TRƯỜng đẠi học văn hóa hà NỘi khóa luận tốt nghiệP


Một số giải pháp để bảo tồn và phát triển dân ca Lô Lô trong cuộc sống hiện nay



tải về 324.07 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích324.07 Kb.
#22440
1   2   3   4

3.3. Một số giải pháp để bảo tồn và phát triển dân ca Lô Lô trong cuộc sống hiện nay

Văn hoá dân tộc là di sản vô giá cha ông để lại. Không những thế mà 'Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vưa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội" Chúng ta tự hào vì văn hoá Việt Nam là văn hoá đa dân tộc nhiều màu sắc. Vì vậy, việc nghiên cứu giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá và di sản văn hoá quý báu của từng dân tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam là công việc có tầm quan trọng lớn lao đối với mỗi thế hệ người Việt Nam.



1. Trước hết Đảng và Nhà nước cùng các cơ quan chính quyền sở tại địa phương cần quan tâm hơn nữa đối với đời sống xã hội của người Lô Lô, nhất là vấn đề kinh tế. Kinh tế xã hội của người Lô Lô ở Đồng Văn - Hà Giang là dựa vào nông nghiệp. Đồng bào ở đây quanh năm làm ruộng, nương rẫy nên thời gian giành cho hoạt động văn hoá tập thể hầu như là không nhiều. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên cho đồng bào của dân tộc, bởi kinh tế có vững thì các hoạt động văn hoá mới có thể duy trì thường xuyên được.

2. Khôi phục, sưu tầm các làn điệu dân ca. Hiện nay, với nền kinh tế thị trường mở cửa, cho nên đời sống văn hoá các dân tộc ít người cũng thay đổi theo cụ thể là những làn điệu dân ca thể hiện các phong tục tập quán, lễ nghi và cuộc sống sinh hoạt cũng đã bị quên lãng. Cùng với sự di dân từ nơi khác đến. Vì vậy, mà các làn điệu dân ca bằng cách điền dã ở những nơi vẫn còn văn hoá truyền thống về dân ca, sưu tầm một số tài liệu qua sách báo nói đến dân ca, khảo cứu, ghi âm qua những gì nghe được, ghi hình các tư liệu thấy được ở mọi nơi, phục dựng lại môi trường diễn xướng dân ca (ghi chép, truyền lại cho thế hệ trẻ, tích cực xây dựng phong trào thông tin tuyên truyền, làm sao giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc theo khuynh hướng chung ngày nay trở về cội nguồn bản địa.

Công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay đã ảnh hưởng đã ảnh hưởng đến lứa trẻ quá mạnh. Bởi vì, ở lứa tuổi là quãng đời họ thấy trong sáng đẹp đẽ nhất, thích tìm hiểu và khám phá những cái mới lạ chưa từng gặp, thích cảm giác mạnh cho nên giới trẻ bây giờ quên đi những tác phẩm dân ca truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc mà họ không hề hay biết.

Vì thế những làn điệu dân ca của nhiều dân tộc ít người ở Việt Nam nói chung và đồng bào Lô Lô nói riêng bị mai một dần trong bàn tay chủ nhân của tương lai đất nước. Đó là, điều đáng buồn trong đời sống thanh thiếu niên hiện nay.

3. Phổ cập kiến thức nâng cao mặt bằng dân trí cho đồng bào các dân tộc, đặc biệt là đối với dân tộc Lô Lô. Khi có kiến thức con người có thể định hướng mọi vấn đề, giúp họ hiểu được vai trò và tác dụng các làn điệu dân ca của dân tộc.

4. Cần tổ chức sưu tầm các làn điệu dân ca để đặt lời mới cho một nội dung thông tin, trước hết phải hiểu rõ, hiểu sâu ngôn ngữ dân ca cho phù hợp với vùng, với địa phương mà ta cần tuyên truyền, phải đảm bảo hai tiêu chuẩn đúng và hay, nhanh nhạy, kịp thời, có hiệu quả thiết thực mà ít tốn kém về tài chính.

Về đặt lời mới cho các làn điệu dân ca phải chuẩn bị thật chu đáo, làm sao thông tin rõ ràng, chính xác, tránh sự gượng ép thô thiển, gây cười vô bổ, gây khó chịu cho người xem, người nghe.

Muốn vậy nên chọn những làn điệu ngắn, có tiết tấu sôi nổi phong phú, sinh động. Đó cũng là một yêu cầu quan trọng đối với người tuyên truyền viên, biên tập viên - sáng tác, dàn dựng và trình diễn các chương trình văn nghệ thông tin.

5. Xây dựng đội ngũ cán bộ. Con người là nguồn lực phú cường của đất nước, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, việc đầu tư, tuyển chọn đội ngũ cán bộ có đủ năng lực là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Sự phát triển xã hội phải được thực hiện bằng chính sức mạnh của con người. Mỗi công ty, xí nghiệp muốn phát triển được sản xuất thì yếu tố hàng đầu không phải là máy móc thiết bị mà là con người và "chất xám" của con người. Công việc sưu tầm bảo quản giới thiệu những sản phẩm văn hoá truyền thống của dân tộc cần phải tiếp nhận những cử nhân được đào tạo đúng chuyên ngành có chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân có óc tư duy sáng tạo, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỹ thuật cao thúc đẩy tiến độ hoàn thành các khâu tổ chức thông tin tuyên truyền, sớm đưa thông tin lưu động ra mắt công chúng hoạt động đạt hiệu quả nhất.

6. Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ cho nghệ nhân, nghệ sĩ.

Để bảo tồn được giá trị của những làn điệu dân ca, cần phải tiến hành các bước bằng nghiệp vụ của công tác bảo tồn sưu tầm tổ chức các buổi tập huấn ngắn hạn cho các nghệ nhân, nghệ sĩ, khuyến khích nghệ nhân, nghệ sĩ truyền khẩu sau đưa về ứng dụng vào cuộc sống của đồng bào.

Trung tâm văn hoá thông tin trong đó có nghệ nhân, nghệ sĩ phối hợp với làng xã hay các trường học phát động cuộc thi tìm hiểu về dân ca. kết quả cuộc thi sẽ cho lượng thông tin có ích nhất, phục vụ cho công tác sưu tầm, kiểm kê. Đó chính là một phần của công tác giáo dục quần chúng.

Tổ chức các cuộc liên hoan văn nghệ có sự tham gia của lực lượng đông đảo quần chúng, cơ quan đoàn thể để khai thác các làn điệu dân ca, các vốn văn nghệ dân gian tạo nên sự linh động phong phú, giản dị, gần gũi với cuộc sống của nhân dân.

Tổ chức các cuộc thi hát dân ca, đặc biệt là dân ca Lô Lô để bà con dân tộc đặc biệt là dân tộc Lô Lô có nhiều dịp thưởng thức, tìm hiểu các làn điệu dân ca của dân tộc mình.

Trung tâm văn hoá thường xuyên tổ chức các cuộc thi sáng tác các ca khác dựa trên các chất liệu dân ca Lô Lô để có thêm các tác phẩm mới, có chất lượng cao phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền. Bởi trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, nó cũng làm cho tính lỗi thời của thông tin càng trở nên phố biến hơn, không chỉ có thôn tin mà bất cứ một hiện tượng gì, sự vật nào cũng có thể bị lỗi thời nếu không có sự phát triển và đổi mới. Sự lặp lại đơn điệu thường gây một cảm g ác nhàm chán và dân ca chũng vậy, nếu chính ta cứ sử dụng mãi những điều hát đó thì sẽ làm cho người nghe, người xem cảm giác nhàm chán và họ sẽ chuyển sáng các hình thức thông tin khác.

Đông viên khuyến khích nghệ nhân truyền khẩu dậy bảo các làn điệu dân ca cho những lứa tuổi trẻ. Chú trọng bồi dưỡng các tài năng.

7. Đầu tư kinh phí. Muốn thực hiện tốt giải pháp trên cần phải có nguồn kinh phí hơn. Do vậy cần cung cấp kinh phí cho các hoạt động của trung tâm văn hoá huyện và nghệ nhân, nghệ sĩ, các ngành các cấp hỗ trợ ủng hộ về vốn để nghệ nhân, nghệ sĩ cùng đội thông tin tuyên truyền nhanh chóng vào hoạt động, phục vụ quần chúng, thực hiện được sứ mệnh lịch sử giao phó.

Không chỉ hôm qua mà hôm nay dưới sự lãnh đạo của Đảng văn hoá thông tin gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau và một mục đích phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước có hiệu quả.

Trên đây chỉ là một số giải pháp mang tính chất chung nhất. Nó có thể gợi mở phần nào công việc bảo tồn hữu hiệu nhất đối với dân ca, tạo thêm lực cho dòng chảy dân ca ngày một lớn đủ sức vượt qua xu thế toàn cầu hoá hiện nay.

KẾT LUẬN
Hát dân ca của người Lô Lô nói riêng và của các dân tộc nói chung là một loại hình văn hoá dân gian có nguồn gốc và quá trình hình thành từ lâu đời. Nó ra đời, hình thành và phát triển là nét đặc sắc riêng của đồng bào Lô Lô. Môi bài dân ca với những âm thanh nhịp điệu, tiết tấu với các hình tượng văn hoá sâu sắc giản dị, trong sáng mà đẹp đẽ.

Dân ca tồn tại và phát triển trong lòng tộc người Lô Lô nên nó có mặt trên tất cả mọi lĩnh vực của hoạt động xã hội, kinh tế chính trị, đời sống văn hoá và quan trọng hơn là trong hoạt động thông tin tuyên truyền. Do đó sử dụng những làn điệu dân ca trong công tác thông tin tuyên truyền là công việc vô cùng quan trọng, nhất là trong thời kỳ đổi mới, đất nước mở cửa, hoà nhập giao lưu văn hoá quốc tế, thì những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc cần được bảo lưu, phát triển chống nguy cơ suy thoái, mai một bởi âm nhạc cũng như nhiều sản phẩm văn hoá nghệ thuật của các nước ồ ạt tràn vào bằng nhiều con đường, bằng nhiều phương tiện khác nhau, rất dễ làm băng hoại đạo đức và truyền thống dân tộc. Đứng trước những thử thách lớn đó nếu chúng ta không nắm vững vốn văn hoá nghệ thuật dân tộc, vốn dân ca truyền thống của cha ông thì chắc chắn nên văn hoá của ta dễ bị mất phương hướng và không còn lưu giữ được bản sắc dân tộc tốt đẹp của chính mình nữa.

Việc tìm hiểu dân ca Lô Lô nhằm kế thừa và phát triển để sử dụng trong hoạt động thông tin tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng không những của người làm công tác văn hoá nghệ thuật mà là nhiệm vụ của tất cả mọi người.

Dân ca phản ánh niềm lạc quan và khát vọng của người Lô Lô, là những giá trị văn hoá được nhân dân sáng tạo ra để phục vụ cuộc sống lao động, sinh hoạt của cộng đồng dân tộc, đồng thời nó đem lại cho con người trí tưởng tượng phong phú và nguồn cảm xúc thẩm mỹ được đúc kết lại thành kho tàng tri thức dân gian vô cùng phong phú. Vì vạy trong thời kỳ hiện nay khi chúng ta sắp bước vào kỷ nguyên của nền văn minh thông tin, với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin, trong đó quan trọng nhất là vai trò của máy tính. Có thể hình dung trong tương lai không xa ở nước ta và nhiều nước đang phát triển khác công nghệ thông tin học máy vi tính sẽ đi sâu vào từng lĩnh vực của đời sống mỗi gia đình, thậm chí mỗi cá nhân đều biết sử dụng máy vi tinh và có máy vi tính, để dùng, giải phóng sức lao động cần thiết cho con người. Do đó chúng ta cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của dân ca trong chương trình thông tin tuyên truyền, để bảo tồn được vốn dân ca trong thời buổi hiện đại ngày qua. Các đội thông tin lưu động cần phải có một nội dung, một hình thức dân ca thích hợp, dễ hiểu, dễ nhớ để đáp ứng nhu cầu của người dân trong từng giai đoạn. Bên cạnh các hình thức cổ động trực quan như panôápphích, băngzôn, khẩu hiểu… để gây sự chú ý thì sử dụng các làn điệu dân ca lại dễ dàng đi vào lòng người, khơi dậy tình cảm của họ giúp họ hiểu được điều hay lẽ phải và hành động đúng.

Nghệ thuật dân ca nếu được sử dụng tốt trong hoạt động thông tin tuyên truyền sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng lành mạnh, văn minh hơn, ngày càng đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta cần có kế hoạch cụ thể về việc bảo tồn nền văn hoá ở những vùng đồng bào dân tộc ít người trong đó có dân ca của người Lô Lô. Các cơ quan nghiên cứu cần liên kết với nhau để nghiên cứu sưu tầm dân ca một cách có hệ thống và đồng bộ. Bởi dân ca là di sản văn hoá hàm chứa những giá trị, bản sắc độc đáo của người Lô Lô nói riêng và của Việt Nam nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Trung Vũ - Dân ca Lô Lô - Nhà xuất bản Văn hoá Hà Nội - 1975

2. Lô Giàng Páo - Dân ca trong lễ hội của người Lô Lô - NXB Văn hoá Dân tộc - 2004.

3. Hoàng Văn Thụ - Dân ca các dân tộc thiểu số Việt Nam NXB VHDT - 1997

4. Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) - Nhà xuất bản khoa học xã hội. H. 1987

5. Bế Viết Đẳng - Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam - Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia - VHDT, H. 1996

6. Lò Giàng Pào - Tìm hiểu Văn hoá các dân tộc thiểu số - NXB Văn hoá dân tộc, H. 1997.

7. Lò Giàng Pháo - Trống đồng cổ với các dân tộc người Hà giang - NXB Văn hoá Dân tộc, H. 1996.

8. Lịch sử tộc người vùng biên giới phiá Bắc - Nguyễn Chí Nguyên, Hoàng Hoa Toàn, Lương Văn Bảo - Đại học Thái Nguyên - 1996.

9. Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam - Võ Quang Nhơn, H. Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

10. Lích sử Đảng bộ huyện Đồng Văn.

11. Trang phục các tộc người nhóm ngôn ngư Tạng - Miến - ThS. Đỗ Thị Hoà - NXB VHDT - 2004.

12. Lò Giàng Pào - Hoàng Nam: Truyền cổ Lô Lô - NXB VHDT - 1994

13. Nguyễn Đăng Duy - Nhan diện văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam - NXB VHDT - 2004

14. Văn hoá và sự phát triển các dân tộc ở Việt Nam - NXB VHDT - 1996.

15. Văn hoá truyền thống các dân tộc Hà Giang - Hùng Đình Quý (chủ biên) - NXB Sở văn hoá - Thông tin Hà Giang - 19994.

16. Lê Duy Đại - Triệu Đức Thanh: Các dân tộc ở Hà Giang - NXBTG - TT TTVH các dân tộc.



17. Lời ca tỏ tình - NXB văn học.



Lớp: Văn hoá dân tộc 9A

Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte

tải về 324.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương