TRƯỜng thpt núi thàNH, TỔ sinh họC ĐỀ CƯƠng ôn tậP sinh họC 11



tải về 74.02 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích74.02 Kb.
#29033
TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH, TỔ SINH HỌC

****************************************
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 11
I. PHẦN CHUNG CHO CẢ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO VÀ CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN:

Câu 1: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là:

A/ Thành tế bào mỏng, không tẩm chất cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

B/ Thành tế bào mỏng, có tẩm chất cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

C/ Thành tế bào dày, không tẩm chất cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.

D/ Thành tế bào dày, có tẩm chất cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

Câu 2: Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là:

A/ Tế bào nội bì B/ Tế bào lông hút C/ Tế bào biểu bì D/ Tế bào vỏ.



Câu 3: Khi tế bào khí khổng mất nước thì:

A/ Vách (mép) mỏng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại.

B/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng cong theo nên khí khổng đóng lại.

C/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng đóng lại.

D/ Vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại.

Câu 4: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:

A/ Lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước). B/ Lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).

C/ Lực liên kết giữa các phân tử nước. D/ Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

Câu 5: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:

A/ Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

B/ Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

C/ Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

D/ Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

Câu 6: Các nguyên tố đại lượng (Đa lượng) gồm:

A/ C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg. B/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.

C/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. D/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.

Câu 7: Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:

A/ Cố định CO2 ---> khử APG thành ALPG ---> tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) ---> cố định CO2.

B/ Khử APG thành ALPG ---> cố định CO2 ---> tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat).

C/ Cố định CO2---> tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) ---> khử APG thành ALPG.

D/ Khử APG thành ALPG ---> tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) ---> cố định CO2.

Câu 8 Nhóm thực vật CAM được phân bố như thế nào?

A/ Sống ở vùng sa mạc. B/ Phân bố rộng rãi trên thế giới

C/ Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. D/ Sống ở vùng nhiệt đới.

Câu 9: Nhóm thực vật nào sau đây có quá trình cố định CO2 ở cùng một loại tế bào và vào hai thời gian khác nhau? A/ CAM B/ C3 C/ C4 D/ C4 và CAM.

Câu 10: Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4 khi cố định CO2?

A/ Đều diễn ra vào ban ngày. B/ Tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình).

C/ Sản phẩm quang hợp đầu tiên. D/ Chất nhận CO2

Câu 11: Điểm bão hoà CO2 là thời điểm:

A/ Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.

B/ Nồng độ CO2 đạt tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất.

C/ Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.

D/ Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.

Câu 12: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

A/ Chu trình crep ---> Đường phân ---> Chuổi chuyền êlectron hô hấp.

B/ Đường phân ---> Chuổi chuyền êlectron hô hấp ---> Chu trình crep.

C/ Đường phân ---> Chu trình crep ---> Chuổi chuyền êlectron hô hấp.

D/ Chuổi chuyền êlectron hô hấp ---> Chu trình crep ---> Đường phân.

Câu 13: Hô hấp ánh sáng xảy ra:

A/ Ở thực vật C4. B/ Ở thực vật CAM. C/ Ở thực vật C3. D/ Ở thực vật C4 và thực vật CAM.



Câu 14: Ý nghĩa nào sau đây không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp?

A/ Xác định được cường độ quang hợp của cây.

B/ Quyết định các biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng.

C/ Cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.

D/ Có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây

Câu 15: Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan:

A/ Lục lạp, lizôxôm, ty thể. B/ Lục lạp Perôxixôm, ty thể.

C/ Lục lạp, bộ máy gôn gi, ty thể. D/ Lục lạp, Ribôxôm, ty thể.

Câu 16: Ở động vật chưa có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

A/ Tiêu hoá nội bào. B/ Tiêu hóa ngoại bào.

C/ Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.

D/ Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.



Câu 17 Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?

A/ Răng cửa giữ và giật cỏ. B/ Răng nanh nghiền nát cỏ.

C/ Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ. D/ Răng nanh giữ và giật cỏ.

Câu 18: Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người?

A/ Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học. B/ Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.

C/ Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học. D/ Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học.

Câu 19: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?

A/ Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.

B/ Tiêu hoá hoá và cơ học. C/ Chỉ tiêu hoá cơ học. D/ Chỉ tiêu hoá hoá học.

Câu 20: Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn?

A/ Trâu, bò cừu, dê. B/ Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.

C/ Ngựa, thỏ, chuột. D/ Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.

Câu 21: Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?

A/ Dịch tiêu hoá được hoà loãng. B/ Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.

C/ Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyển hoá về chức năng.

D/ Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học.



Câu 22: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn cỏ?

A/ Ruột ngắn. B/ Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn.

C/ Ruột dài. D/ Manh tràng phát triển.

Câu 23: Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?

A/ Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.

B/ Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

C/ Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.

D/ Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi.

Câu 24: Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào?

A/ Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

B/ Tiết pépin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

C/ Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

D/ Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

Câu 25: Ý nào dưới đây không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?

A/ Có sự lưu thông khí tạo ra sự cân bằng về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

B/ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

C/ Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO­2 dễ dàng khuếch tán qua.

D/ Bề mặt trao đổi khí rộng và có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

Câu 26 Côn trùng có hình thức hô hấp nào?

A/ Hô hấp bằng hệ thống ống khí. B/ Hô hấp bằng mang.

C/ Hô hấp bằng phổi. D/ Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Câu 27: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?

A/ Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng.

B/ Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở.

C/ Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng.

D/ Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở.

Câu 28: Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ:

A/ Sự co dãn của phần bụng. B/ Sự di chuyển của chân.

C/ Sự nhu động của hệ tiêu hoá. D/ Vận động của cánh.


Câu 29: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát lưỡng cư?

A/ Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.

B/ Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.

C/ Vì phổi thú có kích thươc lớn hơn.

D/ Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.

Câu 30: Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?

A/ Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi.

B/ Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.

C/ Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.

D/ Vì một lượng O2 đã ô xy hoá các chất trong cơ thể.

Câu 31: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

A/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

B/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao.

C/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

D/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

Câu 32: Hệ tuần hoàn hở có ở động vật nào?

A/ Đa số động vật thân mềm và chân khớp.

B/ Các loài cá sụn và cá xương.

C/ Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp.

D/ Động vật đơn bào.

Câu 33: Vì sao động vật có phổi không hô hấp dưới nước được?

A/ Vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được.

B/ Vì phổi không hấp thu được O2 trong nước.

C/ Vì phổi không thải được CO2 trong nước.

D/ Vì cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước.

Câu 34: Sự phân phối máu của hệ tuần hoàn kín trong cơ thể như thế nào?

A/ Máu được điều hoà và phân phối nhanh đến các cơ quan.

B/ Máu không được điều hoà và được phân phối nhanh đến các cơ quan.

C/ Máu được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.

D/ Máu không được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.

Câu 35: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

A/ Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.

B/ Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.

C/ Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.

D/ Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.

Câu 36: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?

A/ Nút xoang nhĩ --->Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất ---> Bó his ---> Mạng Puôckin ---> Các tâm nhĩ, tâm thất co.

B/ Nút nhĩ thất ---> Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ ---> Bó his ---> Mạng Puôckin ->Các tâm nhĩ, tâm thất co.

C/ Nút xoang nhĩ  Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất  Mạng Puôckin  Bó his  Các tâm nhĩ, tâm thất co.

D/ Nút xoang nhĩ  Hai tâm nhĩ  Nút nhĩ thất  Bó his  Mạng Puôckin  Các tâm nhĩ, tâm thất co.

Câu 37: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?

A/ Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm

B/ Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

C/ Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

D/ Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

Câu 38: Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào?

A/ Tuyến tuỵ  Insulin  Gan và tế bào cơ thể  Glucôzơ trong máu giảm.

B/ Gan  Insulin  Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể  Glucôzơ trong máu giảm.

C/ Gan  Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể  Insulin  Glucôzơ trong máu giảm.

D/ Tuyến tuỵ  Insulin  Gan  tế bào cơ thể  Glucôzơ trong máu giảm.

Câu 39: Vì sao ta có cảm giác khát nước?

A/ Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.

B/ Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.

C/ Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng.

D/ Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm.

Câu 40: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?

A/ Điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu. B/ Điều hòa huyết áp.

C/ Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu. D/ Điều hoà áp suất thẩm thấu.
II. PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO:

Câu 1: Điều nào sau đây là không đúng với dạng nước tự do?

A/ Là dạng nước chứa bị hút bởi các phân tử tích điện.

B/ Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào.

C/ Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.

D/ Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.

Câu 2: Sự đóng chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?

A/ Khi cây ở ngoài sáng. B/ Khi cây ở trong tối.

C/ Khi lượng axit abxixic (ABA) giảm đi. D/ Khi cây ở ngoài sáng và thiếu nước.

Câu 3: Khi cường độ quang hợp chưa đạt giá trị cực đại, nếu nhiệt độ môi trường tăng lên 100C (Hệ số nhiệt Q10) thì cường độ quang hợp của pha sáng tăng bao nhiêu lần?

A/ 1,1 ---> 1,4 B/ 2,2 ---> 2,8 C/ 2 ---> 3 D/ 3 --->4.5



Câu 4: Hệ số hô hấp (RQ) là:

A/ Tỷ số giữa phân tử CO2 thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.

B/ Tỷ số giữa phân tử H2O thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.

C/ Tỷ số giữa phân tử O2 thải ra và phân tử CO2 lấy vào khi hô hấp.

D/ Tỷ số giữa phân tử CO2 thải ra và phân tử H2O lấy vào khi hô hấp.

Câu 5: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?

A/ Phổi của bò sát. B/ Phổi của chim. C/ Phổi và da của ếch nhái. D/ Da của giun đất.



Câu 6: Chim ăn hạt và gia cầm có các loại dạ dày nào?

A/ dạ dày cơ và dạ dày tuyến. B/ diều và mề.

C/ dạ dày múi khế, dạ dày lá sách. D/ dạ dày cơ và dạ dày múi khế.

Câu 7: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế nào?

A/ Có nhiều ống khí. B/ Phế quản phân nhánh nhiều. C/ Có nhiều phế nang. D/ Khí quản dài.



Câu 8: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?

A/ Vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết. B/ Vận chuyển dinh dưỡng.

C/ Vận chuyển các sản phẩm bài tiết. D/ Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp.

Câu 9: Trong hoạt động điều hòa tim mạch, trung khu thần kinh đối giao cảm có tác dụng làm:

A/ Tim co bóp yếu, chậm và dãn mạch. B/ Tim co bóp yếu, chậm và co mạch.

C/ Tim co bóp nhanh, mạnh và dãn mạch. D/ Tim co bóp nhanh, mạnh và co mạch

Câu 10: Hooc môn ADH do thùy sau tuyến yên tiết ra có tác dụng gì?

A/ Chống đa niệu. B/ Tăng tái hấp thu Na+

C/ Bài xuất nước tiểu D/ Bài xuất Na+ vào nước tiểu

III. PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN:

1. Mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước nhờ vào quá trình nào sau đây?

A/ Linhin hóa. B/ Quản bào hóa. C/ Mạch ống hóa. D/ Libe hóa.



2. Cân bằng nước trong cây được tính bằng:

A/ Sự so sánh lượng nước do rễ cây hút vào và lượng nước thoát ra.

B/ Lượng nước có trong tế bào chất của rễ và thân.

C/ Lượng nước có trong các khoảng gian bào của tế bào.

D/ Lượng nước cây sử dụng trong quang hợp ở cây.

3. Ánh sáng nào sau đây giúp quang hợp ở cây tổng hợp protein:

A/ Ánh sáng xanh tím B/ Ánh sáng vàng C/ Ánh sáng lục D/ Ánh sáng lam



4. Sắc tố nào sau đây có mặt ở trung tâm phản ứng của quá trình quang hợp?

A/ Diệp lục a. B/ Diệp lục b C/ Carôtênôit D/ Diệp lục a và diệp lục b



5. . Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở các cây vùng cực, núi cao và ôn đới là bao nhiêu?

A/ - 500C B/ 00C 20C C/ 20C  40C D/ 40C  80C



6. Quá trình tiêu hóa nội bào của động vật đơn bào có sự tham gia trực tiếp của bào quan nào sau đây? A/ Lizôxôm B/Ribôxôm C/Ôxixôm D/Nuclêôxôm.

7. Mao mạch của mang cá được sắp xếp như thế nào để tăng hiệu quả trao đổi khí?

A/ Song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang

B/ Song song và cùng chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang

C/ Song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của nắp mang

D/ Song song và cùng chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của nắp mang

8. Trong 1 chu kì hoạt động của tim người, tâm thất giãn bao nhiêu giây?

A/ 0.5 B/ 0.6 C/ 0.7 D/ 0.8



9. Thân nhiệt trung bình của cơ thể người là bao nhiêu:

A/ 36,70C B/ 36,80C C/ 36,90C D/ 370C



10. Hoocmôn Insulin và Glucagon do tuyến tụy tiết ra có tác dụng giúp:

A/ các hệ đệm, phổi và thận điểu hòa pH của máu. B/ Gan điều hòa nồng độ Glucozơ trong máu.



C/ Thận bài xuất Na+ vào nước tiểu. D/ Thận thải urê, crêatin ....
Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 74.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương