Trong vài thập kỷ trở lại đây, nguồn tư liệu địa bạ được nhiều nhà khoa học quan tâm khai thác



tải về 0.72 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.72 Mb.
#30782
1   2   3   4   5   6   7

GS. PHAN HUY LÊ


1. ĐỊA BẠ VÀ HAI SƯU TẬP ĐỊA BẠ CỔ VIỆT NAM

Địa bạ là văn bản chính thức về địa giới cùng diện tích và các loại hình sở hữu ruộng đất của làng xã, được lập trên sự khám đạc và xác nhận của chính quyền, dùng làm cơ sở cho việc quản lý ruộng đất và thu tô thuế của nhà nước. Có thể định nghĩa một cách tổng quát về địa bạ như vậy, tuy mỗi thời và mỗi nơi, tên gọi và qui cách địa bạ có khác nhau.

Sử biên niên cho biết năm 1092 lần đầu tiên trong lịch sử, triều Lý (1009-1225) tiến hành lập địa bạ, lúc đó gọi là điền tịch2. Trước đó, trong thời kỳ Bắc thuộc, chính quyền đô hộ đã nhiều lần điều tra dân số, lập sổ hộ khẩu (gọi là hộ tịch) nhưng chưa hề đo đạc ruộng đất lập địa bạ. Từ triều Lý trở đi, cùng với quá trình phát triển và củng cố của chế độ quân chủ tập quyền, các vương triều Việt Nam rất quan tâm đến việc lập địa bạ của các làng xã để thực thi quyền quản lý và quyền thu tô thuế ruộng đất của nhà nước. Đặc biệt, triều Lê (1428-1527) và triều Nguyễn (1802-1945) có những quy định chặt chẽ về thể lệ lập địa bạ.

Triều Lê ngay sau khi mới thành lập, năm 1428 đã ra lệnh cho các địa phương tiến hành điều tra, khám xét tình hình sở hữu và canh tác ruộng đất, lập lại địa bạ trong thời hạn một năm3. Điều 347 trong Quốc triều hình luật quy định cứ 4 năm làm lại điền bạ một lần để phản ánh đúng tình trạng ruộng đất của các làng xã4.

Triều Nguyễn thành lập năm 1802 thì năm sau, năm 1803, đã sai lập lại địa bạ các trấn ở Bắc Hà tức vùng Đàng Ngoài thuộc quyền cai trị của chúa Trịnh trước đây5. Các địa bạ này được hoàn thành vào năm 1805. Sau đó triều Nguyễn tiếp tục lập lại địa bạ các vùng còn lại, riêng Nam Kỳ đến năm 1836 mới tiến hành đo đạc ruộng đất lập địa bạ. Đây là năm lập địa bạ đầu tiên của Nam Kỳ, trước đó các thôn ấp tự kê khai ruộng đất để nộp thuế6. Đến năm 1836, nói chung trên phạm vi toàn quốc, trừ miền núi rừng xa xôi, các làng xã (và các đơn vị tương đương như thôn, ấp, trại, sở, phường, nậu, thuyền...) đều có địa bạ. Theo qui định của triều Nguyễn, địa bạ được chép thành 3 bản chính thức, bản thứ nhất gọi là giáp bản lưu ở Bộ hộ, bản thứ hai là ất bản lưu ở trấn hay tỉnh, và bản thứ ba là bính bản do làng xã quản lý.

Mỗi địa bạ đóng thành một tập, thường có từ trên dưới 10 tờ (20 trang) đến trên dưới 100 tờ (200 trang) tuỳ theo số lượng ruộng đất và chủ sở hữu của mỗi làng xã. Các địa bạ đều viết bằng chữ Hán (một số tên riêng bằng chữ Nôm) và thường gồm 4 phần:

Phần thứ nhất xác định địa phận của làng xã với tên gọi, vị trí hành chính thuộc tổng, huyện, phủ, trấn hay tỉnh, cùng giáp giới bốn phía nam, bắc, đông, tây.

Phần thứ hai kê khai rõ diện tích ruộng đất của làng xã gồm ruộng đất công và tư, ruộng đất canh tác, ruộng đất bỏ hoang, ruộng đất của chùa, của đền miếu, của các họ, đất làm nhà ở, đất nghĩa địa, đất bãi, các loại ao đầm... Đối với ruộng đất canh tác, phân loại theo chất lượng của đất thành loại một, loại hai, loại ba; theo cây trồng như trồng lúa, trồng dâu, trồng mía... và theo số vụ gieo trồng mỗi năm như ruộng một vụ hay hai vụ, vụ mùa hè hay vụ mùa thu...

Phần thứ ba kê khai từng thửa ruộng đất với những thông tin về diện tích, vị trí, giáp giới bốn phía đông, tây, nam, bắc, phân loại ruộng đất, họ tên người chủ sở hữu và nếu người chủ sở hữu ở xã khác (gọi là xâm canh hay phụ canh) thì ghi rõ quê quán của người đó. Phần này chiếm đến trên dưới 90% số trang của địa bạ và cho nhiều thông tin cụ thể về tình trạng chiếm hữu ruộng đất và kết cấu kinh tế - xã hội của làng xã.

Phần thứ tư là phần thủ tục hành chính gồm sự xác nhận địa bạ có bao nhiêu tờ, lời cam kết kê khai chính xác về diện tích cũng như các loại ruộng đất, và cuối cùng là ngày tháng năm lập địa bạ (ghi theo niên hiệu của vua trị vì) cùng chữ ký hay điểm chỉ của chức dịch cấp làng xã (Lý trưởng, Hương mục, Hương trưởng...) và tổng (Cai tổng), chữ ký và dấu của những người chịu trách nhiệm cấp phủ, huyện, trấn hay tỉnh và Bộ hộ.

Với những nội dung như trên, địa bạ là một nguồn tư liệu rất phong phú và quý giá để nghiên cứu nông thôn và cả đô thị Việt Nam trên nhiều phương diện như:

- Tình hình khai phá và sử dụng ruộng đất, đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền.

- Chế độ sở hữu ruộng đất với các hình thái sở hữu rất phức tạp như sở hữu nhà nước, sở hữu làng xã (công điền, công thổ), sở hữu tư nhân, sở hữu cộng đồng của họ, phe, giáp, đình, chùa, đền, miếu...

- Tình trạng chiếm hữu ruộng đất và sự phân hoá xã hội ở nông thôn, kết cấu xã hội và các giai tầng trong làng xã, mức độ sở hữu ruộng đất của tầng lớp quan lại, nho sĩ, chức dịch...

- Thống kê các dòng họ và sự phân bố theo các khu vực, góp phần nghiên cứu các quan hệ cộng đồng huyết thống và láng giềng, kết hợp với tư liệu gia phả và đinh bạ nghiên cứu dân số học lịch sử.

- Bộ máy hành chính và quản lý cấp cơ sở từ thôn, làng, ấp, phường, trại đến xã và tổng với những danh chức ghi trong địa bạ.

- Gián tiếp nghiên cứu một số mặt của văn hoá như chữ Nôm (để ghi tên đất, tên người với niên đại xác định), tổ chức và đời sống làng xã, kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng ở nông thôn (gắn liền với ruộng đình, chùa, đền, miếu...).

Do đó, trong khoảng ba thập kỷ gần đây, nhiều nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam đã chú ý khai thác nguồn tư liệu địa bạ này và công việc nghiên cứu đang mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp.

Trước đây ở Việt Nam, làng xã nào cũng có địa bạ, do Thủ chỉ hay Thủ bộ chịu trách nhiệm quản lý cùng với các loại văn bản khác của cộng đồng như đinh bạ, sổ thuế, hương ước... Nhưng trải qua thời gian và các biến thiên lịch sử, nhiều địa bạ bị mất mát, tiêu hủy. Tuy vậy, số địa bạ được bảo tồn cho đến nay vẫn khá lớn và ngày càng được phát hiện thêm. Nhiều thư viện các tỉnh, thành phố và các viện, các trường đại học đang lưu giữ những địa bạ mới phát hiện này mà chưa có thống kê đầy đủ. Ngoài những địa bạ đang ở trong tình trạng phân tán đó, có hai sưu tập địa bạ quan trọng nhất hiện nay do Viện nghiên cứu Hán-Nôm và Cục Văn thư lưu trữ nhà nước quản lý.

1.1. Sưu tập địa bạ của Viện nghiên cứu Hán-Nôm

Đây là những địa bạ do Viện Viễn đông bác cổ Pháp (Ecole Française d' Extrême-Orient, EFEO) thu thập trước năm 1945 và hiện nay được lưu giữ tại thư viện của Viện nghiên cứu Hán-Nôm tại Hà Nội. Phần nhiều là bản sao chép lại địa bạ lúc bấy giờ do các làng xã quản lý (bản bính).

Sưu tập địa bạ này mang ký hiệu chung là AG và được sắp xếp theo các tỉnh thời Pháp thuộc với mã số a cho các tỉnh Bắc Bộ và mã số b cho các tỉnh Trung Bộ. Tất cả địa bạ này đóng thành 526 tập, mỗi tập có từ 1 đến 2, 3, 4 địa bạ. Gần đây, chúng tôi đã kiểm kê và lập Danh mục sưu tập địa bạ tại Viện nghiên cứu Hán-Nôm.

Toàn bộ sưu tập gồm 1.635 địa bạ của các xã, thôn của 94 huyện thuộc 18 tỉnh Bắc Bộ và 3 tỉnh Trung Bộ thời Pháp thuộc, tương đương với 17 tỉnh Bắc Bộ và 3 tỉnh Trung Bộ hiện nay. Tổng cộng 526 tập có 35.331 tờ, tức 70.662 trang, trung bình mỗi địa bạ có 21,5 tờ, tức 43 trang.

Số địa bạ trên phân bố theo các tỉnh, thành phố hiện nay như sau (căn cứ theo đơn vị huyện của địa bạ và xếp vào các tỉnh, thành phố hiện nay, chưa tính đến sự thay đổi của địa giới huyện):

1. Hà Nội: 203 địa bạ của các huyện Vĩnh Thuận, Thọ Xương, Đông Anh, Đông Ngàn, Đa Phúc, Thiên Phúc, Thanh Trì, Từ Liêm thuộc địa giới Hà Nội trước khi mở rộng ngày 1-8-2008.

2. Hà Tây cũ, từ 1-8-2008 thuộc địa giới Hà Nội mở rộng: 219 địa bạ của các huyện Minh Nghĩa, Bất Bạt, Phúc Lộc, Tiên Phong, Thạch Thất, Yên Sơn, Phú Xuyên, Đan Phượng, Sơn Minh, Hoài An, Thượng Phúc.

3. Bắc Ninh và Bắc Giang: 76 địa bạ của các huyện Bảo Lộc, Yên Thế, Yên Dũng, Phượng Nhãn, Hiệp Hoà, Yên Việt, Tiên Du, Lang Tài.

4. Hải Dương và Hưng Yên: 62 địa bạ của các huyện Cẩm Giàng, Thanh Hà, Thanh Lâm, Thiên Thi, Phù Dung, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ, Đông An, Đường Hào.

5. Nam Định và Hà Nam: 213 địa bạ của các huyện Duy Tiên, Nam Xang, Kim Bảng, Thanh Liêm, Giao Thủy, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Thượng Nguyên, Nam Chân, Trực Ninh, Vọng Doanh, Thiên Bản, Vụ Bản.

6. Ninh Bình: 93 địa bạ của các huyện Yên Hóa, Phụng Hóa, Gia Viễn, Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô.

7. Thái Bình: 267 địa bạ của các huyện Đông Quan, Quỳnh Côi, Thanh Quan, Tiền Hải, Chân Định, Vũ Tiên, Duyên Hà.

8. Hải Phòng: 73 địa bạ của các huyện An Lão, Nghi Dương, Tiên Minh, An Dương, Thủy Đường.

9. Vĩnh Phúc và Phú Thọ: 213 địa bạ của các huyện Hạ Hoa, Hoa Khê, Phù Ninh, Thanh Ba, Tam Nông, Sơn Vi, Yên Lập, Yên Lạc, Yên Lãng, Kim Hoa.

10. Thái Nguyên: 21 địa bạ của các huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên, Tư Nông, Phú Lương.

11. Quảng Ninh: 18 địa bạ của huyện Yên Hưng.

12. Hòa Bình: 4 địa bạ của huyện Mỹ Lương.

13. Lạng Sơn: 5 địa bạ của các huyện Lộc Bình, Văn Uyên, Cao Lộc.

14. Thanh Hóa: 52 địa bạ của huyện Đông Sơn.

15. Nghệ An: 113 địa bạ của các huyện Đông Thành, Chân Lộc, Nghi Lộc, Hưng Nguyên.

16. Hà Tĩnh: 4 địa bạ của các huyện Nghi Xuân, La Sơn.

Nói chung, đây là địa bạ của vùng đồng bằng Bắc Bộ và 3 tỉnh Bắc Trung Bộ. Số địa bạ mỗi huyện thu thập được nhiều nhất là trên 100 (Thọ Xương) và ít nhất là 1 (9 huyện chỉ có 1 địa bạ), trung bình là 17 (1635 ÷ 94 = 17,39).

Trong số 1.635 địa bạ có 20 địa bạ không ghi niên đại, 2 địa bạ thế kỷ XVII (1694, 1695), 1 địa bạ thế kỷ XVIII (1723), 4 địa bạ thời Tây Sơn (1790: 3, 1791: 1), còn lại là địa bạ đời Nguyễn (1802-1945) thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Số địa bạ đời Nguyễn gồm 1.608 địa bạ, chiếm 98,3% tổng số địa bạ của sưu tập này và phân bố theo niên đại như sau:

Bảng 1. Sưu tập địa bạ của Viện nghiên cứu Hán-Nôm

Năm lập


địa bạ

1805

1806

-

1819



1831

1832

1833

1834

1837

1838

-

1840



1841

-

1847



1848

-

1883



1884

-

1899



1900

-

1914



Số lượng

959

7

73

103

5

73

91

15

1

41

130

110

Tỷ lệ

59,6%

0,4%

4,5%

6,5%

0,4%

4,5%

5,6%

0,9%

0,06%

2,5%

7,9%

6,7%


Каталог: Upload -> Files -> Documents
Documents -> Thanh thực lục và giá trị SỬ liệu về quan hệ giữa nhà thanh và nhà TÂy sơn pgs. Ts sử học Tạ Ngọc Liễn
Documents -> Sơn Tây dư đồ, Sơn Tây địa chí, Sơn Tây tỉnh chí, Sơn Tây quận huyện khảo, Cầu Đơ tỉnh nhân đinh phong tục tổng sách, Hà Đông toàn tỉnh tổng xã thôn danh sách, Hà Đông tỉnh các phủ huyện tổng xã thôn danh hiệu
Documents -> Tranh dân gian Việt Nam đi triển lãm lưu động
Documents -> Minh Thực lục và sách Minh Thực lục: Quan hệ Trung Hoa –Việt Nam thế kỷ XIV-XVII phạm Hoàng Quân Lời mở
Documents -> An Nam phong tục
Documents -> PHẦn thứ nhấT: VĂn học thăng long hà NỘI
Documents -> Điều kiện tự nhiên (Đktn), tài nguyên thiên nhiên (tntn), môi trường sinh thái của Hà Nội khá phong phú và đa dạng

tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương