Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ



tải về 1.12 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích1.12 Mb.
#36660
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

MỤC LỤC BIỂU ĐỒ




Biểu đồ 1

Đặc trưng về giới tính của đối tượng nghiên cứu 2006-2011

Biểu đồ 2

Đặc trưng về nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 2006-2012

Biểu đồ 3

Tỷ lệ đồng bào dân tộc Thái đã từng nghe về HIV/AIDS 2006-2012

Biểu đồ 4

Kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS phân theo số câu trả lời đúng của đối tượng nghiên cứu 2006-2012

Biểu đồ 5

Kiến thức đạt về dự phòng LTMC phân theo số câu trả lời đúng của đối tượng nghiên cứu 2006-2012

Biểu đồ 6

Hành vi quan hệ tình dục và quan hệ tình dục lần đầu ≤ 18 tuổi 2006-2012



PHẦN A

TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU



1. Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài

  1. Đóng góp mới của đề tài:

- Thanh Hóa lại là tỉnh có dân số đông và nhiều huyện/thị, có đến 11 huyện miền núi chiếm 40,7% số huyện trong tỉnh, có 8 dân tộc anh em sinh sống trong đó dân số là dân tộc thiểu số chiếm 17,5%, dân tộc Thái chiếm 34,8% trong nhóm dân tộc thiểu số và chiếm 6,6 % dân số của tỉnh. Dịch HIV/AIDS ở Thanh Hóa vẫn trong giai đoạn tập trung, các trường hợp nhiễm HIV chủ yếu là những người có liên quan đến TCMT và PNMD. Đây là nghiên cứu đầu tiên về HIV/AIDS ở nhóm đồng bào dân tộc thiểu số tại Thanh Hóa ở độ tuổi từ 16 đến 49 tuổi. Nghiên cứu đã phát hiện thêm một nhóm quần thể mới có nguy cơ cao nhiễm HIV/AIDS là đồng bào dân tộc Thái.

- Kết quả nghiên cứu năm 2006 trong nhóm đồng bào dân tộc Thái ở hai huyện miền núi Quan Hóa và Lang Chánh đã phát hiện tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm này là 3,3% - tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất trong các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số ở 11 tỉnh điều tra trong cả nước.

- Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng dịch tễ học về HIV/AIDS ở Việt Nam nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng về sự phân bố dịch HIV/AIDS; không chỉ ở các khu vực đô thị, thành phố mà đã lan đến các địa phương miền núi, đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.

- Kết quả đánh giá sự thay đổi về nhận thức, hành vi thực hành, tỷ lệ nhiễm HIV; các đặc trưng riêng biệt liên quan của đồng bào dân tộc Thái vừa là bộ tư liệu khoa học quan trọng, vừa là kết quả khẳng định hiệu quả của những biện pháp can thiệp hoàn toàn mới so với trước khi triển khai dự án. Là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch lựa chọn mô hình, biện pháp can thiệp phù hợp với điều kiện thực tế, phong tục tập quán của từng dân tộc, từng địa phương.

- Quá trình tổ chức thực hiện nghiên cứu ở cả hai huyện Quan Hóa và Lang Chánh hoàn thành đã được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, các ngành, đoàn thể và nhân dân. Điều này khẳng định sự tác động tích cực của dự án đã làm thay đổi nhận thức, quan điểm và sự vào cuộc của chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở địa phương vùng đồng bào dân tộc Thái trong công tác phòng chống HIV/AIDS.


  1. Tóm tắt kết quả cụ thể của đề tài:

Sau 6 năm triển khai can thiệp (từ năm 2006 đến 2012), sự thay đổi về kiến thức, hành vi thực hành phòng, chống HIV/AIDS của đồng bào dân tộc Thái thể hiện ở một số kết quả cụ thể sau:

Tỷ lệ đã nghe về HIV tăng từ 92,9% năm 2006 lên 99,6% năm 2012. Kiến thức đầy đủ về phòng, chống HIV/AIDS của người dân Thái năm 2012 tăng gấp 3 lần so với năm 2006. Kiến thức đầy đủ về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sau can thiệp tăng gần 1,5 lần so với trước thời điểm can thiệp. Tỷ lệ người dân hiểu sai về đường lây truyền HIV qua muỗi đốt và ăn uống chung giảm theo thứ tự từ 42,1% xuống 4,7% và từ 28,2% xuống còn 6% năm 2012.

Tỷ lệ đồng bào dân tộc Thái có sử dụng ma túy năm 2012 giảm (1,1%) so với năm 2006 (1,9%). Hành vi tiêm chích trong những người sử dụng ma túy cũng giảm từ 93,3% xuống còn 88,9%.

Hành vi sử dụng BCS trong lần gần đây nhất với chồng/vợ/bạn tình tăng từ 7,9% (năm 2006) lên 22,5% (năm 2012). Yếu tố cùng nhau quyết định sử dụng BCS tăng từ 63% lên 68.6% năm 2012. Tần suất sử dụng BCS thường xuyên với vợ/chồng/bạn tình trong năm qua cũng tăng giữa 2 thời điểm can thiệp 4.7% năm 2006 lên 6,2% năm 2012.

Tỷ lệ đồng bào dân tộc Thái đã từng làm xét nghiệm HIV tăng từ 3% năm 2006 lên 27% năm 2012. Tỷ lệ phụ nữ có thai được tư vấn xét nghiệm HIV và nhận kết quả trong lần mang thai gần nhất tăng từ 2,2% lên 42%.

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm đồng bào dân tộc dân tộc Thái giảm từ 3,3% (năm 2006) xuống còn 1% (năm 2012). Hơn 60% trường hợp nhiễm HIV là người có hành vi TCMT.



  1. Hiệu quả về đào tạo

Với sự tài trợ nguồn lực của "Dự án phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam", Cục phòng, chống HIV/AIDS Bộ Y tế, sự hỗ trợ kỹ thuật và giám sát thực hiện nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ học trung ương, Thanh Hóa đã có được bộ tư liệu đáng tin cậy về kết quả can thiệp sau 6 năm trên nhóm đồng bào dân tộc Thái. Đồng thời nâng cao năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu triển khai cho đội ngũ cán bộ của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Ban quản lý dự án tỉnh, của hai Trung tâm Y tế huyện Quan Hóa và Lang Chánh.

  1. Hiệu quả về kinh tế, xã hội

Kiến thức phòng chống HIV/AIDS tăng gấp 3 lần là chỉ số thuyết phục. Một số chỉ số về thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS chưa cao như tỷ lệ sử dụng BCS trong lần quan hệ tình dục gần đây nhất. Tuy nhiên, 27% số người đã từng được tư vấn, xét nghiệm HIV; 42% số PNMT trong lần gần đây nhất xét nghiệm và nhận kết quả HIV là tỷ lệ khá cao và là sự thay đổi đáng kể ở địa bàn và điều kiện khó khăn để tiếp cận được các dịch vụ này.

Tỷ lệ nhiễm HIV giảm rõ rệt (1% năm 2012 so với 3,3% năm 2006) cho thấy tác động can thiệp của dự án thực sự có hiệu quả, giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định trật tự xã hội.



2. Áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội

Các mô hình hoạt động có hiệu quả sẽ được xem xét, đánh giá nhân rộng như truyền thông dựa vào hệ thống nhân sự bản địa. Mô hình truyền thông lồng ghép trong các hội nghị của thôn/bản, qua vai trò của già làng, trưởng bản, đội truyền thông lưu động, mô hình trao đổi bơm kim tiêm sạch qua đội ngũ đồng đẳng viên, TVXNTN lưu động lồng ghép với chăm sóc và điều trị có thể áp dụng cho các đồng bào dân tộc khác ở các huyện miền núi trong tỉnh Thanh Hóa.



3. Đánh giá thực hiện đề tài so với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt

Đề tài được triển khai và hoàn thành đúng tiến độ so với quy định và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Việc triển khai trên địa bàn huyện miền núi, địa bàn khó khăn đã huy động nhiều cán bộ từ tuyến tỉnh, huyện xã và thôn bản tham gia điều tra. Quá trình điều tra thu thập số liệu khó tránh khỏi sai số do bất đồng ngôn ngữ (mặc dù có phiên dịch khi cần thiết), kỹ năng của cán bộ điều tra ... Tuy vậy, nhóm nghiên cứu đã cố gắng để hạn chế sai số đến mức thấp nhất, thu thập được đầy đủ các chỉ số dự kiến của đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt. Kinh phí được sử dụng theo đúng hướng dẫn định mức chi tại Thông tư số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/05/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ (Phụ lục 1).



4. Các ý kiến đề xuất

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự tác động tích cực và có hiệu quả từ các hoạt động can thiệp của dự án bằng những chỉ số khả quan về thay đổi kiến thức phòng, chống HIV/AIDS, chỉ số tiếp nhận dịch vụ VCT, giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm HIV sau 6 năm thực hiện mặc dù sự thay đổi chỉ số về thay đổi hành vi chưa có sự khác biệt rõ rệt. Can thiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số có những hạn chế về thói quen, văn hóa phong tục tập quán khó thay đổi, điều kiện đi lại và tiếp cận khó khăn. Vì vậy, các mô hình truyền thông cần được cải, thiện lồng ghép trong chương trình phát động phong trào "Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS ở cộng đồng dân cư" cùng với các hoạt động tư vấn, chăm sóc, điều trị (dịch vụ trọn gói) đến tận xã, thôn/bản.



Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương