Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ



tải về 1.12 Mb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích1.12 Mb.
#36660
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14


Biểu đồ 6: Hành vi QDTD và QHTD lần đầu ≤ 18 tuổi 2006-2012

Tuổi quan hệ tình dục lần đầu của đồng bào Thái khá trẻ (20 tuổi). Có gần 1/3 số người tham quan hệ tình dục lần đầu dưới 18 tuổi. Không có sự khác biệt về độ tuổi quan hệ lần đầu trước và sau thời điểm can thiệp. Số người đã từng quan hệ tình dục sau can thiệp (88,5%) cao hơn so với trước can thiệp (76%).



Bảng 9: Hành vi QHTD của đối tượng nghiên cứu nhóm 15-24 tuổi 2006-2012

Đặc trưng

Trước can thiệp

Sau can thiệp

N

Tỷ lệ (%)

N

Tỷ lệ (%)

Số thanh niên 15-24 tuổi chưa lập gia đình có QHTD

9/91

9,8

33/119

27,3

Nam

8

8,8

26

21,9

Nữ

1

1,1

7

5,9

Nam giới có QHTD BTTX

6/8

66,7

22/26

84,6

Nam giới có QHTD

với BTTX SDBCS gần nhất

3/6

50,0

12/22

54,5

Nam giới có QHTD với BTBC

1/1

11,1

2/26

7,7

Nam giới có QHTD với BTBC

SDBCS gần nhất

0

0

2/2

100

Nữ giới có QHTD với BTTX

1/1

100

7/7

100

Nữ giới có QHTD với BTBC

1/1

100

0

0,0

Tỷ lệ thanh niên 15-24 tuổi chưa lập gia đình có QHTD trước hôn nhân được báo cáo trong điều tra trước can thiệp (9,8%) và sau can thiệp (27,3%). Nam giới có QHTD trước hôn nhân chiếm tỷ lệ đa số so với nữ giới (bảng 9). Trong số nam thanh niên có QHTD trước hôn nhân chủ yếu là QHTD với bạn tình thường xuyên (66,7% năm 2006 so với 84,6% năm 2012). Hành vi sử dụng BCS với bạn tình bất chợt và bạn tình thường xuyên của nam giới năm 2012 thay đổi tích cực hơn năm 2006. Nữ giới có QHTD với bạn tình thường xuyên và với bạn tình bất chợt trong khi năm 2012 nữ giới chỉ có quan hệ tình dục với bạn tình thường xuyên.



Bảng 10: Hành vi QHTD và sử dụng BCS với các loại bạn tình 2006-2012

Đặc trưng

Trước can thiệp

Sau can thiệp

N

Tỷ lệ (%)

N

Tỷ lệ (%)

Trung bình số bạn tình 12 tháng

0,9




0,9




Số bạn tình 12 tháng

622

 

708




1 bạn tình (vợ/chồng)

607

97,4

671

94,8

>= 2 bạn tình

4

0,6

10

1,4

Số nam giới QH với BTBC không trả tiền

2

0,3

7

1,8

SDBCS trong lần QHTD

gần nhất với BTBC

1

50,0

6

85,7

SDBCS thường xuyên

với BTBC trong 12 tháng qua

1

50,0

4

57,1

QH với GMD (401)

0

0

3

0,8

SDBCS trong lần QHTD

gần nhất với GMD

0

0

3

0,8

SDBCS thường xuyên

với GMD trong 12 tháng qua

0

0

3

0,8

Trước can thiệp có 0,6% người dân được hỏi cho biết có từ hai bạn tình trở lên; tỷ lệ này sau can thiệp là 1,4% (tăng gần 1%). Trước can thiệp có 2 người có QHTD với bạn tình bất chợt so với 7 người sau thời điểm can thiệp. Tương tự, trước can thiệp không có người nam giới nào có quan hệ với PNBD, sau can thiệp có 3 người chiếm tỷ lệ 0,8%. Hành vi sử dụng BCS trong bạn tình bất chợt mới đạt trên 50% nhưng đối với nam có quan hệ với GMD thì 100% sử dụng BCS trong lần gần nhất và thường xuyên sử dụng trong vòng 1 năm qua.

Hành vi sử dụng BCS với vợ/chồng:

Kết quả bảng 11 cho thấy tỷ lệ sử dụng BCS trong lần gần nhất với chồng/ vợ trong nhóm từ 15-49 tuổi thay đổi từ 7,9% trước can thiệp lên 22,5% sau can thiệp (tăng 14,6%), một con số đáng kể đối với đồng bào dân tộc (p<0,001). Còn đối với nhóm 15-24 tỷ lệ người sử dụng BCS lần gần nhất tăng 9,6% (tăng từ 20,9% năm 2006 lên 30,5% năm 2012). Điều đáng quan tâm là nam giới vẫn là người có hành vi sử dụng BCS ở cả hai nhóm tuổi tăng mạnh so với nữ giới. Tuy nhiên trong nhóm tuổi 15-24, không có sự khác biệt về việc sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất trước và sau thời điểm can thiệp (p>0,05).



Bảng 11: Hành vi sử dụng BCS của đối tượng nghiên cứu 2006-2012

Đặc trưng

Trước can thiệp (%)

Sau can thiệp (%)

Phần trăm thay đổi sau can thiệp (%)

Giá trị p

- Sử dụng BCS với vợ/chồng trong lần gần đây nhất:

 

 







Thanh niên 15-24:

20,9

30,5

9,6

p>0,05

Nam giới

9,2

23,2

14,0

p>0,05

Nữ giới

6,8

16,7

9,9

p>0,05

Người dân 15-49:

7,9

22,5

14,6

p<0,001

Nam giới

9,0

27,7

18,7

p<0,001

Nữ giới

7,0

17,6

10,6

p<0,001

- Người gợi ý sử dụng BCS trong lần đó:

 

 







Tự bản thân

28,3

27,0







Bạn tình

13,0

4,4




p<0,05

Cùng quyết định

63,0

68,6

5,6

p>0,05

- Sử dụng BCS thường xuyên với vợ/chồng 12 tháng qua:

 

 







Thanh niên 15-24:

4,7

5,4

0,7




Nam giới

6,1

9,2

3,1




Nữ giới

3,5

2,3

-1,2




Người dân 15-49:

4,7

6,2

1,5

p>0.05

Nam giới

6,6

7,7

1,1




Nữ giới

3,1

4,7

1,6




Trong lần sử dụng BCS gần nhất với chồng/vợ, có một thay đổi quan trọng sau can thiệp đó là khi được hỏi ai là người gợi ý trong việc sử dụng bao cao su trong lần đó thì chỉ có 4,4% cho biết bạn tình gợi ý, ở đây bạn tình là vợ hoặc chồng có nghĩa là đồng bào Thái đã giảm sự phụ thuộc vào quyết định của người khác 8,6% (p<0,05). Bên cạnh đó, yếu tố cùng quyết định sử dụng BCS lại tăng lên 5,6% sau can thiệp tuy nhiên không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê sau khi can thiệp p>0,05.

Sử dụng BCS thường xuyên với vợ/chồng trong 12 tháng qua cũng tăng nhẹ từ 4,7% năm 2006 lên 6,2% năm 2012. Sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên để thay đổi một thói quen, một phong tục tập quán không thích sử dụng BCS, và dùng biện pháp tránh thai của người đồng bào dân tộc bằng việc sử dụng BCS thường xuyên trong QHTD không phải là công việc đơn giản. Điều này gợi ý rằng cần tiếp tục các chương trình truyền thông thay đổi hành vi và chương trình này phải dựa vào văn hóa của người dân bản địa và chú trọng những tập quán là hết sức quan trọng khi xây dựng chương trình can thiệp.



        1. Hành vi sử dụng ma túy của đối tượng nghiên cứu 2006-2012

Bảng 12: Hành vi sử dụng ma túy của đối tượng nghiên cứu 2006-2012

Đặc trưng

Trước can thiệp

Sau can thiệp

N

%

N

%

Đã SD ma túy

793 

 

800 

 



15

1.9

9

1,1

Số năm trung bình SDMT

2,9




7,4




Đã TCMT

 15

 

9

 



14

93.3

8

88,9

Số năm trung bình TCMT

3,1




5,8




Trong nhóm đồng bào dân tộc Thái trước và sau thời điểm can thiệp đều phát hiện có hành vi sử dụng ma túy và tiêm chích ma túy. Năm 2012 có 9 người báo cáo đã từng sử dụng ma túy so với 15 người trong điều tra trước can thiệp. Trong số người sử dụng ma túy năm 2006 có 93,3% đã từng tiêm chích ma túy và năm 2012 có 88,9% đã từng TCMT. Sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trong kết quả bảng 12 cho thấy chỉ có sự khác biệt về số năm trung bình sử dụng ma túy và số năm trung bình tiêm chích ma túy giữa hai thời điểm điều tra. Trước thời điểm can thiệp số năm trung bình sử dụng ma túy chỉ là 2,9 năm sau thời điểm can thiệp là 7,4 năm. Tương tự số năm trung bình TCMT trước can thiệp là 3,1 năm so với 5,8 năm sau can thiệp. Số liệu gợi ý rằng có thể những người có hành sử dụng và tiêm chích ma túy trong điều tra vòng một năm 2006 có liên quan đến những người tham gia điều tra vòng hai năm 2012.

        1. Hành vi tiếp cận dịch vụ xét nghiệm HIV

Bảng 13: Tiếp cận dịch vụ xét nghiệm HIV của đối tượng nghiên cứu 2006-2012

Đặc trưng

Trước can thiệp

(%)

Sau can thiệp

(%)

Phần trăm thay đổi sau can thiệp (%)

Giá trị p

- Đã từng xét nghiệm HIV:

3,0

25,7

22,7

p<0,001

Nam

5,5

26.6




p<0,001

Nữ

0,69

24,6







- Tỷ lệ người dân tự đề nghị XN và đồng ý nhận kết quả XN HIV (%)

54,2

77,6

23,4

p>0,05

N

13

159







- Tỷ lệ phụ nữ có thai được XN HIV và nhận kết quả trong lần sinh gần nhất (%)

2,2


42,7


40,5




N

1

35







Trong 800 đồng bào dân tộc Thái tham gia điều tra năm 2012, tỷ lệ người dân đến với dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tăng 22,7% so với thời điểm trước can thiệp (820 đồng bào dân tộc Thái). Có nghĩa là tăng từ 3% trước can thiệp lên 25,7% sau can thiệp (p<0,001). Tỷ lệ tự đề nghị làm xét nghiệm được đề nghị và đồng ý làm xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm sau can thiệp tăng 23,4% so với trước thời điểm can thiệp. Tuy nhiên chỉ số này tăng không do tác động của chương trình can thiệp (p>0,05). Số phụ nữ có thai được xét nghiệm và nhận kết quả trong lần sinh gần nhất tăng một cách đáng kể từ 2,2% trước can thiệp lên 42,7% sau can thiệp, tăng 40,5%.

        1. Hành vi tiếp cận thông tin đại chúng

Bảng 14: Tiếp cận thông tin đại chúng của đối tượng nghiên cứu 2006-2012

Đặc trưng

Trước can thiệp

(%)

Sau can thiệp

(%)

Phần trăm thay đổi sau can thiệp

(%)

Giá trị p

- Đọc báo: ít nhất 1 lần/tuần

41,8

45,1

3,3

p>0,05

- Nghe đài: ít nhất 1 lần/tuần

58,5

49,0




p>0,05

- Xem ti vi: ít nhất 1 lần/tuần

89,4

98,6

9,2

p<0,001

- Tỷ lệ người tiếp cận ít nhất một trong ba phương tiện

96,7

99,4

2,7

p<0,001

- Tỷ lệ người không tiếp cận phương tiện nào

3,3

0,6




p<0,001

Kết quả ở bảng 14 cho thấy gần như 100% người dân xem ti ti ít nhất một lần/tuần trong khi tỷ lệ đọc báo và nghe đài chỉ đạt được gần 50%. Đọc báo và xem ti vi là hai kênh thông tin người dân ưa chuộng nhất, sự thay đổi tăng lên sau can thiệp lần lượt là 3,3% và 9,2%. Tuy nhiên chỉ có sự thay đổi về tỷ lệ người dân sau can thiệp xem ti vi nhiều hơn trước thời điểm can thiệp là có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tỷ lệ người dân không tiếp cận phương tiện truyền thông nào trước thời điểm can thiệp là 3,3% so với 0,6% sau thời điểm can thiệp. Sự khác biệt này tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,001.

    1. Tỷ lệ nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu 2006-2012

Bảng 15: Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đồng bào dân tộc Thái 2006-2012

Đặc trưng

Trước can thiệp

Sau can thiệp

Phần trăm thay đổi sau can thiệp (%)

Giá trị

p

N

Tỷ lệ (%)

N

Tỷ lệ (%)

- Số người tham gia điều tra

820




800










- Số người nhiễm HIV

27

3,3

8

1,0

2,3

p<0,01

- Số người nhiễm HIV 15-24

16/276

5,8

1/240

0,4

5,4




-Nhiễm HIV:

a. Giới tính



 

 

 

 







- Nam

23

2,8

5

 0,6







- Nữ

4

0,5

3

0,4







b. Có SDMT

13

1,6

5

0,6







c. Có TCMT

12

1,5

5

 0,6







Kết quả ở Bảng 15 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đồng bào dân tộc Thái trước can thiệp là 3,3% sau can thiệp là 1%, giảm 2,3% sau can thiệp và sự thay đổi này là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong số người nhiễm HIV trước và sau can thiệp có cả giới tính là nam và nữ và có cả hành vi tiêm chích ma túy. Năm 2006 phát hiện 27 trường hợp nhiễm HIV, 23 người nhiễm là nam giới chiếm 85,2% trong tổng số người nhiễm HIV so với năm 2012 phát hiện 8 trường hợp nhiễm HIV, 5 trong số đó là nam giới (62,5%). Số người nhiễm HIV có liên quan đến hành vi tiêm chích ma túy phát hiện năm 2012 (5 người chiếm 62,5% trong tổng số người nhiễm) cao hơn so với năm 2006 (12 người chiếm 44,45). Đặc biệt có sự khác biệt về độ tuổi của người nhiễm HIV, năm 2006 phát hiện 16 trường hợp nhiễm HIV trong độ tuổi 15-24 so với 1 trường hợp phát hiện năm 2012.

  1. Каталог: bitstream -> VAAC 360
    VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
    VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
    VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
    VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
    VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
    VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
    VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

    tải về 1.12 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương