã Đức Châu

I

Các quỹ theo quy định của nhà nước
















1

Quỹ an ninh quốc phòng

Bắt buộc, quy định của TW

tiền mặt, tương đương 2 kg thóc/lđ/năm

Huyện 20%; Xã 80%

9.300.000

3.490.000

2

Quỹ đền ơn đáp nghĩa

Bắt buộc, quy định của TW

tiền mặt, tương đương 2 kg thóc/lđ/năm

Huyện 20%; Xã 80%

9.300.000

3.145.000

3

Quỹ chăm sóc trẻ em

Bắt buộc, quy định của TW

tiền mặt, tương đương 2 kg thóc/lđ/năm

Huyện 20%; Xã 80%

9.300.000

1.493.400

4

Quỹ phòng chống thiên tai

Bắt buộc, quy định của TW

tiền mặt, tương đương 1 kg thóc/lđ/năm

Huyện 95%; Người thu: 5%

5.864.000

3.490.000

5

Quỹ công ích

Bắt buộc, quy định của TW

50.000 đồng/lao động/năm

Xã 100%

53.875.000

11.322.000

II

Các quỹ đóng góp tự nguyện
















6

Quỹ khuyến học

Tự nguyện theo vận động của xã

1 kg thóc/nhân khẩu

Hội khuyển học của xã 100%

22.542.000

3.356.000

7

Quỹ ngói hóa

Tự nguyện theo vận động của xã, huyện

không theo định mức, tự nguyện

Xã 100%

20.250.000

0

8

Quỹ chữ thập đỏ

Tự nguyện theo vận động của xã

1 ngày lương, 5.000 - 10.000 đ/hộ,…

Hội CTĐ thuộc MTTQ 100%

6.394.000

1.000.000

9

Quỹ ủng hộ động đất, sóng thần

Tự nguyện theo vận động của xã, huyện

tự nguyện

Huyện 100%

10.587.000

1.200.000

10

Quỹ xóa đói giảm nghèo

Tự nguyện theo vận động của xã

1-2 ngày lương, 5.000 - 10.000 đ/hộ

MTTQ 100%

5.792.000

1.100.000

III

Quy thu bởi HTX
















11

Thủy lợi phí

Bắt buộc, quy định của HTX

Tùy từng HTX

HTX 100%







12

Phí bảo vệ đồng ruộng, hoa màu

Bắt buộc, quy định của HTX

Tùy từng HTX

HTX 100%







13

Phí dịch vụ bảo vệ thực vật

Bắt buộc, quy định của HTX

Tùy từng HTX

HTX 100%







14

Quỹ phát triển sản xuất

Bắt buộc, quy định của HTX

Tùy từng HTX

HTX 100%







15

Quỹ chuyển giao khoa học kỹ thuật

Bắt buộc, quy định của HTX

Tùy từng HTX

HTX 100%







16

Quỹ quản lý HTX

Bắt buộc, quy định của HTX

Tùy từng HTX

HTX 100%







IV

Các quỹ đoàn thể
















17

Quỹ Mặt trận tổ quốc

Không có quỹ MTTQ

Chỉ vận động thu cho các quỹ khác




0




18

Quỹ Hội cựu chiến binh

Quy định của Hội + tự nguyện

Tùy từng chi hội

Chi hội cựu chiến binh

13.380.000

1.320.000

19

Quỹ Hội nông dân

Quy định của Hội + tự nguyện

6.000 đồng/hội viên/năm

Chi hội nông dân

6.400.000

900.000

20

Quỹ Hội phụ nữ

Quy định của Hội + tự nguyện

6.000 đồng/hội viên/năm

Chi hội phụ nữ

6.800.000

2.100.000

21

Quỹ Hội người cao tuổi

Quy định của Hội + tự nguyện

5.000 đồng/hội viên/năm

Chi hội người cao tuổi

6.390.000

0

22

Quỹ Đoàn thanh niên

Quy định của chi đoàn thôn

tùy từng chi đoàn, 5.000 - 10.000 đồng/quý

Chi đoàn thanh niên

24.960.000

1.800.000

23

Quỹ Đảng

Quy định của Đảng bộ xã

1% thu nhập của người có lương, 1.500 đồng/tháng với Đảng viên nông thôn

Chi bộ 50%; Đảng bộ xã 40%; Huyện 10%

25.000.000

-

V

Đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng
















24

Xây dựng trường học

Quy định của xã trên cơ sở ý kiến thống nhất từ các cuộc họp thôn

Tùy từng loại cơ sở hạ tầng, mức chi phí và mức cần vận động thu

Xã 100%

1.465.787.900




25

Làm đường




VI

Đóng góp khác
















26

Phí giải quyết thủ tục hành chính

Quy định của xã

Thu theo định mức từng loại

Xã 100%

27.459.600




27

Thuế đất ở

Quy định của huyện

Hộ ven quốc lộ: 5,9 kg thóc/100m2

Hộ bình thường: 3,7 kg thóc/100m2



Huyện 100%, sau đó điều tiết cho xã

23.488.000




28

Thu y dịch tễ cộng đồng

Quy định của xã

2.000 đồng/1 con trâu hoặc bò



-




29

Bảo hiểm y tế

Quy định của Bảo hiểm y tế huyện

120.000 đồng/người/năm

Bảo hiểm y tế huyện

-




30

Thu theo thẻ cử tri xây dựng trường học

Bắt buộc theo quy định của xã

30.000 đồng/cử tri

Xã 100%







31

Thu đối ứng kiên cố hoá kênh mương

Bắt buộc theo quy định của nhà nước: nhà nước và nhân dân cùng làm

45.000 đồng/nhân khẩu/năm

Xã 100%







32

Thu trên khẩu xã hội

Bắt buộc the quy định của xã

20.000 đồng/nhân khẩu/năm

Xã 100%







33

Các quỹ hội: Chữ thập đỏ, giáo chức, hưu trí, đồng ngũ, hội phụ huynh…
















2. Chi tiết một số khoản thu:

  • Đóng góp xây dựng trường của học sinh tại xã Trường Sơn:

    STT

    Đối tượng đóng góp

    Số tiền (đ)

    1

    Lớp mẫu giáo bé

    250.000

    2

    Lớp mẫu giáo nhỡ

    280.000

    3

    Lớp mẫu giáo lớn

    300.000

    4

    Lớp 1, 2, 3

    350.000

    5

    Lớp 4

    320.000

    6

    Lớp 5

    350.000

    7

    Lớp 6, 7

    400.000

    8

    Lớp 8

    360.000

    9

    Lớp 9

    320.000

  • Các khoản thu phí, lệ phí của xã:

    STT

    Nội dung

    Mức phí

    1

    Đăng ký khai sinh đúng kế hoạch

    10.000 đ/cháu

    2

    Đăng ký khai sinh vượt kế hoạch

    20.000 đ/cháu

    3

    Đăng ký kết hôn

    20.000 đ/cặp vợ chồng

    4

    Lệ phí xác nhận hồ sơ đi lao động trong nước

    5.000 đ/bộ

    5

    Lệ phí xác nhận hồ sơ đi lao động nước ngoài

    20.000 đ/bộ

    6

    Xin cấp giấy tạm trú, tạm vắng

    5.000 đ/tờ

    7

    Làm hồ sơ địa chính

    10.000 đ/bộ

    8

    Phí bến bãi

    tùy từng loại

  • Đóng góp vào quỹ của HTX:

Trường hợp tại xã Đức Châu, tổng số dân toàn xã năm 2006 là 2.506 người thì có 2.376,5 khẩu được chia ruộng đất (750 m2/khẩu). Những khẩu được chia ruộng đất phải đóng tiền cho HTX theo mức thu như sau:

    • 20 kg thóc/khẩu/năm (tương đương 44.000 đồng/khẩu/năm)

    • 2 kg lạc/khẩu/năm (tương đương 12.000 đồng/khẩu/năm)

(hai khoản trên đem lại tổng thu một năm cho HTX khoảng 115 triệu đồng, sử dụng vào các khoản: trả lương cán bộ HTX, hội họp, lương công nhân vận hành trạm và máy móc, văn phòng phẩm, tiếp khách, trích quỹ dự phòng và trả nợ…)

    • 20.000 đồng/sào cho tiền điện bơm nước, khấu hao máy móc


3. Ý kiến đánh giá của xã về các khoản thu từ dân

  • Hỗ trợ của nhà nước cho đầu tư cơ sở hạ tầng quá ít, chủ yếu dân phải bỏ tiền đóng góp, đây mới là khoản tiêu tốn chi phí của dân chứ thu từ dân cho các quỹ lại không đáng kể.

  • Quỹ đóng góp cho các đoàn thể không lớn, nói chung không hề ảnh hưởng đến thu nhập của dân. Thậm chí nhiều quỹ hội không thu đủ theo điều lệ hội bởi vì hội viên không đóng góp. Các hội, đoàn thể thực ra cũng không hề sử dụng những biện pháp để ép buộc hội viên phải góp đủ. Ở xã Đức Châu, Hội phụ nữ có 590 hội viên thì chỉ có 350 hội viên hoạt động và đóng 6.000 đồng/người; Hội cựu chiến binh không có mục đích hoạt động rõ ràng mặc dù có quỹ; Đoàn thanh niên có 60 người nhưng chỉ thu được quỹ đoàn từ 30 đoàn viên; Hội người cao tuổi không thu được đồng nào; Hội nông dân có quỹ nhưng vai trò hội viên hội nông dân không rõ, khiến cho nhiều hội viên không hăng hái tham gia phong trào…

  • Đóng góp của học sinh ở xã Đức Châu so với xã Trường Sơn và so với mức thu của huyện nói chung là chưa cao nhưng so với thu nhập của hộ gia đình thì lại quá cao. Bình quân một học sinh phải đóng góp 230.000 đồng/năm. Khoản đóng góp này phải thực hiện hàng năm để trả nợ tiền xây dựng trường học đã chi. Nếu không thu được từ nguồn này thì xã cũng không biết thu từ đâu mà trả nợ. Mức thu này cũng không thể giảm hơn được, nếu giảm cho học sinh thì chỉ có giảm ở học phí cho những đối tượng theo quy định của Bộ.

  • Để có nguồn thu bổ sung cho xây dựng trường học xã Đức Châu tiến hành huy động thu thêm 30.000 đồng/thẻ cử tri (thu đối với toàn bộ những nhân khẩu trong xã có tuổi từ 18 trở lên). Phần lớn dân không đồng tình với khoản thu này nhưng xã vẫn phải thu đủ để có tiền xây dựng.

  • Khoản thu mẫu giáo, mầm non tương đối cao so với thu nhập của hộ, mức thu này do Phòng giáo dục ở huyện thông báo xuống xã, xã chỉ thực hiện theo quy định nhưng nhận thấy các hộ có cháu nhỏ học mẫu giáo gặp nhiều khó khăn khi phải chi phí quá nhiều (vừa phải đóng học phí, vừa phải chi phí nuôi con nhỏ rất tốn kém).

  • Địa phương mà không thu từ dân thì không có tiền xây dựng các công trình, do vậy không thể phát triển được sản xuất, xã hội, cải thiện môi trường và thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế. Do đó không thu cũng không được.


4. Các giải pháp xã đã thực hiện để giảm bớt đóng góp cho dân

Xã Trường Sơn:

  • Tạo điều kiện miễn giảm tối đa cho các đối tượng

  • Tiết kiệm trong chi thường xuyên: họp hành không cần thiết

  • Giảm tối đa thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa

  • Trước khi xây dựng các công trình đòi hỏi phải có sự đóng góp của dân: địa phương tìm nguồn, tạo nguồn hỗ trợ: đổi đất, bán đất lấy tiền phục vụ xây dựng công trình)

  • Kêu gọi con em địa phương ở mọi miền đất nước và nước ngoài ủng hộ

Xã Đức Châu:

Với xã nghèo như Đức Châu: thực ra xã không còn cách nào để giảm các khoản đóng góp của dân vì điều kiện của xã quá khó khăn. Lao động ngày càng thoát ly khỏi địa phương, bán đất không có ai mua (năm 2006 xã bán 92 suất đất nhưng không có người mua).


5. Ý kiến về việc miễn, giảm, bỏ các khoản thu:

Bảng 10: Ý kiến về các khoản thu từ dân



Khoản thu từ dân

Ý kiến của xã

Ý kiến của dân

Các quỹ theo quy định của nhà nước: an ninh quốc phòng, đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc trẻ em, phòng chống thiên tai

Mức thu của các khoản này không lớn, một lao động tương đương 7 kg thóc/năm bằng 15.400 đồng. Nhưng nên cắt bỏ, chỉ giữ lại quỹ an ninh quốc phòng để phục vụ an ninh, các quỹ khác sử dụng không hiệu quả nên bỏ hoặc giảm.

Bỏ quỹ phòng chống thiên tai. Các quỹ khác thu không đáng kể, không ảnh hưởng đến thu nhập của hộ

Các quỹ đóng góp tự nguyện: quỹ khuyến học, chữ thập đỏ, ủng hộ động đất, xoá đói giảm nghèo, xoá nhà tranh tre dột nát…

Xã thu những khoản này trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện đóng góp của các hộ, do MTTQ vận động. Cần giữ các khoản này để phát huy tinh thần hỗ trợ lẫn nhau theo truyền thống đất nước, các hộ đóng góp hay không thì tuỳ, có ít sử dụng ít, nhiều sử dụng nhiều

Không hề ảnh hưởng đến hộ gia đình vì đây là những khoản thu tự nguyện

Quỹ đóng góp cho các hội, đoàn thể

Mức thu từ các hội viên, đoàn viên theo điều lệ không cao. Cần phải có khoản thu này để thực hiện các hoạt động của hội, đoàn thể

Mức thu hợp lý, hộ gia đình sẵn sàng đóng góp. Kể cả gia đình vừa có Đảng viên, đoàn viên, hội viên HND, HPN, Hội người cao tuổi… Tổng mức đóng góp cũng không ảnh hưởng.

Quỹ thu bởi HTX

HTX đã tính toán chi tiết tổng chi phí hàng năm để thu tương đương 50.000 đồng/khẩu được chia ruộng đất. Tiền điện bơm nước tính theo công tơ, chia ra mỗi sào phải góp thêm 20.000 đồng/năm là phù hợp. Nếu không thu thì không có tiền bơm nước.

Đề nghị giảm khoản đóng góp này nhưng nhà nước phải hỗ trợ về xã để xã đưa về HTX khoản tiền này nhằm bù tiền điện bơm nước



Nhà có ruộng đồng thì phải đóng góp là đúng, thế nhưng được một vài sào ruộng mà phải góp tới hơn 50.000 đồng/sào thì cao so với giá trị sản xuất ra trên sào ruộng đó.

Đóng góp mẫu giáo

Tổng tiền đóng góp của các cháu sẽ được sử dụng vào các khoản khác nhau, trong đó có tiền công cho cô giáo trông trẻ. Mức góp lại do trên chỉ đạo xuống nên xã phải thu mặc dù biết là cao.

Nhà nước cần hỗ trợ tiền lương cho cô giáo thì sẽ giảm được tiền gia đình đóng góp cho các cháu.



Với các hộ có trẻ học mẫu giáo: khoản thu học phí mẫu giáo gây nhiều bức xúc cho hộ gia đình vì mức thu cao quá. Có hộ nghèo tổng thu nhập 1 năm là 2,4 triệu thì đóng góp cho 3 cháu nhỏ đã hết toàn bộ số thu nhập. Gia đình rơi vào hoàn cảnh ngày càng khó khăn

Đóng góp của học sinh cho xây dựng trường học

Xây trường học để phát triển giáo dục là một định hướng và yêu cầu hết sức quan trọng. Điều này đỏi hỏi cơ sở vật chất, hạ tầng, thiết bị học tập ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên để có kinh phí xây dựng thì xã phải thu từ học sinh bởi các em là những người hưởng lợi trực tiếp, gia đình phải đóng góp cho các em. Mức đóng góp cao nhưng không còn cách nào khác để bù, trừ trường hợp nhà nước có hỗ trợ.

Quá cao, hàng năm gia đình rất lo lắng mỗi khi năm học mới phải đóng góp hàng loạt các khoản tiền cho con.

Bên cạnh đó mức thu học phí của trường dân lập cũng cao quá, nhà nước cần quy định mức trần học phí cấp 2, 3 mà trường dân lập có thể thu.













Một số ý kiến khác về việc miễn, giảm, bỏ các khoản thu từ dân:

  • Ông Trần Ngọc Thế (Trưởng ban ngân sách xã Trường Sơn): Trong 5 quỹ thu từ lao động trong hộ theo quy định của nhà nước (quỹ an ninh quốc phòng, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ chăm sóc trẻ em): chỉ nên duy trì quỹ an ninh quốc phòng để đảm bảo có nguồn chi cho công tác đảm bảo an ninh trật tự, còn các quỹ còn lại, nhất là quỹ công ích và quỹ phòng chống thiên tai nên bỏ đi và thay bằng hình thức thu khác, ví dụ: khi cần đến xây dựng công trình, đối phó lụt bão… thì khi đó mới huy động. Do đó các quỹ này nên loại bỏ và không nên thành quy định.

Giải pháp để giảm đóng góp của dân đối với xã Trường Sơn:

  • Xây dựng làng nghề để thu hút lao động, tạo ra giá trị kinh tế, tăng được nguồn thu từ thuế, từ đó giảm thu từ dân.

  • Mở đường, khai hoang vào các vùng đất chưa sử dụng, đất có năng lực khai thác. Sau đó bán đất hoặc cho đấu thầu đất, tạo có nguồn thu cho ngân sách và nguồn thu thuế đất những năm tiếp theo.

  • Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó chủ tịch UBND xã Đức Châu): Có nhiều khoản thu cần được cấp trên hỗ trợ bỏ hoặc giảm, nếu không xã lại phải thu từ dân chứ không còn cách nào khác: ví dụ: khoản thu đối ứng phục vụ công trình kiên cố hoá kênh mương. Trường hợp xã Đức Châu người dân phải đóng góp khoản đối ứng với tổng số tiền là 210.000.000 đồng, do đó xã tiến hành thu 45.000 đồng/khẩu nhận đất/năm mới đủ số tiền trên. Khoản thu phục vụ làm được giao thông nội đồng: cũng phải thu 50.000 đồng/1 nhân khẩu trên sổ hộ khẩu/năm (nhân khẩu trên số hộ khẩu bất kể đang lao động ở nơi khác, nếu có tên trên sổ đều phải nộp). Khoản thu trên khẩu xã hội: thu 20.000 đồng/1 nhân khẩu trên sổ hộ khẩu/năm. Như vậy, chỉ tính riêng 3 khoản thu ở trên thì nếu một hộ có 4 nhân khẩu, trong đó có 3 nhân khẩu nhận đất thì một năm phải góp tới 415.000 đồng.

  • Ông Thái Hình (Trưởng phòng NN huyện Đức Thọ): Đối với việc thu thủy lợi phí: nên bỏ thủy lợi phí nhưng thực hiện theo hình thức giảm dần qua các năm. Lý do bỏ là để giảm đóng góp của dân vì khoản này cũng khá cao. Nhưng thực hiện bằng cách mỗi năm giảm thủy lợi phí 20%. Nhà nước căn cứ mức giảm để cân đối kinh phí bù. Nếu bỏ hẳn sẽ gây ra tình trạng sự phục vụ của bộ máy quản lý thủy lợi không đến nơi đến chốn. Khi thực hiện giảm thủy lợi phí cần hết sức thận trọng, làm thế nào để bộ máy thu và quản lý thủy lợi phí không bị ảnh hưởng về quyền lợi thì sẽ không làm ảnh hưởng đến dân.

Đối với huy động vốn góp của dân cho xây dựng cơ sở hạ tầng: bấy lâu nay trong xây dựng cơ sở hạ tầng đều do nhà nước huy động sức dân đóng góp. Bỏ thì lấy đâu mà xây, nhà nước có hỗ trợ được không, nếu hỗ trợ được không cẩn thận lại quay về thời bao cấp.
5. Tình hình đóng góp của dân

Kết quả khảo sát một số hộ dân nông thôn ở hai xã điều tra cho thấy một số vấn đề nổi bật sau:

  • Hầu hết các hộ không nhớ các khoản đóng góp trong một năm của gia đình gồm những khoản gì, hết bao nhiêu tiền, kể cả hộ nghèo. Hộ chỉ nhớ rằng có đóng góp các quỹ theo quy định, có đóng góp khi có vận động, có đóng góp vào quỹ hội. Còn số tiền bao nhiêu thì không phải hộ nào cũng nhớ rõ.

  • Đối với các khoản đóng góp có giá trị lớn cho xây dựng trường học, học phí mẫu giáo, thuỷ lợi phí, các khoản đóng góp bằng thẻ cử tri,… thì các hộ còn nhớ chính xác mức đóng góp của gia đình.

  • Đóng góp của hộ nghèo: có hộ nghèo ở xã Đức Châu thì chỉ tính riêng số tiền đóng góp đã cao hơn thu nhập trong năm của hộ (106,75%). Đây là trường hợp hộ nghèo, được tạo điều kiện vay vốn ngân hàng chính sách để sản xuất nhưng lại có 3 cháu học mẫu giáo không được miễn giảm học phí. Ngược lại có hộ nghèo ở xã Trường Sơn hầu như không phải đóng góp vào các quỹ, được miễn giảm nhiều khoản, một năm chỉ phải góp 6.000 vào quỹ Hội nông dân, 11.500 thuế đất và 400.000 đồng xây dựng trường (tổng tiền đóng góp trên tổng thu nhập bằng 4,39%). Một trường hợp hộ nghèo khác phải đóng góp tới 27,76% tổng thu nhập, phần lớn cho xây dựng cơ sở hạ tầng và thuỷ lợi phí. Tỷ lệ tổng tiền đóng góp trên tổng thu nhập của hộ thể hiện trong Error: Reference source not found.

  • Trong số các khoản đóng góp của dân thì phần đóng góp cho xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đó là các khoản đóng góp vào HTX (trong đó bao gồm thuỷ lợi phí).

  • Các hộ nghèo mới chỉ được hỗ trợ vay vốn ngân hàng là chính, còn các khoản miễn, giảm cho đóng góp vẫn chưa được quan tâm đầy đủ.



6. Ý kiến, bức xúc của người dân:

  • Các khoản thu từ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quá cao, thu bằng đủ các hình thức khác nhau, từ mẫu giáo, học sinh, thẻ cử tri cho đến thu trên khẩu xã hội… Là người dân sống trong xã, mặc dù điều kiện gia đình khó khăn nhưng gia đình vẫn biết phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu không đóng góp thì làm sao có trường cho con em mình học, làm sao có đường giao thông mà đi. Hơn nữa, không đóng góp thì khi lên xã làm các thủ tục hành chính sẽ không được làm do chưa hoàn thành nghĩa vụ với xã. (Ông Hoàng Khắc Tảo - Chủ hộ nghèo ở xã nghèo Đức Châu).

  • Kể cả khi các khoản đóng góp của gia đình luôn thực hiện đầy đủ và không ảnh hưởng đến thu nhập của hộ thì vấn đề ảnh hưởng đến học tập của con em do ảnh hưởng của bão lũ cũng gây thiệt thòi lớn cho học sinh. Các cháu phải nghỉ học hàng tháng trời vì lũ lụt, chất lượng học tập của các cháu giảm xuống nhiều.

  • Chế độ đối với đội ngũ cán bộ chi hội phụ nữ thôn còn chưa hợp lý, chưa cho phép họ đóng bảo hiểm. Cần quan tâm đến quyền lợi của cán bộ hội các chi hội hơn.

  • Sau mỗi trận lụt đường giao thông bị xuống cấp, thôn thường xuyên thu tiền sửa chữa đường của dân khiến dân đóng nhiều quá. Đề nghị Nhà nước hỗ trợ làm đường giao thông để giảm các khoản đóng góp đường xá cho dân.

  • Cần nghiên cứu cung cấp các loại giống tốt, có năng suất và chất lượng tốt và hạ giá giống xuống.

  • HTX Dịch vụ Nông nghiệp Đại Thành (xã Trường Sơn) đã mua lại trạm bơm của xí nghiệp thủy nông nhưng vẫn còn nợ tiền. Mặc dù tiền thủy lợi phí còn cao (23kg/sào) song cũng không thể giảm được do vẫn còn phải trả nợ.

  • Tiền phân bón quá cao, giá cả nông sản lại thấp, các khoản đóng góp lại dồn dập vào tháng 6 nên gây nhiều khó khăn cho nhân dân. Riêng việc thu tiền làm đường cũng rất khó khăn do phải đóng quá nhiều.

  • Khoản công ích 50.000đ/người nên xem xét cắt giảm, nếu bỏ hẳn thì càng tốt.

  • Giảm tiền điện sản xuất.

  • Xã nên quan tâm đến doanh nghiệp và lao động trong địa phương hơn, các công trình xây dựng trong xã nên mua gạch và thuê lao động trong xã làm, không nên thuê lao động bên ngoài về làm trong xã.

  • Tuy nhiên tiền thủy lợi phí và các khoản đóng góp quá cao.

  • Các tiêu chí dựa vào để thu đều hợp lý.

  • Đề nghị bỏ các khoản đóng quỹ quốc phòng, công ích, đền ơn đáp nghĩa, trẻ thơ vì đời sống còn nhiều khó khăn.

  • Kiến nghị: đảm bảo giá cả ổn định cho người nông dân. Các dịch vụ phục vụ nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu và đặc biệt là giống, khi sản xuất thì người nông dân phải chịu cuối cùng nếu giống không tốt. Nên cho người có điều kiện làm nhiều thay cho các hộ không có điều kiện làm.

  • Đề nghị xóa thuế đất.

  • Đề nghị giảm thuế nông nghiệp, giảm quỹ chống bão lụt vì tự nhà chống, không có sự giúp đỡ của chính quyền.

  • Bức xúc: thu thuế đất nông nghiệp còn cao so với mặt bằng vì mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ.

  • Đóng góp về xây dựng đường còn cao so với thu nhập của gia đình.

  • Đề nghị tạo điều kiện cho vay vốn cho dân đi nước ngoài làm việc.

  • Tiền học phí và đóng góp xây dựng trường quá cao so với khả năng của gia đình.

  • Tiền xây dựng đường giao thông còn cao.

  • Người có sức lao động thì không có đất làm còn người già không có sức lao động lại có nhiều đất.

  • Người già mất đi thì suất đất để lại cho con cái trong nhà, trong khi đó các hộ khác có trẻ sinh ra lại không được thừa hưởng đất, đây là điều không hợp lý.



VIII. Tỉnh Đắc Lắk
VIII.1 Điều kiện KT - XH của tỉnh Đắc lắc

Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125 km2, dân số gần 1,8 triệu người, có 44 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 30%; có 4 tôn giáo chính với trên 40 vạn đồng bào theo đạo, chiếm 24%. Có 12 huyện, 01 thành phố; 177 xã, phường, thị trấn, với 2.329 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó có 548 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Trong số 44 dân tộc anh em có mặt trên địa bàn Daklak, một số dân tộc có số dân lớn là: Dân tộc Kinh chiếm 70,65% dân số, D ân tộc Ê đê chiếm 13,69 %, Dân tộc Nùng 3,9%, Dân tộc Mnông 3,51%, Dân tộc Tày 3,03%, Dân tộc Thái 1,04%, Dân tộc Dao 0,86%.

Tổng giá trị gia tăng của tỉnh Đắc lắc năm 2006 đạt 7.894,5 tỷ đồng (giá so sánh 1994), tăng 9,11% so với năm 2005. Thu nhập bình quân đạt 5,954 triệu đồng/người/năm (giá hiện hành). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Thu ngân sách cân đối trên địa bàn ước đạt 1.020,5 tỷ đồng và tăng 14,6% so năm 2005. Dân số trung bình của tỉnh là 1,734 triệu người. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 là 25,05%.



1. Huyện Krong Pac


Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 2.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương