Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số 3 năm 2013



tải về 15.35 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích15.35 Mb.
#38942
1   2   3   4   5

4. Bàn luận

Qua các tài liệu tham khảo tôi thấy rằng chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu đặc điểm thực vật về cây Nụ. Cho nên đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về đặc điểm vi phẫu lá, bột dược liệu. Việc nghiên cứu chỉ ra các đặc điểm hình thái, đặc điểm vi học lá cây của dược liệu là cơ sở bước đầu cho việc định hướng, nhận biết, phân biệt được dược liệu với các cây khác tránh sự nhầm lẫn trong việc thu hái và sử dụng.

Việc nghiên cứu về thành phần hóa học đã sơ bộ xác định được các nhóm chất hóa học mà dược liệu có. Theo các tài liệu nghiên cứu thì cây Nụ có chứa nhóm flavonoid, ngoài ra tôi còn thấy trong cây Nụ còn có coumarin, tanin, chất béo, đường khử, caroten. Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học còn tìm ra hệ dung môi thích hợp cho việc tách các chất có trong phân đoạn dịch chiết. Đây là cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn nữa về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây sau này.

5. Kết luận và đề xuất

5.1. Kết luận

Sau khi nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả như sau:



  • Về thực vật:: Đã mô tả được đặc điểm hình thái, đặc điểm hiển vi của cây.

  • Về hóa học: - Kết quả định tính bằng phản ứng hóa học thấy trong dược liệu có flavonoid, tanin, coumarin, sterol, caroten, chất béo, đường khử.

- Đã tách dịch chiết thành các phân đoạn dựa trên độ phân cực của dung môi và tiến hành nghiên cứu bằng sắc ký lớp mỏng:

5.2. Đề xuất

Các kết quả nghiên cứu trên mới chỉ là những nghiên cứu cơ bản ban đầu, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây. Góp phần bảo tồn, nâng cao giá trị sử dụng của cây.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

  1. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập (2), NXB Khoa học và kỹ thuật.

  2. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, NXB Y học, trang 241, 390.

  3. Bộ môn Dược liệu (2003), Thực tập dược liệu phần vi học, trường Đại học Dược Hà Nội.

  4. Bộ môn Dược liệu (2006), Thực tập dược liệu phần hóa học, trường Đại học Dược Hà Nội.

  5. Vũ Văn Chuyên (1991), Bài giảng thực vật học, NXB Y học.

  6. Đào Hùng Cường và cộng sự (2008), Nghiên cứu chiết tách, xác định axit hydroxycitric trong lá, vỏ quả của cây Bứa, ứng dụng tạo muối kali hydroxy citrat, Báo cáo Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 6.

  7. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc, NXB Y học - Hà Nội.


KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỀ HIV/AIDS Ở HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – HUYỆN NA RÌ – BẮC KẠN NĂM 2012

Phạm Công Kiêm*, Tạ Ngọc Thạch*, Tô Viết Hoan**



*Trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên

**Trung tâm y tế Na Rì – Bắc Kạn

TÓM TẮT

Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về HIV/AIDS và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông Na Rì huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn năm 2012. Kết quả cho thấy : - Tỷ lệ học sinh biết về đường lây truyền HIV/AIDS qua quan hệ tình dục không an toàn là 94.1%; dùng chung bơm kim tiêm là 93.8%; mẹ truyền sang con là 87.3%; truyền máu là 62.9%. 14.3% học sinh cho rằng muỗi, côn trùng đốt có thể lây truyền HIV.

- Tỷ lệ học sinh biết đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV là người tiêm chích ma tuý ( 79.8%),và người mua bán dâm là 60.3%.

- Tỷ lệ học sinh có thái độ thông cảm với người nhiễm HIV/AIDS là 85% và giúp đỡ là 64.8%.

- Tỷ lệ học sinh biết về phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS như: chung thuỷ một vợ một chồng (82.7%), không dùng chung bơm kim tiêm(77.9%), dùng bao cao su khi quan hệ tình dục(76.2%), không tiêm chích ma tuý(72.3%).

- Tỷ lệ học sinh nam biết về phương thức lây truyền HIV/AIDS qua đường tình dục là 79.1% cao hơn học sinh nữ (70.0%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.001).

- Thái độ đối với người bị HIV/AIDS: Không có sự khác biệt về thái độ tiêu cực đối với bệnh nhân HIV/AIDS ở học sinh nam và học sinh nữ cũng như giữa học sinh các dân tộc (p>0.05)

Từ khóa:
KNOWLEDGE, ATTITUDE, PRACTICE ON HIV/AIDS OF HIGH SCHOOL STUDENTS IN NA RI HIGH SCHOOL – NA RI DISTRICT- BAC CAN PROVINCE IN 2012

By Pham Cong Kiem*,Ta Ngoc Thach*, To Viet Hoan**

*Thai Nguyen University of Medicine & Pharmacy

**Na Ri Health Center – Bac Kan province

SUMMARY

Objective: To describe knowledge, attitude, practice on HIV/AIDS and some related factors in high school students of Na Ri High School, Bac Can provice.

Results: - Percentage of students knew about the transmission of HIV / AIDS through unsafe sex was 94.1%; sharing needles was 93.8%; mother-to-child transmission was 87.3%; blood transfusion was 62.9%. 14.3% of students said that the mosquito, insect bites could transmit HIV.

- Percentage of students that knew subjects at high risk infected with HIV including injecting drug users (79.8%) and prostitudes was 60.3%.

- Percentage of students with sympathetic attitude towards people infected with HIV / AIDS was 85% and help was 64.8%.

- Percentage of students knew about prevention of HIV / AIDS such as: faithful monogamous (82.7%), did not share needles and syringes (77.9%), using condoms during sex (76.2%), no injecting drug (72.3%).

- Knowledge of modes of transmission of HIV / AIDS through sexual contact: the percentage in male students was 79.1% higher than that in female students (70.0%).

No differences between students in the ethnic groups, between the grades on knowledge of HIV / AIDS through sexual intercourse (p> 0.05)

- Attitudes towards people with HIV / AIDS: There are no differences in negative attitudes to HIV / AIDS in male students and female students and between students of ethnic groups (p> 0.05)



Keywords: Knowledge, attitude, practice on HIV/AIDS, related factors in high school students.

ĐẶT VẤN ĐỀ

HIV/AIDS vẫn là một trong những thách thức y tế công cộng quan trọng nhất trên thế giới, đặc biệt là tại các nước có thu nhập trung bình và thấp. Kể từ khi ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện vào tháng 6 năm 1981 đến tháng 7 năm 2012 có khoảng 60 triệu người trên hành tinh đã nhiễm HIV, trong đó khoảng 25 triệu người đã chết do các bệnh liên quan đến đến AIDS và trên một nửa các trường hợp mới mắc HIV xảy ra ở lứa tuổi 15-24 [1]. Các thành viên của nhóm tuổi này cảm thấy ít bị các hậu quả nặng liên quan tới các hành vi có nguy cơ và do đó có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS cao hơn nhóm tuổi khác.

Ở Việt nam, theo số liệu thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế cho biết, đầu năm 2012 đã có 61.579 người tử vong do AIDS, số người nhiễm HIV/AIDS còn sống là 258.867. 

Tỉnh Bắc Cạn hiện có trên 1.700 người nhiễm HIV/AIDS còn sống, tổng số người nghiện chất ma túy có hồ sơ quản lý là gần 1.200 người. Hiện nay, 8/8 huyện, thị xã có người nhiễm HIV, đa số người nhiễm là nam giới, tập trung phần lớn ở hai nhóm tuổi chính là từ 20 - 29 tuổi và 30-39 tuổi, lây truyền chủ yếu qua đường máu do tiêm chích ma túy có sử dụng chung bơm kim tiêm.

Thị trấn Na Rì là trung tâm văn hoá, thương mại của huyện, với tốc độ phát triển nhanh, giao thông đi lại thuận tiện. Đồng thời các tệ nạn như nghiện chích ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gần đây có chiều hướng gia tăng.

Đã có nghiều nghiên cứu về tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Bắc Cạn, nhưng tại huyện Na Rì chưa có nghiên cứu nào về kiến thức thái độ thực hành đối với HIV/AIDS ở học sinh phổ thông trung học. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với các mục tiêu:



  1. Mô tả kiến thức thái độ thực hành về HIV/AIDS của học sinh trung học phổ thông Na Rì, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn năm 2012

  2. Xác định một số yếu tố liên quan tới kiến thức thái độ thực hành của học sinh trung học phổ thông Na Rì, huyện Na Rì năm 2012

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 10, lớp 11 và lớp 12 đang học tại trường phổ thông trung học Na Rì,huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn

  1. Thiết kế nghiên cứu.

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích

  1. Cỡ mẫu và chọn mẫu

Cỡ mẫu được tính theo công thức n = Z21-α/2 . pp/d2

Trong đó : n là số đối tượng phỏng vấn; p là tỷ lệ % đối tượng điều tra hiểu biết về HIV/AIDS được ước lượng (p=0,5); q = 1-p ; Z1-α/2 là hệ số giới hạn tin cậy với mức ý nghĩa =0,05 ; z = 1,96; d là độ chính xác mong muốn d=0,05. Từ công thức trên cỡ mẫu điều tra được tính là 385 (làm tròn 400).

Chọn mẫu được tiến hành như sau : Chọn mẫu theo kỹ thuật chọn mẫu phân tầng theo khối lớp: mỗi khối chọn ngẫu nhiên 3 lớp, lập danh sách 3 lớp cho mỗi khối, cỡ mẫu được tính theo tỷ lệ ngang bằng cho mỗi khối là: khối lớp 10 là 133 học sinh; khối lớp 11 là 133 học sinh; khối lớp 12 là 134 học sinh. Số học sinh mỗi khối được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn. 400 học sinh tại các lớp được chọn sẽ được phỏng vấn.


  1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn để thu thập thông tin từ học sinh trường PTTH Na Rì, tỉnh Bắc Cạn năm 2012. Toàn bộ số học sinh được chọn vào nghiên cứu được chia làm 8 nhóm mỗi nhóm 50 em theo các khối : 10,11,12. Bộ câu hỏi sẽ phát cho các đối tượng nghiên cứu tự điền, các điều tra viên sẽ giám sát các hoạt động này, đồng thời giải thích các câu hỏi nếu học sinh chưa hiểu.Tổng số phiếu điều tra 400 nhưng chỉ thu được 307 phiếu trả lời . Số liệu được xử lý và phân tích trên phần mềm SPSS 6.0

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua điều tra 307 học sinh trường phổ thông trung học Na Rì huyện Na Rì tỉnh Bắc Cạn, chúng tôi thu được một số kết quả sau



  1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Đặc tính

n

%

Giới tính:

Nam


Nữ

187


120

60.9


39.1

Tuổi:

≤ 15


≥ 16

57

250


18.6


81.4

Dân tộc:

Nùng


Tày

Kinh


Khác

90

172



14

31

29.3

56.0


4.6

10.1


Bảng 1 cho chúng ta thấy: Tỷ lệ nam sinh là 60.9% và nữ sinh là 39.1%; Học sinh là dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất (56.0%) , tiếp theo là dân tộc Nùng (29.3%)và thấp nhất là dân tộc Kinh (4.6%)

  1. Kiến thức về HIV/AIDS của học sinh trường THPT Na Rì năm 2012

Bảng 2. Hiểu biết của học sinh về con đường lây truyền HIV/AIDS

Đường lây truyền

Tỷ lệ hiểu biết về đường lây truyền

n

%

Bắt tay

2

0.7

Hôn nhau

8

2.6

Dùng chung bát đĩa

7

2.3

Muỗi, côn trùng đốt

44

14.3

Mẹ truyền sang con khi mang thai và khi sinh

268

87.3

Quan hệ tình dục không dùng bao cao su

289

94.1

Truyền máu

193

62.9

Dùng chung bơm kim tiêm

288

93.8

Mặc chung quần áo với người bị nhiễm HIV/AIDS

11

3.6

Không biết

0

0.0

Bảng 2 cho chúng ta thấy : Tỷ lệ học sinh biết về đường lây truyền HIV/AIDS qua quan hệ tình dục không an toàn là 94.1%; dùng chung bơm kim tiêm là 93.8%; mẹ truyền sang con là 87.3%; truyền máu là 62.9%. 14.3% học sinh cho rằng muỗi, côn trùng đốt có thể lây truyền HIV và đặc biệt có đến 2.6% học sinh cho rằng ôm hôn , bắt tay (0.7%) có thể truyền HIV.

Bảng 3. Hiểu biết của học sinh về nguyên nhân gây nên bệnh HIV/AIDS

Tác nhân gây bệnh

Tỷ lệ hiểu biết về tác nhân gây bệnh

n

%

Vi khuẩn

8

2.6

Vi rút

284

92.5

Ký sinh trùng

3

1.0

Nhiễm độc

2

0.7

Không biết

10

3.3

Tổng

307

100

Kết quả Bảng 3 cho thấy 92.5 % học sinh biết đúng về nguyên nhân gây bệnh HIV/AIDS là vi rút . Tuy nhiên vẫn có đến 3.3% học sinh không biết nguyên nhân gây ra bệnh HIV/AIDS

Bảng 4. Hiểu biết của học sinh về đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS

Nhóm nguy cơ cao

Tỷ lệ hiểu biết về đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS

n

%

Người mua bán dâm

185

60.3

Người tiêm chích ma tuý

245

79.8

Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm HIV/AIDS

205

66.8

Người bị viêm nhiễm đường tình dục

45

14.7

Người có quan hệ tình dục đồng tính

26

8.5

Lái xe đường dài

1

0.3

Không biết

0

0

Tỷ lệ học sinh biết đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm HIV là người tiêm chích ma tuý là 79.8%, trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm HIV là 66.8%, người mua bán dâm là 60.3%. Có 14.7% và 8.5% học sinh biết người bị viêm nhiễm đường sinh dục và người có quan hệ đồng tính cũng là đối tượng có nguy cơ.

Bảng 5. Hiểu biết của học sinh về dấu hiệu và triệu trứng của bệnh nhân AIDS

Dấu hiệu, triệu trứng

Tỷ lệ hiểu biết về dấu hiệu, triệu trứng của bệnh AIDS

n

%

Ỉa chảy kéo dài

97

31.6

Lở loét toàn thân

126

41.0

Suy kiệt sút cân nhanh

275

89.6

Ho kéo dài

86

28.0

Không có biểu hiện gì

21

6.8

Bảng 5 cho thấy đại đa số học sinh hiểu biết đúng về các dấu hiệu chính của bệnh nhân AIDS: Suy kiệt sút cân nhanh (89.6%), lở loét toàn thân 41.0%, ia chảy kéo dài (31.6%). Đặc biệt có tới 6.8% học sinh trả lời là không có biểu hiện gì.

2. Thái độ của học sinh về HIV/AIDS

Bảng 6. Thái độ của học sinh đối với người bị nhiễm HIV/AIDS

Thái độ

Tỷ lệ

n

%

Xa lánh

9

2.9

Đàm tiếu

7

2.3

Thông cảm

261

85.0

Giúp đỡ

199

64.8

Không để ý

8

2.6

Đối xử khác

10

3.3

Bảng 6 cho thấy đại đa số học sinh có thái độ thông cảm (85%) và giúp đỡ (64.8%). Tuy nhiên, chỉ ít học sinh có biểu hiện xa lánh (2.9%)

  1. Kiến thức thực hành về phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS của học sinh trường THPT Na Rì, năm 2012

Bảng 7. Hiểu biết của học sinh về các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS

Biện pháp phòng tránh

Tỷ lệ hiểu biết về các biện pháp phòng tráng lây nhiễm HIV/AIDS

n

%

Không tiêm chích ma tuý

222

72.3

Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục

234

76.2

Xét nghiệm người cho máu

123

40.1

Chung thuỷ một vợ một chồng

254

82.7


Không dùng chung bơm kim tiêm

239

77.9

Không dùng chung dao cạo râu

96

31.3

Không dùng chung bàn chải đánh răng

106

34.5

Không biết

50

16.3

Bảng 7 cho thấy đại đa số học sinh có kiến thức thực hành đúng về phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS như: chung thuỷ một vợ một chồng (82.7%), không dùng chung bơm kim tiêm(77.9%), dùng bao cao su khi quan hệ tình dục(76.2%), không tiêm chích ma tuý(72.3%). Tuy nhiên có tới 16.3% học sinh không biêtd các biện pháp phòng lây nhiễm HIV/AIDS.

4.Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ HIV/AIDS với với một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 8. Mối liên quan giữa kiến thức về căn nguyên gây HIV/AIDS với giới tính và dân tộc

Yếu tố

N

Biết về căn nguyên

Không biết căn nguyên

P

n

%

n

%

Giới tính:

Nam


Nữ

187


120

136


79

72.7


65.8

51

41


27.3


34.2

>0.05


χ2 = 1.65

Dân tộc:

Tày


Nùng

Kinh


Khác

172


90

14

31


158


84

13

29


91.9


93.3

92.9


93.5

14

6



1

2

8.1

6.7


7.1

6.5


>0.05
χ2 = 0.24



Bảng trên cho thấy : học sinh nam biết về căn nguyên gây bệnh AIDS là 72.7%, ở học sinh nữ là 65.8%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Tỷ lệ học sinh hiểu biết về căn nguyên gây bệnh AIDS ở dân tộc khác là 93.5%, dân tộc Nùng là 93.3%, dân tộc Kinh là 92.9% và dân tộc Tày là 91.9% và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).

Yếu tố

N

Số biết

Số không biết

P

n

%

n

%

Giới tính:

Nam


Nữ

187


120

148


84

79.1


70.0

39

50


20.9


30.0


<0.001

χ2 = 10.52



Dân tộc:

Tày


Nùng

Kinh


Khác

172


90

14

31


162


86

13

28


94.2


95.6

92.9


90.3

10

4



1

3

5.8

4.4


7.1

9.7


>0.05


χ2 = 1.19

Bảng 9 cho thấy: tỷ lệ học sinh nam biết về phương thức lây truyền HIV/AIDS qua đường tình dục là 79.1% cao hơn học sinh nữ (70.0%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.001).Tỷ lệ học sinh biết về phương thức lây truyền qua đường tình dục của HIV/ AIDS ở dân tộc Nùng là 95.6%, dân tộc Tày là 94.2%, dân tộc Kinh là 92.9% và dân tộc khác là 90.3% và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).

Bảng 10. Mối liên quan giữa thái độ HIV/AIDS với giới tính và dân tộc

Yếu tố

N

Thái độ tiêu cực

Thái độ tích cực

P

n

%

n

%

Giới tính:

Nam


Nữ

187


120

123


80

65.7


66.7

64

40


34.3


33.3

>0.05


χ2 = 0.03

Dân tộc:

Tày


Nùng

Kinh


Khác

172


90

14

31


116


57

9

22



67.8


63.3

64.2


70.9

56

33



5

9

32.2

36.7


35.8

29.1


>0.05


χ2 = 0.78

Bảng trên cho thấy: thái độ tiêu cực đối với HIV/AIDS ở học sinh nữ là 66.7%, ở học sinh nam là 65.7%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Thái độ tiêu cực đối với HIV/AIDS ở học sinh dân tộc khác là 70.9%, ở dân tộc Tày là 67.8%, ở dân Kinh là 64.2% và ở dân Nùng là 63.3%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).

KẾT LUẬN

1. Kiến thức thái độ thực hành

- Tỷ lệ học sinh biết về đường lây truyền HIV/AIDS qua quan hệ tình dục không an toàn là 94.1%; dùng chung bơm kim tiêm là 93.8%; mẹ truyền sang con là 87.3%; truyền máu là 62.9%. 14.3% học sinh cho rằng muỗi, côn trùng đốt có thể lây truyền HIV và đặc biệt có đến 2.6 % học sinh cho rằng ôm hôn , bắt tay (0.7%) có thể truyền HIV.

- Tỷ lệ học sinh biết đúng về nguyên nhân gây bệnh HIV/AIDS là vi rút(92.5 %) . Tuy nhiên vẫn có đến 3.3% học sinh không biết nguyên nhân gây ra bệnh HIV/AIDS

- Tỷ lệ học sinh biết đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV là người tiêm chích ma tuý là 79.8% , trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm HIV là 66.8% và người mua bán dâm là 60.3%.

- Tỷ lệ học sinh có thái độ thông cảm với người nhiễm HIV/AIDS là 85% và giúp đỡ là 64.8%. Chỉ 2.9% học sinh có biểu hiện xa lánh

- Tỷ lệ học sinh biết về phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS như: chung thuỷ một vợ một chồng (82.7%), không dùng chung bơm kim tiêm(77.9%), dùng bao cao su khi quan hệ tình dục(76.2%), không tiêm chích ma tuý(72.3%). Tuy nhiên có tới 16.3% học sinh không biết các biện pháp phòng lây nhiễm HIV/AIDS.



2. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ HIV/AIDS với một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

- Kiến thức về căn nguyên gây bệnh HIV/AIDS: không có sự khác nhau giữa học sinh nam và học sinh nữ (p>0.05)

- Kiến thức về phương thức lây truyền HIV/AIDS qua đường tình dục: tỷ lệ học sinh nam biết về phương thức lây truyền HIV/AIDS qua đường tình dục là 79.1% cao hơn học sinh nữ (70.0%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.001). Không có sự khác sự khác nhau giữa học sinh các dân tộc (p>0.05)

- Thái độ đối với người bị HIV/AIDS: Không có sự khác biệt về thái độ tiêu cực đối với bệnh nhân HIV/AIDS ở học sinh nam và học sinh nữ cũng như giữa học sinh các dân tộc (p>0.05)



KIẾN NGHỊ

Thông tin về KAP của học sinh phổ thông trung học Na Rì có thể phản ánh khoảng trống KAP về HIV/AIDS ở học sinh nói chung, đặc biệt là học sinh vùng dân tộc, miền núi. Do đó cần tiếp tục truyền thông giáo dục cho học sinh về kiến thức phòng chống HIV/AIDS để góp phần đạt được mục tiêu quốc gia về truyền thông giáo dục phòng chống HIV/AIDS cho học sinh



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Chu Quốc Ân(1999), Đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp tăng cường công tác giáo dục phòng chống AIDS trong các trường phổ thông. Uỷ ban phòng chống AIDS thành phố Hà Nội

  2. Nguyễn Bá Ngọc và cộng sự (2009),Kiến thức ,thái độ thực hành phòng chống HIV/AIDS của học sinh trường PTTH Như Xuân I huyện Như Xuân-tỉnh Thanh Hoá. Yhọc thực hành (798)-số 12/2011

  3. Hà Văn Như và cộng sự (2008), Kiến thức ,thái độ thực hành phòng chống HIV/AIDS của học sinh trường PTTH Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ,tỉnh Yên Bái.Yhọc thực hành (798)-số 12/2011

4. Huang J, Bova C, Fennie KP, Rogers A, Williams AB. (2005). Knowledge, attitudes, behaviors, and perceptions of risk related to HIV/AIDS among Chinese university students in Hunan, China. AIDS Patient Care STDS, 2005,19(11):769-77.

5. Lönn E, Sahlholm K, Maimaiti R, Abdukarim K, Andersson R. (2007). A traditional society in change encounters HIV/AIDS: knowledge, attitudes, and risk behavior among students in northwestern China. AIDSPatient Care STDS, 21(1):48-56.

PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY/HỌC HỌC PHẦN THỰC HÀNH CỘNG ĐỒNG I

THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI CỦA KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG



Đoàn Văn Thương, Ths Trần Thế Hoàng,

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Năm học 2011-2012, học phần thực hành cộng đồng I được thay đổi phương pháp giảng dạy với sự tham gia của các giảng viên thuộc khoa y tế công cộng. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hoạt động dạy/học đối với học phần thực hành cộng đồng I. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định tính với định lượng. Đối tượng là sinh viên bác sỹ đa khoa học môn thực hành cộng đồng I năm học 2011-2012. Kết quả: Qua đánh giá phản hồi của 400 sinh viên cho thấy: tập huấn trước khi đi thực hành cộng đồng đảm bảo chất lượng rất cao (94,5%) và phù hợp (97,5%). Số lượng chỉ tiêu học tập tại bệnh viện huyện là nhiều so với thời gian học chiếm 27,0%. Phần lớn (73,2%) sinh viên học tập theo đúng kế hoạch, tỉ lệ ỷ lại của sinh viên trong học tập chiếm 15,8%. Tỉ lệ sinh viên gặp khó khăn về phương tiện đi lại và nơi ăn ở chiếm 45,0% và 37,0% (theo thứ tự). Hình thức lượng giá mới là phù hợp và phản ánh đúng khả năng của sinh viên (98,3%). Kết luận: Giảng dạy học phần thực hành cộng đồng I theo phương pháp mới đã đạt kết quả rất cao và phù hợp, đồng thời đảm bảo chất lượng chuẩn đầu ra cho môn học.

Từ khóa: thực hành cộng đồng I, phương pháp, dạy, học.
STUDENT FEEDBACK TO STUDYING/TEACHING ACTIVITIES IN COMMUNITY PRACTICE I ACCORDING TO A NEW METHOD OF PUBLIC HEALTH FACULTY

Doan Van Thuong, MPH. Tran The Hoang,

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

Background: In the 2011-2012 academic year, the teaching method in Community Practice I was changed with the participation of lecturers in the Faculty of Public Health. Objective: To evaluate the studying/teaching activities in community practice I. Methods: A cross-sectional descriptive study ws used , using a combination of qualitative and quantitative data. The subjects were medical students who attended Community Practice I in the 2011-2012 academic year. Results: Feedback from 400 students showed that students trained before going to the community had a very high quality (94.5%) and was suitable (97.5%). Learning norms given to students in a district hospital was greater than learning time (27.0%). The majority (73.2%) of students learned as planned and 15.8% of students studied passively rather than actively involved in their study habits. The percentage of students had difficulties in transportation and accommodation, accounting for 45.0% and 37.0%, respectively. A new assessment method was appropriate and reflected the ability of the students (98.3%). Conclusion: The new teaching method in Community Practice I was found to be very suitable and good results, at the same time to maintain quality of learning outcomes.

Keywords: community practice I, method, teaching, studying.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chất lượng giáo dục luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn xã hội vì tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Vì thế đổi mới quy trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo là một việc làm cần thiết. Để đảm bảo chất lượng giáo dục ở bậc đại học thì mỗi trường đại học phải tự xây dựng cho mình những phương thức đảm bảo chất lượng hiệu quả nhất nhằm thu hút người học đồng thời khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Một trong những công việc cần thiết mà mỗi trường cần làm đó là tiến hành đổi mới quy trình đào tạo của mình [5], [6].

Học phần thực hành cộng đồng I là môn học được áp dụng cho sinh viên bác sĩ đa khoa hệ 6 năm và 4 năm với thời gian là 4 tuần; 2 tuần học tập tại trung tâm y tế huyện và 2 tuần học tại trạm y tế xã và tại các hộ gia đình. Môn học do bộ môn Y học cộng đồng phụ trách giảng dạy. Trong quá trình học tập sinh viên đã xuất hiện nhiều khó khăn như số lượng giảng viên tham gia giảng dạy cho sinh viên tại cộng đồng còn hạn chế, thời gian xuống hướng dẫn cho sinh viên tại cộng đồng chưa hợp lý…[2], [4]. Kể từ năm 2011, khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tiến hành cải tiến phương pháp giảng dạy/học phần thực hành cộng đồng I với sự tham gia của các giảng viên thuộc nhiều bộ môn trong khoa, sinh viên được tập huấn kỹ trước khi đi thực hành tại cộng đồng, thay đổi hình thức giám sát và lượng giá sinh viên… Mục tiêu của nghiên cứu này mô tả thực trạng công tác dạy/học đối với học phần thực hành cộng đồng 1 theo phương pháp mới của khoa y tế công cộng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy/học đối với học phần này.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên bác sỹ đa khoa tham gia học học phần thực hành cộng đồng I năm học 2011-2012



Thời gian: từ tháng 2/2012 đến 10/2012.

Địa điểm: tại Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định tính với định lượng

Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu:

Cỡ mẫu được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỉ lệ [3]




Lấy p = 0,5; d:lấy d = 0,05; Z1-α/2= 1,96 (với độ tin cậy là 95%). n: cỡ mẫu tối thiểu = 384, lấy thêm 5% chống sai số, làm tròn 400.

Chỉ tiêu nghiên cứu

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, dân tộc.

Phản hồi của sinh viên đối với hoạt động dạy/học: chúng tôi sử dụng bộ công cụ đánh giá phản hồi của sinh viên ở 7 lĩnh vực: (i) tập huấn trước khi thực hành cộng đồng, (ii) tài liệu học tập; (iii) thực hành tại cộng đồng; (iv) hoạt động giảng dạy giám sát tại cộng đồng của giảng viên; (v) hoạt động giảng dạy giám sát tại cộng đồng của giảng viên kiêm nhiệm; (vi) hoạt động đánh giá sinh viên của giảng viên; và (vii) sự hỗ trợ của cộng đồng. Sinh viên được giải thích và hướng dẫn để tự điền phiếu điều tra (phiếu điều tra khuyết danh). Các cuộc thảo luận nhóm được thực hiện nhằm thu thập thêm các phản hồi của sinh viên.

Xử lý số liệu: Số liệu được làm sạch và nhập 2 lần độc lập bằng phần mềm Epidata 3.1 và được phân tích theo các thuật toán thống kê y học bởi phần mềm SPSS 18.0 [1].

Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu được sự đồng ý tham gia của sinh viên và phê duyệt của hội đồng nghiên cứu khoa học.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm đối tượng

Số lượng

%

Tuổi










min = 22 max = 44 mean ± SD = 28 ± 4,7

Giới










Nam

228

57,0




Nữ

172

43,0

Dân tộc




Kinh

195

48,8

Khác

205

51,2

Tuổi trung bình của sinh viên tham gia nghiên cứu là 28. Hơn một nửa (57%) đối tượng nghiên cứu là nam giới. Tỉ lệ dân tộc kinh và dân tộc thiểu số tương đương (48,8% và 51,2%).

Bảng 3.2. Phản hồi của sinh viên về tập huấn trước khi thực hành cộng đồng

Nội dung

Số lượng

%

Thời gian tập huấn đảm bảo chất lượng

378

94,5

Cung cấp thông tin về địa phương

385

96,3

Cung cấp lịch tập huấn, giám sát

396

99,0

Thông báo trước nội dung lượng giá

387

96,8

Phương pháp tập huấn










Thuyết trình

329

82,3




Thảo luận

329

82,3




Tình huống

138

34,5




Phát vấn

153

38,3

Phương pháp tập huấn phù hợp

390

97,5

Mục tiêu học tập







Được hướng dẫn cụ thể mục tiêu học tập

398

99,5

Được hướng dẫn cụ thể cách thực hiện chỉ tiêu

392

98,0

Số lượng chỉ tiêu đưa ra










Quá nhiều

22

5,5




Nhiều

86

21,5




Phù hợp

289

72,3




Ít

1

0,3




Quá ít

2

0,5

Tỉ lệ sinh viên có phản hồi về thời gian tập huấn đảm bảo chất lượng rất cao (94,5%); phương pháp tập huấn là phù hợp (97,5%). Sinh viên cho rằng đã được hướng dẫn cụ thể cách thực hiện các chỉ tiêu học tập rất cao (98%). Có 27,0% sinh viên cho rằng mục tiêu học tập là nhiều và quá nhiều so với thời gian học. Qua thảo luận nhóm, sinh viên Nguyễn Quang T cho biết: “Theo em, chỉ tiêu lâm sàng khi học ở bệnh viện huyện trong 1 ngày là quá nhiều”; “việc thực hiện đủ các chỉ tiêu thì hội em rất muốn, nhưng không đủ bệnh nhân hoặc thời gian gấp không kịp khám, đôi khi em cứ lấy tên bệnh nhân thôi chứ cũng không khám được”

Bảng 3.3. Phản hồi của sinh viên về tài liệu học tập

Nội dung

Số lượng

%

Nội dung của tài liệu học tập được cung cấp (n=385)










Rất đầy đủ

99

25,7




Đầy đủ

267

69,4




Không đầy đủ

19

4,9

Tài liệu học tập sát với nội dung thực địa

369

95,8

Tài liệu học tập đáp ứng nhu cầu tại thực địa

364

94,5

Cần tài liệu tham khảo thêm

159

41,3

Phần lớn sinh viên cho rằng tài liệu học tập đã cung cấp đầy đủ nội dung theo chương trình học (95,1%); tài liệu học tập sát với nội dung chương trình thực địa (95,8%) và đáp ứng nhu cầu học tập (94,5%). Số sinh viên cần thêm tài liệu tham khảo chiếm 41,3 %.

Bảng 3.4. Phản hồi của sinh viên về quá trình thực hành tại cộng đồng

Nội dung

Số lượng

%

Sinh viện học tập theo kế hoạch(n=384)












281

73,2




Không

46

12,0




Không hoàn toàn

57

14,8

Những khó khăn gặp phải(n=384)










Thời tiết không thuận lợi

228

59,4




Tổ chức học tập

117

30,5




Nội dung không phù hợp thực tế

78

20,3




Thiếu sự hỗ trợ của giảng viên

72

18,8




Từ trạm y tế, ủy ban, người dân

70

18,2

Các vấn đề bất cập khác(n=400)










Phương tiện đi lại

180

45,0




Nơi ăn ở bất tiện

148

37,0




Nhiều chi phí tốn kém

117

29,3




Người dân không hợp tác

35

8,8




Sự hỗ trợ hạn chế của trạm

52

13,0




Sự ỷ lại của sinh viên

63

15,8

Phần lớn (73,2%) sinh viên thực hiện học tập theo đúng kế hoạch. Tỉ lệ sinh viên cho rằng gặp khó khăn về phương tiện đi lại và nơi ăn ở chiếm 45,0% và 37,0%. Đáng chú ý sự ỷ lại của sinh viên trong hoạt động học tập tại cộng đồng chiếm tới 15,8%. Qua thảo luận nhóm, sinh viên Lê Thị H cho biết: khi học tại huyện thì không có chỗ ăn nghỉ nên sinh viên phải thuê nhà nghỉ ở chung (rất tốn tiền) và sinh viên phải di chuyển từ xã – huyện cũng gây nhiều thủ tục phiền hà và tốn kém”.

Bảng 3.5. Phản hồi của về hoạt động giảng dạy, giám sát tại cộng đồng của giảng viên

Nội dung

Số lượng

%

Số lần giảng viên xuống thực địa là










Rất ít

30

7,5




Ít

86

21,5




Hợp lý

196

49,0




Nhiều

31

7,8




Rất nhiều

57

14,3

Thời gian mỗi lần xuống giảng dạy










Rất ít

40

10,0




Ít

72

18,0




Hợp lý

214

53,5




Nhiều

27

6,8




Rất nhiều

47

11,8

Thời điểm giảng viên xuống giảng dạy










Phù hợp

379

94,8




Không phù hợp

21

5,2

Phần lớn sinh viên cho rằng tần suất và thời gian xuống giảng dạy của giảng viên như vậy là hợp lý (49% và 53,5%, theo thứ tự). Tỉ lệ sinh viên có phản hồi thời điểm giảng viên xuống giảng dạy là phù hợp chiếm rất cao (94,8%).

Bảng 3.6. Phản hồi về hoạt động giảng dạy, giám sát của giảng viên kiêm nhiệm

Nội dung

Số lượng

%

Hoạt động của GVKN có đầy đủ đúng lịch










Đúng lịch

162

40,5




Đủ nội dung

61

15,3




Đúng lịch và đủ nội dung

177

44,3

Phương pháp hướng dẫn










Thuyết trình

367

91,8




Thảo luận

347

86,8




Thăm quan

157

39,3




Bảng kiểm

125

31,3

Phương pháp hướng dẫn có phù hợp










Phù hợp

339

84,8




Không phù hợp

61

15,3

Hỗ trợ kết nối cộng đồng










Có và nhiều

213

57,0




Có nhưng không nhiều

112

28,0




Không hỗ trợ

45

11,2




Gây khó khăn, yêu sách

15

3,8

Qua bảng 3.6 cho thấy chỉ có 44,3% số giảng viên kiêm nhiệm thực hiện đúng lịch và đủ thời gian. Phương pháp thuyết trình là phương pháp được giảng viên kiêm nhiệm sử dụng nhiều nhất (91,8%). Đa phần (84,8%) sinh viên nhận định phương pháp hướng dẫn của giảng viên kiêm nhiệm là phù hợp, tuy vậy vẫn có 15,3 % sinh viên phản hồi là chưa phù hợp. Giảng viên kiêm nhiệm có hỗ trợ sinh viên kết nối với cộng đồng chiếm tỉ lệ 85,0%. Trong quá trình thảo luận nhóm, sinh viên cho biết: học tại xã thì luôn được sự hỗ trợ nhiệt tình của giảng viên kiêm nhiệm và cộng đồng mà không gây khó khăn phiền hà gì”.

Bảng 3.7. Phản hồi của sinh viên về hoạt động đánh giá sinh viên của giảng viên

Nội dung

Số lượng

%

Số lượng bài đánh giá










Rất ít

46

11,5




Ít

57

14,3




Vừa đủ

242

60,5




Nhiều

47

11,8




Rất nhiều

8

2,0

Cách đánh giá điểm thường xuyên có phù hợp

368

92,0

Cách đánh giá điểm thi có phù hợp

373

93,3

Phản ánh đúng khả năng của sinh viên










Rất không đúng

16

4,0




Không đúng

25

6,3




Không rõ ràng

61

15,3




Đúng

217

54,3




Rất đúng

81

20,3

Hài lòng về kết quả học tập

312

78,0

Lý do không hài lòng về kết quả học tập(n=88)










Do học kém

39

44,3




Do GV không nhiệt tình

12

13,6




Nội dung học tập khó

33

37,5




Đánh giá thiếu chính xác

4

4,5

Phần lớn (60,5%) sinh viên nhận định số lượng bài lượng giá là vừa đủ. Tỉ lệ sinh viên cho rằng cách lượng giá điểm thường xuyên và điểm thi là phù hợp chiếm tỉ lệ rất cao (92% và 93,3%, theo thứ tự) và hình thức này phản ánh đúng khả năng của sinh viên (98,3%). Tỉ lệ sinh viên hài lòng với kết quả học tập chiếm 78%; sinh viên không hài lòng về kết quả học tập chủ yếu là do bản thân học kém chiếm 44,3%. Trong thảo luận nhóm sinh viên cho biết: đánh giá điểm thi theo nhóm là hình thức phù hợp bởi vì hội em đi thực hành cộng đồng là hoạt động của cả nhóm, vì vậy việc thi theo nhóm là đảm bảo chính xác nhất”.

Bảng 3.8. Phản hồi của sinh viên về sự hỗ trợ cộng đồng

Nội dung

Số lượng

%

Sự hỗ trợ của cộng đồng










Cung cấp thông tin

357

93,8




Cung cấp nơi ở

362

90,5




Cho mượn phương tiện sinh hoạt, đi lại

364

91,0

Sự cản trở của cộng đồng










Không hợp tác, cung cấp thông tin

20

5,0




Đòi thù lao

17

4,3




Gây sự, quấy rối

7

1,8




Không cản trở

305

76,3

Khi xuống cộng đồng thực tập sinh viên đã nhận được sự hỗ trợ rất cao của cộng đồng, trong đó hỗ trợ về nơi ở và phương tiện sinh hoạt đạt 90,5% và 91,0%, tỉ lệ sinh viên được cung cấp thông tin lên đến 93,8%.

BÀN LUẬN

Trong những năm trước, do thiếu nhân lực nên thời gian tập huấn cho sinh viên trước khi đi cộng đồng ngắn, sinh viên không được chuẩn bị chu đáo trước khi đi thực tế. Việc thực hiện tập huấn kỹ cho sinh viên về kế hoạch, chỉ tiêu, cách thực hiện… trước khi đi cộng đồng đã nâng cao hiệu quả của quá trình dạy/học và tạo điều kiện thuận tiện cho giảng viên của khoa Y tế công cộng khi xuống hướng dẫn sinh viên tại cộng đồng. Chỉ tiêu học tập tại bệnh viện huyện là do các bộ môn Nội Ngoại Sản Nhi đưa ra căn cứ trên các nội dung kiến thức yêu cầu đối với chuẩn đầu ra của môn học. Tuy nhiên số lượng bệnh nhân tại huyện còn ít và sinh viên phải chia nhóm, quay vòng học tập tại các khoa đã làm cho nhiều sinh viên không thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu được giao.

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đang hợp tác với 3 huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ và Phú Lương làm cơ sở thực hành cho sinh viên trong học phần thực hành cộng đồng I. Trong quá trình phát triển của các bệnh viện, hiện nay chỉ có bệnh viện huyện Phú Lương là còn cơ sở vật chất đảm bảo chỗ ăn nghỉ cho sinh viên trong quá trình thực tập còn các huyện khác thì không. Việc cải thiện điều kiện học tập của sinh viên tại các bệnh viện huyện là việc cần làm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của môn học nói riêng và chất lượng học tập nói chung.

Thực tế, sinh viên học tập theo nhóm tại cộng đồng theo kế hoạch. Các giảng viên có lịch giám sát việc học tập của sinh viên theo định mức giờ giảng (1 lần/tuần). Do các giảng viên không xuất hiện thường xuyên tại cộng đồng đã nảy sinh tình trạng một vài sinh viên bỏ học và hiện tượng sinh viên ỷ lại hay làm việc không theo kế hoạch đề ra. Để khắc phục tình trạng này, khoa Y tế công cộng đã cử các thầy (cô) xuống giám sát quá trình dạy/học của giảng viên và sinh viên không theo lịch định kỳ và và các giảng viên luôn cố gắng động viên sinh viên chủ động tham gia học tập.

Việc cán bộ trạm y tế hỗ trợ sinh viên kết nối với cộng đồng và giảng cho sinh viên thể hiện kết quả tốt về sự hợp tác của nhà trường và địa phương. Trong quá trình học tập tại cộng đồng tỉ lệ sinh viên phản hồi về phương pháp giảng dạy của giảng viên kiêm nhiệm chưa phù hợp chiếm 15,3 %. Trường Đại học Y dược Thái Nguyên đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp cho giảng viên kiêm nhiệm nhưng số lượng cán bộ địa phương được tham gia tập huấn là còn chưa nhiều, hơn nữa nhiều cán bộ sau khi được tập huấn lại chuyển vị trí công tác theo yêu cầu của cơ quan chủ quản. Như vậy đòi hỏi phải tăng cường tập huấn để nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên kiêm nhiệm.

Hầu hết (98,3%) sinh viên cho rằng hình thức lượng giá học phần mới phản ánh đúng khả năng của sinh viên. Tỉ lệ cho rằng phương pháp lượng giá là phù hợp cũng rất cao (93,3%). Điều này cho thấy, thay đổi hình thức lượng giá sinh viên đối với học phần thực hành cộng đồng I đã đem lại tính khách quan, minh bạch và công bằng trong hoạt động lượng giá môn học cũng như đảm bảo được chất lượng học tập của sinh viên.



KẾT LUẬN

Qua đánh giá phản hồi của sinh viên đối với môn học thực hành cộng đồng cho thấy: Khi thực hiện phương pháp mới thì tỉ lệ sinh viên đánh giá về thời gian tập huấn đảm bảo chất lượng rất cao (94,5%) và phù hợp 97,5%. Tuy nhiên có 27,0% sinh viên cho rằng chỉ tiêu học tập tại huyện là nhiều/quá nhiều so với thời gian học. Phần lớn (73,2%) sinh viên thực hiện học tập theo đúng kế hoạch, tỉ lệ ỷ lại của sinh viên trong hoạt động học tập tại cộng đồng chiếm 15,8%. Tỉ lệ sinh viên cho rằng gặp khó khăn về phương tiện đi lại và nơi ăn ở bất tiện chiếm 45,0% và 37,0%. Tỉ lệ sinh viên có phản hồi thời điểm giảng viên xuống giảng dạy là phù hợp chiếm rất cao 94,8%. Có 15,3 % sinh viên phản hồi là phương pháp giảng dạy của giảng viên kiêm nhiệm chưa phù hợp. Hầu hết (98,3%) sinh viên cho rằng hình thức lượng giá mới phản ánh đúng khả năng của sinh viên. Tỉ lệ sinh viên hài lòng với kết quả học tập chiếm 78%; Khi xuống cộng đồng thực tập sinh viên đã nhận được sự hỗ trợ rất cao của cộng đồng.



KHUYẾN NGHỊ

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên cần tiến hành tổ chức tập huấn thêm về phương pháp giảng dạy cho giảng viên kiêm nhiêm và cải thiện điều kiện học tập của sinh viên tại các bệnh viện huyện là cơ sở thực hành của trường.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ môn Thống kê - Tin học - Đại học Y tế Công cộng Hà Nội (2007). Hướng dẫn sử dụng SPSS. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

  2. Bộ môn Y học cộng đồng Trường đại học Y Khoa Thái Nguyên (2011), Giáo trình thực hành cộng đồng I.

  3. Đỗ Hàm, Nguyễn Thành Trung, and Nguyễn Văn Sơn (2009). Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học Giáo trình sau đại học, NXB Y học, Hà Nội

  4. Nguyễn Quang Mạnh và cs (2011), “Đánh giá tác động chương trình thực hành cộng đồng đến phát triển thái độ sinh viên y khoa hướng đến sống và làm việc ở khu vực nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa”, Báo cáo tại hội nghị KH và CN y dược khu vực miền núi phía Bắc, Đại học Y Dược Thái Nguyên

  5. Bộ giáo dục và Đào tạo (2010), “Công văn số 2754/BGDĐT - NGCBQLGD về việc hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên”.

  6. Nguyễn Quang Giao (2009), “Đảm bảo chất lượng giáo dục và kinh nghiệm của một số trường đại học trên thế giới”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng (số 4(33)), tr. 125

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN THỰC VẬT CÓ TRONG MỘT SỐ BÀI THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MÔNG Ở HUYỆN VÕ NHAI- THÁI NGUYÊN

Phó Thị Thúy Hằng



Trường Đại học Y-Dược Thaí Nguyên

TÓM TẮT

Võ Nhai là huyện vùng cao, với địa hình nhiều núi cao nên việc đi lại, đưa bệnh nhân đến các trạm y tế xã hay các trung tâm y tế huyện, tỉnh rất vất vả. Chính vì vậy, bằng những kinh nghiệm đã được tích lũy, đồng bào các dân tộc trong đó có dân tộc Mông đã tự chữa bệnh cho bản thân và những người xung quanh bằng các cây cỏ quen thuộc. Tuy các bài thuốc có giá trị và hiệu quả cao nhưng mới chỉ được dùng ở một phạm vi nhỏ hẹp. Vì vậy, việc thống kê tìm kiếm định loại các loài cây có giá trị sử dụng làm thuốc chữa bệnh cần được quan tâm. Chính vì lẽ đó, chúng tôi tiến hành xác định thành phần thực vật có trong một số bài thuốc của đồng bào dân tộc Mông tại huyện Võ Nhai-Thái Nguyên. Bằng phương pháp phỏng vấn, phương pháp thu và xử lí mẫu, phương pháp giám định và phân loại. Chúng tôi đã thu được kết quả sau: thống kê được 41 loài thực vật trong 21 họ của 2 ngành (ngành dương xỉ và ngành hạt kín) được đồng bào dân tộc Mông ở 3 xã thuộc huyện Võ Nhai dùng làm thuốc. Thống kê được 06 nhóm bệnh và thu thập được 11 bài thuốc thường được đồng bào Mông ở xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng và Xã Cúc Đường huyện Võ Nhai sử dụng để chữa trị một số bệnh thường gặp.



Từ khóa: Bài thuốc dân gian, cây thuốc, dân tộc Mông, Võ Nhai, Thái Nguyên
DETERMINATION OF BOTANIC INGREDIENTS IN SOME REMEDY OF H’MONG ETHNIC MINORITY

IN VO NHAI – THAI NGUYEN

Pho Thi Thuy Hang

College of Medicine and Pharmacy-Thai Nguyen University

SUMMARY

Background: Vo Nhai is mountainous district , with high mountain terrain, so it is difficult for people to travel , especially to take patients to CHC or district health center . Therefore, by their experiences, in ethnic groups, the Mong ethnic minority treated themselves and treated patients living the same area with familiar plants . Although remedies were valuable and high effective but they have been only used in small sphere . Therefore, identifying types of valuable medical plants should be concerned . Objective: To determine the botanical ingredients found in some of remedies in H’Mong ethnic people in Vo Nhai - Thai Nguyen . Method: Interviewing , method of sample collection and processing , and methods for assessing and classifying . Results : we have already identified 41 plant species in 21 families of 2 branches ( ferns and angiosperms ) used by Mong ethnic people as folk remedies in three communes in Vo Nhai district . We have named 06 diseas groups and 11 remedies have been used by H’Mong to treat some common diseases in Lau Thuong, Phu Thuong, Cuc Duong communes in Vo Nhai .

Keywords: Folk remedies, medical plant, H’Mong minority,Vo Nhai, Thai Nguyen
1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài nguyên thực vật nước ta vô cùng phong phú đa dạng. Từ xa xưa, cha ông ta đã biết sử dụng cây cỏ để chữa bệnh, nhờ đó con người tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc, những bài thuốc nam có hiệu quả cao đã được thử thách qua nhiều thế kỉ nhưng ta chưa thể giải thích và chứng minh bằng khoa học hiện đại. Tuy nhiên, gần đây thuốc nam lại được nghiên cứu về mặt hoạt chất, tác dụng dược lí, độ an toàn…,vì vậy đã dần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của các bài thuốc. Do đó, việc thống kê tìm kiếm định loại các loài cây có giá trị sử dụng làm thuốc chữa bệnh được nhiều người quan tâm.

Võ Nhai là huyện vùng cao, toàn huyện có 15 xã và một thị trấn với dân số gần 70.000 người, gồm các dân tộc Kinh, Dao, Sán Dìu, Nùng, Mông… với địa hình nhiều núi cao nên việc đi lại, phát triển kinh tế, xã hội gặp nhiều khó khăn. Việc đưa bệnh nhân đến các trạm y tế xã hay các trung tâm y tế huyện, tỉnh rất vất vả. Chính vì vậy, bằng những kinh nghiệm đã được tích lũy, đồng bào các dân tộc trong đó có dân tộc Mông đã tự chữa bệnh cho bản thân và những người xung quanh bằng các cây cỏ quen thuộc. Tuy các bài thuốc có giá trị và hiệu quả cao nhưng mới chỉ được dùng ở một phạm vi nhỏ hẹp. Vì vậy, các bài thuốc cần phải được quan tâm và phổ biến rộng rãi. Chính vì lẽ đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “xác định thành phần thực vật có trong một số bài thuốc của đồng bào dân tộc Mông tại huyện Võ Nhai-Thái Nguyên”.

2. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



2.1. Địa điểm: Xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng, Xã Cúc Đường của huyện Võ Nhai-Thái Nguyên.

2.2. Đối tượng nghiên cứu: Các loài cây được đồng bào dân tộc Mông ở 03 xã (Lâu Thượng, Phú Thượng và xã Cúc Đường) huyện Võ Nhai-Thái Nguyên dùng làm thuốc.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu lí thuyết: Các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm trang bị kiến thức khoa học, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu thực địa.

2.3.2. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp các ông lang, bà mế trong các thôn bản của 03 xã của huyện Võ Nhai- Thái Nguyên.

2.3.3. Phương pháp thu và xử lí mẫu: Tiến hành thu mẫu và xử lí mẫu theo tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Hoàng Thị Sản (2000)….

2.3.4. Phương pháp giám định và phân loại: Dựa trên các tài liệu của tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Nguyễn Tiến Bân (1997), Hoàng Thị Sản (2000)….Giám định loài sử dụng tài liệu “cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1999) kết hợp tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2003).

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU



3.1. Thành phần loài thực vật trong một số bài thuốc của đồng bào dân tộc Mông ở xã Lâu Thượng, Phú Thượng và xã Cúc Đường huyện Võ Nhai.

Qua nghiên cứu, khảo sát, chúng tôi đã thu được 41 loài, trong 41 loài thu được thuộc 21 họ của 2 ngành là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành hạt kín (Angiospermatophyta) phân bố trong các bậc phân loại được thể hiện trong bảng 1.



Bảng 1. Sự phân bố các loài thực vật trong các lớp, phân lớp

Ngành

Lớp

Phân lớp

Số họ

Số loài

Polypodiophyta

Polypodiopsida




1

3

Magnoliophyta

Angiospermatophyta

Monodicotyledonae

hay Liliiopsida

Liliidae

5

11

Arecidae

1

3

Dicotyledonae

hay Magnoliopsida

Magnoliidae

3

4

Ranunculidae

1

1

Hamamelididae

1

3

Caryophyllidae

1

1

Dileniidae

4

9

Rosidae

4

6

Tổng

21

41

Qua bảng 1 cho thấy các loài thực vật có giá trị làm thuốc được đồng bào dân tộc Mông ở xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng và xã Cúc Đường huyện Võ Nhai sử dụng thuộc hầu hết các lớp và phân lớp của ngành hạt kín: 6 phân lớp thuộc lớp Hai lá mầm, 2 phân lớp thuộc lớp Một lá mầm. Các họ và số lượng loài được trình bày trong bảng 2.

Bảng 2. Số loài trong mỗi họ

STT

Tên Khoa học

Tên phổ thông

Số loài

1

Lygodiaceae

Họ Bòng bong

3

2

Dracaenaceae

Họ Huyết giác

1

3

Alliaceae

Họ Hành

4

4

Zingiberaceae

Họ Gừng

1

5

Musaceae

Họ Chuối nhà

1

6

Poaceae

Họ Lúa

3

7

Araceae

Họ Ráy

3

8

Annonaceae

Họ Na

1

9

Piperaceae

Họ Hồ tiêu

2

10

Saururaceae

Họ Lá giấp

2

11

Menispermaceae

Họ Tiết dê

1

12

Moraceae

Họ Dâu tằm

3

13

Polygonaceae

Họ Rau răm

1

14

Dilleniaceae

Họ Sổ

1

15

Brassicaceae

Họ Cải

1

16

Malvaceae

Họ Bông

1

17

Euphorbiaceae

Họ Thầu dầu

6

18

Rosaceae

Họ Hoa hồng

1

19

Rutaceae

Họ Cam

3

20

Anacardiaceae

Họ Đào lộn hột

1

21

Fabaceae

Họ Đậu

1

Qua bảng 2 cho thấy, đồng bào dân tộc Mông ở xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng và xã Cúc Đường huyện Võ Nhai sử dụng các cây thuốc khá đa dạng, thuộc nhiều họ, nhiều loài khác nhau. Trong đó, họ có nhiều loài được sử dụng nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 6 loài. Các họ Hành, Lúa, Ráy, Dâu tằm, Cam, Bòng bong có số loài được dùng làm thuốc tương đối phổ biến. Trong 21 họ có 12 họ (chiếm 57.14%) có đơn loài (chỉ có 1 loài) được dùng làm thuốc. Điều này chứng tỏ còn rất nhiều loài thực vật trong các họ này mà đồng bào dân tộc Mông chưa biết sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

3.2. Các nhóm bệnh và loài thực vật được sử dụng

Qua nghiên cứu chúng tôi đã thống kê thành các nhóm bệnh và các loài thực vật (TV) đã được đồng bào Mông ở xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng và xã Cúc Đường huyện Võ Nhai sử dụng như sau:



  • Nhóm bệnh thần kinh: Mất ngủ, đau đầu, thần kinh tọa, gai cột sống, đau cơ xương. Loài TV sử dụng: Bòng bong, Dây chặc chìu, Thầu dầu tía, Đơn lá đỏ, Bưởi, Bưởi bung, Thiên niên kiện, Lá lốt, Quýt, Tía tô, Thổ phục linh, Nghệ, Tre, Sả, Từ bi, Lô hội.

  • Nhóm bệnh cảm sốt: Cảm hàn, cảm nắng, cảm cúm, sốt rét, sốt xuất huyết. Loài TV sử dụng: Bòng bong hợp, Bòng bong gié nhỏ, Mã đề, Na, Nhọ nồi, Trầu không, Giấp cá, Dâu tằm, Rau ngót, Rau răm, Hành ta, Cỏ mần trầu, Sả, Rau má.

  • Nhóm bệnh về đường tiêu hóa: Thổ tả, kiết lị, khó tiêu, táo bón. Loài thực vật sử dụng: Cộng sản, Lấu rừng, Khoai lang, Quéo, Dâm bụt, Thầu dầu tía, Huyết dụ.

  • Nhóm bệnh về đường niệu – sinh dục: Đái buốt, đái dắt, tắc sữa, bệnh sản, bệnh thận. Loài thực vật sử dụng: Tiết dê, Bòn bọt, Mâm xôi, Cỏ mần trầu, Sung, Huyết dụ, Chó đẻ răng cưa, Ngải cứu.

  • Nhóm bệnh viêm nhiễm: Bệnh ngoài da, viêm lợi. Loài TV sử dụng: Cải dại, Cộng sản, Cà dại hoa tím, Lấu rừng, quéo.

  • Nhóm thuốc bổ: Chuối hột, Đinh lăng, Mít.

3.3. Một số bài thuốc của đồng bào dân tộc Mông ở huyện Võ Nhai- Thái Nguyên

Chúng tôi đã thu thập được 11 bài thuốc đồng bào dân tộc Mông ở xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng và Xã Cúc Đường huyện Võ Nhai thường sử dụng:



Bài 1: Chữa tườm pờ (sốt rét): dùng lá Na (Anona squamosa L.), lá Sâu chụp (Honttuynia cordata Thunb.)

Cách dùng: Lấy lá của các cây trên vò lấy nước uống 1 bát và tắm nước đó.



Bài 2. Chữa ma ta hầu (đau đầu): lá Cân pheo (Bambusa stenostachya Haeckel.) lá Cân nghia (Citrus deliciosa Tenore.)

Cách dùng: Lấy lá nấu nước xông.



Bài 3. Chữa mây nhùa cu cu (Chữa trẻ sốt cao): dùng cây tây đờ (Allium fistuloum L.)

Cách dùng: Lấy một củ hành giã nát, bé trai bé trai buộc vào cổ tay trái, bé gái buộc vào cổ tay phải chỗ mạch đập.



Bài 4. Chữa cảm phia (cảm lạnh): dùng lá Sâu xăm (Poligonum odoratum Lour.).

Cách dùng: Lấy lá nấu nước rồi xông.



Bài 5: Chữa cảm cu (cảm nắng): lá rau má (Centella asiatica L.).

Cách dùng: Dùng một nắm lá rau má rửa sạch, vắt lấy nước cốt hòa với một bát nước sôi để nguội thêm vài hạt muối, uống rồi nằm chỗ thoáng mát, đắp bã rau má lên trán và hai bên thái dương.



Bài 6. Chữa cu tươm pờ (Trị chứng sốt xuất huyết): Sâu chụp (Honttuynia cordata Thunb.), Sâu ngọt (Sauropus androgynus L.), lá Cỏ mực (Eclipta alba Hassk.)

Cách dùng : Sắc uống trong ngày.



Bài 7. Chữa ma cầu (đau răng): dùng rễ Sang châu (Eleusine indica L.), rễ Cà gai (Solanum indium L.)

Cách dùng: lấy rễ nấu lấy nước rồi ngậm.



Bài 8. Chữa cho dịt chi lơ (chứng tiểu buốt, tiểu dắt): lá Sâu chụp (Honttuynia cordata Thunb.), lá Sâu mà (Centella asiatica L.), lá Sâu mạ đế (Plantago asiatica L.)

Cách dùng: rửa sạch, vò nát trong nước lọc, để lắng gạn lấy nước trong để uống.



Bài 9: Chữa na tò (rắn độc cắn): Bưởi bung (Acronychia laurifolia Blume.)

Cách dùng: Sau khi buộc chặt ngay chỗ gần vết thương, lấy vỏ cây bưởi bung nhai nhỏ mớm cho trẻ, bã nhả ra đắp vào vết thương.



Bài 10: Chữa cho chí mô chì (nhện độc cắn): dùng rễ dâu tằm (Morus alba L.)

Cách dùng: Lấy vỏ rễ dâu tằm, cạo lấy vỏ trắng, nhai nhỏ, đắp lên chỗ bị cắn.



Bài 11: Chữa tênh tọ và tênh hia (đỉa và vắt cắn): dùng thía đà (củ nghệ - Curcuma longa L.)

Cách dùng: Dùng củ nghệ tươi, giã nát đắp lên chỗ bị lở loét do đỉa cắn.

4.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1.Kết luận

- Bước đầu thống kê được 41 loài trong 21 họ của 2 ngành (ngành dương xỉ và ngành hạt kín) được đồng bào dân tộc Mông ở xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng và Xã Cúc Đường huyện Võ Nhai thường sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

- Thống kê được 6 nhóm bệnh mà các ông lang bà mế xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng và Xã Cúc Đường huyện Võ Nhai hay sử dụng cây cỏ để chữa bệnh.

- Thu thập được 11 bài thuốc thường được đồng bào Mông ở xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng và Xã Cúc Đường huyện Võ Nhai sử dụng để chữa trị một số bệnh thường gặp.



4.2.Kiến nghị

- Tiếp tục điều tra các loài thực vật có giá trị làm thuốc mà đồng bào các dân tộc sử dụng.

- Tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ về thành phần hóa học, hoạt tính…của các cây thuốc nam từ đó chứng minh cơ sở khoa học của các bài thuốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

  2. Lê Trần Chấn và CS (1999), Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

  3. Phạm Hoàng Hộ (1999) Cây cỏ Việt Nam, (tập 3), NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

  4. Đỗ Tất Lợi (2003), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học.

  5. Hoàng Thị Sản (2000), Phân loại thực vật học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

  6. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

"ĐỘNG KINH TRONG ĐĨA NUÔI CẤY": NGHIÊN CỨU TỀ BÀO GỐC CẢM ỨNG TIẾT LỘ DẤU VẾT NGUỒN GỐC BỆNH VÀ CÓ THỂ GIÚP TÌM KIẾM THUỐC TỐT HƠN


Nguồn : http://www.sciencedaily.com/releases/2013/07/130725090900.htm

Ngày 25 tháng 7 năm 2013

Người dịch: Vũ Thị Như Trang,



Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Một cách tiếp cận mới dựa trên tế bào gốc để nghiên cứu bệnh động kinh đã mang lại một phát hiện đáng ngạc nhiên về những gì gây ra một biểu hiện của bệnh, và có thể giúp đỡ trong việc tìm kiếm các loại thuốc tốt hơn để điều trị tất cả các loại rối loạn co giật.

Nhóm các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Y khoa Michigan và các đồng nghiệp đã sử dụng một kỹ thuật có thể được gọi là "động kinh trong đĩa nuôi cấy": Bằng cách chuyển các tế bào da của bệnh nhân bị động kinh thành các tế bào gốc, và sau đó chuyển những tế bào gốc thành tế bào thần kinh, hay tế bào thần kinh não, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một thử nghiệm cơ sở nhỏ cho bệnh động kinh. Họ thậm chí có thể đo các tín hiệu mà các tế bào đã được gửi cho nhau thông qua cổng thông tin nhỏ được gọi là các kênh natri.





Sơ đồ trên cho thấy quá trình mà các nhà khoa học có thể lấy tế bào da của bệnh nhân bị động kinh, chuyển đổi chúng thành các tế bào gốc, sau đó tạo ra tế bào thần kinh (tế bào thần kinh não) từ chúng. Các tế bào thần kinh này đều có các đột biến di truyền. (Ảnh: Phòng thí nghiệm chuyên ngành của Trường Đại học Y Khoa Michigan)

Trong các tế bào thần kinh nuôi cấy có nguồn gốc từ các tế bào da của những đứa trẻ bị hội chứng động kinh Dravet (một loại bệnh động kinh giật cơ nặng ở trẻ nhỏ) các nhà nghiên cứu thấy rằng có một mức độ cao bất thường trong hoạt động của kênh natri. Họ đã nhìn thấy sự bùng nổ tự phát của xung động thần kinh và "tính tăng kích thích" (hyperexcitability) có tiềm năng gây ra co giật. Những tế bào thần kinh được làm từ các tế bào da của những người không có bệnh động kinh thì không có hoạt động bất thường này.

Nhóm nghiên cứu đã báo cáo kết quả trực tuyến trên tạp chí Biên niên sử về thần kinh (Annals of Neurology) và hiện vẫn tiếp tục làm việc trong tiến trình tạo ra dòng tế bào gốc cảm ứng đa năng (induced pluripotent cells- iPS) từ các tế bào da của bệnh nhân bị bệnh động kinh di truyền. Nhóm nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia, Hiệp hội Bệnh động kinh của Mỹ, Quỹ Bệnh động kinh và UM.

Những phát hiện mới này khác với những gì mà các nhà khoa học khác đã thấy ở chuột, điều này chứng minh tầm quan trọng của nghiên cứu tế bào được lấy từ những bệnh nhân động kinh. Bởi vì các tế bào lấy từ những bệnh nhân này có những dấu hiệu giống với hầu hết các tế bào của những đứa trẻ bị hội chứng Dravet đó là xuất hiện một đột biến mới trong gen SCN1A, đó là gen mã hóa các protein kênh natri rất quan trọng gọi là Nav1.1. Đột biến đã làm giảm số lượng các kênh còn một nửa so với số lượng bình thường trong tế bào não của bệnh nhân.

Tác giả và đội trưởng Jack M. Parent, M.D., giáo sư thần kinh học tại UM và đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu tại VA Ann Arbor Healthcare System nói: "Với kỹ thuật này chúng ta có thể nghiên cứu các tế bào gần như tương tự các tế bào não của bệnh nhân mà không cần làm sinh thiết não". Ông nói tiếp: "Dường như các tế bào đã bù đắp quá mức cho sự mất mát của các kênh dẫn truyền do đột biến. Những tế bào thần kinh cảm ứng của những bệnh nhân cụ thể đem lại triển vọng lớn cho việc mô hình hóa các rối loạn co giật, và các loại thuốc có khả năng sàng lọc."

Trong báo cáo đó, các tác giả gồm Parent, nghiên cứu viên sau tiến sĩ Yu Liu, và các đồng sự Lori Isom, tiến sĩ, giáo sư dược lý và sinh lý học phân tử và tích hợp tại UM, Miriam Meisler, tiến sĩ, giáo sư đầu ngành về di truyền học con người tại UM đã báo cáo khám phá ấn tượng về những gì đang xảy ra ở cấp độ tế bào trong các tế bào thần kinh của những đứa trẻ bị hội chứng Dravet với một gen SCN1A đột biến. Họ cũng đã chứng minh rằng sự thay đổi khả năng dẫn truyền thần kinh của tế bào thần kinh nuôi cấy bắt nguồn từ sau khi chức năng của gen giảm do đột biến mặc dù họ vẫn chưa biết làm thế nào và tại sao các tế bào thần kinh lại bù đắp quá mức cho sự mất mát của kênh này.

Và họ nhận thấy rằng các tế bào thần kinh nuôi cấy không cho thấy những dấu hiệu của tính tăng kích thích trong vài tuần đầu tiên sau khi họ tạo ra các tế bào này, nó phù hợp với thực tế là các trẻ em có hội chứng Dravet thường không bị cơn động kinh đầu tiên cho đến khi chúng vài tháng tuổi.

"Ngoài ra, sự gia tăng của tính tăng kích thích của các tế bào thần kinh của bệnh nhân động kinh trong nuôi cấy tế bào cho thấy rằng có một sự thay đổi nội tại trong các tế bào thần kinh mà không phụ thuộc vào đầu vào từ các mạch trong não bộ", đồng tác giả Meisler nói.

Một nền tảng cho các loại thuốc thử nghiệm

Nhiều đứa trẻ bị hội chứng Dravet không đáp ứng với thuốc động kinh hiện tại làm cho việc tìm kiếm các loại thuốc mới trở lên cấp bách. Cuộc sống của chúng liên tục bị đe dọa bởi nguy cơ SUDEP đó là chết đột ngột không rõ nguyên nhân trong bệnh động kinh và chúng không bao giờ phát triển hơn tình trạng của chúng, mà thậm chí còn chậm phát triển và thường đòi hỏi phải chăm sóc suốt ngày đêm.

Isom, người phục vụ trong ban cố vấn khoa học của Quỹ hội chứng Dravet, nói rằng "Làm việc với gia đình bệnh nhân, tiến hành nghiên cứu về kênh natri trên một bệnh nhi đã tạo ra kết quả khoa học cơ bản ngay lập tức và quan trọng đối với chúng tôi"

Nhóm nghiên cứu hiện đang làm việc nhằm mục đích sàng lọc các hợp chất cụ thể có tiềm năng làm dịu các cơn co giật trong hội chứng Dravet bằng cách kiểm tra tác động của chúng trên các tế bào nuôi cấy trong mô hình "động kinh trong đĩa nuôi cấy". Viện Y tế Quốc gia đã tạo ra một thư viện các loại thuốc đã được phê duyệt bởi Cục Quản lý dược và thực phẩm Mỹ để cho các nhà nghiên cứu sử dụng - có khả năng cho phép các loại thuốc cũ có tác dụng điều trị một bệnh hoàn toàn khác với những tác dụng ban đầu của chúng.

Parent và các cộng sự hy vọng sẽ xác định được các loại thuốc có ảnh hưởng chắc chắn đến một số khía cạnh của các kênh natri, để họ có thể làm giảm các dòng natri và làm dịu hiện tượng quá kích thích. Nhóm nghiên cứu cũng đang tìm hiểu các kỹ thuật mới có thể làm cho quá trình này nhanh hơn như sử dụng vi điện cực và thuốc nhuộm canxi nhạy cảm. Họ cũng hy vọng sẽ sử dụng mô hình trên để nghiên cứu các loại thuốc có tiềm năng cho các hình thức không di truyền của bệnh động kinh.

Có một đội ngũ các nhà nghiên cứu trong UM bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực tế bào gốc đa năng cảm ứng, kênh natri sinh lý và bệnh động kinh di truyền có thể giúp đỡ tiến độ nghiên cứu của nhóm. Parent nhấn mạnh rằng: "Bệnh động kinh là một bệnh mạng lưới não phức tạp, cần phải có một đội ngũ các nhà khoa học mới có thể giải quyết được nó."



Bệnh nhân như là một phần của nhóm nghiên cứu

Các đội nghiên cứu của UM sẽ không thể thực hiện được nghiên cứu mà không có sự tham gia của những đứa trẻ bị hội chứng Dravet và các bệnh nhân bị bệnh động kinh di truyền khác, và cha mẹ của họ.

Hơn 100 người trong số họ đã tham gia vào International Ion Channel Epilepsy Patient Registry, có trụ sở tại Bệnh viện UM và bệnh viện nhi Miami và được đồng tài trợ bởi Quỹ Hội chứng động kinh Dravet và Liên minh ICE. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ có thể tiến hành thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc tiềm năng với sự tham gia của những bệnh nhân này và những người khác.

Trong khi đó, những bệnh nhân bị bệnh thần kinh di truyền khác cũng có thể giúp các nhà khoa học tại UM khám phá thêm về bệnh của họ, bằng cách tham gia vào chương trình nhằm tạo ra các tế bào thần kinh cảm ứng từ các tế bào da. Parent và nhóm nghiên cứu của ông đã làm việc với một số giảng viên khác tại UM để tạo ra dòng tế bào gốc từ các tế bào da được cung cấp bởi các bệnh nhân của các bệnh khác như bệnh liên quan đến hình thức mất điều hòa và lưu trữ lysosmal.


GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC CHO CHỨNG BỆNH PROGERIA (LÃO NHI)

http://www.childrenshospital.org/az/Site3466/mainpageS3466P4.html

Người dịch: Ngô Thị Thúy Ngân



Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Căn bệnh Progeria là một căn bệnh cực kỳ hiếm gặp khiến đứa trẻ mới sinh bị già đi với tốc độ khủng khiếp. Cứ 8 triệu trẻ em ra đời trên thế giới thì một em sẽ gặp phải căn bệnh quái ác này. Dạng bệnh nghiêm trọng nhất là hội chứng progeria Hutchinson-Gilford, được tiến sĩ Jonathan Hutchinson nghiên cứu lần đầu tiên năm 1886 và tiến sĩ Hastings Gilford nghiên cứu sâu hơn năm 1904.

Các phương thức dự phòng, chăm sóc hỗ trợ và giám sát chặt chẽ dưới đây sẽ có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ ở những trẻ em đang đối mặt với căn bệnh kỳ lạ này.

Các bệnh liên quan tới tim mạch

Bệnh tim mạch - dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ - chính là mối quan tâm lớn nhất trong quá trình điều trị cho trẻ mắc bệnh progeria. Mỗi trẻ nên được theo dõi chặt chẽ bởi một vị bác sĩ tim mạch riêng biệt với quy trình kiểm tra như sau:



  • Đo lường chất béo và glucose lúc đói

  • Huyết áp ở tay và chân

  • Điện tâm đồ (ECG)

  • Siêu âm tim

  • Siêu âm động mạch cảnh ( nếu có)

  • Đo vận tốc sóng xung (nếu có)

  • Chụp lại hình ảnh của não bộ để theo dõi những bất thường như những cơn tai biến, sự hình thành mạch mới hoặc thu hẹp mạch máu trong não bộ. Hoạt động này thường được thực hiện với việc nghiên cứu hình ảnh cộng hưởng từ (MRI)

Để giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, các bác sĩ có thể sử dụng aspirin liều thấp, chẳng hạn như thuốc nhai dành cho em bé, ngay cả khi đứa trẻ chưa có triệu chứng hoặc dấu hiệu liên quan tới nguy cơ mắc bệnh tim. Quá trình điều trị nói trên được coi là vô cùng hữu ích ở người lớn mắc bệnh tim mạch.

Các bệnh liên quan tới xương, khớp

Nguy cơ gãy xương ở trẻ em bị progeria không lớn, tuy nhiên, các phép đo về mật độ xương của toàn bộ cơ thể nên được thực hiện hàng năm. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng các hình ảnh scan CT để quan sát cấu trúc xương và đánh giá nguy cơ gãy xương của trẻ.

Nhiều trẻ em bị progeria phải chịu đựng sự đau đớn ở các khớp và viêm xương khớp hông. Hầu hết các cơn đau trên có thể bị đẩy lùi bởi thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và vật lý trị liệu để khôi phục lại tầm vận động và sức mạnh cơ bắp. Nếu cơn đau kéo dài, các bệnh nhi nên được điều trị bởi các chuyên gia chỉnh hình để ngăn chặn nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, ví dụ như trật khớp hông.

Một số trẻ em có thể sẽ gặp phải khó khăn trong đi lại và giải pháp được đưa ra là sử dụng xe tập đi hoặc xe lăn.

Trẻ em bị progeria có thể duy trì độ dẻo dai của xương khớp bằng cách:


  • Vận động nhiều hơn (đi bộ, chạy, nhảy) để duy trì mật độ xương trong mức độ cơ thể cho phép

  • Chế độ ăn uống chứa nhiều canxi và vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ nhiều canxi hơn

Vật lý trị liệu

Các trẻ em mắc phải hội chứng progeria nên được đánh giá bởi một nhà vật lý trị liệu có trình độ cao và tham gia một khóa trị liệu tại nhà riêng. Tần suất trị liệu cần thiết cho một bệnh nhi là 03 lần/tuần.



  • Một cuộc kiểm tra về vật lý trị liệu có thể đánh giá toàn diện các tiêu chí sau: độ dẻo dai và sự chuyển động của cơ bắp, sự phát triển của cơ bắp, các tư thế vận động, độ đau khi hoạt động, dáng đi, sự cân bằng của cơ thể, khả năng tự chăm sóc, sự toàn vẹn của giác quan, sức ảnh hưởng từ cộng đồng và sự cần thiết đối với các thiết bị trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình.

  • Cuộc kiểm tra trên cũng có thể giúp các gia đình xác định chương trình hoạt động thể chất thích hợp cho bệnh nhi, chẳng hạn như các lớp học bơi với giáo viên hướng dẫn

Ngoài vật lý trị liệu, một cuộc đánh giá hàng năm bởi một chuyên gia trị liệu cho trẻ em (OT) là rất hữu ích trong việc đánh giá sự phối hợp các kỹ năng và nhận thức ở trẻ.

Chế độ dinh dưỡng

Ngay trong 12 tháng đầu đời, quá trình phát triển của trẻ em mắc chứng progeria bắt đầu rơi khỏi phác đồ điển hình mà bác sĩ nhi khoa sử dụng. Chúng bắt đầu biếng ăn và phát triển chậm hơn so với trẻ em cùng nhóm tuổi. Điều này là rất đáng báo động tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng chiều cao và cân nặng của trẻ em nhiễm progeria vẫn có thể gia tăng nhưng ở một tốc độ chậm hơn so với trẻ bình thường.



  • Để giúp các em duy trì trọng lượng cơ thể, các bữa ăn chính và bữa ăn phụ nên được cân đối và kết hợp với nhau chặt chẽ. Nên sử dụng các loại thực phẩm giàu năng lượng như dầu ăn, các loại hạt, bơ, sữa bột và sữa chua, hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trái cây và rau quả.

  • Thức uống dinh dưỡng (như PediaSure ®, Ensure ®, Boost ®) cũng như sinh tố và sữa lắc, sẽ bổ sung thêm calo và chất dinh dưỡng cho trẻ.

  • Để duy trì độ dẻo dai của xương, nên cho trẻ hấp thu 1000 - 2000 mg canxi/ngày - tương đương 03 hoặc 04 ly sữa, cộng với ít nhất 400 IU vitamin D. Việc bổ sung vitamin D có thể cung cấp lượng vitamin cần thiết cho chế độ ăn uống hằng ngày.

  • Mặc dù các gia đình có thể tham khảo đội ngũ y tế về sự hiệu quả của ống dẫn thức ăn nhân tạo thông qua mũi tới dạ dày hoặc ống G, việc bổ sung dinh dưỡng hiệu quả nhất cho trẻ em bị progeria vẫn là thông qua đường miệng một cách bình thường.

Chăm sóc răng miệng

Một trong những điều quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ bị mắc chứng progeria là đưa trẻ tới nha sĩ ngay khi trẻ 1 tuổi, hoặc sau khi nhổ chiếc răng đầu tiên. Trẻ em bị progeria tăng nguy cơ sâu răng, răng sữa và răng vĩnh viễn có thể sẽ ngừng phát triển hoặc ngược lại, răng mọc chồi ra và khấp khiểng, đồng thời gặp các vấn đề về hàm và lợi. Cũng như các trẻ em khỏe mạnh khác, trẻ em mắc hội chứng progeria nên gặp nha sĩ ít nhất 02 lần/năm.

Chăm sóc da

Da của trẻ nhiễm progeria thường nhăn nheo và có thể bị khô, ngứa. Bệnh nhi nên sử dụng chất tẩy rửa và các loại kem dưỡng dạng nhẹ. Các gia đình có trẻ mắc bệnh progeria nên thường xuyên cho trẻ tới bác sĩ da liễu ngay khi có triệu chứng da khô và ngứa.

Chăm sóc bàn chân

Trẻ em bị progeria thường có vấn đề chân như xuất hiện vết chai, mụn nước, gót chân bị đau đớn khi đi bộ. Các vết chai có thể được làm mềm với vải nhung hoặc giảm thiểu vết chai bằng cách lót một lớp bông vào giày, dép và mát xa với kem dưỡng ẩm.



Trẻ em nên được kiểm tra tổng thể bởi bác sĩ chuyên khoa để xử lý dáng đi bất thường và có kích cỡ chính xác về giày dép.


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 15.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương