Trường Đại học Thương Mại gvhd: Ths. Nguyễn Thế Ninh


Kết cấu khóa luận tốt nghiệp



tải về 421.41 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu07.09.2016
Kích421.41 Kb.
#31817
1   2   3   4   5   6   7

1.7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp


Ngoài các nội dung tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục các từ viết tắt. Nội dung chính của khóa luận được chia làm 4 chương như sau:

- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về phát triển kênh phân phối sản phẩm máy tính xách tay của công ty TNHH máy tính Phú Cường trên thị trường Hà Nội.

- Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kênh phân phối của công ty kinh doanh.

- Chương 3: Phân tích các kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển kênh phân phối sản phẩm máy tính xách tay của công ty TNHH máy tính Phú Cường.

- Chương 4: Các kết luận và đề xuất với phát triển kênh phân phối sản phẩm máy tính xách tay của công ty TNHH máy tính Phú Cường trên thị trường Hà Nội.

CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY KINH DOANH.

2.1 Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản

2.1.1 Khái niệm kênh phân phối và phát triển kênh phân phối.


- Phân phối: Là hoạt động có liên quan đến việc tổ chức hoặc điều hành và vận chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất đến nơi tiêu dùng nhằm đạt hiệu quả tối đa, song chi phí lại tối thiểu. Nó bao gồm các quá trình hoạt động theo thời gian và không gian từ lúc kết thúc sản xuất đến lúc khách hang nhận được sản phẩm tiêu dùng.

- Khái niệm về kênh phân phối: Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kênh phân phối:

Kênh phân phối là một tập hợp các công ty hay cá nhân tự gánh vác hay giúp đỡ chuyển giao cho một ai đó quyền sở hữu đối với một hang hóa cụ thể hay dịch vụ trên đường từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.



(Nguồn: Quản trị marketing - Philip Koller)

Kênh phân phối của công ty thương mại là một tập cấu trúc lựa chọn có chủ đích mục tiêu giữa công ty (với tư cách là một trung gian thương mại hoàn chỉnh) với nhà sản xuất các trung gian marketing phân phối khác và với người tiêu dùng cuối cùng để tổ chức phân phối và vận động hang hóa hợp lý nhất cho khách hàng tiềm năng và trọng điểm trực tiếp và cuối cùng của công ty.



(Nguồn: Marketing thương mại – Đại học Thương Mại – Gs.Ts Nguyễn Bách Khoa và TS. Cao Tuấn Khanh)

  • Khái niệm về phát triển kênh phân phối: Phát triển kênh phân phối là tất cả những hoạt động nhằm tăng cường hiệu lực các kênh phân phối hiện tại của doanh nghiệp, nâng cao mức bao phủ thị trường mục tiêu, đồng thời mở rộng thị trường sản phẩm doanh nghiệp.

2.1.2. Vai trò và chức năng của kênh phân phối

2.1.2.1. Vai trò của kênh phân phối.

Kênh phân phối có vai trò mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, điều hòa giữa sản xuất và tiêu dùng về mặt không gian và thời gian, duy trì được mục tiêu trong dài hạn cũng như có đạt được mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.


Do tính chất của nền kinh tế thị trường – đó là sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc và cũng xuất phát từ những lý do để các nhà sản xuất chuyển giao một phần công việc tiêu thụ cho các nhà trung gian phân phối việc chuyển giao đó làm giảm bớt rất nhiều cho các nhà sản xuất về chi phí, nguồn lực và đảm bảo được việc phân phối rộng khắp và đưa sản phẩm đến thị trường mục tiêu một cách nhanh chóng nhất.

Hệ thống kênh phân phối là một nguồn lực then chốt ở bên ngoài, để xây dựng được một hệ thống kênh phân phối thường phải có thời gian dài và tốn kém nhiều chi phí, điều đặc biệt quan trọng là để thay đổi các kênh phân phối là vấn đề vô cùng khó khăn do sức ảnh hưởng khá lớn của hệ thống kênh đối với doanh nghiệp. Do vậy hệ thống kênh phân phối có tầm quan trọng không thua kém gì các nguồn lực bên trong doanh nghiệp và nó có vai trò to lớn trong các quan hệ lâu dài của công ty.

Bên cạnh đó, kênh phân phối còn có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển dự trữ, bốc xếp giao nhận hang hóa nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển và giảm bớt thời gian dự trữ hàng hóa. Hơn nữa kênh phân phối còn là một hệ thống năng động đóng vai trò trong việc hòa nhập, ứng xử linh hoạt với những diễn biến của thị trường, kích thích sự nghiên cứu, hợp lý hóa, đổi mới để tăng trưởng và phát triển công ty.

2.1.2.1. Chức năng của kênh phân phối.

Vấn đề tiêu thụ giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm gì, với giá bao nhiêu mà còn đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào? Đây chính là chức năng của kênh phân phối, chức năng này được thực hiện thông qua mạng lưới kênh thiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế kênh phân phối luôn nắm giữ những vai trò quan trọng và chúng ta có thể nhận thấy các chức năng cơ bả của kênh phân phối đối với nền kinh tế, đó là:


  • Chức năng thông tin: Kênh phân phối có chức năng thu thập những thông tin cần thiết để hoạch định marketing, tạo điều kiện thuận lợi cho trao đỏi hang hóa, dịch vụ.

  • Chức năng cổ động kích thích tiêu thụ: Là chức năng triển khai và phổ biến thông tin có sức thuyết phục về sản phẩm nhằm thu hút khách hang.

  • Tiếp xúc, thiết lập quan hệ với khách hàng: Kênh phân phối thực hiện tìm kiếm và tuyên truyền đến các khách hàng tương lai.

  • Chức năng cân đối: Xác định nhu cầu và phân phối sản phẩm thích ứng với nhu cầu của khách hang, gồm các hoạt động như: sản xuất đóng gói hàng hóa.

  • Chức năng thương lượng, đàm phán: Để phân chia trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên trong kênh.

  • Chức năng phân phối vật chất: Vận chuyển lưu trữ hàng hóa trong kho

  • Chức năng tài trợ: Huy động và phân phối nguồn vốn cần thiết để dự trữ, vận chuyển, bán hàng và thanh toán các chi phí hoạt động của kênh phân phối.

  • San sẻ rủi ro: Chấp nhận các rủi ro có liên quan đến việc điều hành các hoạt động của kênh phân phối.



tải về 421.41 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương