Trung tâm cntt-ngoại ngữ  tài liệu tập huấn e-learning



tải về 0.6 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.6 Mb.
#28975
1   2   3   4   5   6   7   8

Phân loại

Có nhiều phần mềm khác nhau bạn có thể dùng để tạo các hoạt hình. Một công cụ rất nổi tiếng là Flash. Nhưng nó không phải là cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để mô phỏng các ứng dụng trong môi trường IT dùng cho mục đích học tập. Trong e-Learning, thường dùng các ứng dụng có thể ghi lại các chuyển động trên màn hình máy tính, bao gồm cả con trở. Hơn nữa, nhiều phần mềm cho phép bạn đưa thêm các multimedia như text, audio, video, các nút bấm. Chúng ta phân biệt hai mức:

Ghi sự kiện màn hình thuần tuý

Ghi các sự kiện màn hình, và có thể đưa thêm các tương tác nếu cần



Các tính năng

  • Ghi lại các chuyển động trên màn hình

  • Chỉnh sửa lại các chuyển động nếu cần

  • Đưa thêm text các thành phần đồ hoại như các mũi tên chỉ dẫn

  • Đưa thêm tương tác cho học viên

  • Đưa thêm audio/video

  • Xuất ra các định dạng khác nhau như Flash, Avi

  • Tuân theo chuẩn SCORM/AICC

Khả năng ứng dụng trong e-Learning

Giải thích và trình diễn việc thực hiện các nhiệm vụ trong các ứng dụng IT và môi trường IT.

Đào tạo kĩ năng cho các học viên không cần sử dụng môi trường thực (có thể rẻ hơn, an toàn hơn, nhanh hơn)

Thuận lợi và bất lợi



Thuận lợi

Bất lợi

Giúp học viên hiểu nhanh hơn

Đầu ra có kích thước tương đối lớn

Tạo các đối tượng học tập nhanh và dễ dàng

Những ứng dụng này chỉ tập trung vào nội dung cho các lĩnh vực cho tin học và điện tử, khó áp dụng cho các ngành như kiến trúc hoặc nông nghiệp

Tạo được hứng thú cao cho người học

 

Học viên có thể tham gia tương tác trực tiếp

 

 Ví dụ

ViewletBuilder là phần mềm có giao diện đẹp và trực quan. Chỉ trong vòng 10 phút bạn sẽ biết tạo các hoạt hình , đưa thêm text, đưa các tương tác...Đầu ra của nó là Flash. Sau đó, đối tượng học tập có thể dễ dàng tích hợp vào các trang web của bạn. Là một công cụ tốt với giá vừa phải. Để chi tiết hãy thăm website của phần mềm: http://www.qarbon.com/.

OnDemand là một ứng dụng khác. Đầu ra của nó không phải là một đối tượng học tập mà được thể hiện trong môi trường riêng của nó , có thể so sánh với trợ giúp của MS Office trong đó có thể bắt đầu bằng click một nút trong ứng dụng. Bạn có thể tạo 3 loại đầu ra:

Hoạt hình có chú giải

Hoạt hình với tương tác (mô phỏng),

Hướng dẫn trong ứng dụng thật

Loại đầu ra cuối cùng chỉ có thể phát huy tác dụng trong vài ứng dụng như SAP, MS Office 2000 và Siebel. Bạn sẽ thực hiện một nhiệm vụ gì đó trong ứng dụng thật trong khi bạn sẽ được hướng dẫn bởi các con trỏ và các khối chữ. Để thêm chi tiết hãy xem thêm ở website của phần mềm: http://kp.globalknowledge.com/.

 Macromedia Captivate

Sản phẩm này trước đây có tên là Robodemo. Sau khi được mua lại bởi Macromedia, tên của nó được đổi thành Captivate.

Macromedia Captivate cho phép bạn ghi dễ dàng các hoạt động của các ứng dụng và bổ sung cho các hoạt động ấy với các hoạt hình, âm thanh, và tương tác để tạo các mô phỏng phức tạp và các thao tác demo phần mềm. Bạn có thể tạo các mô phỏng trong thời gian ngắn (vài phút), không cần các kĩ năng lập trình.



3) Công cụ tạo bài kiểm tra là gì?

Là các ứng dụng giúp bạn tạo và phân phối các bài kiểm tra, các câu hỏi trên intranet và Internet. Thường thì sẽ có các tính năng như đánh giá và báo cáo sẽ được gộp vào cùng. Đa số các ứng dụng hiện nay đều hỗ trợ xuất ra các định dạng tương thích với SCORM, AICC, do đó các bài kiểm tra hoàn toàn có thể đưa vào các LMS/LCMS khác nhau. Bạn có thể sử dụng các bài kiểm tra này trong nhiều trường hợp khác nhau: kiểm tra đầu vào, tự kiểm tra, các kì thi chính thức...Các ứng dụng cho phép người soạn câu hỏi chọn lựa nhiều loại câu hỏi khác nhau: trắc nghiệm, điền vào chỗ trống, kéo thả...



Phân loại

Có thể phân thành hai loại chính như sau:

Chạy trên desktop

Chạy trên nền web

Hiện nay, có xu hướng là các phần mềm tạo bài thi cung cấp nhiều lựa chọn để người soạn bài thi xuất ra các định dạng phù hợp với từng môi trường.

Các tính năng

Môi trường kiểm tra bảo mật

Tạo các bài kiểm tra dễ dàng dựa trên các mẫu cung cấp sẵn

Trộn các câu hỏi theo thứ tự ngẫu nhiên

Cung cấp các feedback cho học viên

Đưa ra các bài kiểm tra phù hợp với khả năng của từng người (Tuỳ thuộc kết quả của bài kiểm tra trước đó mà học viên tham gia để đưa ra bài kiểm tra tiếp theo cho hợp lý)

Sinh các báo cáo về kết quả học tập của học viên.

Việc tuân theo các chuẩn mới như IMS QTI cũng có trong nhiều phần mềm



Khả năng ứng dụng trong e-Learning

Kiểm tra đầu vào (pretest) để đánh giá kiến thức của học viên trước khi tham gia học tập

Tự kiểm tra giúp học viên ôn lại các kiến thức đã học

Đánh giá kết quả học tập của học viên

Đánh giá sự hiệu quả của phương pháp giảng dạy thông qua các bài kiểm tra

Thuận lợi và bất lợi


Thuận lợi

Bất lợi

Dễ dàng tạo các câu hỏi

Phát triển các câu hỏi nhanh nhưng để phát triển các câu hỏi tốt thì khó vì đòi hỏi phải có thêm các kiến thức về sư phạm và chuyên môn.

Dễ dàng quản lý cơ sở dữ liệu câu hỏi

Kiểm tra có thể làm cho một số người sợ đặc biệt là những người lớn tuổi.

Thông qua kiểm tra sẽ kích thích học viên tham gia học tập tích cực hơn.

Tạo các bài kiểm tra tốn nhiều thời gian

Cũng nhờ có kiểm tra bạn cũng đưa ra được phương pháp giảng dạy hợp lý cho từng đối tượng học viên

 

Việc kiểm tra chỉ ra những thiếu sót trong nội dung học tập

 

Dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản trị học tập, nội dung học tập (LMS/LCMS)

 

 

Ví dụ


Questionmark là một nhân vật rất lâu đời, rất có tiếng trong lĩnh vực e-Learning, đặc biệt là về cung cấp phần mềm hỗ trợ tạo các bài kiểm tra. Môi trường tạo bài thi mà công ty đưa ra có rất nhiều tính năng. Ngoài ra các phần mềm rất dễ dùng, tốn rất ít thời gian để đào tạo. Điều bạn cần là phương pháp giảng dạy và kiến thức chuyên môn. Để tìm hiểu kĩ hơn hãy vào website của công ty: http://www.questionmark.com.

4) Công cụ tạo bài trình bày có multimedia là gì?

Chắc chắn đa số chúng ta đã nghe tới hoặc đã từng dùng phần mềm PowerPoint. Với phần mềm này bạn có thể tạo các bài trình bày nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp khó khăn khi đưa các multimedia khác vào như audio và video (ví dụ tiếng nói và hình ảnh của người trình bày). Hiện tại đã có nhiều phần mềm hỗ trợ bạn thực hiện được mục đích này. Hơn nữa, các phần mềm còn cung cấp tính năng phát trực tiếp các bài trình bày qua mạng.



Phân loại

  • Chúng tôi phân loại các phần mềm dựa trên các tiêu chí sau:

  • Tuân theo chuẩn e-Learning chẳng hạn như SCORM

  • Khả năng chỉnh sửa, đồng bộ hoá các multimedia có trong bài trình bày

  • Khả năng cung cấp các mẫu (template) bài trình bày

  • Khả năng quản lý các bài trình bày

  • Quản lý những người tham gia bài trình bày

  • Tối ưu hoá băng thông khi phát bài trình bày trên mạng

  • Đưa các câu hỏi kiểm tra vào trong bài trình bày

Tính năng

  • Các phần mềm có các tính năng chung như sau:

  • Ghi âm thanh và hình ảnh (video) của người trình bày

  • Xuất ra một số định dạng khác nhau

  • Khả năng phát bài trình bày trực tiếp trên mạng

  • Đồng bộ hoá âm thanh, video với các slide trình bày

Khả năng ứng dụng trong e-Learning

Phần mềm thích hợp cho việc tạo các bài trình bày có multimedia đi kèm (audio, video) sau đó phát trên mạng cho nhiều người xem. Các bài trình bày có thể được phát trực tiếp hoặc lưu lại để có thể xem sau khi có thời gian.

 Thuận lợi và bất lợi


Thuận lợi

Bất lợi

Dễ sử dụng do các phần mềm thường tích hợp vào PowerPoint

Các bài trình bày không có cấu trúc phức tạp

Tạo ra được các bài trình bày hấp dẫn do có multimedia

Bài trình bày thường chỉ thực hiện được một chiều, không có sự tương tác ở phía người xem

Xuất ra được định dạng có thể phát trên mạng, chia sẻ thông tin với mọi người

 

 

Một ví dụ thực tế

Phần này, chúng tôi giới thiệu tới các bạn phần mềm Macromedia Breeze. Đây là phần mềm cung cấp đầy đủ các tính năng từ việc tạo bài trình bày có multimedia, phát bài trình bày qua mạng, cũng như khả năng quản lý các bài trình bày. Website: http://www.macromedia.com.

Chúng tôi giới thiệu thêm một số phần mềm cùng loại:
MS Producer: http://www.microsoft.com/office/powerpoint/producer/prodinfo/overview.mspx (phần mềm này miễn phí)

Stream Author: http://www.gocyberlink.com/multi/products/product_main.jsp?ProdId=7

Apreso: http://www.apreso.com/

AcuLearn: http://www.aculearn.com/

Articulate Presenter: http://www.articulateglobal.com/presenter.html

5) Công cụ seminar điện tử là gì?

Các công cụ này dùng để hỗ trợ việc học tập đồng bộ trong một lớp học ảo, một cách thể hiện của môi trường mà bạn có thể mô phỏng lớp học mắt giáp mặt (face-to-face) dùng các kĩ thuật tiên tiến. Lớp học ảo cung cấp một môi trường mà bạn có thể truy cập rất nhiều tài nguyên và bạn có nhiều lựa chọn, nhiều phương pháp để trao đổi thông tin.

 Phân loại

Có nhiều sự khác biệt giữa các loại công cụ, một vài công cụ có sự vượt trội so với các công cụ khác cùng loại. Sự khác biệt lớn nhất ở chỗ chúng xử lý audio và video. Một vài công cụ dùng công nghệ web để truyền tải audio và video. Với audio thì không có vấn đề gì nhưng với video vẫn là vấn đề lớn. Trong khi đó có các công cụ lại sử dụng các phương pháp truyền thông tin khác như trình diễn slide, chat và tất cả đều thực hiện thông qua môi trường web. Đôi khi giao tiếp qua audio dùng đường dây điện thoại bình thường, do đó chất lượng sẽ được cải thiện.

 Các tính năng


  • Các bài giảng được thực hiện trực tuyến

  • Chat

  • Whiteboard

  • Thực hiện trả lời các câu hỏi trực tuyến và có kết quả ngay lập tức

  • E-mail

  • Diễn đàn thảo luận

  • Có danh sách các URL hữu ích

  • Duyệt web (có sự hướng dẫn của người khác)

  • Chia sẻ màn hình

  • Có sự tham gia của audio, video

  • Ghi nhớ được các phiên học tập (sau đó học viên có thể xem vào các thời gian khác)

 Khả năng ứng dụng trong e-Learning

  • Có thể đưa bài giảng đến cho một nhóm lớn các học viên (100 hoặc hơn nữa)

  • Tạo ra môi trường học tập hấp dẫn có tính tương tác cao

 Thuận lợi và bất lợi

Thuận lợi

Bất lợi

Một môi trường học tập đồng bộ hấp dẫn

Chất lượng video thường tồi hơn nhiều so với chất lượng audio

Cho phép phát huy vai trò của từng cá nhân, cũng như huy động được kiến thức của cả một tập thể lớn.

Các công cụ dạng này thường rất đắt so với các công cụ e-Learning khác.

Giáo viên và học viên rất dễ hoà nhập, làm quen với môi trường này

Thường thì cần có hai người tham gia dẫn dắt buổi học: Một người thực hiện trình bày bài giảng, một người trả lời các câu hỏi, thắc mắc của học viên.

 Ví dụ

iLinc đã xuất hiện khá lâu trên thị trường e-Learning. Phần mềm công ty cung cấp dễ sử dụng, có audio dựa trên web, và các đặc điểm bạn cần để tạo một lớp học ảo. Bạn có thể ghi lại các phiên học tập để có thể xem lại sau. Để có thêm thông tin chi tiết hãy vào website của công ty: http://www.ilinc.com/.

Gần đây chúng tôi có triển khai thử nghiệm hệ thống hội thảo trên Web của Adobe Connect. Kết quả thử nghiệm rất khả quan. Người dùng chỉ cần dùng trình duyệt có cài Flash là có thể truy cập vào cuộc họp mà không phải cài thêm bất kỳ phần mềm nào. Các bạn có thể thử nghiệm tại địa chỉ : http://hop.edu.net.vn/chat.

6) LMS/LCMS là gì?

Learning Management System (LMS) là phần mềm quản lý, theo dõi và tạo các báo cáo dựa trên tương tác giữa học viên và nội dung và giữa học viên và giảng viên. Đôi khi người ta cũng gọi là Course Management System (CMS). Một Learning Content Management System (LCMS) là hệ thống dùng để tạo, lưu trữ, tổng hợp, và phân phối nội dung e-Learning dưới dạng các đối tượng học tập. Vậy đặc điểm chính để phân biệt với LMS là LCMS tạo và quản lý các đối tượng học tập.



Phân loại

Có nhiều loại LMS/LCMS khác nhau. Có rất nhiều vấn đề khác nhau trong các LMS và LCMS do đó khó so sánh đầy đủ, chính xác. Các điểm khác nhau giữa các sản phẩm có thể được liệt kê như sau:



  • Khả năng mở rộng

  • Tính tuân theo các chuẩn

  • Hệ thống đóng hay mở

  • Tính thân thiện người dùng

  • Sự hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau

  • Khả năng cung cấp các mô hình học tập khác nhau

  • Giá cả

 Các tính năng chính

  • Đăng kí: học viên đăng kí học tập thông qua môi trường web. Quản trị viên và giáo viên cũng quản lý học viên thông qua môi trường web

  • Lập kế hoạch: lập lịch các cua học và tạo chương trình đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của tổ chức và cá nhân.

  • Phân phối: phân phối các cua học trực tuyến, các bài thi và các tài nguyên khác

  • Theo dõi: theo dõi quá trình học tập của học viên và tạo các báo cáo

  • Trao đổi thông tin: Trao đổi thông tin bằng chat, diễn đàn, e-mail, chia sẻ màn hình và e-seminar

  • Kiểm tra: cung cấp khả năng kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học viên

  • Nội dung: tạo và quản lý các đối tượng học tập (thường chỉ có trong LCMS)

Khả năng ứng dụng trong e-Learning

Cung cấp một môi trường toàn diện, đầy đủ để quản lý các quá trình, sự kiện, và nội dung học tập.

 Thuận lợi và bất lợi


Thuận lợi

Bất lợi

Cung cấp một môi trường ổn định để sử dụng e-Learning

Các hệ thống rất đắt tiền

Dễ dàng quản lý học viên, nội dung, các cua học, và các tài nguyên khác

Rất khó lựa chọn một LMS/LCMS phù hợp

 

Không dễ dàng để tạo ra một LMS/LCMS vì sự phức tạp của hệ thống và các quá trình bên trong nó

 Ví dụ

Moodle là một LMS mã nguồn mở, được đánh giá rất cao. Hiện tại có thể coi là đối thủ chính của BlackBoard (BlackBoard vừa mua WebCT). Moodle nổi bật là hướng giáo dục, được thiết kế dựa trên triết lý giáo dục tốt (constructivist). Một điểm nữa là Moodle có cộng đồng rất đông đảo, thường xuyên đóng góp ý kiến và tài chính để nâng cao chất lượng phần mềm.

Website: http://www.moodle.org

 Điều đáng mừng là cộng đồng Moodle Việtnam đã được thành lập hơn một năm, sẵn sàng cung cấp hỗ trợ miễn phí bằng tiếng Việt cho các trường học và cơ sở đào tạo. Địa chỉ: http://moodle.org/course/view.php?id=45.



7) Các công cụ soạn thảo website là gì?

Là một phần mềm dùng để tạo các trang web. Với công cụ này bạn có thể phát triển một website nhanh hơn, hiệu quả hơn.

 Phân loại


  • Phần mềm soạn thảo HTML - HTML editors (giúp bạn viết mã HTML)

  • Phần mềm soạn thảo trực quan - WYSIWYG editors (giúp tự sinh mã HTML thông qua việc bạn soạn thảo, kéo thả các thành phần)

  • Phần mềm soạn thảo trực quan có hỗ trợ thêm các tính năng để tạo nội dung e-Learning

 Các tính năng

  • Nhập các đối tượng từ bên ngoài như các file Flash, ảnh, film, audio...

  • Định nghĩa và tạo bố cục các trang web theo một cách đơn giản

  • Thay đổi các trang web bằng cách thay đổi mã HTML trực tiếp

  • Sử dụng mẫu(template) và CSS (Cascading Style Sheets)

  • Sử dụng các tính năng nâng cao như dùng lớp, các nút flash

  • Cung cấp các tính năng kết nối tới cơ sở dữ liệu

  • Có thể các add-in hỗ trợ e-Learning. Ví dụ như là CourseBuilder và LearningSite của Dreamweaver

 Khả năng ứng dụng trong e-Learning

Công cụ không có hạn chế nào cả, tất cả các loại mô hình học tập có thể được sử dụng và tất cả các loại tương tác có thể xây dựng được. Hơn nữa, các đối tượng e-Learning khác cũng có thể được tích hợp.

 Thuận lợi và bất lợi


Thuận lợi

Bất lợi

Khả năng nhập các đối tượng học tập ở ngoài vào trong hệ thống

Tạo nội dung học tập đòi hỏi rất nhiều thời gian

Không yêu cầu kiến thức lập trình lúc bắt đầu

Tính tuân theo chuẩn e-Learning còn chưa tốt

Dễ sử dụng lại các đối tượng học tập

Để tạo các tương tác phức tạp bạn cần phải biết các kiến thức về lập trình tương đối sâu

Một vài mẫu đã được tạo ra trước dùng cho việc tạo ra nội dung học tập

Kiến thức về HTML vẫn yêu cầu, thậm chí với nội dung đơn giản

Không đắt

 

 Một ví dụ thực tế

Dưới đây, chúng ta sẽ thực hiện khảo sát thông qua phần mềm Dreamweaver. Đây là phần mềm tạo website vào loại tốt nhất thế giới hiện nay. Bạn có thể dễ dàng tạo ra các trang HTML mà không phải biết nhiều kiến thức về nó. Một trong các đặc điểm thú vị của phần mềm soạn thảo này là là có các phần mềm bổ sung phục vụ cho e-Learning là CourseBuilder và LearningSite. Các phần mềm này đều miễn phí. Với chúng, bạn có thể tạo các bài kiểm tra. Dreamweaver cũng hỗ trợ chuẩn như SCORM/AICC nhưng không tốt bằng các công cụ tạo bài giảng khác. Hơn nữa, khi tạo các nội dung e-Learning phức tạp thì việc dùng phần mềm này sẽ mất nhiều thời gian hơn so với các phần mềm tạo bài giảng.

Các bạn xem thêm tại: http://www.macromedia.com

8) Các công cụ chat là gì?

Chat cung cấp một cách để những người cùng sở thích trao đổi thông tin với nhau theo một cách đồng bộ. Khi bạn chat trên Internet hoặc intranet, bạn "nói chuyện" với người khác sử dụng bàn phím để gõ các thông điệp text.



Nếu bạn muốn tham gia chat, bạn tham gia vào một nơi gọi là "chat room". Đây là một môi trường ảo, bạn có thể nói chuyện với nhiều hơn một người tham gia. Các công cụ Chat có thể được tích hợp với các trang web của bạn, trong môi trường học tập của bạn hoặc một môi trường tách biệt.

Phân loại

  • Chat dựa trên web (Web-based chat): bạn vào phòng chat và bắt đầu nói chuyện trực tiếp với những người tham gia phòng chat. Trong lớp học ảo loại này rất phổ biến.  

  • Instant messaging: bạn có thể tạo một danh sách các đồng nghiệp, bạn bè, hoặc những người có cùng sở thích và có thể thấy rõ họ có online hay không trong danh sách. Nếu học online, bạn có thể nói chuyện trực tiếp với họ. Các ứng dụng instant messaging miễn phí là ICQ và MS Instant Messenger.  

  • Chat hình ảnh (Graphical Chat): một vài chương trình chat có phần mềm cho phép tạo phòng chat, trong đó người chat được thể hiện như là hình ảnh của một nhân vật nào đó.

 Các tính năng

  • Đàm thoại cá nhân

  • Đàm thoại theo nhóm

  • Sử dụng các màu khác nhau cho mỗi một người chat

  • Sử dụng chat âm thanh và video
     Một số phần mềm còn hỗ trợ thêm các tính năng như:

  • Gửi URL

  • Gửi email

  • Gửi các thông điệp âm thanh

  • Gửi file

  • VOIP

Khả năng ứng dụng trong e-Learning

  • Tăng khả năng trao đổi thông tin giữa các học viên, giúp hiểu về nhau kĩ hơn

  • Giúp giáo viên và học viên có thể tham gia trao đổi với nhau cùng một vấn đề

Thuận lợi và bất lợi

Thuận lợi

Bất lợi

Khả năng trao đổi thông tin nhanh

Có khả năng cuộc nói chuyện sẽ chuyển sang hướng nói chuyện quá nhiều về các vấn đề cá nhân

Giá thành rẻ

Do vấn đề tường lửa một số phần mềm chat sẽ không hoạt động.

Khả năng nói chuyện với nhiều người

Nói chuyện với nhiều người có thể làm cho cuộc đàm thoại bị phân mảnh, thường chỉ có 4 đến 5 người là tối đa trong một cuộc đàm thoại.

Thiết lập mối quan hệ dễ dàng hơn.

Các học viên có thể làm phiền những người khác bằng cách cố gắng trao đổi thông tin vào mọi thời điểm

Cảm thấy là một phần của cộng đồng nếu bạn nhận thấy rằng tất cả những người khác sử dụng môi trường học tập vào cùng một thời điểm

 

 

Ví dụ

ICQ là một trong các phần mềm instant messenger đầu tiên (và cũng miễn phí). Vào thời điểm này vẫn là một trong các phần mềm tốt nhất, khi so sánh với đối thủ của nó là MS IM, nó có nhiều tính năng hơn. Bạn có thể vào phòng chat và gửi message tức thì. Khi triển khai phục vụ cho việc đào tạo, thiết lập là một vấn đề vì bạn cần mở hai cổng ở tường lửa. Một vài công ty sẽ không cho phép điều này. Để có thêm thông tin hãy vào website của phần mềm: http://www.icq.com.
Xem thêm

- Yahoo Chat
- Google Chat
- Microsoft Chat
- AOL Chat

9) Công cụ tạo diễn đàn là gì?

Là các công cụ dùng để tạo các diễn đàn thảo luận. Với diễn đàn, bạn có thể đưa các câu hỏi lên, mọi người có thể vào đọc và trả lời câu hỏi của bạn nếu có thể. Ngoài ra, các người tham gia diễn đàn có thể tạo ra các chủ đề thảo luận mới.

 Phân loại

Chúng ta phân loại theo phạm vi hoạt động:



  • Internet: Diễn đàn được đưa lên World Wide Web và mọi người ở mọi nơi trên thế giới có thể truy cập vào được

  • Internet/Intranet/Extranet: Hạn chế trong một cộng đồng nào đó. Ví dụ như chỉ các học viên đăng kí tham gia học tập mới có khả năng truy cập vào diễn đàn của hệ thống quản lý (LMS/LCMS).

 Các tính năng

  • Đăng kí tham gia một hay nhiều diễn đàn

  • Tìm kiếm thông tin trong diễn đàn

  • Viết và đọc các bài viết trong diễn đàn

  • Trả lời cho một nhóm người

  • Trả lời trực tiếp cho tác giả của một bài viết

  • Có thể gửi các file gửi kèm như Word, Excel, PowerPoint...

  • Cung cấp các con số thống kê về các bài viết của diễn đàn

  • Có thể gửi mail thông báo khi có ai đó trả lời bài viết của bạn

 Khả năng ứng dụng trong e-Learning

  • Kích thích việc chia sẻ thông tin giữa các học viên

  • Hoạt động giống như FAQ. Các học viên có thể kiểm tra diễn đàn trước khi đưa các câu hỏi lên

  • Thích hợp cho việc trao đổi thông tin không mang tính hình thức (informal)

  • Tạo hứng thú cho học viên thông qua thảo luận các nội dung chuẩn bị học trong giáo trình

 Thuận lợi và bất lợi

Thuận lợi

Bất lợi

Một cách trao đổi thông tin nhanh

Khó tạo nên được một diễn đàn hấp dẫn, đặc biệt nếu bạn có một nhóm nhỏ người tham gia

Dễ dàng chia sẻ kiến thức cho nhau, thu hút được nhiều người tham gia

Thỉnh thoảng, diễn đàn có nhiều chủ đề không phù hợp với mục đích đặt ra. Khi đó, sẽ cần đến người điều hành.

Có thể tạo được các nhóm chuyên biệt thảo luận sâu về một vấn đề gì đó

Cần một thời gian để trở thành một diễn đàn hấp dẫn vì lúc khởi đầu không có nội dung hay.

 

Ví dụ

phpBB là công cụ tạo các cộng đồng trên môi trường web. Nó là một giải pháp rất hoàn chỉnh với tất cả các đặc điểm mà bạn có thể tưởng tượng và tương thích với nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau. Nếu bạn là một người điều hành, bạn thậm chí có thể thay đổi giao diện dựa trên CSS. Điều đáng chú ý là công cụ này miễn phí, mã nguồn mở. Để có thêm thông tin hãy vào website của phpBB: http://www.phpbb.com.

Hoặc gần đây, chúng ta thấy sự tiến bộ mã nguồn mở CommnunityServer bao gồm diễn đàn + một số công cụ khác như blog, album ảnh. Website của phần mềm là: http://www.communityserver.org. Đặc điểm của phần mềm là hướng tới hiệu năng và tương thích với các công nghệ của Microsoft như Share Point Portal Server. Hiện nay diễn đàn giáo dục đang được phát triển dựa trên phần mềm này: http://diendan.edu.net.vn. Hệ thống chạy rất ổn định và nhanh. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đọc kĩ bản quyền trước khi dùng.




Chương 3 : TẠO NỘI DUNG E-LEARNING
Ai đã từng làm việc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đều biết rằng chất lượng của nội dung ảnh hưởng lớn như thế nào đến hiệu quả giảng dạy. Phát triển bất kỳ một nội dung giảng dạy nào đều khó và mất nhiều thời gian. Nội dung càng trở nên phức tạp hơn khi chúng ta nói về nội dung e-Learning. Như thế nào là nội dung tốt, tạo nội dung như thế nào, chúng ta có thể sử dụng lại nội dung cũ hay không, những công cụ nào tốt giúp bạn tạo nội dung có chất lượng? Trong phần này sẽ giúp bạn phần nào trả lời các câu hỏi này.

Tạo nội dung: Tạo nội dung cho môi trường e-Learning như thế nào? Hãy đọc các hướng dẫn và các lời khuyên trong phần này.

Các công ty cung cấp nội dung: Những nội dung chất lượng cao nào hiện đang có trên thị trường? Có thể mua sẽ tốt hơn là tự phát triển.

Chọn lựa nội dung như thế nào: nếu bạn muốn mua nội dung thay vì việc tự phát triển, những vấn đề nào cần xem xét trong đánh giá sản phẩm?



1) ISD là gì?

ISD là viết tắt của cụm từ Instructional Systems Development. Khi tài liệu cua học được phát triển, một khung hay một mô hình lý thuyết để hướng dẫn và cấu trúc qui trình là cần thiết. Trong lĩnh vực giáo dục có nhiều mô hình khác nhau nhưng nói chung về cơ bản là thống nhất. Một số mô hình bao gồm chỉ 5 bước. Một trong số đó rất nổi tiếng là mô hình ADDIE:

1. Analysis

2. Design

3. Development

4. Implementation

5. Evaluation

Một số mô hình khác còn có số bước lên tới 15. Lát nữa, chúng ta sẽ xem xét mô hình 8 bước.



2) Phong cách viết

Đọc văn bản từ web khác so với đọc trên giấy

Đọc trên màn hình chậm hơn 25% so với đọc trên giấy

Đọc trên màn hình nhanh mệt hơn so với đọc trên giấy

Mọi người đọc trên giấy tốt hơn (cố gắng kiểm tra lỗi chính tả trên màn hình so với kiểm tra lỗi chính tả trên giấy thì phương pháp nào cho kết quả tốt hơn?)

Mọi người thường đọc web theo kiểu đọc lấy ý chính, chỉ có 20% đọc từng từ

Mọi người nhanh chán hơn khi đọc web: một người bình thường dành nhỏ hơn 9 giây để đọc một trang web (nghiên cứu của MIT)

Mọi người thích đọc các văn bản ngắn trên web, với các văn bản dài họ in ra giấy

Mọi người thường tập trung vào ảnh, họ tập trung vào các ảnh và các banner đầu tiên, sau đó mới đến text (Còn bạn, bạn nhìn văn bản trước hay text trước?)



Một số lời khuyên để viết tốt trên môi trường web

Viết ngắn gọn

Viết đơn giản và thống nhất trong việc dùng các thuật ngữ

Sử dụng các bullet nếu có thể

Kiểu chữ Verdana thường được các người đọc ưu chuộng

Viết theo một giọng điệu bình thường, chuyên nghiệp. Người đọc không là những người bạn thân thiết nhất của bạn. Xem họ như là các khách hàng

Đừng định dạng văn bản bình thường giống như với các liên kết trong tài liệu.

Dùng các liên kết trong nội bộ một tài liệu khi tài liệu đó dài

Tránh dùng các mức phân cấp (1, 1.1, 1.1.1,…) như trong các văn bản trên giấy

Khi văn bản dài giống như một bài báo nên làm như sau:

Sử dụng heading (kích thước to hơn chữ bình thường)

Sử dụng phần giới thiệu với chữ đậm

Sử dụng các đoạn text ngắn với các tiêu đề đậm (kích thước chữ giống như phần thân)

Cần phải để ý gì khi viết phục vụ cho giáo dục và đào tạo?

Viết tốt trong môi trường web đã là khó nhưng khi chuyển sang viết phục vụ cho e-Learning thì lại càng phức tạp hơn. Tất nhiên khi bạn viết bạn phải xác định rõ các nhóm cần hướng tới và mục tiêu cần đạt được, như vậy có thể có các kiểu viết khác nhau, tuy nhiên có một số điểm chung mà bạn cần lưu ý tới:

Dùng các câu có tính tích cực như dùng các từ bạn, chúng tôi, tôi… như vậy sẽ giúp văn bản của bạn mang tính cá nhân và đọc nhanh hơn.

Hãy sử dụng các câu không có nhiều dấu phẩy bởi vì nếu dùng sẽ làm giảm tốc độ đọc

Nên dùng các câu hỏi nhỏ ở cuối mỗi bài để giúp học viên ôn lại các kiến thức vừa đọc

Dùng các biểu đồ, hình vẽ biểu diễn mỗi quan hệ giữa các nội dung. Học viên sẽ nhớ nhanh hơn khi các nội dung được cấu trúc chặt chẽ.

Đưa các ví dụ thực tế vào trong bài viết

Đưa ra các bài tập làm thêm cho các học viên ham hiểu biết

Hướng dẫn học viên sử dụng nội dung và chỉ cho họ thấy các lợi ích mà nội dung mang lại.

3) Tính sử dụng lại là gì?

Việc sử dụng cùng nội dung học tập ở các nơi khác nhau và/hoặc vào các thời điểm khác nhau là tính sử dụng lại của nội dung học tập. Chúng tôi cũng đưa ra định nghĩa của IEEE để các bạn tham khảo “Khả năng một thành phần hoạt động và tích hợp được bên ngoài môi trường nó được thiết kế để phục vụ chính ”.

Khả năng sử dụng lại được theo nhiều cách khác nhau, ở nhiều mức khác nhau:


  • Sử dụng lại một module WBT (Web-Based Training) hàng năm với những nhóm học viên mới

  • Sử dụng một module WBT vào cùng một thời điểm với các học viên thuộc các thành phần khác nhau (Có thể dùng để phân loại học viên)

  • Sử dụng một module trong các cua học khác nhau

  • Sử dụng nội dung của một cua học nhưng dịch ra các ngôn ngữ khác nhau

  • Sử dụng các đối tượng học tập trong các cua và module khác nhau

Tính sử dụng lại là một trong các điều cần lưu ý nhất khi muốn đảm bảo tính hiệu quả của quá trình phát triển nội dung. Nó giảm thời gian đưa nội dung ra thị trường (time-to-market) và làm cho công việc của người phát triển trở nên dễ dàng hơn.

Tiếp theo, chúng tôi trình bày một số vấn đề có ảnh hưởng đến tính sử dụng lại của nội dung. Trước hết, quan sát hình vẽ dưới đây để có cách nhìn tổng quan:

 

 

Đối tượng học tập (Learning Object)

Các đối tượng học tập có ảnh hưởng rất lớn tới tính sử dụng lại chẳng hạn như kích thước đối tượng học tập sẽ ảnh hưởng cách chúng có thể được sử dụng lại.

Đầu tiên hãy đưa ra định nghĩa tường minh cho đối tượng học tập. CODEX-IP (một dựa án R & D – Research & Development - được tài trợ bởi uỷ ban châu Âu) định nghĩa như sau:

Một đối tượng có thể sử dụng lại (RLO – Reusable Learning Object) là thành phần nhỏ nhất mang thông tin có ý nghĩa độc lập với các thành phần mang thông tin khác và có liên quan tới một mục tiêu học tập cụ thể. Bên trong RLO có thể có nhiều kiểu trình bày khác nhau được sử dụng”.

Có một khoảng cách lớn giứa tính sử dụng lại trong thực tế và lý thuyết. Theo lý thuyết thì tính sử dụng lại sẽ tốt nhất khi RLOs càng nhỏ càng tốt. Thực tế thì nếu kích thước RLO quá lớn nó sẽ giảm tính sử dụng lại còn nếu quá bé nó sẽ làm cho việc quản lý dữ liệu khó khăn.

Đối với mọi quá trình thiết kế giảng dạy (instructional design) kích thước của RLO được chứa trong cơ sở dữ liệu. Ngay trong một cua học e-Learning, các RLO có kích thước khác nhau cùng tồn tại song song. Ví dụ khi nhìn một cuốn sách trong cua học, các bạn có thể thấy các RLO sau:


  • Toàn bộ cuốn sách

  • Một chương

  • Một trang

  • Một đoạn

  • Một câu

  • Một từ

  • Một chữ

Vậy theo bạn chọn RLO nào là hợp lý?

Phong cách viết (Writing Style)

Khi bạn không viết nội dung học tập theo một cách có cấu trúc thí sẽ khó sử dụng lại nội dung và dịch nội dung ra các ngôn ngữ khác nhau. Đặc biệt khi đội phát triển gồm nhiều thành phần, nhiều ngôn ngữ, và nhiều quốc gia làm việc cùng nhau, một tập các quy tắt viết và các bước triển khai cần lập ra để đảm bảo quá trình phát triển thành công.

Hãy quan sát ví dụ dưới đây. Hai người phát triển viết tài liệu giảng dạy sử dụng MS Word XP.
 

 

Và rất có thể họ không dùng các thuật ngữ một cách nhất quán. Nếu học không làm việc cùng nhau và vạch ra các điểm chung sau:



  • Các thuật ngữ sử dụng

  • Các cấu trúc ngữ pháp

  • Giọng điệu

  • Bố cục

  • Và một số vấn đề khác nữa

Thì chắc chắn không tạo ra nội dung thống nhất, có chất lượng. Kết quả là nội dung không thể sử dụng lại cũng như dịch sang các ngôn ngữ khác.

Các chuẩn (Standards)

Không có chuẩn thì không thể sử dụng lại các đối tượng học tập tối ưu, ở quy mô lớn. Chúng tôi lấy Internet là ví dụ về chuẩn giúp ứng dụng hoạt động ở quy mô lớn. Như các bạn biết, Internet đã nối thế giới làm một. Thực ra bên trong, Internet sử dụng các chuẩn được chứng thực bởi IEEE như HTTP, HTML và TCP/IP.

Không có chuẩn chúng ta không có khả năng sử dụng và trao đổi các đối tượng học tập. Toàn bộ thị trường e-Learning (người bán công cụ, nội dung, và khách hàng) sẽ tìm được tiếng nói chung dựa trên chuẩn.

Metadata - Dữ liệu về dữ liệu

Metadata là thông tin (dữ liệu) về dữ liệu. Nó cung cấp thông tin mô tả về đối tượng nội dung. Metadata bao gồm một lượng lớn thông tin như:



  • Tên

  • Tác giả

  • Mô tả

  • Các từ khoá

  • Ngày tạo ra

  • Định dạng

  • Ngày xuất bản

  • Ngôn ngữ

Metadata là bắt buộc khi nói đến tính sử dụng lại. Đặc biệt là khi chúng ta làm việc với hàng nghìn các đối tượng học tập. Khi dùng các metadata đã được chuẩn hoá việc quản lý các đối tượng học tập trở nên khả thi. Khi quản lý được thì có thể tìm kiếm và sử dụng lại được các đối tượng học tập.

Các chuẩn e-Learning giúp chúng ta tạo ra metadata thống nhất, khả chuyển. Tuy nhiên hiện tại có nhiều đặc tả khác nhau metadata đặc biệt là về các nội dung có tính đa văn hoá, các tài nguyên đa phương tiện (multimedia). Nổi tiếng hơn cả có lẽ là của IMS. IMS đã đệ trình lên cho IEEE LTSC xét duyệt, chỉnh sửa. SCORM 2004 bản chỉnh sửa gần đây đã dùng đặc tả này.

Trong quá trình phát triển, chúng ta có hai loại metadata:


  • Metadata sinh ra bởi hệ thống. Các dữ liệu cố đinh này bao gồm kích thước file, tên tác giả, ngày tạo, phiên bản, số từ, ngày xuất bản…

  • Metadata tạo ra bởi người phát triển. Các dữ liệu này bao gồm từ khoá, tiêu đề đối tượng học tập, ngôn ngữ, sự quan hệ với các đối tượng khác…

Một vài LCMS hoặc công cụ soạn bài điện tử bắt buộc người phát triển phải đưa metadata vào. Các công cụ đó dùng chính metadata để quản lý nội dung tạo ra.

Một khía cạnh nữa tại sao e-Learning cần meta-data là hỗ trợ việc học tập thích ứng. Nếu chúng ta muốn đưa ra nội dung học tập phù hợp với kiến thức, kĩ năng, và các yếu tố khác thì chúng ta cần một mô hình metadata tốt.



Sự khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ

Trong quá trình toàn cầu hoá và sự ra đời của Internet, hàng này mỗi chúng ta thường xuyên tiếp xúc với các nền văn hoá và ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Trong một số ngôn ngữ chúng ta thấy có những câu, từ mà chúng ta không thể dịch sang các ngôn ngữ khác bởi vì các từ như thế không tồn tại. Cách giao tiếp hàng ngày cũng vậy. Trong hình dưới đây các bạn thấy một điệu bộ của người Tây Ban Nha.

 

 

Nó có nghĩa là “nhiều” (mucho-Tây Ban Nha, a lot-Anh, beaucoup-Pháp, và viel-Đức). Ví dụ bạn dùng nó để nói rằng “có nhiều đối tượng học tập”. Tuy nhiên, những nhóm người không thông thao văn hoá Tây Ban Nha sẽ không hiểu điệu bộ này. Nếu bạn dùng điệu bộ này trong nội dung học tập cho người Việt Nam thì chắc chắn là học viên không hiểu bài.


5) Khác biệt về văn hóa

Ngày càng nhiều hơn các nhà phát triển muốn tạo ra nội dung phục vụ phục vụ cho một số lớn các học viên. Và tất nhiên e-Learning tạo cho bạn cơ hội để làm thực hiện được ước muốn này. Nhưng nên để ý rằng không phải mọi cua học có thể dùng được trong mọi ngữ cảnh. Điều này không chỉ đúng trên thị trường e-Learning toàn cầu mà ngay tại thị trường của bạn. Có nhiều thứ bạn phải để ý tới trong quá trình phát triển nội dung. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu một số khía cạnh quan trọng khi phát triển nội dung phục vụ cho nhiều đối tượng có văn hoá khác nhau.



Các hình ảnh

Các hình ảnh rất hữu ích, thu hút học viên nhưng cũng có thể gây ra hiểu nhầm. Các lời khuyên như sau:



  • Tránh nhấn mạnh về giới, tuổi, tình hình kinh tế, tôn giáo trong các hình ảnh. Nó có thể gây ức chế và bực tức cho học viên

  • Các bộ phận cơ thể có thể gợi nên tình cảm tiêu cực cho học viên. Một con mắt có thể sử dụng trong một chức năng tìm kiếm nhưng một vài nền văn hoá coi là con mắt tội lỗi. Tương tự như vậy hình ảnh cái tai có thể được hiểu như là những người thích nói chuyện tầm phào

  • Hãy cảnh giác khi dùng các động vật trong nội dung. Chúng tượng trưng cho các thứ khác nhau. Ví dụ, con cú được xem là khôn khéo trong đa số nền văn hoá nhưng ở Đông Nam Á coi là ngu dốt.

  • Cẩn thận hơn khi dùng các điệu bộ. Ảnh động dưới đây có nghĩa khác nhau trong các nền văn hoá. Theo người Mĩ có thể là OK, nhưng là con số không, không có giá trị đối với người Pháp, trong khi đó đối với người ở Nam Mĩ thì có thể là một bộ phận nào đó của cơ thể. Tốt nhất là tránh các điệu bộ

 Màu sắc

Màu sắc không chỉ giúp mọi thứ trở nên hấp dẫn hơn mà còn là tín hiệu. Màu sắc thường liên quan tới các cảm xúc, tình cảm. Màu đỏ dùng để cảnh báo mọi người. Trong giao thông, đèn đỏ là tín hiệu cảnh báo mọi người dừng lại. Tuy nhiên không có sự đảm bảo nào là các văn hoá hiểu các màu sắc theo một cách giống nhau. Bằng chứng là một số văn hoá dùng quẩn áo đen khi tham gia trong một đám tang, một số văn hoá khác dùng quần áo trắng.



Dành khoảng trống hợp lý cho việc dịch

Các từ và thuật ngữ trong một ngôn ngữ có thể sử dụng nhiều khoảng trống (nhiều kí tự) hơn các ngôn ngữ khác. Đặc biệt khi bạn phát triển một giao diện đa ngôn ngữ trong đó có các nút chức năng. Lúc thiết kế bạn phải tính trước các khoảng trống cần thiết cho các từ của các ngôn ngữ khác nhau. Hãy quan sát hình minh hoạ dưới đây:



 Chú ý về múi giờ khi dùng các sự kiện đồng bộ

Phục vụ cho một lượng lớn người dùng trên thế giới cần phải để ý tới sự khác nhau về múi giờ. Khi thông báo một sự kiện đồng bộ cần phải rõ ràng về mặt thời gian. Thông báo cho các học viên thuộc hai nước là Mỹ và Pháp như sau là chưa đủ “Chúng ta có một sự kiện trên LMS vào lúc 9 giờ thứ tư”. Thông báo được đổi lại như sau sẽ tốt hơn “Seminar trực tuyến trên LMS bắt đầu vào lúc 1.00 pm NewYork (GMT-5), tương ứng với 19.00 ở Paris”

6) Chọn lựa nội dung

"Content is king" (Nội dung là vua). Câu này thường được dùng bởi các người phát triển nội dung và những người cung cấp nội dung. Nhưng như thế nào chúng ta có thể đảm bảo rằng nội dung có chất lượng và các đặc điểm chúng ta mong muốn? Một câu hỏi nữa đặt ra là chúng ta nên mua nội dung hay phát triển nội dung? Nếu phát triển nội dung thì tự phát triển lấy hay thuê các công ty có tiếng phát triển hộ? Thường thì quyết định phụ thuộc vào bản chất nội dung, thời gian, và ngân quỹ của công ty bạn. Dưới đây, chúng tôi trình bày một số vấn đề bạn cần lưu tâm khi mua nội dung e-Learning.

Đánh giá nội dung e-Learning

Như bạn biết, hiện tại thị trường e-Learning có nhiều nội dung e-Learning. Vậy thì bạn so sánh chúng và tìm được nội dung phù hợp với yêu cầu của bạn như thế nào? Chúng tôi đưa ra một số yếu tố bạn cần xem xét để đưa ra quyết định đúng đắn. Sau đây là các bước cần tiến hành khi chọn lựa:



  • Bắt đầu bằng phân tích yêu cầu về nội dung của bạn

  • Lập danh sách gồm các công ty cung cấp nội dung có khả năng nhất (tối đa là 5)

  • Lập một đội đánh giá các sản phẩm (trả lời các câu hỏi có trước và thử nghiệm trực tiếp các sản phẩm)

  • Đưa ra 2-3 sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất

  • Gửi yêu cầu đến cho các công ty có sản phẩm bạn quan tâm

  • Thử các sản phẩm bằng cách cho một nhóm học viên vào học thử nghiệm

  • Đi đến quyết định

Tất nhiên nếu bạn muốn biết chính xác chất lượng nội dung có thật sự phù hợp với yêu cầu của bạn thì nên nhờ một SME (Chuyên gia về vấn đề mà nội dung hướng tới) kiểm tra.

Kĩ thuật

  • Nội dung có thể dùng được trong trình duyệt bạn cần?

  • Nội dung được phân phối theo WBT và/hoặc CBT?

  • Nội dung dùng kĩ thuật luồng hoặc download xuống?

  • Có cần các plug-in đưa vào?

  • Các yêu cầu kĩ thuật đối với máy tính của học viên?

  • Các yêu cầu kĩ thuật đối với server chứa nội dung?

  • Băng thông cần thiết đối với học viên?

  • Các chuẩn e-Learning gì được sử dụng? …

 Giao diện

  • Nội dung có chứa các ảnh?

  • Nội dung có chứa các hoạt hình?

  • Nội dung có chứa các mô phỏng?

  • Nội dung có chứa audio/video?

  • Nội dung có sự kết hợp giữa các loại media khác nhau?

  • Nội dung có thể tương tác với ứng dụng thực? (Trong trường hợp nội dung liên quan đến IT)

  • Cửa sổ có thay đổi được kích thước? Độ phân giải tối ưu của màn hình là bao nhiêu?

  • Giao diện hỗ trợ các ngôn ngữ nào?

  • Học viên có thể tuỳ biến giao diện được không? …

 Các khía cạnh liên quan tới giáo dục

  • Nội dung có thêm các tài liệu phụ trợ (Q&A, tài liệu hướng dẫn sử dụng, các bài viết kèm theo...)

  • Cách tiếp cận thiết kế, phát triển nội dung như thế nào?

  • Mức độ tương tác của nội dung có cao không?

  • Đối tượng học viên mà nội dung hướng tới?

  • Các điều kiện tối thiểu để sử dụng nội dung (cần các kiến thức, kĩ năng có trước)?

  • Thời gian trung bình để hoàn thành một đơn vị học tập và cua học?

  • Chúng ta có thể sử dụng lại nội dung (ví dụ như tạo cua học bằng cách sử dụng các phần của các cua học khác)?

  • Sự hỗ trợ của công ty bán nội dung (kĩ thuật hoặc nội dung)? Nếu có, thì có những loại hỗ trợ nào?

  • Nội dung có tuân theo ECDL (trong trường hợp nội dung liên quan tới IT-Office)? Bằng chứng gì?

  • Nội dung có tuân theo MOUS (trong trường hợp nội dung liên quan tới IT-MS Office)? Bằng chứng gì? …

 Khả năng kiểm tra

  • Bao nhiêu câu hỏi chứa pretest?

  • Bao nhiêu cầu hỏi chứa posttest?

  • Các loại câu hỏi nào được sử dụng (kéo và thả, điền vào chỗ trống, chọn câu trả lời đúng...)?

  • Các câu hỏi có được lấy ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi?

  • Các câu hỏi có cung cấp feedback cho học viên? Nếu có thì loại feedback và vào thời điểm nào (sau mỗi câu hỏi, sau khi hoàn thành bài kiểm tra..)

  • Học viên có thể quay lại xem các câu hỏi đã trả lời?

  • Bài kiểm tra có mang tính thích ứng (Đưa ra các câu hỏi phù hợp với khả năng, kiến thức của từng học viên)? …

 Chi phí/Bán hàng

  • Có dịch vụ bán nội dung ngay tại nước bạn đang sống?

  • Giá cả nội dung của mỗi cua học?

  • Mua nhiều cua học liệu có được giảm giá? Nếu có thì giảm bao nhiêu?

  • Các cua học mua được dùng học một lần hoặc nhiều lần?

  • Pretest có thể được tiến hành mà không nhất thiết phải mua cua học (bởi vì pretest có thể chỉ ra rằng học viên không cần cua học)?

 Tương lai

  • Khi nào nội dung sẽ được xem xét lại?

  • Sẽ có nội dung mới tương ứng với sự ra đời của một phần mềm mới? (trong trường hợp nội dung liên quan đến IT)

  • Nhà cung cấp có thể tạo ra các đối tượng học tập theo yêu cầu? Nếu có thì giá cả như thế nào? …


Chương 4 : CHUẢN ĐẶC TẢ VỀ E-LEARNING

Các chuẩn e-Learning như SCORM,AICC,  IMS Content Packaging, IMS Accessibility, IMS Digital Repositories và gần đây là IMS Common Cartridge đang thu hút được sự chú ý rất lớn. Trong phần này, chúng tôi giải thích thực chất chúng là gì, đưa ra một cách nhìn tổng quan về các chuẩn phổ biến nhất. Chúng tôi cũng chỉ cho các bạn thấy tại sao chuẩn lại quan trọng và các bạn phải làm gì để chọn lựa đúng các sản phẩm tuân theo chuẩn e-Learning.



Chuẩn là gì?

Phần này giúp bạn trả lời câu hỏi chuẩn (standard) chính xác là gì và đâu là sự khác biệt giữa chuẩn và đặc tả (specification).



Tại sao chuẩn quan trọng?

Phần này chỉ cho bạn thấy tầm quan trọng của chuẩn khi bạn quyết định phát triển một sản phẩm e-Learning hoặc mua một sản phẩm e-Learning.



Các chuẩn e-Learning hiện có

Vào thời điểm hiện thời, có những chuẩn e-Learning nào và các chuẩn nào đang được dùng rộng rãi trong cộng đồng e-Learning trên thế giới?



Tình hình áp dụng chuẩn trong thực tế

Thực tế của việc áp dụng chuẩn e-Learning trong thực tế ra sao? Có những sản phẩm nào đã tuân theo chuẩn và làm sao bạn biết được điều đó?



1) Định nghĩa chuẩn

ISO định nghĩa như sau:



"Các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kĩ thuật hoặc các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn, hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các vật liệu, sản phẩm, quá trình, và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng".

Một ví dụ về chuẩn được dùng rộng rãi trên thế giới là LEGO. Với các đối tượng LEGO bạn có thể xây dựng mọi thư bạn muốn. Thậm chí có các đối tượng với kích kỡ khác nhau và màu khác nhau, chúng đều khớp với nhau và chúng có thể được kết hợp lại theo mọi cách vì các đối tượng tuân theo các luật nhất định. Các chân luân chính xác có cùng cỡ và chúng luôn khớp. Trẻ em vẫn thích chơi với nó vì khả năng tạo ra các hình thù mới không bị hạn chế.



2) Các chuẩn hiện có

Tổng quan

Trước tiên, chúng ta xem các loại chuẩn chính và chúng hỗ trợ tính khả chuyển như thế nào trong một hệ thống học tập. Chúng ta nhìn nhận trên quan điểm của hai phía, phía học viên và phía kia là người sản xuất cua học.


 

Người sản xuất cua học tạo ra các module đơn lẻ hay các đối tượng học tập sau đó sẽ tích hợp lại thành một cua thống nhất.



  • Các chuẩn cho phép ghép các cua tạo bởi các công cụ khác nhau bởi các nhà sản xuất khác nhau thành các gói nội dung (packages) được gọi là các chuẩn đóng gói (packaging standards). Các chuẩn này cho phép hệ thống quản lý nhập và sử dụng được các các cua học khác nhau.

  • Nhóm chuẩn thứ hai cho phép các hệ thống quản lý đào tạo hiển thị từng bài học đơn lẻ. Hơn nữa, có thể theo dõi được kết quả kiểm tra của học viên, quá trình học tập của học viên. Những chuẩn như thế được gọi là chuẩn trao đổi thông tin (communication standards), chúng quy định đối tượng học tập và hệ thống quản lý trao đổi thông tin với nhau như thế nào.

  • Nhóm chuẩn thứ ba quy định cách mà các nhà sản xuất nội dung có thể mô tả các cua học và các module của mình để các hệ thống quản lý có thể tìm kiếm và phân loại được khi cần thiết. Chúng được gọi là các chuẩn metadata (metadata standards).

  • Nhóm chuẩn thứ tư nói đến chất lượng của các module và các cua học. Chúng được gọi là chuẩn chất lượng (quality standards), kiểm soát toàn bộ quá trình thiết kế cua học cũng như khả năng hỗ trợ của cua học với những người tàn tật.

Các loại chuẩn trên cùng nhau đóng góp tạo ra các giải pháp e-Learning có chi phí thấp, hiệu quả, và mang lại sự thoải mái cho mọi người tham gia e-Learning.

Ai muốn tìm hiểu kĩ hơn về từng nhóm chuẩn trên có thể đọc tiếp ở phần dưới đây:

- Chuẩn đóng gói

- Chuẩn trao đổi thông tin

- Chuẩn meta-data

- Chuẩn chất lượng

- Một số chuẩn khác

2.1 Chuẩn đóng gói



tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương