Trong những năm gần đây ngoài việc sử dụng ma túy truyền thống như: Thuốc phiện, Heroin, Cần sa…thì tình trạng sử dụng các chất kích thích dạng Amphetamine ngày càng nhiều lên



tải về 260.19 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích260.19 Kb.
#29535
1   2   3   4

1.2.2. Rối loạn cảm xúc

Theo DSM-IV, khởi đầu của rối loạn cảm xúc do amphetamine có thể xảy ra trong quá trình nhiễm độc hoặc cai. Nói chung, nhiễm độc đi kèm với tính chất cảm xúc thất thường hoặc lẫn lộn cảm xúc, trong khi và/hoặc sau cai thường gây ra trầm cảm. Các triệu chứng cảm xúc lẩn lộn hoặc hưng phấn nhẹ thường thấy trong dùng amphetamine hiếm khi (nếu có) kéo dài trong suốt thời gian dùng thuốc nhưng các triệu chứng hưng phấn nhẹ, trầm cảm kéo dài sau cai là hiếm khi kéo dài sau cai. Trong những tình huống này thì thầy thuốc nên xem xét đến chẩn đoán rối loạn cảm xúc do amphetamine. Tuy nhiên, thường thì khó phân biệt rối loạn cảm xúc do amphetamine với rối loạn cảm xúc nguyên phát đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử trầm cảm trước khi dùng amphetamine. Việc dược tính của amphetamine có thể tạo ra thay đổi có thể làm trầm trọng hơn những rối loại trầm cảm nguyên phát.

Trong DSM-IV, khởi đầu của rối loạn lo sợ do amphetamine có thể xảy ra trong nhiễm độc hoặc sau cai. Amphetamine, giống như cocain, có thể gây ra các triệu chứng giống như thấy được trong rối loạn ám ảnh cưỡng bức với các hành vi nhắc lại, rập khuôn. Tuy nhiên, những triệu chứng này không kéo dài sau giai đoạn ngộ độc và hiếm khi được chẩn đoán phân biệt. các thuốc dạng amphetamine cũng có thể gây ra các cơn hoảng sợ ở những cá nhân chưa có tiền sử hoảng sợ. Khi những triệu chứng này kéo dài sau thời gian dùng thuốc và đòi hỏi chú ý thì chẩn đoán phân biệt cần phải được xem xét.

1.2.3. Bệnh đồng hành

Bệnh đồng hành được ghi lại lần đầu vào những năm 1950. Sự có mặt của những rối loạn tâm thần khác tăng mạnh cùng với sự lệ thuộc vào thuốc nói chung và những người lệ thuộc vào thuốc có xu hướng đạt tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn tâm thần khác.

Những bệnh nhân tâm thần phân liệt thường dùng amphetamine hoặc cocain trong đó có cả lệ thuộc vàò các hội chứng nhiễm độc. Nó dẫn đến gợi ý là những bệnh nhân tâm thần phân liệt dùng chất kích thích để làm giảm các triệu chứng âm tính hoặc các tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần.

1.2.4. Kích động:

Amphetamine cuối cùng đã tạo ra sự lên cơn kích động hoặc các hành vi rập khuôn mà không thấy được khi dùng liều đầu tiên. Tăng nhạy cảm có thể kéo dài.

Tình trạng hoang tưởng và rối loạn nhiễm độc tâm thần mà những người sử dụng amphetamine kéo dài thường bị được cho là hiện tượng có tăng nhạy. Những người đã từng bị rối loạn tâm thần do amphetamine có thể bị như vậy nhanh hơn sau các phơi nhiễm.

3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ LOẠN THẦN CỦA BỆNH NHÂN SỬ DỤNG ATS

3.1. Điều trị bằng hóa dược

+ Các loại thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm cảm, bình thần và chỉnh khí sắc.

+ Bù nước, điện giải và các loại vitamin.

3.2. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý

Trong phức bộ điều trị NMT, liệu pháp tâm lý (LPTL) đóng vai trò vô cùng quan trọng và là một liệu pháp không thể thiếu.

+ Mục đích của LPTL trong điều trị NMT

Theo G.Waillant (1983) mục đích của LPTL trong điều trị là

- Xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy thuốc và người nghiện

- Thiết lập chương trình điều trị tích cực và kiểm tra chặt chẽ

- Xây dựng nhóm điều trị, trong đó mọi thành viên phải tự nguyện và giúp đỡ nhau trong quá trình điều trị cai nghiện, cũng như chống tái nghiện.

- Lôi cuốn gia đình vào quá trình điều trị [1].

+ Liệu pháp giải thích hợp lý

Mục đích của liệu pháp này, theo H.Entin là : thuyết phục bênh nhân để họ hiểu đây là một bệnh lý, vì vậy chính bản thân họ là người đang mang một chứng bệnh, khả năng duy nhất để chữa khỏi là chính bản thân họ phải từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng chất gây nghiện[1].

+ Liệu pháp thư giãn luyện tập

Thông qua cơ chế tự ám thị và cơ chế phản hồi giữa trương lực cơ và cảm xúc, đồng thời thông qua các phương pháp luyện tập (các tư thế Yoga và kiểu thở khí công) nhằm giúp người nghiện tạo ra một tâm lý thoải mái và giúp họ dần dần tự kiểm tra, điều khiển được ý nghĩ, hơi thở, hoạt động của họ. về lâu dài giúp bệnh nhân rèn luyện khả năng tự kiềm chế, mà ở họ hoặc không có, hoặc khả năng này rất yếu [1].

+ Liệu pháp hành vi- nhận thức

Thông qua mối liên quan giữa nhận thức và hành vi ứng xử, ý tưởng tự phát đó là cách phát hiện và cách loại trừ. Các hành vi tập nhiễm và cách khử tập nhiễm, các kỹ thuật củng cố dương tính và âm tính.

Liệu pháp hành vi- nhận thức giúp cho người nghiện học xác định và điều chỉnh hành vi có vấn đề bằng một loạt các kỹ năng khác nhau, có thể sử dụng để ngăn chặn tình trạng nghiện ma túy, học được các vấn đề tích cực, tiêu cực nếu sử dụng lại ma túy. Tự bản thân mình kiểm định mức độ thèm sử dụng chất ma túy và các tình huống nguy cơ cao, có các chiến lược để đối phó cũng như tự kiểm soát chính mình [1].

+ Liệu pháp gia đình

Liệu pháp gia đình nhằm loại trừ hoặc làm giảm những căng thẳng cảm xúc và thiết lập lại trạng thái cân bằng bị phá vỡ bên trong gia đình. Đó là nhằm thay đổi và thiết lập lại mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đó.

Liệu pháp gia đình tìm kiếm sự tác động lên mối tương tác giữa người bệnh với môi trường sống của gia đình. Điều đó không có nghĩa là tìm kiếm sai lầm hay lỗi của một ai mà chỉ nhằm thay đổi trong phương thức mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Vấn đề này cho thấy không chỉ người bệnh cần thay đổi về mối quan hệ mà bản thân các thành viên trong gia đình cũng phải nhìn nhận lại và thay đổi hành vi, mối quan hệ của mình với người bệnh [1].

+ Liệu pháp nâng đỡ

Liệu pháp này nhằm khuyến khích tự tin, lòng tự trọng của người bệnh, nâng cao nhận thức về hiện thực, như các điểm mạnh và yếu của chính người bệnh và những ưu, nhược của phương pháp điều trị.

Kiểm soát chặt chẽ những hoàn cảnh nhằm ngăn chặn sự tái bệnh, mục đích phòng hoặc làm chậm lại quá trình tiến triển. Tạo sự nâng đỡ giúp làm tối ưu hóa nhũng ứng xử tránh phụ thuộc vào người điều trị bệnh [1].

+ Các nhóm tự lực (self-help)

 


CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Số lượng đối tượng

Chọn ngẫu nhiên tất cả bệnh nhân được nhập viện trong 2 năm 2014-2015 được chẩn đoán sử dụng ATS



2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Pháp y- Nghiện chất bệnh viện tâm thần Đà nẵng.



2.1.3. Tiêu chuẩn chọn đối tượng

2.1.3.1. Được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ICD-10

+ Chọn tất cả bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn sử dụng ATS theo tiêu chuẩn ICD-10

+ Xét nghiệm nước tiểu tìm các chất dạng amphetamine.

+ Không có tiền sử mắc các rối loạn tâm thần khác

+ Không có các bệnh cơ thể nặng(suy gan, suy thận)

+ Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.3.2. Tiêu chuẩn khác

+ Tất cả bệnh nhân từ độ tuổi 18-70 tuổi

+ Có khả năng đọc viết

+ Được đánh giá sau 5 ngày sau khi được nhập viện.

2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ

+ Có biểu hiện loạn thần nặng nề

+ Các bệnh cơ thể nặng.

+ Rối loạn nhận thức

+ Chậm phát triển trí tuệ

+ Bênh nhân khiếm thính.

+ Bệnh nhân và người nhà không hợp tác trong quá trình nghiên cứu.

 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Trong 2 năm 2014 và 2015

Trong năm 2014 chúng tôi chọn tất cả bệnh nhân nhập viện theo tiêu chuẩn trên nhập viện tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà nẵng để đánh giá đăc điểm lâm sàng của rối loạn loạn thần.

Trong năm 2015 chúng tôi tiếp tục đánh giá số bệnh nhân còn lại

và hoàn thành đề tài nghiên cứu vào cuối năm 2015.

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần của những bệnh nhân sử dụng ATS.

Tiến hành phân tích, so sánh đặc điểm lâm sàng rối loạn loạn thần của bệnh nhân.

Đánh giá các yếu tố liên quan.



2.2.3. Công cụ chẩn đoán và đánh giá các triệu chứng lâm sàng

+ Dựa vào bệnh án của bệnh nhân tại khoa phòng.

+ Lập phiếu đánh giá tình trạng bệnh nhân hiện tại.( Phụ lục 1)

+ Đánh giá đặc điểm rối loạn loạn thần.

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.

Tiến hành phân tích thống kê mô tả, tính tần suất các biểu hiện, tính giá trị P để xác định ý nghĩa thống kê của sự khác biệt.

Đánh giá mối tương quan của các yếu tố trong nghiên cứu.

+ Kiểm định mối liên hệ giữa 2 biến định tính( định danh) với Chi-bình phương (χ2), so sánh với giá trị giới hạn χ2­(r-1)(c-1);α, để xác định mối tương quan.

+ Xác định hệ số tương quan r (hai biến định lượng) và tùy theo giá trị của r để đánh giá tương quan hay không, tương quan có chặt chẽ không, tương quan thuận hay tương qua nghịch.



CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm chung

3.1.1. Giới tính


Trong nghiên cứu này ta nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ rât nhỏ 4,28% (2/21bn) phù hợp với nghiên cứu của Ts Nguyễn Kim Việt và Th. s Lê Công Thiện tỉ lệ 2,8%, (Viện sức khỏe tâm thần) năm 2013.Cũng không khác biệt nhiều với nghiên cứu của ML và cs nghiên cứu tạiTijuana, Mexico năm 2007 có 85% bn là nam giới.
3.1.2. Tuổi bệnh nhân

Bảng 3.1

Tuổi


n

Giá trị trung bình


29,71

Tuổi nhỏ nhất


20

Tuổi lớn nhất


45

Độ lệch chuẩn


6,68

Ta thấy tuổi nhỏ nhất là 20, tuổi lớn nhất là 45, độ lệch chuẩn là 6,68 và tuổi trung bình của bệnh nhân là 29,71 tuổi. Với độ tuổi trung bình như trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Tất Thắng và cs ( 26,8 ±5,8) cũng phù hợp với nghiên cứu của TS Nguyễn Kim Việt năm 2013.



3.1.3. Tình trạng hôn nhân

Trong này ta nhận thấy tỉ lệ người chưa kết hôn chiếm 47,61%, người kết hôn chiếm tỉ lệ 33,33%, trong khi đó tỉ lệ người bị ly hôn cao chiếm tới 19,04%, tỉ lệ ly hôn này cao hơn 4 lần đối với cộng đồng bình thường. Nghiên cứu của TS Nguyễn Kim Việt và cs cũng cho thấy nhóm độc thân sử dụng chất ATS chiếm tỉ lệ cao nhất 48,3%, rồi sau đó nhóm kết hôn chiếm tỉ lệ 46,2%.


3.1.4. Nghề nghiệp

Bảng 3.2

Nghề nghiệp


Thất nghiệp

Lái xe

Trí thức

Kinh doanh

Tổng


Số bn


12

5

1

3

21

%


57,14%

23,80%

4,76%

14,28%

100%

Trong bảng trên ta nhận thấy bệnh nhân sử dụng chất ATS bị thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao 57,14%, theo nghiên cứu của Kramer TL và cs(2006) ở Mỹ có đến 68% đối tương sử dụng ATS bị thất nghiệp. Nghiên cứu tại Úc năm 2011 của Kenny P và cs cũng cho kết quả tương tự có 66% bn bị thất nghiệp.

3.1.5. Trình độ học vấn

Bảng 3.3

Học vấn


Cấp I

Cấp II

Cấp III

Caođẳng,

Đại học

Tổng



Số bn


1

9

10

1

21

%


4,76%

42,85%

47,61%

4,76%

100%


Trong bảng này ta nhận thấy trình độ học vấn của bệnh nhân ở trình độ cấp II chiếm 42,85%, cấp III chiếm 47,61% còn lại bệnh nhân ở hai khối cấp I, trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ 4,76%, điều này phù hợp với nghiên cứu của Ts Nguyễn Kim Việt và cs năm 2013 có 77,3% bn có trình độ từ cấp II đến cấp III sử dụng ATS, còn tỉ lệ người có trình độ cao chiếm tỉ lệ rất thấp < 12%. Theo nghiên cứu của Sriroin B và cs năm 2008 tại Chiang Mai Thailand cũng cho kết quả tương tự.



3.1.6. Nơi cư trú


Trên hình trên ta thấy tỉ lệ người sử dụng ATS sống ở thành phố chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn 96,3% so với 4,7% bn sống ở nông thôn. Trong khi nghiên cứu của TS Nguyễn Kim Việt và cs thì tỉ lệ bn sống ở thành phố là 64,1% còn ở nông thôn tỉ lệ 31%, sự khác biệt này có lẽ do nghiên cứu của chúng tôi chỉ nghiên cứu đặc thù trong địa bàn thành phố Đà Nẵng còn nghiên cứu của Nguyễn Kim Việt bao gồm địa bàn rộng lớn hơn do bn từ các nơi đưa về (cả nông thôn và thành phố). Trong nghiên cứu tại Mỹ của Kedia S và cs (2007) thì tỉ lệ là 50,2% ở thành thị và 49,8% sống ở Nông thôn.

3.2. Các yếu tố liên quan

3.2.1. Thời gian sủ dụng chất ATS

Bảng 3.4

Thời gian


< 1 năm

1-3 năm

> 3 năm

Tổng



Số bn


3

7

11

21

%


14,28%

33,33%

52,38%

100%

Trên bảng này ta nhận thấy thời gian bệnh nhân sử dụng ATS trên 3 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 52,38%, sau đó bệnh nhân sử dụng ATS từ 1-3 năm chiếm tỉ lệ 33,33% còn bn sử dụng ATS dưới 1 năm chiếm tỉ lệ thấp nhất chỉ 14,28%, điều này phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Tất Thắng và cs (năm 2012)

3.2.2. Tần suất sử dụng ATS

Bảng 3.5

Tần suất


Thường xuyên

Không thường xuyên

Tổng



Số bn


5

16

21

%


23,81%

76,19%

100%

Qua bảng trên ta nhận thấy bn sử dụng thường xuyên chất ATS chiếm tỉ lệ 23,81%, trong khi đó bn sử dụng ATS không thường xuyên chiếm tỉ lệ đa số 76,19%, điều này phù hợp với nghiên cứu của Ts Nguyễn Kim Việt và cs năm 2013 nhóm sử dụng không thường xuyên chiếm tỉ lệ 70,3% còn nhóm sử dụng thường xuyên chiếm tỉ lệ thấp hơn 29,7% và theo Trịnh Tất Thắng và cs năm 2012 thì tỉ lệ cũng tương tự sử dụng ATS không thường xuyên chiếm 63,9% và thường xuyên chiếm 36,1%.



3.2.3. Nghiện chất ma túy khác

Bảng 3.6

Nghiện chất khác

Heroin

Chỉ ATS

Tổng

n

18

3

21

Tỉ lệ

85,71%

14,28%

100%

Qua bảng trên ta nhận thấy bệnh nhân sử dụng chất ATS đơn thuần chiếm tỉ lệ rất nhỏ 14,28%, trong khi đó bn sử dụng ATS có tiền sử nghiện heroin trước đó tỉ lệ rất cao 85,71%, đây có lẽ là khuynh hướng chuyễn đổi sử dụng chất gây nghiện của những bn nghiện heroin và một số có suy nghỉ rằng các chất dạng ATS không gây nghiện như các chất dạng Opiate.



3.2.4. Địa điểm sử dụng

Bảng 3.7

Địa điểm

Nhà riêng

Nhà nghỉ

Bar, vũ trường

Tổng số

n

7

11

3

21

Tỉ lệ

33,33%

52,38%

14,28%

100%

Như trên ta nhận thấy tỉ lệ bn sử dụng các chất dạng ATS thường sử dụng ở nhà nghỉ tỉ lệ rất cao 52,38% và phần lớn có từ 3-4 người trở lên sử dụng và có quan hệ bầy đàn, điều này cũng phù hợp với kết quả của nghiên cứu Nguyễn Đức Long (2012) cũng như nghiên cứu của TS Nguyễn Kim Việt và cs năm 2013.


3.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG HAY GẶP Ở BỆNH NHÂN SỦ DỤNG ATS

3.3.1. Các triệu chứng hay gặp

Bảng 3.7.


Tr. Chứng




n

%

Rối loạn giấc ngủ

19

90,47

Rối loạn cảm xúc

20

95,40

Ảo giác

14

66,66

Hoang tưởng

13

61,90

Hành vi nguy hiểm

16

76,19

Kích động

18

85,71

Qua bảng trên ta nhận thấy các triệu chứng hay gặp ở bn sử dụng các chất dạng ATS chiếm đầu bảng là tình trạng rối loạn cảm xúc tỉ lệ 95,40%, tiếp đến các triệu chứng về rối loạn giấc ngủ 90,47%, tình trạng bn kích động cũng như có hành vi nguy hiểm đối với bản thân và cộng đồng chiếm tỉ lệ cao 85,71% và 76,19%, các triệu chứng về ảo giác cũng như hoang tưởng đều gặp ở bệnh nhân sử dụng các chất dạng ATS như là các bệnh nhân Tâm thần phân liệt 66,67% và 61,90%, điều này phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Tất Thắng và cs (2012) cũng như nghiên cứu của Maclver C năm 2006.

3.3.2. Các triệu chứng ảo giác hay gặp

Bảng 3.8.

Ảo giác

Aỏ thanh

Ảo thị

Ảo giác xúc giác

Ảo khứu, ảo vị

n

14

9

3

1

Tỉ lệ

66,66%

42,85%

20,40%

4,76%%

Ta nhận thấy trên bệnh nhân sử dụng ATS có triệu chứng ảo thanh chiếm tỉ lệ cao đến 66,66%, các triệu chứng ảo vị, ảo khứu, ảo giác xúc giác ít gặp hơn, trên một bn đôi khi kết hợp cả ảo thanh và ảo thị có khi có ảo giác xúc giác nữa, hoặc có những bn chỉ có triệu chứng ảo thanh hoặc ảo thị hoặc ảo giác xúc giác đơn thuần. Theo nghiên cứu của Akiyama k (2006) thì bn sử dụng ATS có triệu chứng ảo thị cao hơn đến 68,80%, theo Srisurapanont M (2003) nghiên cứu tại 3 quốc gia Úc, Thailand và Philipine tỉ lệ bn có ảo giác chiếm 77,6%.

Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 260.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương