TRƯỜng thcs vũ diệm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc



tải về 161.45 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích161.45 Kb.
#17769

UBND HUYỆN CAN LỘC

TRƯỜNG THCS VŨ DIỆM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc







Số: 02/BC-THCSVD

Vượng Lộc., ngày 21 tháng 8 năm 2015


BÁO CÁO

Tổng kết năm học 2014 – 2015

Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2015 - 2016




Phần thứ nhất

TỔNG KẾT NĂM HỌC
Năm học: 2014-2015, quán triệt thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào Tạo; Chỉ thị 3008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của năm học: 2014-2015 của Sở, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo. Trường THCS Vũ Diệm sau một năm sáp nhập Được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện, Phòng GD - ĐT, Đảng ủy, HĐND, UBND, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, đoàn thể các cấp, nhân dân, phụ huynh học sinh, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của tập thể CB, GV, NV, HS trường THCS Vũ Diệm đã giành được những kết quả đáng trân trọng, cụ thể như sau:

I. Những kết quả đạt được:

1. Quy mô trường lớp, học sinh, đội ngũ CB, GV, NV:

1.1. Quy mô trường lớp, học sinh:

Trường có 28 lớp (tăng 12 lớp so với năm học 2013 - 2014 do sáp nhập trường) với 772 học sinh (tăng 265 học sinh do sáp nhập trường; giảm so với đầu năm do chuyển trường 03em, bỏ học 02 em), học tại 2 cơ sở;


  • Khối 6: 7 lớp - 175 học sinh

  • Khối 7: 6 lớp - 182 học sinh

  • Khối 8: 7 lớp - 201 học sinh

  • Khối 9: 8 lớp - 214 học sinh

Cơ sở 1: Tại Vượng Lộc 16 lớp: 474 học sinh;

Cơ sở 2: Tại Thiên Lộc 12 lớp: 298 học sinh

1.2. Đội ngũ CB, GV, NV

- Tổng số CB, GV, NV: 78

Trong đó: + CBQL: 4

+ GV: 66 (Đạt chuẩn: 100%, trên chuẩn: 94%)

+ Nhân viên: 8

+ Đảng viên: 60, tỉ lệ: 77 %.



2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ:

2.1 Về công tác quản lý

Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức quán triệt, thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị BCH Trung ương VIII (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo”.

- Đổi mới đánh giá, xếp loại, phân công nhiệm vụ, phân công chuyên môn hợp lý nhằm phát huy năng lực, sở trường của CB, GV.

- Giao khoán chất lượng từng bộ môn, lớp; chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy - học, kế hoạch tổ: Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh kịp thời.

* Tồn tại- hạn chế:

- Trong quản lý chuyên môn CBQL đôi lúc chưa quyết liệt, chưa thực sự tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

- Năng lực CBQL còn hạn chế một số mặt, chưa dám chịu trách nhiệm. Công tác cập nhật TT, báo cáo còn hạn chế.

- Chưa thực sự đổi mới trong sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, chất lượng sinh hoạt tổ thực sự chưa đi vào chiều sâu.

2.2 Kiểm tra đánh giá, công tác kiểm tra nội bộ

Xây dựng kế hoạch cụ thể năm, tháng, tuần; phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên.

Kiểm tra 63/63, tỷ lệ: 100%, trong đó kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo 26, tỷ lệ 35% (tốt 15, khá 6, TB 1, yếu 0); kiểm tra chuyên đề 41 (tốt 26, khá 15, TB, Y 0).

* Tồn tại - hạn chế: KTNB đánh giá chưa đúng thực chất, ban KTNB hoạt động chưa đều tay, chưa đúng kế hoạch.

2.3 Kết quả ứng dụng CNTT

Tổ chức chuyên đề tin học, kỹ thuật soạn thảo văn bản; chuyên đề sử dụng ứng dụng CNTT trong dạy học; chuyên đề Trường học kết nối; chuyên đề soạn bài trên phần mềm ELEARNING; Tập huấn phần mềm SMAS.

Kết quả tổ chức dạy học ứng dụng CNTT 30 tiết, sử dụng tài nguyên mạng trên Trường học kết nối, sử dụng hộp thư điện tử, sử dụng trang Web khá tốt được ngành đánh giá cao.

* Tồn tại - hạn chế: ứng dụng CNTT còn hạn chế; việc tham gia trên “Trường học kết nối” chưa đáp ứng yêu cầu, các sản phẩm tham gia chất lượng còn thấp, số lượng sản phẩm còn thiếu.

3. Kết quả thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua

Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng chương trình hành động, CB, GV đăng ký nội dung học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tổ chức thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo” được phát huy sâu rộng và hiệu quả, nhiều gương điển hình tiên tiến: đ/c Thái Cường, đ/c Thái Hòa, đ/c Tám, đ/c Lan Phương, đ/c Minh, đ/c Lê Na, đ/c La Huyền, đ/c Thuận...

Tổ chức có hiệu quả và là việc làm thường xuyên có truyền thống trong công tác chăm sóc Nghĩa trang liệt sỹ huyện và nhà thờ Hoàng giáp Vũ Diệm danh nhân văn hóa nhà trường vinh dự mang tên: Mỗi tháng 01 lần tổ chức lao động phong quang nghĩa trang liệt sỹ huyện, mỗi năm 02 lần vào dịp 27/7 kỷ niệm ngày Thương binh, Liệt sỹ và nhân dịp đón tết cổ truyền tổ chức lao động phong quang, vệ sinh, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, dâng hương, dâng hoa và đặc biệt là tổ chức cho toàn thể CB, GV, HS thắp nến tri ân vào tối 26/7, tổ chức tặng quà cho thân nhân liệt sỹ.



4. Kết quả thực hiện các hoạt động giáo dục

4.1. Thực hiện kế hoạch giáo dục

Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Chỉ thị, NQ, nhiệm vụ năm học, văn bản của các cấp, của ngành.

Tổ chức hiệu quả “Tuần sinh hoạt tập thể”, Lễ khai giảng năm học mới, Tuần lễ hưởng ứng “Học tập suốt đời”.

Thực hiện tốt hoạt động NGLL, giáo dục kỹ năng sống: Đổi mới nội dung hoạt động NGLL gắn với chủ đề, chủ điểm, lồng ghép, tích hợp đa dạng hình thức tổ chức như Câu lạc bộ...

Tham gia diễn đàn “ Hãy lắng nghe trẻ em nói”; Tham gia hội thi tìm hiểu Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phòng chống đuối nước, đảm bảo ATGT (phối hợp với TT Bảo trợ trẻ em tổ chức).

Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thống nhà trường, ATGT, phòng chống cháy nổ, cháy rừng.

4.2. Kết quả thực hiện các hoạt động dạy - học

- Xây dựng chương trình:

Ngay từ đầu năm học trường đã chủ động chỉ đạo các Tổ, nhóm chuyên môn căn cứ vào tình hình thực tế xây dựng nội dung chương trình giáo dục, dạy học theo tinh thần Thông tư 29 của Bộ GD. Qua đó nội dung chương trình dạy học, giáo dục đã được điều chỉnh phù hợp hơn, sau khi tiến hành nếu thấy còn bất cập, tiếp tục tiến hành điều chỉnh khi có ý kiến phê duyệt của Hiệu trưởng. Qua quá trình triển khai đã mang lại hiệu quả, thể hiện rõ nhất là chất lượng dạy học, giáo dục đã nâng lên rõ rệt, giảm tải cho học sinh.

-Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:

Việc triển khai các giải pháp đổi mới giáo dục phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

Tiến hành cho các tổ nhóm chuyên môn thực hiện soạn, giảng và dạy thể nghiệm đổi mới phương pháp theo hướng phát triển năng lực học sinh qua các tiết dạy: Ngữ văn (4 tiết); Lịch sử: 2 tiết; Địa Lý: 2 tiết; Toán: 4 tiết; Tiếng Anh: 4 tiết; Vật lý: 2 tiết; Sinh học: 2 tiết; Hóa học: 2 tiết,.... Qua đó các giáo viên trong nhóm vận dụng vào bài dạy của mình để đổi mới phương pháp.

Tiến hành dạy học theo chủ đề, triển khai cho tất cả các môn, tiến hành dạy thể nghiệm ở các môn: Toán, Vật Lý, Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh, Sử... Tiến hành dạy học theo tích hợp kiến thức liên môn, trong đó nổi bật nhất là: môn Toán, môn Lí, môn Ngữ văn, môn Lịch sử, GDCD, Mỹ thuật, Âm nhạc......

- Đổi mới kiểm tra đánh giá:

Tổ chức chuyên đề đổi mới kiểm tra đánh giá và xây dựng ma trận đề. Tích cực đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin. Chỉ đạo tổ chuyêm môn thảo luận, áp dụng các nội dung, yêu cầu đổi mới theo phiếu đánh giá giờ dạy của Sở.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan. Các bài kiểm tra viết đều được thực hiện đúng quy định đề ra. Chú trọng kiểm tra theo hình thức tự luận.

Kết quả chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, số học sinh giỏi tăng, học sinh yếu kém giảm. Cụ thể:

* Kết quả chất lượng giáo dục toàn diện:

- Văn hóa: Giỏi: 40 em, tỉ lệ 5,3%; Khá: 309 em, tỉ lệ 40%;

TB: 385 em tỉ lệ 50%; Yếu: 36 em tỉ lệ 4,7%, sau khi rèn luyện trong hè xếp loại yếu: 02 em, tỉ lệ: 0,25%.

- Đạo đức: Tốt: 623 em, tỉ lệ 80,7%; Khá: 106 em, tỉ lệ 13,7%; TB: 9 em, tỉ lệ 1,2%.

* Kết quả học sinh giỏi văn hóa:

+ Kết quả thi HSG huyện lớp 9: có 48 em đạt giải, trong đó: 02 giải Nhất, 6 giải Nhì, 15 giải Ba, 25 giải KK. Xếp thứ 4/15 trường

+ Học sinh giỏi lớp 6,7,8: 48 em đạt giải, trong đó có: 1 giải Nhất, 4 giải Nhì, 10 giải Ba, 32 giải KK. Xếp thứ 7/15 trường

* Học sinh giỏi tỉnh lớp 9:

+ Có 8 em, trong đó: 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 3 giải Ba, 1 giải KK.

* Kết quả học sinh giỏi ĐK-TT:

+ Có 32 giải, 10 giải Nhất, 12 giải Nhì, 8 giải Ba, 2 giải KK. Xếp thứ Nhất toàn huyện.

* Kết quả các cuộc thi: NCKH, VDKTLM, DH theo chủ đề: có 6 sản phẩm dự thi, có 2 sản phẩm đạt giải;

- Cuộc thi “ Em yêu lịch sử việt Nam” xếp thứ 4/ 15 trường.

- Tham gia cuộc thi “ Tìm hiểu về anh Lý Tự Trọng’’.

- Cuộc thi Tin học trẻ cấp huyện: xếp thứ 04/15 trường.

* Kết quả Tuyển sinh vào lớp 10 – THPT: So với năm học 2013-2014



Năm học
Đơn vị

2013 - 2014

2014 - 2015 (Sau sáp nhập)

Xếp thứ huyện

Xếp thứ tỉnh

Xếp thứ huyện

(Sau sáp nhập)



Xếp thứ tỉnh

(Sau sáp nhập



Thiên Lộc

15/16

120/159

7/15

79/151

Vũ Diệm

4/16

59/159

* Tồn tại- hạn chế: Việc xây dựng chương trình chưa dám đổi mới theo chuyên đề, chủ đề

Việc đổi mới

Chất lượng đại tra, chất lượng mũi nhọn

Chất lượng TS

Công tác phân luồng

Các cuộc thi: Vai trò hướng dẫn của giáo viên đối với các sản phẩm của học sinh còn hạn chế. Các sản phẩm của giáo viên hầu như chưa đầu tư đúng mức và chưa đạt giải.

Dạy học còn lệ thuộc một cách máy móc, rập khuôn vào SGK, chưa quan tâm đến phát triển năng lực và phẩm chất người học.

Hồ sơ tổ, nhóm chuyên môn, phòng sinh hoạt tổ chuyên môn…sổ đầu bài còn tẩy xóa, sổ ghi điểm cập nhật chậm, nhận xét xếp loại chưa kịp thời, chưa tương thích, nhận xét không đúng ngôn ngữ tiếng việt

Việc thực hiện kỷ cương: chưa tuân thủ giờ làm việc…ghi học bạ…

5. Kết quả Phổ cập giáo dục

- Kết quả công tác Phổ cập giáo dục: Đạt Phổ cập GD Trung học.

- Kết quả PC THCS:

+ Tỷ lệ HS TNTHCS: 97.83 %; Tỷ lệ Thanh thiếu niên 15-18: 94.71%

+ Tỷ lệ HS TNTHCS: 97.70 %; Tỷ lệ Thanh thiếu niên 15-18: 94.20%

6. Kết quả xây dựng cơ sở vật chất

- Kết quả XHH, huy động các nguồn lực cho giáo dục: Nhà trường đã tổ chức huy động nâng cấp, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy học và củng cố danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia đã được công nhận.

- Tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị dạy học:

Cụ thể: + Nâng cấp cải tạo CSVC : 211.08.000 đ

+ Mua sắn thiết bị dạy học: 284.530.000 đ

Tổng kinh phí đầu tư xây dựng, mua sắm: 495.610.000 đ



(Bốn trăm chín lăm triệu sáu trăm mười ngàn đồng)

* Tồn tại- hạn chế:

Việc sử dụng, khai thác các phòng học bộ môn, sử dụng trang thiết bị giáo dục còn hạn chế.

Phong trào đọc sách còn yếu, giới thiệu sách cho học sinh

Trường thiếu quy hoạch tổng thể, nước sạch còn thiếu

7. Bồi dưỡng đội ngũ

- Việc tổ chức quán triệt trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các chủ trương của Đảng, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo triển khai các hoạt động đổi mới của ngành:

Số lớp quán triệt các chủ trương: 3

Nội dung: Quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”; Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2014 -2015; Hướng dẫn số 4099/BGDĐT-GDTrH ngày 05/08/2014 của Bộ giáo dục đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2014-2015; Công văn của Sở GD - ĐT Hà Tĩnh và công văn số: 648/ PGD về việc hướng dẫn nhiệm vụ cấp THCS năm học 2014-2015.

Số người tham gia: 78

Tham gia đầy đủ các lớp Học tập Nghị quyết của Đảng do cấp trên tổ chức và các lớp quán triệt các nội dung về Giáo dục do Ngành tổ chức.



- Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá:

Tổ chức được 35 chuyên đề bồi dưỡng thiết thực cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phát triển năng lực học sinh với sự tham gia đầy đủ của các thành viên trong tổ nhóm chuyên môn. Tổ chức 2 chuyên đề Dạy ôn tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Ngữ văn và Toán. Tham gia đầy đủ các đợt chuyên đề do Sở, Phòng tổ chức.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới:

Xây dựng kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học, tổ chức cho CB,GV thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GV. Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu 4 mô đun BDTX, thực hiện giải đề BDGV do phòng ra trong tháng 10,11/2014. Tổ chức cho các tổ nhóm chuyên môn giải đề các kỳ thi, thảo luận chuyên môn. Cuối năm học tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên.

- Thực hiện các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục:

Thực hiện tốt, đảm bảo chế độ chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.



- Tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các trường: Tổ chức tốt Hội nghị điển hình tiên tiến cấp trường, bầu 5 CBGV dự Hội nghị điển hình tiên tiến cấp huyện.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

Năm học 2014- 2015 nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là chất lượng tuyển sinh tăng 41 bậc được UBND huyện khen thưởng. Chất lượng HSG khối 9, HSG ĐK-TT, cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam” xếp thứ 4/15 trường toàn huyện. Cảnh quan xanh - sạch - đẹp, trường học an toàn, thân thiện.



IV. Kết quả thi đua năm học 2014 – 2015

Tập thể lao động tiên tiến

- LĐTT: 55, tỷ lệ: 70.51 %

- CSTĐCCS: 8, tỷ lệ: 10.26 %

- Xếp loại CC, VC: xuất sắc: 15, tỷ lệ: 19.23%, Tốt: 40, tỷ lệ: 51.28, Khá: 19, tỷ lệ: 24.35%, Hoàn thành nhiệm vụ: 4, tỷ lệ: 5.12%.
PHẦN THỨ HAI

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2015 – 2016

I. Phương hướng chung

Năm học 2015-2016, quán triệt thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào Tạo; Chỉ thị 3131/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2015-2016 của Sở, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo. Trường THCS Vũ Diệm quyết tâm thực hiện tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học với chủ đề: Năm học triển khai mô hình trường học mới Việt Nam và xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, thân thiện.



II. Các chỉ tiêu cụ thể

1. Thực hiện kế hoạch phát triển

Quy mô trường lớp: + Số lớp: 24 lớp; Cơ sở 1: 18 lớp, cơ sở 2: 6 lớp.

+ Số học sinh: 736 em; Cơ sở 1..., cơ sở 2...

2. Chất lượng giáo dục

- Văn hóa: 40-50% khá giỏi; yếu kém 3%.

- Đạo đức: 97% loại tốt, khá, không có học sinh hạnh kiểm yếu.

- TN THCS: 98%

- Tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Xếp thứ từ 60-65 Tỉnh. Xếp thứ từ 4- 6 Huyện.

- Học sinh giỏi: Xếp thứ 6.

- ĐK- TT: Xếp thứ 2

3. Các cuộc thi NCKHKT, VDKTLM, DHTCĐ: có sản phẩm đạt giải huyện.

4. Phổ cập giáo dục: Đạt PCGDTrH vững chắc

5. Bồi dưỡng đội ngũ: Trên chuẩn 95%

6. Xây dựng cảnh quan: Xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện.

III. Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

1. Thực hiện kế hoạch giáo dục

1.1.Thực hiện chương trình: Xây dựng chương trình theo hướng chủ đề

+ Yêu cầu:

- 100% Giáo viên dạy đúng theo PPCT, biên chế năm học theo chỉ đạo của cấp trên.

- Tổ CM chủ động sắp xếp hợp lí dạy bù, dạy thay khi có GV nghỉ.

- 100% Tổ CM hàng tháng, hàng kỳ tổ chức kiểm tra việc thực hiện PPCT của GVBM.

- Tổ CM cần xây dựng kế hoạch dạy học, PPCT chi tiết, theo hướng tinh giảm phù hợp và vừa sức với từng đối tượng học sinh. Phân phối chương trình phải được duyệt của BGH vào đầu năm và thống nhất thực hiện.

+ Giải pháp:

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn. Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục: Kế hoạch thời gian năm học số 3110/QĐ – UBND, ngày 11/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2015 – 2016; gồm 37 tuần thực học (học kỳ I có 19 tuần, học kỳ II có 18 tuần), phân phối chương trình chi tiết của Phòng Giáo dục và Đào tạo Can Lộc kết thúc năm học thống nhất cả nước, có đủ thời gian cho ôn tập, luyện tập, thí nghiệm, thực hành và kiểm tra định kỳ.

Các tổ nhóm chuyên môn, giáo viên thống nhất, chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực từ cung cấp kiến thức sang chiếm kiến thức của môn học đảm bảo đúng tính thần chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng GD - ĐT.

- Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp học và ở nhà.



1.2. Tổ chức dạy học ngoại ngữ (tiếng Anh)

Tiếp tục thực hiện chương trình tiếng Anh như năm học 2010 – 2011. Thực hiện kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra viết và nâng cao chất lượng việc kiểm tra cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đối với môn Tiếng Anh.

Tích cực chuẩn bị các điều kiện, giáo viên tiếp cận để có thể sớm chuyển sang dạy theo chương trình Tiếng Anh mới theo Đề án “Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”.

1.3. Công tác tư vấn, hướng nghiệp nghề cho học sinh:

+ Chỉ tiêu:

- 100% học sinh khối 9 được tư vấn hướng nghiệp giúp các em phân luồng sau THCS theo đúng với năng lực của mình.

+ Giải pháp:

Đa dạng các phương thức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh. Tổ chức các buổi tuyên truyền trong nhà trường, các tổ chức, đoàn thể, hội cha mẹ học sinh và nhân dân về nội dung công tác tuyển sinh TCCN, TCN năm 2015 - 2016, để học sinh biết và tham gia đúng nguyện vọng.



1.4. Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục An toàn giao thông; hướng dẫn tổ chức tham quan, học tập thông qua di sản, tại các cơ sở sản xuất,… theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

2. Công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá, giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, thân thiện, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên phải thường xuyên trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy trong kiểm tra đánh giá.

- Tạo điều kiện cho giáo viên học tập để nâng cao trình độ. Thực hiện đúng quy định về hội họp, quy tắc ứng xử trong nhà trường.

- Không ngừng cải tiến các hình thức để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên. Thực hiện nghiêm chế độ tiền lương; nâng lương, phụ cấp thâm niên nhà giáo cho CB, GV, NV theo quy định.

Chỉ tiêu:

- 100 % có phẩm chất, đạo đức lối sống, tư tưởng chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chấp hành tốt đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của ngành giáo dục.

- Có trình độ chuyên môn 100 % trên chuẩn; năng lực chuyên môn phù hợp.

- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với các nhiệm vụ được giao. Xếp loại các giờ dạy 90 % từ khá trở lên; hoàn thành các loại hồ sơ sổ sách theo quy định. Chất lượng bộ môn giảng dạy xếp loại khá giỏi 65%, trung bình 35%. Đánh giá xếp loại công chức, viên chức cuối năm có 80% trở lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong năm học phấn đấu có ít nhất 70% giáo viên đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp trường.

- Có 100% CB, GV, NV tham gia tích cực trong việc thao giảng 04 tiết/ năm (trong đó 02 tiết ứng dụng CNTT), dự giờ thăm lớp đồng nghiệp đủ và vượt chỉ tiêu theo quy định (GH, TTCM 02tiết/tuần, GV 01 tiết/tuần, trong đó dự 70% cùng môn, cùng môn đánh giá, xếp loại, không cùng môn không đánh giá xếp loại). Tham gia đầy đủ các cuộc hội nghị; các hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua.

-Tạo điểu kiện cho GV, NV tốt nghiệp đại học: 03 đ/c.

Giải pháp:

Quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, về nhiệm vụ trọng tâm của cấp học tới từng cán bộ, giáo viên, NV, triển khai thực hịên tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua.

Đẩy mạnh sinh hoạt tổ chuyên môn, chú trọng đi sâu vào các chuyên đề giảng dạy có tính thiết thực, tổ chức 11 chuyên đề/1tổ/năm. Trong đó: 40 chuyên đề cấp trường, 5 chuyên đề cấp cụm. Tổ chức chuyên đề thiết thực bằng các tiết dạy, góp ý, thảo luận tìm ra phương pháp dạy học cụ thể hiệu quả nhất.

Hồ sơ soạn giảng có chất lượng thực chất, tránh sao chép giáo án từ mạng, đối phó. Giáo án bồi dưỡng HSG, dạy tăng buổi, phụ đạo HSY có thể bằng viết tay, ngắn gọn, khoa học thể hiện được tính tư duy, sáng tạo.



3. Thực hiện các hoạt động dạy học

3.1. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đại trà.

Chỉ tiêu: Nâng cao chất lượng giảng dạy, duy trì tốt chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn Quốc gia.

Cụ thể: Xếp học lực: Xếp loại đạo đức:

Loại Giỏi: 5,1% Loại tốt khá: 97%

Loại Khá: 31,8% Loại TB: 3%

Loại TB: 58,4%

Loại Yếu: 4,7%; sau khi rèn luyện trong hè 0,3%.

Giải pháp:

Tổ chức dự giờ GV trường THCS Nguyễn Tất Thành, trường TH Võ Liêm Sơn theo mô hình trường học mới, trường học Việt Nam, tổ chức chuyên đề thiết thực, nhận thức đầy đủ về mô hình trường học mới, chủ động vận dụng, tổ chức thực hiện mô hình trường học mới, phương pháp “Bàn tay nặn bột”.

Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học thông qua công tác tự học, tự bồi dưỡng, tăng cường dự giờ; tổ chức bàn bạc từ nhóm, tổ. Tổ chức hội thảo từ cấp trường, cấp cụm để cùng bàn bạc trao đổi tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; chú trọng bồi dưỡng đội ngũ GV cốt cán trong mỗi bộ môn.

Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng Đặc biệt khối 9 phải phân lớp theo năng lực HS để GV có chương trình giảng dạy phù hợp. Giáo viên cần căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chương trình của Sở và điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ để sử dụng hợp lý SGK khi giảng bài trên lớp, chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh; Tránh hiện tượng dạy học theo hình thức Đọc - Chép. Chú trọng tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm hợp lý; rèn luyện kỹ năng tự học, phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức quá trình dạy học. Chú trọng dạy cho học sinh “cách học”.



3.2. Tuyển sinh vào lớp 10 THPT

Chỉ tiêu:

- Số học sinh tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ 98%

- Số học sinh được phân luồng sau THCS đạt tỷ lệ 15- 20 %

- Số lượng HS tham gia dự thi: 80%, tỷ lệ đậu vào THPT: 75%; xếp thứ hạng ở tỉnh từ 60-65; ở Huyện: từ thứ 4- 6.



Giải pháp:

- Ngay từ đầu tháng 4 nhà trường đã có kế hoạch thi khảo sát chất lượng học sinh khối 9. Sau khi khảo sát chất lượng học sinh nhà trường tổ chức họp phụ huynh khối 9 nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho phụ huynh, học sinh về ý nghĩa của công tác phân luồng học sinh sau THCS và ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Nhà trường phổ biến kế hoạch dạy ôn đến tận từng học sinh, phụ huynh học sinh để nhận được sự đồng tình cao của tất cả phụ huynh học sinh.

- Trường chỉ đạo: các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giảng dạy, thi thử, phân bổ thời gian khoa học

- Tổ chức cho GV dự giờ của GV trường THCS Phúc Lộc các môn ôn thi TS nhằm nâng cao chất lượng TS.

- Lựa chọn, bố trí giáo viên có trình độ, năng lực chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm dạy ôn. Phân chia học sinh theo năng lực ngay từ đầu năm học. Chỉ đạo, yêu cầu giáo viên soạn giáo án chi tiết, phân phối thời gian và nội dung hợp lý; tích cực sử dụng các phương pháp mới, chú trọng rèn kỹ năng làm bài, phân loại các dạng bài, các dạng câu hỏi, các chủ đề ôn tập cho học sinh.

- Tăng cường kiểm tra, thi thử, đánh giá, rút kinh nghiệm cho học sinh.

- Hướng dẫn tài liệu thích hợp cho học sinh nhằm kích thích khả năng tự học nhằm từng bước nâng cao trình độ cho học sinh.

- Phối hợp tốt với các giáo viên trong nhóm chuyên môn xây dựng giáo án, kế hoạch ôn tập.

- Tăng cường công tác động viên, khuyến khích giáo viên, học sinh trong quá trình ôn tập.

3.3. Công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi

Chỉ tiêu:

Học sinh giỏi khối 9: Xếp thứ 4

Học sinh giỏi khối 6,7,8: Xếp thứ 6

Giải pháp:

+ Tuyển chọn đội tuyển

- Cuối mổi năm học các tổ chuyên môn tiến hành tuyển chọn các em có năng khiếu và thành lập đội tuyển chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi của năm học tiếp theo.

- Việc tuyển chọn đội tuyển cần quan tâm đến các học sinh giỏi lớp dưới (khối 5 và khối 6, 7,8 ) để đảm bảo tính kế thừa lâu dài.

- Điều kiện vào đội tuyển: Có học lực khá, giỏi, hạnh kiểm khá, tốt, riêng môn dự thi phải có điểm trung bình môn từ 8.0 trở lên.



+ Tổ chức bồi dưỡng

- Trường xây dựng kế hoạch tổng thể: thời gian, thời lượng, chế độ, kinh phí, các điều kiện đảm bảo khác theo hướng tập trung chỉ đạo và ưu tiên khuyến khích để động viên phong trào; đưa tiêu chí bồi dưỡng học sinh giỏi vào đánh giá thi đua. Cụ thể có quy chế quy định cụ thể về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.



- Tổ trưởng chuyên môn phân công giáo viên giỏi, có kinh nghiệm phụ trách ôn thi học sinh giỏi của các khối, phân công soạn nội dung chương trình giảng dạy các khối có sự thống nhất ý kiến của tổ.

- Việc bồi dưỡng phải được tiến hành sớm, thường xuyên, liên tục, phù hợp với khả năng của học sinh để đảm bảo đạt hiệu quả cao, tránh trường hợp đến gần kỳ thi mới tổ chức ôn luyện cho học sinh.

- Thời gian bồi dưỡng từ 20 - 25 buổi /môn.

- Tổ chức bồi dưỡng Khối 9 bắt đầu từ ngày 11/8 đến 30/10; Khối 6,7,8 từ tháng 11 đến đầu tháng 3. Giáo viên dạy đội tuyển được hưởng các chế độ quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.

3.4. Dạy tăng buổi:

Chỉ tiêu:

Số buổi dạy HS khối 6,7,8: 50 buổi ( Ngữ Văn, Toán: 20 buổi/ 1 môn, Tiếng Anh: 10 buổi)

Số buổi dạy khối 9 và lớp có nhiều học sinh giỏi: 60 buổi (Ngữ Văn, Toán: 22 buổi/ 1 môn, Tiếng Anh: 16 buổi)

Giải pháp:

- Giao các tổ, nhóm bộ môn (3 môn: Toán, Văn, Tiếng Anh) thống nhất soạn chương trình học ôn tập kiến thức cho học sinh trình BGH phê duyệt.

- Học sinh có nguyện vọng học thêm phải có đơn, có chữ ký của học sinh, cha mẹ học sinh nhà trường căn cứ trên cơ sở nguyện vọng và năng lực của học sinh để xếp thành các nhóm đối tượng cần bồi dưỡng kiến thức, ôn tập kiến thức.

- Khảo sát thực tế, phân loại năng lực học sinh theo lớp (không tổ chức theo lớp học buổi sáng). Nhà trường lựa chọn các giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm đảm nhiệm.

- Quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT, ngày 16 tháng 5 năm 2012, Công văn số 2942/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

- BGH tăng cường công tác kiểm tra việc soạn giáo án, phương pháp dạy trên lớp của giáo viên. Kiểm tra việc chấm chữa bài học sinh. Chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành trên lớp cho HS. Giành nhiều thời gian hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.

- Lập sổ theo dõi chất lượng cũng như số lượng học sinh tham gia học

3.5. Công tác kiểm tra, đánh giá.

- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan. Dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng, hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình. Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh do Bộ GD-ĐT ban hành. (hiện nay, Bộ đang lấy ý kiến điều chỉnh Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, học sinh THPT tại Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT). Đối với các môn: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí cần tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đặt câu hỏi mở, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và những kiến thức đã được học, hạn chế học sinh chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học.

- Sử dụng hiệu quả trang website của trường ngay từ đầu năm học. Tập trung xây dựng nội dung của trang website: Kế hoạch tuần, tháng. Tăng cường tham gia sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài dạy, SKKN, tài liệu tham khảo có chất lượng để giáo viên và học sinh có thể tham khảo.

4. Thực hiện các hoạt động giáo dục khác

4.1. Tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động GDNGLL: Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động NGLL, ngoại khóa theo hướng “mở” hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh. Tham quan di tích lịch sử, văn hóa, cơ sở sản xuất, thiên nhiên…

Thực hiện đủ các chủ đề 01 buổi/tháng, lồng ghép, tích hợp nội dung HDGDNGLL vào các môn học; tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục phòng chống tham nhũng, sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả; bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên, Biển đảo; câu lạc bộ, văn nghệ, dân Ca, Ví, Giặm, hát sắc bùa…

4.2. Giáo dục kĩ năng sống, giáo dục thể chất và hoạt động xã hội.

Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục NGLL vào nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội của học sinh. Phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để giáo dục kỹ năng sống cho HS như: An toàn về điện, chống đuối nước….

Tổ chức đưa các trò chơi dân gian vào trường học. Tổ chức các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường như trồng cây xanh, diệt chuột, thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh, bảo vệ nguồn nước...

Làm tốt công tác Chữ thập đỏ trường học. Tổ chức quyên góp “Hũ gạo tình thương”, quyên góp tiền ủng hộ học sinh nghèo vượt khó nhân dịp đón năm mới, nhận chăm sóc, giúp đỡ 01 gia đình hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn xóm Làng Ngùi, quyên góp ủng hộ GV, HS bị bệnh hiểm nghèo.



Tăng cường phòng chống HIV/AIDS, ma túy, các tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực trong học đường, xây dựng các mối quan hệ thân thiện. Thực hiện nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông; phối hợp tốt với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ngành giao thông, Công an thực hiện tốt cuộc vận động “học sinh gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành luật giao thông”. Tăng cường chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh trong nhà trường. Tổ chức các phong trào văn hóa, thể dục thể thao trong nhà trường. Tổ chức tốt hoạt động sinh hoạt tập thể.

Tổ chức tốt việc chăm sóc di tích lịch sử văn hóa Nghĩa trang liệt sỹ huyện, nhà thờ Hoàng giáp Vũ Diệm danh nhân nhà trường mang tên một cách thiết thực và hiệu quả, cụ thể: Thường xuyên tổ chức lao động phong quang, thăm viếng, tổ chức thắp nến tri ân, tặng quà cho thân nhân liệt sỹ, TBB, gia đình có công với cách mạng. Tổ chức câu lạc bộ, hội thảo, mời chuyên gia đến nói chuyện…

4.3. Tổ chức, tham gia các Hội thi, cuộc thi.

Tham gia tích cực các Hội thi do cấp trên tổ chức. Tổ chức tốt các hội thi, cuộc thi sau:

* Thi HSG khối 9: 8 môn ; khối 8: 4 môn; khối 7,6: 03 môn. 01HS/môn/lớp.

* Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học (lớp 8,9): Chỉ tiêu giao mỗi lớp có một sản phẩm tham gia Hội thi cấp trường, chọn 2 dự án có chất lượng tham gia dự thi cấp huyện. Chỉ đạo tổ Toán- Lý- Tin; tổ Sinh- Hóa- CN hướng dẫn, tư vấn, triển khai ý tưởng, hoàn thiện và chọn 02 sản phẩm dự thi cấp huyện đạt giải.

* Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn (học sinh THCS) học sinh phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn về một trong các chủ đề sau: hiểu biết pháp luật, ATGT; phòng chống tham nhũng; bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới… Chỉ đạo tổ Văn – Sử - Địa- GDCD, nhóm Sinh học, Vật lý hướng dẫn, tư vấn cho học sinh, chọn 02 sản phẩm tham gia dự thi đạt giải.

* Cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp. Xây dựng chủ đề dạy học có nội dung kiến thức liên quan trực tiếp đến hay nhiều môn học: Chỉ đạo nhóm Ngữ Văn, GDCD (chính) mỗi nhóm 01 sản phẩm.

* 100% CB, GV, HS tham gia cuộc thi “Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều", chỉ đạo nhóm bộ môn Ngữ Văn đầu tư 02 bài dự thi đạt giải; Tổ chức tham quan thực tế, tổ chức Câu lạc bộ Văn học chủ đề Truyện Kiều và tác giả Nguyễn Du đầu tháng 9.

* Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật thanh thiếu niên nhi đồng (lớp 6-9): chỉ đạo tổ Toán- Lý, tổ Sinh- Hóa- TD- CN hướng dẫn, tư vấn và chọn 02 sản phẩm dự thi đạt giải.

* Thi Tin học trẻ: chỉ đạo nhóm Toán- Tin bồi dưỡng và chọn 02 học sinh tham gia dự thi xếp thứ 3/15 trường.

* Thi Tiếng Anh qua mạng internet: chỉ đạo nhóm Tiếng Anh bồi dưỡng học sinh tham gia các vòng cấp trường và cấp huyện.

* Thi Điền kinh, thể thao và tổ chức Hội khỏe Phù Đổng: chỉ đạo nhóm Thể dục tổ chức, bồi dưỡng và chọn VĐV tham gia HKPĐ các cấp.

5. Công tác xây dựng CSVC, mua sắm TBDH. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn với xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng NTM.

Chỉ tiêu:

Phấn đấu xây dựng giữ trường đạt chuẩn Quốc gia và hoàn thành một số hạng mục công trình đón đầu cho trường đạt chuẩn Quốc gia sau 5 năm vào năm 2017.



Giải pháp:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể CB-GV, học sinh, phụ huynh và toàn thể Đảng bộ và nhân dân địa phương 2 xã về tính cấp thiết và ý nghĩa to lớn của việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

Làm tốt công tác tham mưu với Chính quyền địa phương 2 xã, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, sớm tranh thủ được mọi nguồn lực để xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu trường đạt chuẩn, sớm chuyển về học tại một điểm trường.

6. Công tác xã hội hóa giáo dục

+ Chỉ tiêu:

- 100% các lớp có ban đại diện cha mẹ học sinh.

- 100% cán bộ giáo viên tham gia hội chữ thập đỏ, hội khuyến học nhà trường.

- Tham mưu với chính quyền địa phương phát triển hội khuyến học xã.

+ Giải pháp:

Đẩy mạnh phong trào xã hội hoá giáo dục, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Phối kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục: nhà trường - gia đình - xã hội. Phát huy tốt công tác khuyến học, khuyến tài ở 2 địa phương và nhà trường. Quan tâm hơn nữa đến những HS học hòa nhập, học sinh khuyết tật, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mỗi CB-GV quyên góp quỹ vì học sinh nghèo 100.000 đồng.



7. Công tác thi đua, khen thưởng

* Tập thể:

7.1. Danh hiệu:

Cấp Huyện: Tập thể lao động tiên tiến.

Cấp Tỉnh: Tập thể lao động xuất sắc.

7.2. Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu.

7.3. Công đoàn vững mạnh xuất sắc.

7.4. Phong trào đoàn, đội: Xuất sắc. Đề nghị TW Đoàn tặng bằng khen.

7.5. Tổ xuất sắc: 01, tổ tiên tiến: 02

7.6. Lớp xuất sắc: 10, lớp tiên tiến: 14

* Cá nhân:

1. Giáo viên:

- Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh: 01 đ/c

- UBND tỉnh tặng Bằng khen: 01 đ/c

- CSTĐ cấp cơ sở: 7 Đ/c

- Lao động tiên tiến: 50 đ/c

2. Học sinh:

- Học sinh giỏi toàn diện: 40 em

- Học sinh tiên tiến: 309 em

Giải pháp:

Đổi mới công tác thi đua khen thưởng bằng nhiều hình thức đảm bảo định lượng, định tính, tạo sự công bằng trong giáo dục. Tôn trọng tính thực chất, khách quan, tránh bệnh thành tích. Xếp loại thi đua được tính theo từng tháng, từng kỳ trên cơ sở lượng hoá các tiêu chí cụ thể của tất cả các mặt hoạt động nhà trường. Đem thông tin báo cáo vào tiêu chí đánh giá xếp loại hàng tháng của từng CB - GV nhằm đảm bảo tính kịp thời, chính xác, hiệu quả. Cuối năm học xếp loại hiệu quả CB - GV theo chuẩn đúng quy định, đảm bảo khách quan, chính xác. Xếp loại học sinh đảm bảo tính trung thực, khách quan, thực chất không chạy theo thành tích. Có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời đối với những HS đạt thành tích xuất sắc trong học tập, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.



8. Công tác quản lý, giám sát, kiểm tra nội bộ và kiểm định chất lượng.

+ Yêu cầu:

- Thực hiện 100% giáo viên, tổ chuyên môn được kiểm tra sư phạm nội bộ (toàn diện và chuyên đề).

- Tiến hành kiểm tra đột xuất, tư vấn các giáo viên có biểu hiện chưa chấp hành tốt các quy định, quy chế chuyên môn.

- Tổ chức kiểm tra các hoạt động của nhà trường theo kế hoạch và khi có các dấu hiệu vi phạm.

- Xây dựng hệ thống hồ sơ đánh giá công tác kiểm định chất lượng theo bộ tiêu chí mới.

+ Giải pháp:

- Thành lập Ban kiểm tra nội bộ nhà trường để tư vấn, kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên. Lập kế hoạch kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên.

- Kiện toàn thành lập hội đồng tự đánh giá cơ sở giáo dục; Triển khai viết báo cáo tự đánh giá nhà trường, phân công thành viên viết báo cáo tiêu trí, thu thập minh chứng.

- Tổ chức tốt cho CB- GV học tập quán triệt hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục, các văn bản quản lý chuyên môn. Xây dựng đội ngũ CBQL theo chuẩn hiệu trưởng, vững vàng về chính trị, tư tưởng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết, trách nhiệm, đổi mới tư duy, năng động, sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường.

- Thực hiện tốt công tác “Ba công khai” trong giáo dục đảm bảo thông tin công khai kịp thời trước hội đồng GD, học sinh và phụ huynh, thực hiện ‘Ba công khai” để người học và xã hội giám sát, quản lý chặt chẽ dạy thêm, học thêm theo Thông tư 17/2012/TTBGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về dạy thêm học thêm.

- Chú trọng công tác kiểm định chất lượng GD nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.



9. Công tác phổ cập giáo dục

+ Chỉ tiêu:

- Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm vào lớp 6 : 100%.

- Số học sinh tốt nghiệp THCS: 98%

- Số học sinh vào lớp 10:75%

- Số học sinh được phân luồng sau THCS vào nghề, TCCN: 15- 20 %



+ Giải pháp:

Tiếp tục quán triệt sâu sắc nghị quyết của Đảng về công tác phổ cập, tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo phổ cập tới toàn thể đội ngũ CB- GV, HS và Phụ huynh.

Thường xuyên theo dõi cập nhật phổ cập số học sinh đang theo học tại trường. Theo dõi sát số học sinh bỏ học trong từng tháng, từng học kỳ báo cáo địa phương kịp thời để phối hợp có kế hoạch vận động các em trở lại lớp.

Thực hiện nghiêm túc công tác điều tra cập nhật trình độ đối tượng phổ cập, tổng hợp thống kê đối chiếu số liệu chính xác.



10. Thực hiện các cuộc vận động và phòng trào thi đua

- Thực hiện chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/05/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; gắn với thực hiện Nghị Quyết TW8 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đảo tạo đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

- Triển khai tích cực và có hiệu quả các cuộc vận động bằng nhiều nội dung, hình thức, lồng ghép và tích hợp nội dung, giải pháp các cuộc vận động và các phong trào thi đua nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.

- Gắn các cuộc vận động và các phong trào thi đua với việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, tạo sự chuyển biến tích cực và rõ nét về chất lượng giáo dục.

- Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian và các hội thi năng khiếu văn nghệ, thể dục - thể thao, nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những tình huống thực tiễn;

- Thực hiện “Cổng trường An toàn”, xây dựng các quy tắc ứng xử văn hóa, củng cố kỷ cương nền nếp, tăng cường giáo dục kỷ luật tích cực, bài trừ các hành vi đối xử không thân thiện, xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”; xây dựng cảnh quan “xanh - sạch - đẹp - văn minh - mô phạm”.

Tổ chức triển khai thực hiện Đế án liên bộ về ATGT, ANTTTH, PL, trường học an toàn.

- Phong trào thi đua 2 tốt:

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, phát huy những kết quả thi đua đã đạt được trong những năm qua. Ban giám hiệu nhà trường và Công đoàn trường phát động phong trào thi đua giai đoạn 2010 - 2015, trong đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, lao động, học sinh với những nội dung chủ yếu như sau:

Một là, động viên đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh hăng hái thi đua dạy tốt, học tốt và công tác tốt, phấn đấu thực hiện thắng lợi sứ mệnh “nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu phát triển giáo dục - đào tạo. Trước mắt, thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2014 - 2015.

Hai là, đẩy mạnh phong trào học tập tốt, rèn luyện tốt trong học sinh. Tăng cường giáo dục đạo đức, lý tưởng, rèn luyện kỹ năng sống, ứng xử cho học sinh, Tổ chức có hiệu quả các hoạt động tập thể lành mạnh, tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, giúp hoc sinh tự tin, năng động sáng tạo trong các hoạt động học tập và rèn luyện.

PHẦN THỨ BA

KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Kinh phí:

a. Kinh phí XD, mua sắm: 511.000.000 triệu

b. Kinh phí chi hoạt động chuyên môn: ( Bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, phục vụ dạy học): 225 triệu

c. Kinh phí chi tổ chức các hoạt động giáo dục: 70 triệu

d. Kinh phí khen thưởng: 70 triệu

e. Kinh phí đầu tư bồi dưỡng đội ngũ: 50 triệu



2. Kế hoạch thực hiện:

- Tiếp tục Triển khai Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Chấn chỉnh công tác quản lý thu, chi để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục, không có tình trạng lạm thu dưới mọi hình thức trong nhà trường.

- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Xử lý kịp thời những sai phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra.

- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục.



PHẦN THỨ TƯ

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với Ban giám hiệu:

- Đối với Hiệu trưởng: Hiệu trưởng là người đứng đầu cơ quan đơn vị; chịu trách nhiệm tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên và kế họach thời gian năm học của đơn vị đến từng cán bộ giáo viên. Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập tổ, các hội đồng, bổ nhiệm các chức danh theo quy định của Điều lệ trường trung học nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi Nhiệm vụ năm học. Hiệu trưởng thành lập tổ kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đầu năm học Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học, gửi Email đến tất cả CB, GV, NV để lấy ý kiến tham khảo. Sau khi chỉnh sửa tiếp tục lấy ý kiến tại Hội nghị CB, GV. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của tập thể Hiệu trưởng hoàn chỉnh Kế hoạch sẽ ban hành và phổ biến rộng rãi đến cán bộ, giáo viên, học sinh, nhân dân, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Đảng Ủy, UBND xã để nắm rõ nhiệm vụ trọng tâm năm học của Nhà trường.

- Đối với các Phó hiệu trưởng: Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng, căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng kế hoạch dạy- học phù hợp trong từng thời gian của đơn vị; đồng thời tổ chức triển khai đánh giá kết quả các nhiệm vụ thực hiện, đề xuất, kiến nghị những biện pháp cụ thể để thực hiện.

2. Đối với các tổ chuyên môn:

- Các tổ chuyên môn căn cứ kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch tổ. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng tháng, quý, học kỳ. Chỉ đạo, đánh giá, đề xuất các biện pháp để thực hiện kế hoạch của tổ, thành viên.

- Các đoàn thể, bộ phận, các tổ trên cơ sở kế hoạch chung của trường để cụ thể hóa vào việc xây dựng Kế hoạch năm học và phổ biến đến các thành viên.

- Tất cả CB, GV, NV bám sát vào Kế hoạch của tổ để xây dựng Kế hoạch cá nhân cho năm học.

Chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học trên trường học kết nối.

Trong quá trình thực hiện, cần bổ sung kịp thời những công việc phát sinh theo tình hình thực tế.

- Củng cố hoạt động tổ chuyên môn có chiều sâu làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả và ổn định chất lượng giáo dục.

- Triển khai kịp thời các quy định, quy chế chuyên môn để giáo viên biết và thực hiện theo chỉ đạo.

- Tổ chức họp tổ 2 lần/tháng đúng theo qui định, nội dung họp cần bàn sâu về chuyên môn như: lập kế hoạch bộ môn, soạn bài giảng điện tử, hình thức và nội dung ra đề kiểm tra, quy chế coi chấm thi, làm ĐDDH, PPCT bộ môn,…

- Thiết lập đầy đủ các loại sổ sách quản lý tổ.

- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc và kiểm tra các hoạt động của giáo viên trong tổ như: việc thực hiện PPCT, qui định về ghi điểm, sửa điểm, việc coi, chấm và phát sửa bài kiểm tra,…

- Chỉ đạo việc thao giảng tổ, tổ chức dự giờ thăm lớp, kiểm tra sư phạm nội bộ theo đúng kế hoạch.

- Hàng tháng tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm ký duyệt giáo án, hồ sơ sổ sách trong phạm vi phân cấp quản lý của tổ.

- Tổ trưởng chuyên môn tổ chức thảo luận và phân công việc ra đề kiểm tra (15’, 1 tiết, học kì), đáp án chấm, thực hiện lưu đề, đáp án các môn, các lớp theo đúng chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo Can Lộc.

- Động viên giáo viên đăng ký và viết đề tài kinh nghiệm, làm quen dần với công tác nghiên cứu khoa học, SKKN.

- Thực hiện tốt chế độ báo cáo, đầy đủ về nội dung, chính xác về số liệu và nộp đúng thời gian quy định theo yêu cầu của tổ chuyên môn, trường, sở giáo dục.

- Giáo viên nghiêm chỉnh thực hiện quy chế chuyên môn;

Cuối học kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện để rút kinh nghiệm; phát huy những mặt ưu điểm và đề ra biện pháp khắc phục những điểm chưa làm được, những điểm còn tồn tại.

Tổ chức tự kiểm định chất lượng giáo dục của trường.

3. Đối với công đoàn, hội cha mẹ học sinh, đối với địa phương:

Các đoàn thể trong nhà trường có vai trò quan trọng trong việc dạy học và các hoạt động giáo dục.



3.1. Công đoàn:

- Cần làm tốt việc chăm lo đời sống tinh thần lẫn vật chất cho CB, GV, NV. Ban chấp hành công đoàn làm tốt việc phối hợp với chính quyền, tổ chức giám sát việc thực hiện chế độ chính sách cho nhà giáo.

- Củng cố, kiện toàn Ban chấp hành ngay từ đầu năm để đủ sức hoạt động. Vận động công đoàn viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn, tham gia tích cực các hoạt động giáo dục, các hoạt động xã hội trong và ngoài nhà trường; trong việc thực hiện các cuộc vận động.

- Tổ chức tốt việc phát động, ký kết thi đua đầu năm; ký kết hợp đồng trách nhiệm; phối hợp với nhà trường tổ chức Hội nghị công chức viên chức. Phấn đấu cuối năm 100 % CB, GV, NV là đoàn viên công đoàn, tham gia đầy đủ các đợt sinh hoạt chính trị, chuyên môn.

- Công đoàn đạt Công đoàn xuất sắc.



3.2. Ban đại diện cha mẹ học sinh và địa phương

+ Đối với ban thường trực hội cha mẹ học sinh :

- Thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với Ban Giám hiệu nhà trường trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các công tác đạt được hiệu quả.

- Theo dõi và đôn đốc các chi hội CMHS ở các lớp thực hiện nghị quyết và các kế hoạch công tác đạt được hiệu quả.

- Đóng vai trò tích cực, giúp đỡ nhà trường trong một số công việc lớn hàng năm như: tu bổ hoặc Xây dựng trường sở, trang bị các thiết bị giảng dạy, học tập (bàn ghế, tủ, bảng, máy móc kỹ thuật …), góp phần hỗ trợ cho đời sống giáo viên…

- Ban thường trực Hội và chi hội hàng tháng họp một lần, toàn thể chi hội một năm họp ba lần: đầu năm học, cuối học kỳ I và cuối năm học để kiểm điểm kết quả công việc và quyết định chương trình công tác mới.

- Hội cha mẹ học sinh và nhà trường thực hiện mối quan hệ phối hợp, bình đẳng, làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai, cùng hợp tác giúp đỡ nhau trong việc chăm sóc bảo vệ và giáo dục học sinh.

+ Đối với địa phương :

- Cần quan tâm thường xuyên đến tình hình an ninh trật tự, an toàn, mỹ quan khu vực quanh trường học đặc biệt là xử lý cương quyết các hàng quán kinh doanh có thể có tác động không tốt đến học sinh.



- Cùng với nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan trường học

- Chủ động phối hợp cùng nhà trường giáo dục học sinh nhất là những học sinh cá biệt ; giúp trường giải quyết những khó khăn ngoài thẩm quyền của trường.



4. Thời gian thực hiện kế hoạch:

Kế hoạch thời gian năm học: Thực hiện theo Quyết định số: 3110/QĐ-UBND ngày 11/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2015-2016:

+ Ngày tựu trường 24/8/2015.

+ Ngày 05/9/ 2015 Khai giảng năm học.

+ Ngày 07/9/2015 thực học tuần thứ nhất.

+ Kết thúc học kỳ I trước ngày 18/01/2016, có 18 tuần thực học.

+ Kết thúc học kỳ II trước ngày 25/05/2016, có 17 tuần thực học.

+ Kết thúc năm học trước 31/5/2016.

+ Xét TN THCS trước 05/6/2016.

+ Thi tuyển sinh lớp 10 THPT trước 31/7/2016.

+ Thời gian nghỉ hè thay cho phép năm của giáo viên là 2 tháng, có thể bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể của trường.

+ Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Luật lao động. Nếu nghỉ lễ, tết trùng vào ngày cuối tuần thì được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp.

PHẦN THỨ NĂM

KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Năm học 2015-2016 trường THCS Vũ Diệm sau hai năm sáp nhập từ 02 trường THCS Vũ Diệm và THCS Thiên Lộc. Hiện nay nhà trường đang gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất sau sáp nhập, cơ sở vật chất của trường chưa đáp ứng yêu cầu dạy - học, học sinh học tại 02 địa điểm cách xa nhau (học kỳ I). Vì vậy, chuẩn bị sang học kỳ II kính đề nghị các cấp các ngành tiếp tục quan tâm chỉ đạo, sớm ổn định quy hoạch vị trí của trường, đầu tư ngân sách xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hướng tới giáo dục toàn diện phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ mới.

DUYỆT CỦA PHÒNG GD – ĐT


HIỆU TRƯỞNG

Bùi Thị Kim Hoa


Nơi nhận:

- Phòng Giáo dục- Đào tạo;

- UBND 2 xã Thiên Lộc, Vượng Lộc;

- BGH, TCM;



- Lưu: VP.





Каталог: uploads -> laws
laws -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
laws -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
laws -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> 1. Mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia bhtn
laws -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
laws -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
laws -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 161.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương