Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ



tải về 1.12 Mb.
trang11/14
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích1.12 Mb.
#36660
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

BÀN LUẬN


Kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm đồng bào dân tộc Thái 2006-2012

Một trong những mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đến 2010 và tầm nhìn 2020 là nâng cao nhận thức của người dân về phòng, tránh lây nhiễm HIV, sao cho 100% người dân ở thành thị, 80% người dân ở khu vực nông thôn và miền núi có những hiểu biết chính xác về HIV/AIDS và biết cách phòng tránh [30]

Qua 6 năm triển khai can thiệp tại Quan Hóa và Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa do Ngân hàng Thế giới tài trợ, kiến thức về HIV/AIDS, hành vi thực hành phòng chống HIV/AIDS và tỷ lệ nhiễm HIV trong đồng bào dân tộc Thái đều có chuyển biến tích cực. Sau can thiệp gần như tuyệt đối 100% người dân tộc Thái tham gia phỏng vấn đã từng nghe nói về HIV/AIDS. Tỷ lệ này cũng tương đồng với kết quả điều tra đồng bào dân tộc ở Lai Châu và Yên Bái năm 2009 [12] [13]. Tỷ lệ người dân trả lời đúng các biện pháp phòng lây nhiễm HIV và phản đối quan niệm sai lầm chung nhất về AIDS cũng được nâng lên rõ rệt. Kết quả này cũng được tìm thấy tương tự ở Điều quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2003, điều tra về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực thượng vùng sông Mekong năm 2002 và trong điều tra can thiệp phòng tránh lây nhiễm HIV trong đồng bào dân tộc thiểu số Dai ở tỉnh Yunnan Trung Quốc năm 2010 [2] [33] [42].

Tuy chưa đạt mức 80% người dân khu vực nông thôn và miền núi có hiểu biết chính xác về HIV và các cách phòng tránh như Chiến lực quốc gia, nhưng mức độ hiểu biết đầy đủ của người dân Thái tỉnh Thanh Hóa về HIV/AIDS đã ở mức hơn 60% đối với cả hai giới nam nữ ở nhóm tuổi 15-49, và hơn 70% đối với hai giới ở nhóm thanh niên 15-24 tuổi. So với trước can thiệp chỉ số thay đổi là hơn 40% ở các hai nhóm tuổi và ở cả hai giới. Có thể nói đây là chỉ báo tích cực phản ánh hiệu quả của chương trình truyền thông, giảm hại tại hai huyện trong những năm triển khai dự án vừa qua. Đạt được kết quả như vậy là có sự chỉ đạo định hướng đúng đắn của Cục phòng, chống HIV/AIDS thông qua các khuyến nghị truyền thông và giảm hại sau cuộc điều tra đánh giá ban đầu năm 2006. Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS và Dự án phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ tại Thanh Hóa đã thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo trên, huy động sự tham gia vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS từ các cấp ban ngành, cơ sở y tế các tuyến, đến già làng trưởng bản, người dân và người có hành vi nguy cơ cao của hai địa phương trên cùng với tải lượng phát sóng các tin bài truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng của huyện/xã và số lượng tài liệu truyền thông phân phát mỗi năm. Hiệu quả can thiệp đạt được còn cho thấy sự thành công của yếu tố truyền thông dựa vào hệ thống người có uy tín trong cộng đồng bản địa, dựa vào cấu trúc truyền thống của người dân tộc và vẫn giữ gìn phát huy được bản sắc văn hóa, ngôn ngữ địa phương của họ [6]. Kiến thức đầy đủ về HIV tăng cũng được tìm thấy trong cộng đồng dân cư có nhận dịch vụ can thiệp so với người dân không được triển khai can thiệp trong một điều tra ở Thanh Hóa năm 2009 và trong đồng bào dân tộc H.Mông ở Lai Châu và đồng bào dân tộc Dao ở Yên Bái điều tra năm 2009 [9a] [13].

Chỉ số trả lời đúng về ba đường lây truyền HIV từ mẹ sang con ở đồng bào dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa năm 2012 sau can thiệp là hơn 80%, tăng hơn 20% so với trước thời điểm can thiệp. Một tỷ lệ khá cao trong đồng bào dân tộc thiểu số. Và tỷ lệ người biết về thuốc điều trị dự phòng LTTMSC cũng tăng từ 24,4% lên 81,1% sau can thiệp. Đây là một dấu hiệu đáng mừng sau sáu năm can thiệp. Sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê ở mức ở mức p<0,001. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả từ điều tra của Unicef về tiếp cận chăm sóc điều trị cho phụ nữ và trẻ em nhiễm HIV trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Nghiên cứu chỉ rõ sự thất bại trong điều trị dự phòng LTMC và tiếp cận với dịch vụ điều trị ARV cho người nhiễm HIV đang mang thai một phần là do tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận với thông tin dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và biết có thuốc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là quá thấp. Bên cạnh đấy, những yếu tố chủ quan như người dân tộc thường có trình độ hiểu biết xã hội thấp, ngại va chạm và xấu hổ khi nói về vấn đề sinh sản, không bộc bạch các triệu chứng khi bị bệnh, cộng thêm không được nhận các thông tin về các con đường lây truyền HIV từ mẹ sang con qua các kênh thông tin đại chúng cũng như trong các lần khám thai tại cơ sở y tế, không phổ biến các thông tin về điều trị dự phòng và các dịch vụ can thiệp hỗ trợ không sẵn có trên địa bàn. Nghiên cứu này cũng chỉ rõ tầm quan trọng của việc biết các thông tin dự phòng LTMC và thuốc điều trị LTMC vì theo ước tính ở Việt Nam có khoảng 2 triệu phụ nữ mang thai mỗi năm và tỷ lệ nhiễm HIV quốc gia trong nhóm PNMT đang là 0,25% trong khi theo tổ chức y tế thế giới tỷ lệ lây truyền TMSC là khoảng 30-45% nếu không được can thiệp điều trị [39]. Vì vậy, cung cấp kiến thức để người dân có thông tin tự quyết định hành vi bảo vệ sức khỏe của mình khi có nguy cơ và bị bệnh là một trong những chỉ số quan trọng của chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con [39].

Hành vi thực hành phòng, chống HIV/AIDS trong nhóm đồng bào dân tộc Thái 2006-2012

Gần 30% người dân tộc Thái có quan hệ tình dục lần đầu tiên dưới 18 tuổi ở cả hai vòng điều tra, tuổi trung bình QHTD lần đầu tiên là 20 tuổi, có đến 27% thanh niên độ tuổi 15-24 có quan hệ tình dục khi chưa lập gia đình tăng 18% so với trước can thiệp (p<0,05). Hành vi có quan hệ tình dục trước hôn nhân và cởi mở trong QHTD của đồng bào dân tộc nói chung [2] và đồng bào Thái ở Thanh Hóa nói riêng là khá phổ biến. Kết quả này cũng được tìm thấy ở điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, điều tra của Khương Văn Duy năm 2004 tại Hà Tĩnh [2] [29].

Tỷ lệ người dân 15-49 tuổi sử dụng BCS trong lần gần nhất với vợ/chồng tăng 14% và sự thay đổi này là có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên với chồng/vợ trong năm qua chỉ tăng nhẹ từ 4,7% lên 6,2% sau can thiệp, tuy nhiên không có sự khác biệt giữa trước và sau can thiệp (p>0,05). Kết quả này cũng tương đồng với kết quả điều tra năm 2009 đồng bào dân tộc Dao ở Yên Bái và đồng bào dân tộc H.Mông ở Lai Châu [12] [13]. Để đánh giá hiệu quả của chương trình sau 6 năm can thiệp lên hành vi thay đổi sử dụng BCS trong đồng bào dân tộc thì rất là khó. Có thể khi hỏi đồng bào Thái có thể trả lời rất tốt là BCS có thể phòng tránh lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng thực tế việc thay đổi hành vi sử dụng BCS trong QHTD thì lại hoàn toàn khác. Kết quả của cả trước và sau can thiệp cho thấy lý do không thích dùng BCS trong QHTD của người dân tộc thường xuất phát từ việc họ không thích dùng, thứ hai những người phụ nữ dân tộc thường sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình bằng đặt vòng hoặc uống thuốc tránh thai. Điều này cũng tìm thấy một phần tương đồng trong điều tra của Ross và cộng sự ở Hoa Kỳ năm 2006 khi mà người tham gia phỏng vấn cho biết sử dụng bao cao su là biện pháp phòng tránh thai hiệu quả và có thể bảo vệ họ trước hiểm họa của dịch HIV hay ngăn cản lây truyền của các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng niềm tin vào tôn giáo, cái gì thuộc về tự nhiên, do tự nhiên tạo ra thì cứ để mọi việc như tự nhiên đã sắp xếp [37]. Nguồn thông tin này có thể gợi ý cho việc thiết kế chương trình truyền thông thay đổi hành vi sử dụng BCS khi QHTD dựa vào văn hóa của người dân tộc Thái trong tương lai.

Có thể thấy người dân tộc Thái tại Thanh Hóa có rất nhiều nguy cơ làm lan truyền HIV qua quan hệ tình dục do thói quen không thích sử dụng BCS với bạn tình thường xuyên, không sử dụng 100% BCS khi có QHTD ngoài hôn nhân và người dân tộc Thái lại có cả hành vi tiêm chích ma túy. Mối quan hệ đan chéo này cũng là chiều hướng lây nhiễm chung mà trong báo cáo 6 tháng 2012 của Cục phòng, chống HIV/AIDS đã nhận định nguy cơ làm lây truyền HIV do lây truyền qua đường tình dục sẽ là nguyên nhân chính làm lây truyền HIV ở Việt Nam trong những năm tiếp theo[6].

Trong điều tra đồng bào Thái sau can thiệp chỉ có 9 người dân báo cáo đã từng sử dụng ma túy chiếm tỷ lệ 1,1% so với trước can thiệp là 15 người chiếm 1,9%. Tỷ lệ sử người sử dụng ma túy trong đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ rất ít trong điều tra năm 2006, với 2% ở Thái Nguyên, 1,6% ở Yên Bái, 0,5% ở Cao Bằng và cao nhất ở Lai Châu với 10,5% [3]. Nhưng hành vi người Thái ở Thanh Hóa đã từng tiêm chích trong số người sử dụng ma túy thì khá cao 93,3% trước can thiệp và 88,9% sau can thiệp, cao nhất trong các tỉnh điều tra năm 2006. Tỷ lệ người đồng bào Thái có giảm sử dụng ma túy qua 6 năm can thiệp nhưng tỷ lệ người dân đã từng tiêm chích thì vấn chiếm tỷ lệ cao. Kết quả này lại hoàn toàn ngược lại với điều tra đánh giá giữa kỳ đồng bào dân tộc ở Lai Châu và Yên Bái năm 2009, sau thời gian can thiệp tỷ lệ người sử dụng ma túy ở các đồng bào dân tộc điều tra tăng nhưng tỷ lệ tiêm chích trong đồng bào dân tộc Hmong ở Lai Châu giảm, còn ở đồng bào Dao không phát hiện được người dân nào có hành vi tiêm chích [12] [13].Trong điều tra quốc gia vị thành niên và thanh niên Việt Nam có 0,5% thanh niên có cả nam và nữ báo cáo đã từng sử dụng ma túy. Nhưng trong điều tra này cũng đưa ra một giả thuyết rằng sai số có thể khi người được phỏng vấn trả lời là chưa từng tiêm chích trong khi thực tế họ có thể đang tiêm chích vì vậy mà số người điều tra trong SAVY cũng như trong điều tra đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và điều tra đồng bào Thái của Thanh Hóa năm 2012 nói riêng cũng ở vào hoàn cảnh như vậy. Vì các cuộc điều tra trước cũng thừa nhận kết quả về tỷ lệ sử dụng ma túy bất hợp pháp thường báo cáo thấp vì lý do người được phỏng vấn không muốn thừa nhận về hành vi sử dụng ma túy của mình do e ngại các thông tin đưa ra không được tuyệt đối giữ bí mật và có thể dân đến các hậu quả xấu về mặt pháp luật hoặc danh dự [2]. Những phân tích này cho thấy có thể có một lượng người sử dụng ma túy trong người Thái ở Thanh Hóa vì những lý do khác mà điều tra chưa có cơ hội tiếp cận đến.

Tiếp cận và nhận dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện là chỉ số kiểm tra xem mình có bị nhiễm HIV hay không, đây cũng coi là một yếu tố nguy cơ vì nếu không biết tình trạng nhiễm HIV của mình khó có thể kiểm soát những hành vi nguy cơ của mình có thể truyền HIV cho người khác. Đối với đồng bào dân tộc Thái ở Thanh Hóa có sự thay đổi rõ rệt tỷ lệ người dân nhận dịch vụ HIV sau can thiệp là 25,7% so với 3% trước can thiệp (p<0,001). Trước can thiệp nam giới làm xét nghiệm HIV là chính, sau can thiệp tỷ lệ nam nữ đã từng làm xét nghiệm HIV là tương đương (Bảng 13). Số phụ nữ có thai được tư vấn xét nghiệm và nhận kết quả cũng tăng từ 2,2% lên 42,7%. Từ đây cho thấy trước can thiệp nam giới có ý thức về nguy cơ của mình cơ hội nhận dịch vụ xét nghiệm HIV là cao hơn. Sau can thiệp, qua tiếp nhận được các thông tin truyền thông và dịch vụ giảm hại phụ nữ dân tộc nhận thức được rằng có thể họ có những nguy cơ từ chồng và bạn tình hoặc có những nguy cơ từ ngay chính bản thân mình, vì vậy tỷ lệ tìm đến dịch vụ xét nghiệm HIV và nhận dịch vụ là tăng hơn trước đây. Trong điều tra của Unicef về tiếp cận dịch vụ chăm sóc, điều trị và hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em nhiễm HIV trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Điện Biên, Kon Tum và An Giang cũng đã chứng minh rằng tăng cường phổ biến kiến thức truyền thông, cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV cho phụ nữ vì phụ nữ là người dễ bị tổn thương nhất khi bị nhiễm HIV/AIDS họ còn một gánh nặng gia đình và là người có sứ mệnh sinh ra một thế hệ nối tiếp [39].



Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm đồng bào dân tộc Thái 2006-2012

Ở điều tra này, tỷ lệ nhiễm HIV trong đồng bào dân tộc Thái cũng giảm so với thời gian trước can thiệp (3,3% xuống còn 1%) (p<0,01). Khi phân tích cho thấy nhiễm HIV có mặt cả trong giới nam và giới nữ và có nguồn gốc chủ yếu do tiêm chích ma túy. Điều này cũng được tìm thấy ở rất nhiều nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm HIV chỉ tập trung vào những người có hành vi nguy cơ. Trong một điều tra cặp vợ chồng có chồng là người NCMT tại Quan Hóa và Mường Lát cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm chồng NCMT là 54,5% thì nhóm vợ tỷ lệ là 15%, trong đó có 18 cặp vợ chồng cùng bị nhiễm HIV và không chỉ có chồng là người NCMT, vợ của một số người chồng NCMT cũng có hành vi tiêm chích ma túy và sử dụng chung BKT [11]. Đối với đồng bào dân tộc Thái ở hai huyện điều tra họ đang tiềm ẩn rất nhiều hành vi nguy cơ gộp lại như có quan hệ tình dục trước hôn nhân, có QHTD lần đầu tiên ở độ tuổi còn quá trẻ dưới 18 tuổi, ít sử dụng BCS, có hành vi tiêm chích và dùng chung BKT. Vì vậy mà tỷ lệ nhiễm HIV trong điều tra này cũng phản ánh được thực trạng sức khỏe của người đồng bào dân tộc Thái. Tỷ lệ nhiễm HIV giảm ở đây cũng không thể nói lên được là do có sự can thiệp và đấy là tác động của can thiệp. Vì là điều tra cộng đồng nên việc đối chiếu những đối tượng có kết quả HIV dương tính trong lần điều tra năm 2006 và năm 2012 xem có trùng tên hay không để xác định nhiễm mới trong người dân tộc Thái là không thực hiện được. Ở đây trong điều tra này, chỉ ghi nhận rằng trong 800 đồng bào dân tộc Thái được điều tra tỷ lệ nhiễm là 1%, tỷ lệ này thấp hơn điều tra vòng 1 (820 người) năm 2006 là 2,3 lần.





  1. Каталог: bitstream -> VAAC 360
    VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
    VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
    VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
    VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
    VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
    VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
    VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

    tải về 1.12 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương