Trong số NÀY



tải về 269.74 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích269.74 Kb.
#19783
1   2   3   4   5   6   7

NHÌN LẠI MỘT CHẶNG ĐƯỜNG

(tt & hết)


JM. Lam Thy Đinh Văn Diệm

(Huynh Đoàn Đa Minh)

c)- Từ Giáo Hội toàn cầu : Trên bình diện toàn cầu, Giáo Hội Công Giáo cho đến thế kỷ XI, XII, công cuộc truyền giáo nói chung chỉ dành cho các giáo sĩ, thậm chí việc rao giảng Lời Chúa được coi là đặc quyền của hàng Giám mục. Mãi đến thế kỷ XII, một số Linh mục Dòng (cụ thể là Dòng Đa Minh) mới xin và được Tòa Thánh chấp thuận cho giảng thuyết Lời Chúa, và có lẽ cũng nhờ thế mà nảy sinh phong trào giáo dân tham gia vào công việc này (vd : Hội “Các bà mẹ khoác áo choàng” ở châu Âu thế kỷ XII, XIII).

Riêng ở Việt Nam, mãi đến thế kỷ XVI, hạt giống đức tin mới được gieo trồng. Ở giai đoạn hình thành và phát triển (1533-1802), bước đầu cũng có những khó khăn trở ngại (từ chế độ chính trị phong kiến bảo thủ, đến ngôn ngữ giao tiếp giữa các giáo sĩ truyền giáo và dân bản địa), nhưng cũng phải nói là đã có những thuận lợi nhất định khiến cho số tín hữu tăng triển rất mau. Tiếp theo là giai đoạn thử thách với gần một thế kỷ (tk XIX) Đạo Công Giáo bị bách hại, một điều hiển nhiên chứng tỏ sự đóng góp công sức (kể cả máu đào) của giáo dân vào công cuộc truyền giáo không phải là ít trong số hơn 130.000 anh hùng tử vì đạo (mà cụ thể nhất là 117 vị được tuyên phong hiển thánh, đã có tới 43 vị là giáo dân – “Danh sách 117 Thánh Tử Đạo VN” – Kho Tài liệu ).

Tuy nhiên, nhìn sâu vào vấn đề sẽ thấy vai trò người giáo dân vẫn còn rất mờ nhạt, khiến công cuộc truyền giáo không phát huy được hết sức mạnh của yếu tố cơ bản là phần đóng góp thiết thực của chính những tín hữu, và phải đợi đến Công Đồng Va-ti-ca-nô II “với đường hướng đại kết và mục vụ đã làm cho Giáo hội Việt Nam, nhất là ở miền Nam, quan tâm nhiều đến vai trò của Giáo Hội trong thế giới ngày nay và thúc đẩy mọi tín hữu tích cực tham gia các hoạt động trong xã hội trần thế” (“Lich sử GHVN”, số 5), Giáo Hội mới phục hồi giá trị đích thực cho người giáo dân.

2)- Yếu tố chủ quan : Yếu tố chủ quan đến từ những quan niệm lạc hậu, đồng thời còn do ở chính năng lực và trình độ người giáo dân : 

a- Quan niệm thủ cựu : Như trên đã trình bày, xuất phát từ quan niệm của Giáo Hội trước Công Đồng Va-ti-ca-nô II, vấn đề rao giảng Lời Chúa chỉ dành cho hàng Giáo sĩ, còn giáo dân là thứ yếu. Cách đây khoảng 50, 60 năm về trước, giáo dân VN nếu có tham gia vào công cuộc truyền giáo thường thì chỉ là đóng góp công sức vào việc xây dựng nhà xứ, xây dựng thánh đường, hoặc tổ chức những nghi thức quan-hôn-tang-tế theo nghi thức Công Giáo. Công việc giảng thuyết Lời Chúa hoàn toàn dành cho Tu sĩ, Linh mục (“… có sự phân biệt nền tảng giữa giáo sĩ với giáo dân : giáo sĩ nắm trọn mọi quyền hành, còn giáo dân chẳng có gì. Hồng y Gasquet kể giai thoại sau : ngày kia ở giai đoạn tiền Công đồng, một người dự tòng hỏi một Linh mục Công giáo về vị thế của người giáo dân trong Giáo Hội. Vị Linh mục điềm nhiên trả lời : giáo dân có 2 vị thế trong Giáo hội : Thứ nhất quì gối trước bàn thờ; thứ hai ngồi trên ghế. Vị Hồng y dí dỏm nói thêm người ta quên mất vai trò thứ ba là : móc ví lấy tiền để công đức cho nhà thờ” – Lm. Nguyễn Thái Hợp – “Sứ vụ người giáo dân trong thời đại mới”, trang 114). Sau Công Đồng Va-ti-ca-nô II, vai trò người Giáo dân đã được đặt lại đúng với vị trí quan trọng trong sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội. Tuy tình hình có được cải thiện rất nhiều theo hướng tích cực và kết quả thật khả quan, nhưng cho đến ngày nay, vẫn còn bàng bạc quan niệm thủ cựu cho rằng việc rao giảng Lời Chúa chỉ dành cho hàng giáo sĩ, giáo dân không được tham dự.

Xin dừng một chút ở đây để nhìn thẳng vào vấn đề tại sao công cuộc truyền giáo ở VN giai đoạn đầu lại khởi sắc mà sau đó gần như bị thoái trào ? Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính có lẽ cũng chính là ở chỗ người tòng giáo ở giai đoạn đầu nhìn thấy những người đi truyền giáo là các Giáo sĩ người nước ngoài (không chỉ khác biệt về ngôn ngữ, mà còn cả đến cách sống, cách sinh hoạt với những phong tục tập quán dị biệt), nhưng đã hòa mình vào cuộc sống dân bản địa (học ngôn ngữ, học cách sống và sống hệt như một người VN thuần túy). Họ cảm thấy gần gũi hàng giáo sĩ truyền giáo, thân thiết như người trong gia đình, và đặc biệt là lối sống bình dị, sống đúng như lời rao giảng của các ngài, vì thế nên họ dốc lòng tin theo. Tuy nhiên, đến những giai đoạn sau, với các giáo sĩ người Việt thì có khác. Không dám vơ đũa cả nắm, nhưng phải nói là đã có không ít Nhà xứ tuy được gọi là Nhà Chung, mà gần như đã trở thành những lô cốt quý tộc, phong kiến hơn cả phong kiến. Lời Chúa chỉ được giảng trên tòa giảng, trong thánh lễ, nhưng nhìn vào cuộc sống thì lại thấy cả một khoảng cách khá xa.

b- Quan niệm ỷ lại : Về phía giáo dân, thì quan niệm ỷ lại cũng vẫn còn đè nặng lên nếp sống đạo của một số không nhỏ trong cộng đoàn tín hữu. Làm việc gì cũng được, nhưng đến việc rao giảng Lời Chúa thì lại đùn đẩy cho các vị Tu sĩ, Linh mục. Còn về việc sống đạo – một phương cách truyền giáo bằng chứng tá rất hiệu nghiệm – thì nhiều khi lại vướng vào kiểu chuộng hình thức phô trương hơn là đi sâu vào sống thực, sống đúng với Lời Chúa. Tắt một lời “lời nói không đi đôi với hành động” trong lãnh vực này ở cả 2 phía : các vị mục tử và cộng đồng tín hữu.

c)- Năng lực và trình độ người giáo dân : Đại đa số giáo dân có trình độ văn hóa dưới trung bình, cùng với năng lực bị hạn chế do cuộc mưu sinh, chưa tiếp cận được với trào lưu tiến bộ (qua những phương tiện truyền thông hiện đại : sách báo, tài liệu, truyền thanh, truyền hình, internet…). Chính điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự đóng góp của người giáo dân vào công cuộc truyền giáo.

III.- HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI :

Để thắp sáng niềm tin vào hy vọng ở tương lai Giáo Hội Việt Nam, xin đưa ra một số đề nghị :

1- Với Hội Đồng Giám Mục VN : - Xin là đầu tầu cổ võ, vun trồng, thúc đẩy và kiện toàn tinh thần Công Đồng Va-ti-ca-nô II trong Giáo Hội Việt Nam : Xây dựng quan niệm chính xác và đúng đắn về Giáo Hội (từ GH địa phương tiến đến GH hoàn vũ) : Giáo Hội là “Dân Chúa” + Hiệp thông cộng đồng Ki tô hữu (Giáo sĩ – Tu sĩ – Giáo dân) + Hiệp nhất Ki-tô giáo + Đối thoại trong tinh thần cởi mở, bao dung, hợp tác và hiệp thông huynh đệ, từ đối nội (trong Giáo Hội, giữa các phẩm trật và các thành phần Dân Chúa) đến đối ngoại (Đối thoại liên tôn).

- Việc đào tạo nhân sự, ngoài những quy luật cơ bản về thần học, tu đức, cũng rất cần thiết đào tạo các Linh mục, tu sĩ để trở nên những mục tử biết quan tâm hơn đến các hoạt động truyền giáo mang tính cách xã hội cũng như có thái độ xứng hợp với các môi trường hoạt động (tôn giáo cũng như xã hội), luôn biết lắng nghe trong khiêm tốn và yêu thương, sẵn sàng đối thoại, tiếp nhận những ý kiến đóng góp xây dựng cho sự nghiệp chung của Giáo xứ, Giáo phận.

- Làm sao để toàn thể hàng ngũ mục tử (đặc biệt là các vị quản xứ) quán triệt thật sâu sắc vai trò và phẩm chất của người giáo dân, sẵn sàng mời gọi tín hữu (trực tiếp hoặc thông qua các hội dòng, đoàn thể…) cùng cộng tác, hợp tác trong công việc chung của Giáo xứ, trong sứ vụ chung của Giáo Hội : Truyền Giáo.

- Về phương diện xã hội, người ta không thể không ưu tư trước những tệ nạn của xã hội (tham nhũng, xì ke ma túy, mại dâm…), trước lối sống thực dụng, sống thử, đến thái độ sống nghi ngờ, cục bộ, thiếu đoàn kết của nhiều người, nhiều thành phần, nhất là giới trẻ …, HĐGMVN nên có những phương hướng nghiên cứu rộng rãi và sâu sắc về cấu trúc tâm lý và bản chất con người Việt Nam, để thiết thực giúp cho dân tộc phát triển bền vững cũng như giúp cho người tín hữu sống Đạo cách thiết thực hơn trong bối cảnh hiện nay của đất nước và xã hội Việt Nam.

2- Với các tổ chức Hội dòng, Đoàn thể : Với các hội dòng, đoàn thể, xin đừng tị hiềm, biệt lập, mà cùng hướng đến sứ vụ chung của Giáo Hội, dốc tâm dốc sức thực thi Lời Chúa : "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15), làm sao để các hội đoàn trở nên những cánh tay đắc lực, những cánh tay nối dài của vị mục tử quản xứ đến tất cả mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo xứ và tiếp tục vươn tới những anh em tuy không cùng tín ngưỡng, nhưng vẫn đồng cam cộng khổ trong cùng một thôn làng, một phường khóm và trên tất cả là cùng chung một huyết thống con Hồng cháu Lạc trên dải đất hình cong chữ S thân yêu.

3- Với Cộng đoàn Dân Chúa : Nhìn lại một chặng đường trên hành trình miên viễn là đem Tin Mừng Cứu Độ đến cho muôn dân, ở mọi nơi, trong mọi lúc, không chỉ là để tự hào về những gì đã gặt hái được, dù niềm tự hào đó rất chính đáng. Và càng không thể là để tự mãn ru mình trong cái hào quang của quá khứ. Nhìn lại mình chính là để tìm ra được những ưu điểm làm động cơ thúc đẩy cho những bước chân đi tới tương lai; đồng thời và tất yếu nhìn lại mình là phải tìm ra được những mặt còn yếu kém, còn hạn chế (tôi không muốn dùng từ khuyết điểm) để cùng nhau củng cố lại niềm tin và hy vọng, củng cố lại tinh thần hợp tác trong yêu thương, trau dồi thêm kiến thức về Giáo Hội và xã hội, về những dấu chỉ thời đại. Từ đó, sẵn sàng dấn thân hợp tác với Giáo Hội, với xã hội, sống xứng đáng với vai trò công dân nước trần thế và Nước Trời.

KẾT LUẬN :

Tóm lại, tất cả những điều được phân tích và trình bày trên, cho thấy chúng ta đã làm và làm tốt sứ vụ mà Thiên Chúa và Giáo Hội trao phó trên cánh đồng truyền giáo Việt Nam qua 5 thế kỷ – đặc biệt là trong 5 thập niên vừa qua (1960-2010) – gian nan thử thách cũng nhiều, mà vui mừng phấn khởi cũng không ít. Những vấn nạn được nêu ra chỉ nhằm mục đích rút kinh nghiệm để có thể làm tốt hơn nữa, chu toàn được trách vụ, hầu mong đạt được hy vọng “cánh đồng truyền giáo Việt Nam” chan hòa rực rỡ ánh hào quang Tin Mừng chiếu tỏa.

Trong tâm tình ấy, xin toàn thể cộng đồng Dân Chúa hiệp ý cùng Đức Cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, ngài đã từng nói : “Việt Nam luôn ở trong trái tim tôi” (Thư gửi HĐGMVN ngày 24-06-1989) – dâng lời cầu nguyện cho tương lai xán lạn của Giáo Hội và quê hương đất nước Việt Nam : “Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a rất thánh, tôi khẩn nài cùng Thiên Chúa cho anh chị em mỗi ngày, xin Ngài tiếp tục ban cho anh chị em sự can đảm của đức tin, niềm hy vọng và ơn bình an. Sự liên kết chặt chẽ của anh chị em với các Giám mục bản quyền sẽ không bao giờ sút giảm trong sự hiệp nhất với Chúa Giê-su Ki-tô và Giáo Hội của Ngài ! Nguyện xin cho anh chị em luôn luôn có những khả năng cụ thể để tuyên xưng và sống niềm tin của mình. Chắc chắn là những điều kiện này sẽ làm vinh danh cho đất nước, thể hiện mối quan tâm đến công lý và thúc đẩy mối liên hệ với những giá trị tinh thần rất cần thiết cho sự phát triển” ( ĐTC Gio-an Phao-lô II – Sứ điệp truyền thanh gửi dân tộc Việt Nam” ngày 10-05-1984 ).

(Hết).
Đón đọc số tới :

Giáo Dân Mong Gì Nơi các Linh Mục



của cùng một tác giả.


Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 269.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương