Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ



tải về 1.12 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích1.12 Mb.
#36660
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Đánh giá mức độ thay đổi về kiến thức đầy đủ của người dân trước và sau can thiệp theo chỉ số CSDPQG-20 thì sau can thiệp tăng 48,7% kiến thức đầy đủ về HIV so với trước can thiệp. Tính riêng độ tuổi từ 15-24 tuổi, kiến thức đầy đủ về HIV cũng tăng lên hơn 50% sau can thiệp. Sự khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,001.

Bảng 7: Kiến thức về phòng tránh lây truyền HIV từ mẹ sang con, thuốc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và thuốc ARV điều trị cho người nhiễm.

Đặc trưng

Trước can thiệp (%)

Sau can thiệp

(%)

Phần trăm thay đổi sau can thiệp (%)

Giá trị

p

Biết HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con (1 trong 3 đường)

93,2

99,1

5,9




Biết HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai

90,2

98,0

7,8

p<0,001

Biết HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con khi sinh

75,8

90,7

14,9

p<0,001

Biết HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con khi cho con bú

69,1

91,8

22,7

p<0,001

Biết có thuốc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

24,4

81,1

56,7

p<0,001

Biết có thuốc điều trị ARV

40,9

89,3

48,4

p<0,001

Hiểu biết về phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con:

Tỷ lệ người dân biết một trong ba đường lây là khá cao, chỉ khác biệt 5,9% sau can thiệp so với trước can thiệp. Đường lây truyền HIV từ mẹ sang con trong lúc mang thai là đường lây mà người dân biết nhiều nhất; tỷ lệ này trước can thiệp là là 90,2% và sau can thiệp là 98%. Tỷ lệ biết HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi sinh (90,7%) và cho con bú (91,8%) cao hơn so trước can thiệp (tỷ lệ tương ứng là 75,8% và 69,1%).

Kiến thức về thuốc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con còn khá mới mẻ đối với đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, qua 6 năm sự cải thiện về kiến thức của người dân được nâng lên rõ rệt. Sau thời gian can thiệp tỷ lệ này là 81,1%, tăng gần gấp 4 lần (24,4% năm 2006) (p<0,001).

Tỷ lệ người dân biết đã có thuốc ARV điều trị cho người có HIV/AIDS trước can thiệp là 40,9%; sau can thiệp tỷ lệ này là 89,5% (tăng hơn 48%) (p<0,001).

Kiến thức đạt về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con:

Tương tự phần đánh giá kiến thức đầy đủ của người dân về HIV, kiến thức đạt của người dân về LTMC cũng sử dụng cả ba câu hỏi (1) HIV có thể lây từ mẹ sang con trong lúc mang thai không? (2) HIV có thể lây từ mẹ sang con trong lúc đẻ không? và (3) HIV có thể lây từ mẹ sang con khi cho bú không?. Đối với mỗi câu hỏi trả lời đúng tương đương đạt “1 điểm”, câu trả lời sai không được tính điểm. Kiến thức về LTMC được cho là đạt nếu trả lời được 3 câu đúng; còn nếu trả lời dưới 3 câu đúng là chưa đạt.





Biểu đồ 5: Kiến thức đạt về LTMC phân theo câu trả lời đúng 2006-2012

Mức kiến thức trung bình về LTMC trước can thiệp đạt 2,3 câu thấp hơn so với 2,8 câu sau can thiệp (Phụ lục 4). Trước can thiệp tỷ lệ người dân trả lời đúng cả 3 câu chỉ chiếm 61,1% so với 86,6% sau can thiệp. Năm 2006, số câu trả lời đúng tập trung vào trả lời được một đường lây truyền và hai đường lây truyền.



Bảng 8: Kiến thức đạt về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con 2006-2012

Đặc trưng

Trước can thiệp

(%)

Sau can thiệp

(%)

Phần trăm thay đổi sau can thiệp (%)

Giá trị p

Trả lời đúng 3 câu về các đường lây truyền TMSC













Thanh niên 15-24

64,1

89,2

25,1

p<0,001

Nam giới

62,1

88,9

26,8

p<0,001

Nữ giới

66,0

89,4

23,4

p<0,001

Người dân 15-49

61,1

86,6

25,5

p<0,001

Nam giới

60,5

80,0

22,0

p<0,001

Nữ giới

61,5

84,5

28,9

p<0,001

Kiến thức về dự phòng mẹ con tăng hơn 25% ở cả nhóm người 15-49 và 15-24 sau thời gian can thiệp (p<0,001). Tuy nhiên, ở nhóm 15-49, tỷ lệ nữ giới có hiểu biết đầy đủ về ba đường lây truyền HIV từ mẹ sang con tăng hơn nam giới (tăng 28,9% ở nữ giới so với tăng 22% ở nam giới) thì ở nhóm tuổi 15-24 nam giới lại đóng vai trò ngược lại (tăng 26,8% ở nam giới so với tăng 23,4% ở nữ giới). Việc nam giới trong độ tuổi thanh niên có hiểu biết về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là khá đặc biệt thể hiện nam giới trẻ tuổi đã có sự quan tâm đến vấn đề sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn dự phòng lây nhiễm HIV và có trách nhiệm với tương lai của mình.

      1. Hành vi thực hành phòng, chống HIV/AIDS.

        1. Hành vi quan hệ tình dục và sử dụng BCS của đối tượng nghiên cứu 2006-2012

Hành vi quan hệ tình dục:


Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương