TRƯỜng trung học phổ thông chuyêN  SỞ giáo dục và ĐÀo tạo tỉnh quảng bìNH



tải về 399.45 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích399.45 Kb.
#9272
1   2   3   4

Chính trị


Như một phần của Vương quốc Anh, hệ thống chính trị căn bản ở Anh là một chế độ quân chủ lập hiến và một hệ thống nghị viện. Đã không có một Chính phủ Anh từ năm 1707, khi Đạo luật Liên minh năm 1707, đưa vào thực hiện các điều khoản của Hiệp ước Liên minh, của Anh và Scotland để hình thành nên Vương quốc Anh.Trước liên minh Anh được cai quản bởi vương triều của mình và Nghị viện Anh. Ngày nay Anh được quản lý trực tiếp bởi Nghị viện Vương quốc Anh, dù cùng với các quốc gia của Vương quốc Anh có các chính phủ chuyển giao quyền lực. Trong House of Commons là hạ viện của Nghị viện Anh đóng trụ sở tại Cung điện Westminster, có 532 Đại biểu Nghị viện (MPs) đại diện cho các khu vực bầu cử ở A
Cung điện Westminster, nơi đóng trụ sở của Nghị viện Vương quốc Anh
nh, trong tổng số 650 đại biểu.

Trong cuộc Tổng tuyển cử Vương quốc Anh năm 2010 Đảng Bảo thủ đã giành đa số tuyệt đối trong số 532 ghế tranh cử ở Anh với 61 ghế nhiều hơn tất cả các đảng khác cộng lại (một ghế nữa sẽ được tranh cử vào ngày 27 tháng 5). Tuy nhiên, khi tính cả Scotland, Bắc Ireland và xứ Wales con số này không đủ đảm bảo một đa số tuyệt đối, dẫn tới một nghị viện treo.Để giành được đa số Đảng Bảo thủ, dưới sự lãnh đạo của David Cameron, đã tham gia một thoả thuận liên minh với đảng lớn thứ ba, Đảng Dân chủ Tự do, dưới sự lãnh đạo của Nick Clegg. Sau đó, Gordon Brown đã thông báo việc từ chức thủ tướng và lãnh đạo Công đảng, hiện được dẫn dắt bởi quyền lãnh đạo Harriet Harman cho tới khi có một cuộc bầu cử lãnh đạo đảng mới.




Đổi gác của Đội Vệ binh Nữ hoàng tại cung điện hoàng giaĐiện Buckingham
Bởi Vương quốc Anh là một thành viên của Liên minh châu Âu, có những cuộc bầu cử được tổ chức tại Anh để quyết định ai sẽ được cử làm Các thành viên của Nghị viện châu Âu. Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu năm 2009 có kết quả như sau: 23 đại biểu Bảo thủ, 10 đại biểu Công đảng, 9 đại biểu Đảng Độc lập Vương quốc Anh, 9 đại biểu Đảng Dân chủ Tự do, 2 đại biểu Đảng Xanh và hai từ Đảng Quốc gia Anh.

Từ thời kỳ chuyển giao quyền lực, trong đó cùng với các quốc gia khác thuộc Vương quốc Anh - ScotlandWales và Bắc Ireland - mỗi bên đều có một nghị viện hay quốc hội chuyển giao quyền lực quyết định các vấn đề của riêng mình, đã có cuộc tranh luận về sự đối trọng như vậy ở Anh. Ban đầu có kế hoạch rằng nhiều vùng của Anh sẽ được phân quyền, nhưng sau khi đề xuất bị bác bỏ bởi người dân Đông Bắc trong một cuộc trưng cầu dân ý, kế hoạch này đã không được thực hiện.

Một vấn đề lớn là vấn đề Tây Lothian, tại đó các đại biểu từ Scotland và Wales có thể bỏ phiếu về vấn đề pháp lý chỉ liên quan tới Anh, trong khi các đại biểu Anh không có quyền lực tương tự với quyền pháp lý với các vấn đề đã phân quyền. Điều này khi đặt trong bối cảnh Anh sẽ là địa điểm duy nhất ở Vương quốc Anh không có sự chữa trị ung thư miễn phí, đơn thuốc, chăm sóc nhà ở cho người già và miễn phí đại học top-up, đã dẫn tới sự gia tăng ngày càng lớn trong chủ nghĩa quốc gia Anh. Một số người đã đề xuất việc tạo lập một nghị viện phân quyền Anh, trong khi những người khác đề nghị một cách đơn giản giới hạn quyền bỏ phiếu với các vấn đề luật pháp chỉ liên quan tới Anh cho các đại biểu Anh.

  • Luật pháp



Toà án Pháp lý Hoàng gia
Hệ thống pháp lý luật pháp Anh, được phát triển qua các thế kỷ, là nền tảng của nhiều hệ thống pháp luật trên khắp Anglosphere. Dù hiện là một phần của Vương quốc Anh, hệ thống pháp luật của Các toà án Anh và xứ Wales tiếp tục như một hệ thống luật pháp riêng biệt với hệ thống được sử dụng tại Scotland như một phần của Hiệp ước Liên minh. Nội dung chung của luật pháp Anh là nó được được đưa ra bởi các thẩm phán tại các toàn án, thể hiện tình cảm chung và sự ghi nhận tiền lệ pháp lý—stare decisis—với các thực tế có trước chúng.

Hệ thống toà án được lãnh đạo bởi Toà án Tối cao Tư pháp, gồm Toà Kháng cáoToà Tối cao Tư pháp cho các vụ việc dân sự và Toà án Tối cao cho các vụ hình sự. Toà án Tối cao Vương quốc Anh là toà cao nhất cho các vụ hình sự và dân sự tại Anh và xứ Wales, nó được thành lập năm 2009 sau những thay đổi hiến pháp, thay thế cho các chức năng tư pháp của Thượng viện. Một quyết định của toà kháng cáo cao nhất tại Anh và xứ Wales, Toà án tối cao, là bắt buộc với mọi toà án khác trong vương quốc, là những cơ quan phải tuân thủ các hướng dẫn của nó.

Tội phạm đã gia tăng trong giai đoạn 1981–1995, dù từ đó đã có sự sụt giảm 42% trong các vụ tội phạm giai đoạn 1995–2006. Con số tù nhân đã gia tăng gấp đôi trong cùng giai đoạn đó, khiến nước này có tỷ lệ tù nhân cao nhất ở Tây Âu ở mức 147 trên 100,000 dân. Sở Nhà tù của Nữ hoàng trực thuộc Bộ Tư pháp, quản lý hầu hết các tù nhân, giam giữ hơn 80,000 người bị kết án.


  • Tôn giáo, hạt và quận

`Phân chia hành chính Anh gồm tới bốn mức độ phân chia dưới cấp quốc gia được điều khiển thông qua nhiều kiểu thực thể hành chính. Chúng đã được tạo ra cho các mục đích của chính quyền địa phương tại Anh. Bậc cao nhất của chính quyền địa phương là chín vùng của Anh Đông Bắc, Tây Bắc, Yorkshire và the Humber, East Midlands, West Midlands, Đông, Đông Nam, Tây Nam, và Đại Luân Đôn. Chúng được thành lập năm 1994 như các Văn phòng Chính phủ, được Chính phủ Anh sử dụng để cung cấp một loạt các chính sách và chương trình cấp vùng. Chúng được sử dụng để bầu Các thành viên của Nghị viện châu Âu trên cơ sở địa phương.


Sau khi việc phân quyền bắt đầu diễn ra ở những vùng khác của Vương quốc Anh có kế hoạch để các cuộc trưng cầu dân ý cho các vùng của Anh sẽ diễn ra để quyết định quốc hội vùng sẽ xuất hiện như các đối trọng. Luân Đôn chấp nhận năm 1998 —Quốc hội Luân Đôn được thành lập hai năm sau đó. Tuy nhiên, đề xuất này bị các cuộc trưng cầu dân ý phân quyền phía bắc Anh năm 2004 bác bỏ ở Đông Bắc, những cuộc trưng cầu dân ý tiếp theo đã bị huỷ bỏ. Có những kế hoạch để xoá bỏ các quốc hội vùng còn lại vào năm 2010 và chuyển giao các chức năng của chúng cho các Cơ quan Phát triển Vùng và các hệ thống Ban Lãnh đạo Chính quyền Địa phương mới tương đương.

Bên dưới mức vùng tất cả nước Anh được chia thành một trong 48 hạt nghi lễ. Những hạt này chủ yếu được dùng như những khuôn khổ địa lý để tham khảo và đã dần phát triển từ Thời Trung cổ, và một số hạt được thành lập gần đây như vào năm 1974.Mỗi hạt có một Lord Lieutenant và High Sheriff; các chức vụ này được dùng để thể hiện nền quân chủ Anh tại địa phương. Bên ngoài Đại Luân Đôn và Đảo Scilly, Anh cũng được chia thành 83 hạt đô thị và phi đô thị; chứng tương đương với các khu vực được dùng cho các mục đích chính quyền địa phương và có thể gồm chỉ một quận hay được chia thành nhiều quận.

Có sáu hạt đô thị dựa trên các khu vực đô thị hoá nhất và không có các hội đồng hạt. Tại các khu vực này nguyên tắc chính quyền là các uỷ ban của các tiểu vùng, các thành phố đô thị. 27 hạt "shire" phi đô thị có một hội đồng hạt và được chia thành các quận, mỗi quận có một hội đồng quận. Thông thường, dù không phải là luôn luôn, chúng được thành lập tại các khu vực đô thị. Các hạt phi đô thị còn lại chỉ là một quận và thường tương đương với các thị trấn hay các hạt lớn có dân số ít; chúng được gọi là các chính quyền đơn nhất. Đại Luân Đôn có một hệ thống quản lý địa phương khác biệt, với ba hai thị trấn Luân Đôn và Thành phố Luân Đôn bao phủ một khu vực nhỏ ở giữa, được quản lý bởi Hội đồng Thành phố Luân Đôn. Ở mức độ địa phương nhất, hầu hết Anh được chia thành các xứ đạo dân sự với hội đồng; chúng không tồn tại ở Đại Luân Đôn.


  • Ngôn ngữ


Các nước nói tiếng Anh.

Tiếng Anh ngày nay được hàng trăm triệu người trên khắp thế giới sử dụng, có nguồn gốc từ ngôn ngữ Anh, nơi hiện tại nó vẫn là một ngôn ngữ chính. Một ngôn ngữ Ấn-Âu trong nhánh Anglo-Frisian của ngữ hệ Germanic, nó liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ Scots. Sau cuộc chinh phục của người Norman, tiếng Anh Cổ bị thay thế và chỉ được các giai cấp bình dân sử dụng, tiếng Pháp Norman và tiếng Latin được giới quý tộc sử dụng.

Tới thế kỷ 17, tiếng Anh quay trở lại thành ngôn ngữ được ưa chuộng trong mọi tầng lớp, dù đã thay đổi nhiều; hình thức tiếng Anh Trung Cổ thể hiện nhiều ảnh hưởng từ tiếng Pháp, cả trong từ vựng và cách phát âm. Trong thời Phục hưng Anh, nhiều từ bị ảnh hưởng từ tiếng Latin và tiếng Hy LạpTiếng Anh hiện đại tiếp tục truyền thống uyển chuyển này, khi nó hấp thu các từ từ các ngôn ngữ khác nhau. Nhờ một phần lớn ở Đế chế Anh, tiếng Anh đã trở thành tiếng mẹ đẻ không chính thức của thế giới.



Dạy và học tiếng Anh là một hoạt động kinh tế quan trọng, và bao gồm các trường ngôn ngữ, chi tiêu du lịch, và xuất bản. Không hề có điều luật quy định một ngôn ngữ chính thức cho Anh, nhưng tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong thương mại chính thức. Dù nước này có kích cỡ khá nhỏ, có nhiều kiểu giọng địa phương, và các cá nhân có cách phát âm mạnh có thể không dễ dàng được hiểu ở mọi nơi trong nước.

Ngôn ngữ Cornish, đã không còn là một ngôn ngữ của cộng đồng từ thế kỷ 18, đang được hồi sinh, và hiện được bảo vệ theo Hiến chương châu Âu về các ngôn ngữ vùng và thiểu số. Nó được 0.1% dân số tại Cornwall sử dụng,  và được dạy ở một số mức độ tại nhiều trường cấp một và cấp hai. Các trường nhà nước dạy học sinh một ngôn ngữ thứ hai, thường là tiếng Pháptiếng Đức hay tiếng Tây Ban Nha. Vì tình trạng nhập cư, có thông báo vào năm 2007 rằng khoảng 800,000 học sinh tại các trường học nói một thứ tiếng nước ngoài tại gia đình, phổ thông nhất là tiếng Punjabi và Urdu.

  • Tôn giáo

`Ki-tô giáo là tôn giáo có số tín đồ đông nhất ở Anh, và nó đã có mặt từ Đầu Thời Trung Cổ, dù nó xuất hiện lần đầu còn sớm hơn nữa, ở thời Gaelic và La Mã. Nó tiếp tục thông qua Early Insular Christianity, và ngày nay khoảng 71.6% người Anh tự coi mình là tín đồ Ki-tô giáo. Hình thức Ki-tô giáo được thực hiện nhiều nhất ngày nay là Anh giáo, có từ giai đoạn Cải cách ở thế kỷ 16, với sự chia rẽ năm 1536 khỏi Rome về ý muốn ly dị Catherine của Aragon của Henry VIII, tôn giáo này tự xem mình vừa là Công giáo vừa là Kháng Cách.

C


Thánh đường Canterbury

ó các truyền thống High Church và Low Church, và một số người theo giáo phái Anh coi mình là Anglo-Catholics, sau phong trào Tractarian. Vương triều Vương quốc Anh là lãnh đạo của Nhà thờ, hoạt động như Thủ lĩnh Tối cao. Giáo phái Anh có vị thế established church tại Anh. Có khoảng 26 triệu người theo Nhà thờ Anh và họ hình thành nên một phần của Cộng đồng Anh giáo với Tổng giám mục Canterbury hoạt động như thủ lĩnh biểu tượng trên khắp thế giới. Nhiều thánh đường và các nhà thờ giáo xứ là các công trình lịch sử với tầm quan trọng về kiến trúc, như  Tu viện Westminster, York Minster, Thánh đường Durham và Thánh đường Salisbury.

G
Thánh George, vị thánh bảo hộ của Anh

iáo phái Ki-tô giáo đứng thứ hai là Giáo hội Latin thuộc Công giáo, có nguồn gốc lịch sử đoàn thể tại Anh từ thế kỷ thứ 6 với cuộc truyền giáo của Augustine và là tôn giáo chính trên toàn bộ hòn đảo trong khoảng một nghìn năm. Từ khi nó tái xuất hiện sau sự Giải phóng Cơ đốc giáo, nhà thờ đã tổ chức các giáo sĩ theo cơ sở Anh và xứ Wales theo đó có 4.5 triệu thành viên (hầu hết trong số đó là người Anh). Cho tới nay chỉ có một Giáo hoàng là người Anh, Adrian IV; trong khi các thánh Bede và Anslem được coi là Doctors of the Church. Một hình thức của Tin lành được gọi là Hội Giám lý là giáo phái lớn thứ ba và đã phát triển ra ngoài giáo phái Anh nhờ John Wesley. Nó giành được sự quy thuận của nhân dân tại các thị trấn nhà máy ở Lancashire và Yorkshire, và cả trong các công nhân thiếc tại Cornwall. Cũng có các cộng đồng thiểu số phi tuân giáo khác, như Baptists, Quakers, Tự trị Giáo đoàn, Thuyết nhất thể và Đạo quân Cứu rỗi.

V


Baitul Futuh, thánh đường Hồi giáo lớn nhất tại Tây Âu.
ị thánh bảo hộ của Anh là Thánh George, ông được thể hiện trên lá cờ quốc gia, cũng như trên Cờ Liên minh như một phần của sự kết hợp. Có nhiều vị thánh người Anh và những vị thánh có liên quan khác, một số vị thánh đáng chú ý nhất gồm; Cuthbert, Alban, Wilfrid, Aidan, Edward Người xưng tội, John Fisher, Thomas More, Petroc, Piran, Margaret Clitherow và Thomas Becket. Cũng có các tôn giáo phi Thiên chúa. Đạo Do Thái có một lịch sử của một cộng đồng nhỏ trên hòn đảo từ năm 1070. Họ đã bị trục xuất khỏi Anh năm 1290 sau Sắc lệnh Trục xuất, chỉ được phép quay trở lại vào năm 1656.

Đặc biệt từ những năm 1950 các tôn giáo phương Đông từ các thuộc địa cũ của Anh đã bắt đầu xuất hiện, vì những người nhập cư từ nước ngoài; Hồi giáo là phổ thông nhất và chiếm khoảng 3.1% tại Anh. Hindu giáođạo Sikh và Phật giáo đứng hàng thứ hai với tổng cộng 2%, được đưa vào từ Ấn Độ và Đông Nam Á. Khoảng 14.6% dân số tuyên bố không theo tôn giáo nào. Trước sự trỗi dậy của Thiên chúa giáo —các thuyết đa thần CelticLa MãAnglo-Saxon và thần thoại Norse được thực hiện.


1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương