TRƯỜng đẠi học văn hóa hà NỘi khóa luận tốt nghiệP


Vài nét về âm nhạc dân gian Lô Lô



tải về 324.07 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích324.07 Kb.
#22440
1   2   3   4

2.5. Vài nét về âm nhạc dân gian Lô Lô

Âm nhạc dân gian Lô Lô gồm hai loại: Thanh nhạc và khí nhạc.

Thanh nhạc có các làn điệu dân ca, thể hiện các đề tài nghi lễ (đám cưới), thần thoại, lao động, sinh hoạt, hát ru… Đây là loại hát trữ tình mà ai cũng biết và ưa thích, không kể lứa tuổi giới tính. Phụ nữ đã có công lớn trong việc gìn giữ và phổ biến loại thanh nhạc này. Trong dân ca, trừ hát ru, các đề tài khác đều dùng chung một giai điệu âm nhạc. Mỗi nhóm trong dân tộc đều có làn điệu riêng của mình, song tương quan về mặt nghệ thuật vẫn khá rõ, khá nhất quán (ví dụ về thang âm, số âm, phong cách diễn tấu…). Các bài hát ru có giai điện riêng và tiết tấu phong phú hơn, mặc dầu số âm vẫn rất hạn chế (ba âm). Màu sắc âm nhạc vẫn giữ cái chung của dân tộc (thang âm, quãng…).

Còn các bài hát của thầy cúng là loại thanh nhạc có sắc thái dân tộc, song tính chất dân gian không đậm bằng dân ca. Thầy thường "đọc" các bài cúng ấn, hát các bài cúng làm ma, đưa tiễn hồn người qua đời (làm ma tươi, ma khô). Tính chất âm nhạc của giai điệu chưa thật xa ngôn ngữ nói bao nhiêu. Xét riêng về mặt nghệ thuật, âm nhạc của bài cúng còn nghèo và có phần kém hấp dẫn hơn dân ca (nhưng bà con vẫn xúc động và thích nghe vì giá trị nội dung của bài ca). Loại cúng này chỉ thầy cúng biết hát. Nói chung là chỉ nam giới đảm nhiệm, theo quy cách riêng. Nhìn chung, loại dân ca này còn giữ nguyên tính nguyên hợp vủa văn hoá dân gian, gắn bó mật thiết với các yếu tố nghệ thuật khác và với nghi lễ tín ngưỡng, có tính thực hành cao.

Về khí nhạc: Có những nhạc cụ thật tiêu biểu như trống đồng, sáo (nam, nữ). Ngoài ra có nhị (hoặc hồ).

Những đêm trăng sáng, ấm áp, sau lúc thu hoạch mùa màng hay lúc chờ đợi lúa chín, ngô vàng, trai gái thường rủ nhau ra đồi hoặc bãi cỏ bằng phẳng, giao lưu tình cảm với nhau bằng sáo.

Con trai có sáo M - Pi (làm bằng ống sây dài khoảng 50cm, đường kính ống khoảng 1cm. Khoét bốn lỗ, thổi dọc, đầu sáo, nơi thổi có cắt lưỡi gà ở ngay trên thân ống. Sáo phát năm âm) ngân nga bằng một tiết tấu chậm rãi, mà giai điệu thì tha thiết nhờ những đồng âm được tiến hành liên tiếp, và bán âm tự nhiên, dùng tiết kiệm đã rất gợi cảm, để lại nỗi bâng khuâng cho người nghe (Mi - Fa - Mi). Người ta còn biết sử dụng nghịch phách và đảo phách để giãi bày nỗi xúc động nội tâm.

Nữ có sáo Ca - lế (là loại sáo độc đáo, hiếm thấy, bé như chiếc đũa), luôn luôn sử dụng nét nhạc hồn nhiên, tươi sáng, nghe vui, phản ánh tâm tư trong sáng của các cô gái lao động, mới lớn, yêu đời. Chắc chắn rằng, những điệu múa với nhiều động tác đẹp và sử dụng được toàn thân với những cử động tinh tế (cổ tay, ngón tay, thân, chân, đầu gối…) mà phụ nữ bộc lộ khả năng đặc sắc đã có ảnh hưởng tới tâm hồn và nét giai điệu nhẹ nhõm của sáo Ca - lế.

Trống đồng là loại nhạc cụ truyền thống nổi tiếng của người Lô Lô, tồn tại không phải bằng sự tích mà bằng hiện vật hiển nhiên, đầy sinh khí, nghĩa là vẫn được diễn tấu trong cuộc sống, bằng nghi lễ quy định. Quan niệm về âm dương, phồn thực, sự sinh sôi… của người thời cổ có lẽ còn được bảo tồn rõ ràng với lối hoà tấu hai trống đực, cái một lúc. Trống đồng chỉ được dùng trong đám tang, giữ nhịp cho các điệu múa dân gian rộng rãi (không quy định giới tính, lứa tuổi, số người…) mang nội dung sinh hoạt lành mạnh. Tuỳ theo đề tài điệu múa mà tiết tấu trống thay đổi: nhanh, chậm hoặc rộn rã, biểu diễn trống đồng bao giờ cũng tạo ra ba tiết tấu một lúc, do một người ngồi đánh: Hai tiết tấu ở hai mặt trống cái (trống A, tiết tấu A, bản nhạc), trống đực (trống B, tiết tấu B ở bản nhạc) dùng chung dùi a, cầm bằng tay phải. Còn thanh tre gõ vào tang trống A (tiết tấu C ở bản nhạc) bằng tay trái. Tấm lòng chân trọng của người xưa trước âm thanh gợi cảm như chức năng của trống đã được hát lên trong bài Tâm sự với trống đồng, kết thúc bằng những lời thơ đẹp mà giản dị.

"Nàng trống xinh thật xinh

Chàng trống đẹp thật đẹp".

Phụ hoạ kích thích thêm người múa là giai điệu của cây nhị (hoặc hồ) hoà tầu rất nhịp nhàng với đôi trống đồng, tuy âm lượng không lớn, nhưng vẫn rõ. Người kéo nhị cũng là người múa và chỉ múa chân và phần thân dưới, còn bầu nhị tì vào phía bên trái bụng người biểu diễn.

Nhìn chung, âm nhạc dân gian Lô Lô chưa thật sự phát triển về mặt giai điệu, trừ sáo có năm âm, còn nhị và các loại dân ca chỉ có ba - bốn âm, chủ yếu là ba âm với lối nhảy quãng ba thứ quen thuộc. Tất cả, thanh nhạc và khí nhạc, âm vực đều chưa vượt khỏi quãng tám. Về mặt nào đó, tiết tấu trong âm nhạc phong phú hơn giai điệu.

Có lẽ, do ít giao lưu rộng rãi với các dân tộc khác và thường tụ cư t ập trung từng xóm nên màu sắc âm nhạc và phong cách diễn tấu, từ rất lâu vẫn bảo tồn được bản sắc dân tộc sâu xa (thang âm, quãng nhảy âm thanh, số lượng âm, tần số rung ngân lúc hát và cảm giác âm nhạc để lại trong người nghe).



CHƯƠNG 3

SỬ DỤNG DÂN CA LÔ LÔ TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN

3.1. Dân ca trong sinh hoạt cộng đồng của người Lô Lô ở Đồng Văn hiện nay

Mang đặc tính chung của dân ca là sản phẩm của nhân dân, được lưu truyền trong nhân dân, dân ca Lô Lô gắn bó truyền đời với đời sống của người Lô Lô. Con người đều phải trải qua một chu kỳ: sinh ra, lớn lên, lấy vợ, lấy chồng, sinh con rồi già cả, cuối cùng lại đi vào lòng đất mẹ. Suốt dòng đời ấy, người Lô Lô gắn chặt với các làn điệu dân ca. Các làn điệu dân ca cũng theo sát vòng đời của con người mà phản ánh và phục vụ.

Tìm hiểu dân ca của một dân tộc, một địa phương, điều cần thiết là phải hiểu sâu sắc cuộc sống và quan hệ ứng xử của người dân - chủ nhân của dân ca. Dân ca gắn liền với phong tục tập quán của một dân tộc. Một câu dân ca hay là nhờ xây dựng được những hình tượng đẹp, đi sâu vào tâm hồn người dân, phản ánh được những tình ý sâu kín trong mỗi con người.

Trong tất cả các loại hình nghệ thuật dân gian cổ truyền của người Lô Lô, âm nhạc vẫn là loại hình gắn với cả cuộc đời con người. Âm nhạc đi với người Lô Lô theo suốt chiều dài của sự lớn lên của từng lứa tuổi, nó chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn, làm cho con người càng thêm yêu cái thiện, ghét bỏ cái ác.

Ở người Lô Lô, âm nhạc đến đầu tiêu với con người chẳng phải là cái gì xa lạ - đó chính là tiếng hát ru. Là những làn điệu trìu mến vang lên theo nhịp đu đưa của chiếc nôi, vuốt ve bao bọc đứa trẻ trong giấc ngủ yên lành. Khi đứa trẻ lớn lên, chúng đùa chơi trong sân làng hoặc nô đùa bên sườn đồi, những câu hát cũng xen vào trò chơi của chúng. Có khi thiếu câu ca, không thành được trò chơi cho lũ trẻ làng.

Đối với những chàng trai, cô gái Lô Lô ở Đồng Văn, trong ngày hội hoặc những dịp gặp gỡ khác, tiếng hát đưa họ vào những rung cảm của lứa tuổi yêu đương, mở ra những mối quan hệ mới, và dần dần đưa họ vào lứa tuổi trưởng thành. Rồi nhiều đôi lứa bén duyên cũng từ buổi đầu trao nhau tiếng hát giao duyên.

Trong bản, một người nhà mới dựng xong, chủ nhân làm lễ mừng nhà mới. Vào dịp này, âm nhạc (dân ca) cũng góp phần vào sự hoan hỷ chung của xóm bản, ca ngợi tinh thần hỗ trợ, tương thân của khối cộng đồng xóm bản của người Lô Lô.

Trong gia đình có người ốm, phải có thuốc men cho người bệnh. Nhưng người Lô Lô Đồng Văn cũng cầu viện câu ca của ông thầy cúng, làm lễ giải thoát cho người đang ốm hoặc để cầu xin với tổ tiên đừng về "qưở trách" gây hại cho con cháu.

Một người qua đời, tang lễ được tổ chức, tiếng hát chia sẻ nỗi đau thương của gia quyến làm cho nỗi đau vơi bớt đi. Âm nhạc góp phần vào các nghi thức tang lễ để người quá cố được siêu hinh tĩnh độ. Còn trong đám cưới, tiếng hát làm cho đám cưới thêm rộn ràng, những bài hát là lời dặn dò cô dâu chú rể bắt dầu bước vào cuộc sống mới.

Dân ca gắn với vòng đời con người, trong từng giai đoạn thay đổi trưởng thành của con người và trong mọi sinh hoạt thường ngày của con người. Đối với người Lô Lô ở Đồng Văn thì dân ca là một yếu tố gắn liền với mọi sinh hoạt tinh thần của dân tộc. Nó là nguồn động viên sâu sắc, là sức mạnh tinh thần giúp cho con người vươn tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Vì vậy dân ca có vai trò quan trọng trong đời sống của dân tộc người Lô Lô không những trong quá khứ mà ngay cả trong thời đại ngày nay.

"Cội nguồn chẳng những không trở thành dĩ vãng mà luôn là nguồn gốc, là nền tảng của hôm nay".

3.2. Hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động trong công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở

Trong đời sống con người, nhu cầu thông tin là một nhu cầu rất cơ bản. Nhu cầu đó không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng các mối quan hệ trong xã hội. Trong tiến trình lịch sử, con người luôn luôn không ngừng nâng cấp hoàn thiện mình, song song với sự sáng tạo ra của cải vật chất, tiến bộ khoa học công nghệ, đã đưa thông tin và sự chuyển tải thông tin phát triển tới mức tối tân. Đó là hệ thống các kênh truyền hình, sóng phát thanh, các mạng vi tính… Đó là các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang phát huy những ưu thế, những đặc thù của mình để chuyển tải các thông tin cần thiết nhanh nhậy kịp thời, chính xác nhất nhằm phục vụ, đáp ứng và thoả mãn nhu cầu thông tin của con người.

Thông tin trong xã hội ta luôn luôn đi liền với các khái niệm tuyên truyền và cổ động, đóng một vai trò quan trọng, bởi đó là chiếc cầu nối tiếng nói, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước tới nhân dân, nhằm quán triệt, giáo dục chính trị, tư tưởng, nhận thức và ý thức về pháp luật, về tinh thần xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong lĩnh vực kinh tế, thông tin nhằm tuyên truyền phổ biến khoa học kỹ thuật, các quy trình công nghệ, các quy định của luật pháp về kinh doanh sản xuất, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế nhằm phát huy tính sáng tạo trong lao động, học tập, tạo ra của cải vật chất cho nhân dân. Trong lĩnh vực văn hoá xã hội, thông tin, tuyên truyền cổ động hơn bao giờ hết đã trở thành một công cụ, một phương tiện hoạt động hữu hiệu nhất để tuyên truyền đường lối phát triển văn hoá văn nghệ của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền cổ động những tinh hoa, những giá trị văn hoá nghệ thuật của các dân tộc sống trên địa bàn, những gương người tốt, việc tốt, phát huy truyền thống văn hoá, những phong tục tập quán tốt đẹp, châm biếm, đả kích, bài trừ những thói hư tật xấu, những hủ tục, những tệ nạn xã hội, nhằm giáo dục ý thức công dân, xây dựng tình cảm trong sáng lành mạnh, xây dựng hành vi cao đẹp, ứng xử có văn hoá, có nếp sống và lối sống văn hoá của mỗi cá nhân trong một tập thể, mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội.

Tuyên truyền luôn luôn gắn liền với cổ động và muốn cổ đông cũng phải có tuyên truyền. Cổ đông là sự khích lệ một tư tưởng, đường lối hay khẩu hiệu, nhiệm vụ chính trị nào đó để đánh thức và kích thích, động viên quần chúng thực hiện. Công tác thông tin tuyên truyền cổ động có những tính chất và đặc điểm riêng như: tính tư tưởng cao, tính chân thực, chính xác, tính thiết thực, cụ thể, tính rõ ràng, giản dị, dễ hiểu, nhanh nhạy, liên tục. Chính những tính chất này làm cho thông tin cổ động đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội.

Công tác thông tin tuyên truyền và cổ động được thể hiện bằng nhiều hình thức như:

- Thông tin tuyên truyền cổ động trực quan: Tác động trực tiếp vào trực giác của con người, gây ấn tượng mạnh, có sức cổ vũ, động viên lớn.

- Tuyên truyền cổ động miệng: Dựa vào những lời nói của tuyên truyền viên, sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của quần chúng ở cơ sở.

- Tuyên truyền cổ động nghệ thuật: Sử dụng tổng các hình thức trình diễn nghệ thuật, trực quan và lời nói của tuyên truyền viên.

- Tuyên truyền cổ động sân khấu hoá: Dùng phức hợp thông tin nghệ thuật và sự trình diễn của quần chúng.

Nhìn chung với các hình thức đa dạng phong phú, công tác thông tin tuyên truyền cổ động đã thực sự góp phần xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.

Công tác thông tin tuyên truyền có tầm quan trọng đặc biệt được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã nhấn mạnh: "Công tác thông tin tuyên truyền cổ động là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng".

Trong thông tin tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Đảng: Tuyên truyền đúng đường lối chủ trương, đồng thời sát với tình hình ở cơ sở, các nghị quyết của Đảng bộ địa phương, vận dụng đường lối chính sách chung vào điều kiện riêng của cơ sở, tuyên truyền cho nhân dân biết và làm đúng, làm tốt mọi chủ trương lớn. Các hình thức tuyên truyền lưu động ở các tụ điểm tập trung đông dân cư, phổ biến rộng rãi phong trào đến mọi người dân. Xây dựng phong tục tập quán văn minh, giữ gìn nếp sống văn minh ở các cơ sở, quan tâm giải quyết các điều kiện cụ thể và vướng mắc cụ thể trong từng cụm dân cư. Hoạt động của công tác thông tin tuyên truyền, xây dựng nếp sống mới xoá bỏ tệ nạn mê tín, các hủ tục lạc hậu… phòng chống dịch bệnh và tệ nạn xã hội.

Tóm lại, đời sống văn hoá của một cơ sở được nâng cao, hoặc một cơ sở xây dựng đời sống văn hoá tốt là cơ sở có môi trường văn hoá lành mạnh, có cơ sở hạ tầng thuận lợi tạo điều kiện cho người dân tham gia hoạt động trên mọi lĩnh vực văn hoá xã hội. Để thoả mãn nhu cầu tinh thần của người dân, điều kiện không thể thiếu được là kết hợp song song giữa việc đẩy mạnh các hoạt động văn hoá thông tin với việc xây dựng cải tạo và hoàn thiện cơ sở vật chất, trong đó công tãc tuyên truyền cổ động đóng vai trò hết sức quan trọng.

3.3. Một số kết quả đạt được trong công tác thông tin tuyên truyền cổ động của huyện Đồng Văn và việc vận dụng dân ca Lô Lô trong hoạt động thông tin tuyên truyền

3.3.1. Một số kết quả đạt được trong công tác thông tin tuyên truyền cổ động của huyện Đồng Văn

Trong những năm gần đây, huyện Đồng Văn hoà mình cùng với không khí thi đua trong toàn tỉnh tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chính trị, các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và các nghị quyết Đại hội Đảng tỉnh và huyện. Được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương và tỉnh, nhất là Sở Văn hoá - Thông tin, cùng với sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện Đồng Văn và sự cố gắng của các cấp các ngành, lực lượng vũ trang cùng với cấp uỷ chính quyền các xã đã không ngừng đẩy mạnh các phong trào lao động sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Huyện Đồng Văn đã từng bước thu hẹp dần các khoảng cách các hộ nghèo, xóa hộ đói, nâng cao đời sống kinh tế, vật chất tinh thần của nhân dân. Trong thành tích chung đó, có phần đóng góp không nhỏ của ngành Văn hoá - Thông tin, Truyền thanh, Truyền hình. Những đơn vị này đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền cổ động các nhiệm vụ chính trị, xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn huyện bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú như: dàn dựng kịch thông tin, sinh hoạt văn nghệ chợ, panô áp phích, băng zôn khẩu hiệu chuyển tải những thông tin về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua truyền thanh truyền hình.



3.3.1.1. Công tác thông tin lưu động

Thông tin lưu động là hình thức tuyên truyền cổ động tổng hợp, đây là mũi nhọn xung kích, thông tin nhanh chóng, với các hình thức tuyên truyền gọn nhẹ, cổ động bằng lời nói, bài hát, kịch ngắn thông tin, các chương trình văn nghệ, trực quan. Tất cả được kết hợp một cách lôgíc, chặt chẽ, tạo cho người xem dễ hiểu, giữ được ấn tượng lâu dài.

Đội thông tin lưu động thuộc Trung tâm Văn hoá - Thông tin là một điển hình. Đội có 5 thành viên, được trang bị phương tiện gọn nhẹ để phục vụ trong địa bàn, thường xuyên biên tập tin bài dịch ra tiếng Mông, in vào băng casseste, dàn dựng các chương trình kịch thông tin tổng hợp, trung bình 3 kịch bản/năm. Số buổi hoạt động 65 tuổi/năm, phục vụ được hàng trăm nghìn lượt người xem, đặc biệt là hình thức sinh hoạt văn nghệ ngày chợ được đội thông tin thường xuyên tổ chức vào các buổi chợ phiên. Đây là hình thức tuyên truyền rất hiệu quả, tạo ra cơ hội giao lưu văn hoá văn nghệ giữa các dân tộc trong huyện, kết hợp việc tuyên truyền trực tiếp của các tuyên truyền viên trong đội thông tin, được nhân dân nhiệt tình tham gia. Hàng năm đội thông tin có một lần tham gia liên hoan đưa thông tin về cơ sở do Sở Văn hoá - Thông tin tổ chức yheo hình thức luân phiên mỗi năm ở một huyện trong tỉnh.

3.3.1.2. Công tác chiếu phim lưu động

Toàn huyện có 23 tổ, đội chiếu phim lưu động, cụ thể: 19 đội của 19 xã và thị trấn, 3 đội của 3 đồn biên phòng và 1 đội của Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng của tỉnh nằm ở địa bàn huyện. Các đội này được trang bị các thiết bị video đảm bảo gọn nhẹ, dễ vận chuyển, phù hợp với địa hình vùng cao còn nhiều khó khăn về đi lại, để đi sâu tới tận các xóm bản chiếu phim phục vụ nhân dân, chuyển tải những thông tin thời sự kịp thời, đồng thời chiếu những phim tuyên truyền chủ trương của Đảng cũng như những bộ phim phổ biến khoa học kỹ thuật, chăn nuôi trồng trọt tới tận từng người dân… Chỉ tính riêng đội chiếu phim lưu động của huyện hàng năm chiếu trung bình 180 buổi/năm, phục vụ được 45 nghìn lượt người xem.



3.3.1.3. Công tác cổ động trực quan

Trong những năm qua, huyện Đồng Văn luôn chú trong công tác cổ động trực quan, được đông đảo các cấp, các ngành trong huyện hưởng ứng và tham gia bằng nhiều hình thức như: triển lãm ảnh từ nhỏ lẻ ở các buổi chợ, các công sở cơ quan, trường học đến những kỳ cuộc lớn của huyện, những hình thức trang trí cổ động như: băng zôn, khẩu hiệu, cờ, đèn hoa, từ các panô nhỏ đến những cụm panô lớn, biển tường, áp phích… để cổ động cho ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm trong năm hoặc những chiến lược lâu dài của địa phương. Tất cả những hình thức của cổ động trực quan đã tạo nên được những hình ảnh ấn tượng, tạo nên được không khí vui tươi phấn khởi, động viên quần chúng nhân dân thêm hào hứng, yêu quê hương, tích cực vượt khó để gia tăng lao động sản xuất, xây dựng quê hương mình giàu đẹp hơn.



3.3.1.4. Công tác truyền thanh truyền hình

Là một cơ quan báo chí nằm trên địa bàn huyện, trong những năm qua công tác truyền thanh truyền hình cũng đã có nhiều khởi sắc, ngày càng được đầu tư và phát triển. Hiện nay toàn huyện có 5 trạm phát lại truyền hình, 68 trạm TVRO, 2 trạm phát sóng FM, tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 67%, tỷ lệ sóng phát thanh đạt 100%, việc tiếp sóng, tiếp âm của đài tỉnh và trung ương được duy trì thường xuyên, số giờ phát sóng các chương trình ngày càng được nâng cao. Năm 2006 số giờ tiếp sóng chương trình VTV1, VTV2, VTV3 đã thực hiện được 20.851 giờ, ngoài ra còn thực hiện được 104 chương trình tuyên truyền địa phương, việc tiếp âm đài tiếng nói Việt Nam thực hiện được 11.044 giờ, phát sóng FM được 3.334 giờ, ngoài ra các chương trình phát thanh địa phương được 85 chương trình, số lượng tin bài ngày càng nhiều, phong phú về nội dung. Đặc biệt, các chương trình truyền thanh, truyền hình địa phương đã có nhiều đổi mới về hình thức và ngày càng nâng cao về chất lượng, đã bám sát định hướng tuyên truyền của huyện, kịp thời tuyên truyền những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, của cấp uỷ chính quyền địa phương, phản ánh rõ nét các hoạt động diễn ra trên địa bàn huyện đến với nhân dân. Vì vậy, chương trình truyền thanh truyền hình địa phương được đông đảo người dân đón nhận và quan tâm theo dõi, phần nào đã đáp ứng được nhiệm vụ tuyên truyền và nhu cầu thưởng thức của nhân dân trên địa bàn huyện.



3.3.2. Vận dụng dân ca Lô Lô trong hoạt động thông tin tuyên truyền

3.3.2.1. Vận dụng dân ca Lô Lô trong thông tin lưu động

Thông tin lưu động là lực lượng nòng cốt cho hoạt động của Trung tâm Văn hoá - Thông tin huyện Đồng Văn, bởi đây là thiết chế có tính chuyên nghiệp, có hiệu quả cao đối với công tác thông tin, tuyên truyền ở các xã. Hơn nữa đối với một tỉnh miền núi, dân trí thấp thì việc có đội thông tin lưu động gắn với cơ sở là vấn đề hết sức cần thiết để tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tới dân.

Trước đây, thông tin lưu động của huyện chỉ hoạt động với hình thức tuyên truyền tiểu phẩm, chiếu bóng lưu động… Đó có thể là do đặc điểm tâm lý hoặc sự đòi hỏi của tộc người, vì cuộc sống sinh hoạt trước đây của họ gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn vật chất. Nhưng, bây giờ do sự phát triển của nền kinh tế thị trường nên cuộc sống đỡ khổ hơn và việc tiếp thu văn hoá cũng nâng cao làm cho nhu cầu hưởng thụ văn hoá của người dân càng cao.

Hướng đi đầu tiên là đưa dân ca (Lô Lô) lồng ghép vào các chương trình của đội thông tin lưu động, để đi tuyên truyền ở các xã cho đồng bào tộc người Lô Lô, vì nếu chỉ dừng ở một hình thức thông tin đơn thuần là những bài viết, bài xã luận, bài phát biểu khô khan thì có lẽ thông tin khó mà đi vào lòng người và thôi thúc người ta hoạt động.

Do tính cấp thiết của thực tế đặt ra là làm sao để thông tin dễ gần gũi và đi vào lòng người nhất sử dụng dân ca trong thông tin tuyên truyền là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Bởi dân ca gần gũi, bình dị và dễ cảm hoá được tâm hồn con người, vì vậy dân ca được phổ cập rộng rãi nhất, sâu xa nhất và lành mạnh nhất. Vì vậy đối với hoạt động thông tin lưu động, đây sẽ là một hình thức tuyên truyền mới, có hiệu quả.

Có thể nói, đưa dân ca lồng ghép vào hoạt động của đội thông tin lưu động là nhằm làm cho công tác tuyên truyền không bị nhàm chán. Mặt khác nó cũng làm thay đổi không khí, giúp cho những người xem có tâm trạng thoải mái. Người diễn xướng thì cần thuộc nhiều bài dân ca và là nghệ nhân dân tộc thiểu số, bởi khi diễn xướng cùng đội thông tin lưu động phải diễn xướng bằng tiếng dân tộc. Vì cùng thứ tiếng nên đồng bào nghe dễ dàng hơn và hiểu hết toàn bộ nội dung tuyên truyền. Mặt khác, do cùng ngôn ngữ, nên cán bộ thông tin tuyên truyền dễ tiếp xúc hơn với người dân.

Nếu, vận dụng dân ca lồng ghép vào hoạt động của đội thông tin lưu động mà trong đó đội thông tin lưu động lại tuyên truyền bằng một tiểu phẩm với thứ tiếng Lô Lô thì sự lồng ghép tuyên truyền này sẽ đạt hiệu quả cao. Nhưng nếu tiểu phẩm tuyên truyền bằng tiếng Việt thì khi đi tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc Lô Lô hiệu quả sẽ không cao,

Chương trình lồng ghép dân ca và đội thông tin lưu động (bằng một tiểu phẩm) có thể theo chương trình mẫu như sau:

- Có thể đưa dân ca lên tiết mục đầu hoặc tiểu phẩm là tiết mục đầu.

- Giới thiệu đại biểu.

- Giới thiệu nội dung tiểu phẩm cần tuyên truyền.

- Mở màn:

+ Tuyên truyền miệng: vai trò, giá trị của dân ca trong đời sống của dân tộc, của làng bản.

+ Tiểu phẩm tuyên truyền: kịch ngắn về chủ đề giữ gìn văn hoá truyền thống (cùng với tuyên truyền tiểu phẩm thì đội ngũ thông tin lưu động chúng tôi gửi tới bà con những bài dân ca bằng tiếng đồng bào).

Chương trình của chúng tôi đến đây là kết thúc.

Mặt khác, có thể đưa dân ca lồng ghép với đội chiếu bóng. Đây là cơ hội đưa dân ca đến với đồng bào tộc người Lô Lô nhiều hơn. Bởi vì, đội thông tin lưu động tuyên truyền bằng chiếu bóng có thể ở lại xã ít nhất 2 - 3 ngày, có thời gian để đưa dân ca tới nhân dân nhiều hơn và làm cho họ có sự quan tâm tới dân ca hơn.

Như vậy, việc lồng ghép dân ca vào hoạt động thông tin lưu động đi lưu diễn, cũng chỉ là một mảng nhỏ của hoạt động thông tin cổ động, có tác dụng nâng cao đời sống văn hoá làng bản, định hướng và giúp đỡ làng bản trong tổ chức hoạt động văn hoá, kích thích sự sáng tạo văn hoá của quần chúng nhân dân ở làng bản.

Dân ca là đứa con tinh thần của nhân dân lao động, có sức truyền cảm lớn trong nhân dân. Để nó phục vụ đồng bào có hiệu quả hơn, ta có thể đặt lời mới cho các làn điệu dân ca, với nội dung thông tin tuyên truyền. Vì dân ca khi tham gia tuyên truyền chứa đựng sức nặng nghệ thuật to lớn, dân ca mang màu sắc trữ tình nhẹ nhàng, duyên dáng, có sức lôi cuốn mãnh liệt, gây xúc động lòng người, chủ đề dân ca thật phong phú, nó ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi tình yêu lứa đôi, truyền thống đạo đức, phê phán các tệ nạn xã hội và ở đâu, bất cứ lúc nào dân ca cũng đem đến cho người nghe, người xem những nội dung thông tin đặc sắc bằng nhiều thể loại sinh động và đầy chất dân gian…

Ví dụ: Nội dung tuyên truyền tới đồng bào là luật hôn nhân và gia đình thì nghệ nhân hát dân ca phải nói đến đề tài hôn nhân.

Nghệ nhân hát (nói đến hôn nhân), được hát theo làn điệu của dân ca (dân ca giao duyên) và được trình bày theo lối hát đối đáp. Như vậy, vừa tuyên truyền được nội dung cần thiết tới người dân vừa phát huy được vốn văn hoá truyền thống.



3.3.2.2. Vận dụng trong văn nghệ quần chúng

Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay, âm nhạc đã đi sâu vào đời sống sinh hoạt của con người. Âm nhạc đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của người dân trên toàn thế giới. Đối với người Lô Lô, âm nhạc hiện đại ngày nay cũng lôi cuốn họ theo vòng xoáy chung của thế giới âm nhạc. Trong đó, đặc biệt là những thanh thiếu niên có thể bất chấp mọi công việc kể cả để âm nhạc dân gian truyền thống của dân tộc mình mai một theo thời gian, mà để chạy theo xu hướng chung của thế giới âm nhạc hiện đại. Cho nên, không chỉ đối với tộc người Lô Lô mà kể cả các tộc người thiểu số khác trên đất nước đều cho rằng âm nhạc là linh hồn, là cầu nối giữa con người với con người xích lại gần nhau hơn trong cuộc sống. Chính âm nhạc cũng giúp con người có sự thoải mái hơn về cuộc sống tinh thần sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Tâm lý con người Lô Lô cũng giống như tâm lý chung của bao dân tộc khác đều mong muốn học hỏi. Khi đưa văn nghệ quần chúng đi diễn ở làng bản nhiều người Lô Lô thì ta có thể lợi dụng chương trình tiết mục văn nghệ mà đưa dân ca lồng ghép với văn nghệ quần chúng. Ta vận dụng hài hoà giữa dân ca và các bài hát dân ca, thì nghệ nhân hát bằng cách hát dân ca với tiếng dân tộc hoặc hát bằng cả hai thứ tiếng kết hợp. Hơn nữa, người nghệ nhân mời bà con nếu có ai biết hát dân ca thì lên cùng tôi hát. Lúc đó chắc chắn sẽ sôi nổi hơn và người biết ít hay nhiều về hát dân ca cũng có cơ hội thể hiện mình trước công chúng đi lưu diễn như thế nhiều lần một điều chắc chắn là trong một thời gian sẽ có nhiều người biết đến dân ca. Khi biết về giá trị của dân ca thì họ sẽ quý trọng và lưu truyền cho con cháu đời sau, từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng hình thức truyền miệng. Làm như vậy dân ca sẽ mãi lưu truyền trong người dân mà không bị mất mát. Mà đời sống của người dân cũng được cải thiện về nhiều mặt nhất là về văn hoá tinh thần. Mặt khác, kiên quyết chống những hiện tượng và hành vi thô bạo, lai căng, phản văn hoá. Kế thừa phát huy truyền thống nhân ái nghĩa tình, thuần phong mỹ tục, đi đôi với bài trừ hủ tục mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác.

Chương trình mẫu đưa dân ca vào văn nghệ quần chúng.

- Nhân lực tham gia:

+ Nghệ nhân hát dân ca (2 nghệ nhân).

+ Người tham gia văn nghệ quần chúng (10 người).

- Kinh phí đầu tư cho đêm lưu diễn và tập chương trình.

- Đạo cụ và trang phục cho đêm diễn.

Chương trình.

+ Giới thiệu đại biểu đến dự

+ Đọc lý do đến biểu diễn

+ Mở màn:

- Giới thiệu nghệ nhân và hát dân ca

- Tiết mục văn nghệ quần chúng của huyện

- Tiết mục văn nghệ quần chúng của xã

Kết thúc chương trình mọi người đều ra sân khấu hát.


Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte

tải về 324.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương