TRƯỜng đẠi học sư phạM


Bộ môn phụ trách: Hình học



tải về 1.39 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích1.39 Mb.
#39234
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Bộ môn phụ trách: Hình học

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Mục tiêu về kiến thức:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của Hình học vi phân, đây là môn học sử dụng các công cụ và phương pháp của phép tính vi phân và tích phân cũng như đại số tuyến tính và đại số đa tuyến tính để nghiên cứu các vấn đề của hình học, góp phần soi sáng các kiến thức toán học trong chương trình THPT, ngoài ra các kiến thức cơ bản của Hình học vi phân còn có liên hệ mật thiết với ngành tôpô vi phân, và là một khía cạnh hình học của lĩnh vực phương trình vi phân.



2.2. Mục tiêu về kỹ năng:

- Biết làm việc trên các đối tượng trừu tượng (trường véc tơ, ánh xạ tiếp xúc, dạng vi phân, đa tạp 2 chiều…) và hình ảnh hóa các đối tượng này bằng các đối tượng đã học ở phổ thông;

- Hình thành kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa thông qua việc hình thành các khái niệm, chứng minh các định lý và giải bài tập, biết tham chiếu bài toán trong không gian tổng quát xuống không gian cụ thể, hữu hạn.

- Hình thành kỹ năng giải toán sơ cấp ở trường phổ thông, xây dựng phát triển các lập luận toán học (nghiên cứu đường, mặt, tính toán độ cong, độ xoắn…)

- Sử dụng các kỹ thuật chứng minh toán học (chứng minh các định lý, làm bài tập lý thuyết…)

- Phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ toán học, sử dụng ngoại ngữ trong công việc thông qua việc sử dụng các ký hiệu toán học trình bày các khái niệm, chứng minh các định lý một cách khoa học, ngắn gọn, sử dụng ngoại ngữ để tham khảo tài liệu chuyên môn phục vụ cho việc học.

- Có kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong nội bộ toán học, biết sử dụng các công cụ và phương pháp của các môn học liên quan để nghiên cứu các vấn đề của hình học như phép tính vi phân và tích phân, đại số tuyến tính và đại số đa tuyến tính.

- Thấy được những ứng dụng của hình học trong vật lý (trường véc tơ, các dạng vi phân rất có ích trong nghiên cứu điện từ học), trong kỹ thuật.

- Hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu (biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng , tìm kiếm, khai thác, xử lý khoa học, có hiệu quả nguồn tài nguyên học tập).

- Phát triển kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học (thông qua việc điều chỉnh linh hoạt các phương án dạy học theo thiết kế ban đầu phù hợp với các tình huống lớp học, quan sát bao quát lớp học và giao nhiệm vụ học tập cho HS, tạo không khí học tập tích cực trong lớp).



2.3. Mục tiêu về thái độ:

- Thấy được vai trò của môn học trong việc giải quyết các vấn đề của toán học và thực tiễn từ đó có hứng thú và thái độ học tập nghiêm túc;

- Thấy được vai trò, vị trí của môn học trong việc hình thành năng lực nghề nghiệp của người giáo viên toán ở trường phổ thông trong thời đại mới từ đó có thái độ học tập nghiêm túc, chủ động và sáng tạo;

- Thấy được vai trò của người giáo viên Toán trong việc phát triển trí tuệ của học sinh.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Nội dung môn học bao gồm:

+ Phép tính giải tích trong không gian Euclid En và hình học vi phân của En,

bao gồm: đạo hàm của hàm véctơ, véctơ tiếp xúc, trường véctơ, đạo hàm của hàm số theo một véctơ tiếp xúc và dọc một trường véctơ, ánh xạ tiếp xúc của một ánh xạ khả vi, dạng vi phân bậc1, bậc 2, đạo hàm của trường véctơ. Đường trong En, bao gồm: cung trong En, độ dài cung và tham số hóa từ nhiên của một cung chính quy, cung song chính quy trong E3, độ cong và độ xoắn của nó, định lý cơ bản của lý thuyết đường trong E3, cung phẳng, cung hình học và đa tạp 1 chiều.

+ Các kiến thức về hình học vi phân của các mặt trong E3 như: mảnh tham số, mảnh hình học và đa tạp 2 chiều, Phép tính vi phân trên đa tạp 2 chiều, phép tính tích phân trên mặt, ánh xạ Weigarten, các phương trình cơ bản của lý thuyết mặt trong E3 và ứng dụng, ánh xạ đẳng cự.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Course content includes:

+ Differential Geometry course presents analytic operations in the Euclid space En and diffrential geometry of En, such as: the deravative of a function valued vector, tangent vectors, vector fields, the deravative of a function along a tangent vector or a vector field, the linear tangent map of a differential map, differential forms of degree 1 or 2, the deravative of a vector field. This course also presents the theory of curves in En, such as: curve, the length of a curve and the natural parameterisation of a regular curve, a bi-regular curve in E3, its curvature and its tension, the basic theorem of the theory of curves in E3, curves in a plane, the geometric curve and the manifold of dimension 1.

+ The diffrential geometry of surfaces in E3 such as: parameter pieces, geometric pieces and the manifold of dimension 2, differential calculus on manifold of dimension 2, integral calculus on surfaces, Weigarten map, the basic equations of the surface theory in E3 and applications, isometric maps.



5. Tài liệu học tập:

[1]. Đoàn Quỳnh, (2000), Hình học vi phân, NXB Giáo dục.

[2]. Đoàn Quỳnh, (1993), Bài tập hình học vi phân, NXB Giáo dục.

6. Tài liệu tham khảo:

[1]. Đỗ Ngọc Diệp, Nông Quốc Chinh (2006), Hình học vi phân, NXB ĐH Thái Nguyên.

[2]. Andrew Pressley (2001), Elementary Differential Geometry, Springer Science & Business Media.

[3]. Steven H. Weintraub (1997), Differential forms, Acdemic Press, Inc.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị bài tập lớn.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận.

- Hệ thống lại kiến thức cơ bản của mỗi chương và làm một số bài tập thêm ngoài giáo trình.

- Yêu cầu cần đạt: sinh viên hệ thống được các kiến thức cơ bản của từng chương (cố gắng xây dựng theo bản đồ tư duy), giải các bài tập thành thạo.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Kiểm tra định kỳ: 0,2

  • Kiểm tra thường xuyên, bài tập lớn, tiểu luận: 0,1

  • Chuyên cần: 0,1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0,6.

  • Hình thức thi: thi viết.

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

TÊN MÔN HỌC: CHUYÊN ĐỀ ĐA TẠP KHẢ VI VÀ ĐA TẠP RIEMANN

Differential manifold and Riemannian manifold

Mã học phần: DMT921

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 (1,8;0,2) Số tiết: 30 Tổng : 32 LT: 27 BT: 4 KT:1

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Hình học vi phân

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Hình học

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Mục tiêu về kiến thức:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về đa tạp khả vi và đa tạp Riemann, là những kiến thức nền tảng của toán học, cần thiết cho sinh viên sư phạm Toán. Ngoài ra các kiến thức này cũng góp phần soi sáng các kiến thức trong chương trình toán THPT.



2.2. Mục tiêu về kỹ năng:

- Biết làm việc trên các đối tượng trừu tượng (trường véc tơ, phân thớ tiếp xúc, trường tenxo và dạng vi phân, đa tạp khả vi, đa tạp Riemann…) và hình ảnh hóa các đối tượng này bằng các đối tượng đã học ở phổ thông;

- Hình thành kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa thông qua việc hình thành các khái niệm, chứng minh các định lý và giải bài tập, biết tham chiếu bài toán trong không gian tổng quát xuống không gian cụ thể, hữu hạn.

- Sử dụng các kỹ thuật chứng minh toán học (chứng minh các định lý, làm bài tập lý thuyết…)

- Phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ toán học, sử dụng ngoại ngữ trong công việc thông qua việc sử dụng các ký hiệu toán học trình bày các khái niệm, chứng minh các định lý một cách khoa học, ngắn gọn, sử dụng ngoại ngữ để tham khảo tài liệu chuyên môn phục vụ cho việc học.

- Có kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong nội bộ toán học, biết sử dụng các công cụ và phương pháp của các môn học liên quan để nghiên cứu các vấn đề của hình học như phép tính vi phân và tích phân, đại số tuyến tính và đại số đa tuyến tính, hình học vi phân, thấy được những ứng dụng của hình học trong vật lý (trường véc tơ, các dạng vi phân rất có ích trong nghiên cứu điện từ học), trong kỹ thuật.

- Có kỹ năng xây dựng và phát triển các lập luận toán học, là cơ sở cho việc nghiên cứu những cấu trúc hình học tổng quát trên các đa tạp khả vi và đa tạp Riemann.

- Hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu (biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng , tìm kiếm, khai thác, xử lý khoa học, có hiệu quả nguồn tài nguyên học tập.

- Kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học (thông qua việc điều chỉnh linh hoạt các phương án dạy học theo thiết kế ban đầu phù hợp với các tình huống lớp học, quan sát bao quát lớp học và giao nhiệm vụ học tập cho HS tạo không khí học tập tích cực trong lớp).

2.3. Mục tiêu về thái độ:

- Thấy được vai trò của môn học trong việc giải quyết các vấn đề của toán học và thực tiễn từ đó có hứng thú và thái độ học tập nghiêm túc;

- Thấy được vai trò, vị trí của môn học trong việc hình thành năng lực nghề nghiệp của người giáo viên toán ở trường phổ thông trong thời đại mới từ đó có thái độ học tập nghiêm túc, chủ động và sáng tạo;

- Thấy được vai trò của người giáo viên Toán trong việc phát triển trí tuệ của học sinh.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Nội dung môn học bao gồm các kiến thức cơ bản về đa tạp khả vi và đa tạp Riemann n chiều. Bao gồm: Khái niệm đa tạp khả vi, ánh xạ khả vi giữa các đa tạp, phân thớ tiếp xúc và trường véctơ trên đa tạp, trường ten xơ và dạng vi phân trên đa tạp, liên thông tuyến tính trên đa tạp, liên thông Levi – Civita trên đa tạp Riemann, độ dài cung, cung trắc địa và ánh xạ mũ trên đa tạp Riemann, độ cong tiết diện của đa tạp Riemann.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Course content includes:

Differential Manifold and Riemannian manifold course presents the basic knowledge of the differential manifolds and Riemannian manifolds such as: differential manifold, differential maps, tangent fiber bundles, vector fields, tensor fields anf differential forms, linear connections on the diffrential manifold; Levi – Civita connection on the Riemannian manifold, curve lengths, geodesics and Ext maps on the Riemannian manifolds, sectional curvature of the Riemannian manifolds.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Đoàn Quỳnh, (2000), Hình học vi phân, NXB Giáo dục.

[2]. Khu Quốc Anh - Nguyễn Doãn Tuấn, (2004), Lý thuyết liên thông và Hình học Riemann, NXB Đại học sư phạm .

6. Tài liệu tham khảo:

[1]. Đoàn Quỳnh (2006), Đa tạp khả vi, NXB ĐH Sư phạm, 2006.

[2]. Andrew Pressley (2001), Elementary Differential Geometry, Springer Science & Business Media.

[3]. Sylvestre Gallot, Dominique Hulin, Jacques Lafontaine (1990), Riemannian Geometry, Springer



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị bài tập lớn.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận.

- Hệ thống lại kiến thức cơ bản của mỗi chương và làm một số bài tập thêm ngoài giáo trình.

- Yêu cầu cần đạt: sinh viên hệ thống được các kiến thức cơ bản của từng chương (cố gắng xây dựng theo bản đồ tư duy), giải các bài tập thành thạo.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Kiểm tra định kỳ: 0,2

  • Kiểm tra thường xuyên, bài tập lớn, tiểu luận: 0,1

  • Chuyên cần: 0,1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0,6.

  • Hình thức thi: thi viết.

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


Tên môn học: GIẢI TÍCH 1

ANALYSIS 1

Mã số: ANM231



1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3(2,1) Số tiết: 45 Tổng: 55 LT: 31 BT: 22 KT: 2

Loại môn học: Bắt buộc

Các môn học tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Bộ môn phụ trách: Giải tích

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Mục tiêu về kiến thức:

Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản của giải tích như: lý thuyết giới hạn của dãy và hàm, sự liên tục của hàm số, phép tính vi phân và tích phân của hàm số một biến số. Đó là những kiến thức nền tảng xuyên suốt chương trình đào tạo cử nhân Toán học, môn học này còn trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quát, có thể soi sáng những kiến thức trong chương trình toán THPT.



2.2. Mục tiêu về kỹ năng:

- Hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ Toán học: Người học được trang bị các thuật ngữ, kí hiệu toán học thông qua các khái niệm toán học như cận của tập hợp, cận trên đúng, cận dưới đúng, giới hạn, liên tục, đạo hàm, vi phân, nguyên hàm và tích phân.

- Hình thành được năng lực sử dụng kĩ thuật chứng minh toán học và phát triển các lập luận toán học thông qua các định lý, lược đồ và phương pháp chứng minh các định lý về các sự tồn tại và các phép toán giới hạn, liên tục, đạo hàm, vi phân, tích phân.

- Phát triển kỹ năng tính toán thông qua việc giải bài tập, phát triển năng lực sử dụng công cụ tính toán và máy tính cầm tay.

- Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và cụ thể hóa vấn đề.

- Rèn luyện kỹ năng diễn thuyết, lập luận logic chặt chẽ và thể hiện mối liên hệ mối quan hệ giữa giới hạn, tính liên tục, đạo hàm, tính khả vi, tính khả tích.

- Phát triển kỹ năng phát hiện, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, hiểu được phép tính đạo hàm, vi phân, tích phân được hình thành bắt nguồn từ các bài toán của vật lý, cơ học, hình học, kỹ thuật, …

- Vận dụng kiến thức giải quyết các bài toán ứng dụng trong vật lý, hình học, nhiều bài toán trong thực tế.



2.3. Mục tiêu về thái độ:

Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực xây dựng bài, chủ động lĩnh hội tri thức, có khả năng tự nghiên cứu.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Vai trò môn học: Đây là môn học mà sinh viên học để giảng dạy ở THPT. Cần giúp sinh viên hiểu thấu đáo kiến thức môn Giải tích 1 để có thể dạy tốt môn toán ở lớp 11, 12.

Vị trí môn học: Là môn cơ sở trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Toán bậc TH gồm cấp THCS, cấp THPT; phải được thực hiện ngay kỳ học đầu tiên trong 8 kỳ học của CTĐT.

Nội dung kiến thức môn học trang bị cho sinh viên bao gồm: những kiến thức cơ bản về số thực và hàm số biến số thực; lý thuyết giới hạn; hàm số liên tục; phép tính vi phân của hàm số một biến; nguyên hàm và tích phân không xác định, tích phân xác định, tích phân suy rộng.

Quan hệ với các môn học khác: Là môn cơ sở đề sinh viên có thể học tốt các môn học khác về toán như: Giải tích 2, Giải tích 3, Phương trình vi phân, Giải tích phức, Phương trình đạo hàm riêng, Giải tích hàm, Xác suất và thống kê toán học, Quy hoạch tuyến tính.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Role of subject: This is a subject which students learn to teach in high schools. Need help students comprehend Analysis 1 subject knowledge to teach math better in grades 11, 12.

Position of subject: As basic subjects in undergraduate programs pedagogical Mathematics including secondary level, high school level; must be done right the first semester for 8 semesters of the course.

Content knowledge courses equip students include: the basics of real numbers and functions of real variables; theoretical limit; continuous function; calculus of functions of one variable; primitive and indefinite integrals, definite integrals, integral generalized.

Relationships with other subjects: A basic subjects all students can do well in math and other subjects such as Analysis 2, Analysis 3, Differential Equations, Complex Analysis, partial equation, functional analysis, probability and mathematical statistics, linear planning.

5. Tài liệu học tập

[1]. Vũ Tuấn, “Giáo trình Giải tích toán học” (Tập 1) NXBGD, 2011

[2]. Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Thị Minh “Đề cương bài giảng Giải tích 1”, 2012.

6. Tài liệu tham khảo

[3]. Phích ten gơn, Cơ sở giải tích toán học, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1977.

[4]. Vũ Tuấn, Phan Đức Chính, Ngô Xuân Sơn, Giải tích toán học, NXB GD, 1977.

[5]. Nguyễn Đình Trí (Chủ biên), Toán học cao cấp ( tập 1,2,3), NXB GD, 1998.



7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80% tổng số thời lượng của học phần.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận

7.4. Phần khác

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: 0

+ Kiểm tra giữa học phần: 0,2

+ Chuyên cần: 0,1

+ Thí nghiệm, thực hành: 0

+ Bài tập lớn, tiểu luận: 0

+ Điểm thi kết thúc học phần: 0,7

+ Hình thức thi: Thi vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

TÊN MÔN HỌC: GIẢI TÍCH 2

ANALYSIS 2

Mã học phần: ANM 232

1. Thông tin chung về môn học

Số tín chỉ: 3(2, 1) Số tiết: 45 Tổng: 55 LT: 33 BT: 20 KT: 2

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết

Môn học trước: Giải tích I

Môn học song hành:

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Mục tiêu về kiến thức:

Sau học phần giải tích I, giải tích II sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản của giải tích như: phép tính vi phân và tích phân của hàm nhiều biến số. Đó là những kiến thức nền tảng xuyên suốt chương trình đào tạo cử nhân Toán học, môn học này còn trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quát và các ứng dụng của lý thuyết đó.



2.2. Mục tiêu về kỹ năng:

Giúp cho người học nắm vững được một cách hệ thống và chặt chẽ cơ sở giải tích toán học. Từ việc nắm được các định nghĩa, định lý biết áp dụng vào thực tiễn, giúp cho họ nắm vững cách tính toán giải tích. Biết vận dụng vào các bài toán ở phổ thông.

Hình thành kỹ năng tính toán, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa thông qua việc hình thành các khái niệm, chứng minh các định lý và giải bài tập.

Hình thành năng lực giải toán sơ cấp ở trường phổ thông, xây dựng phát triển các lập luận toán học .

Sử dụng các kỹ thuật chứng minh toán học (chứng minh các định lý, làm bài tập lý thuyết…)

Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, sử dụng ngoại ngữ trong công việc thông qua việc sử dụng các ký hiệu toán học trình bày các khái niệm, chứng minh các định lý một cách khoa học, ngắn gọn, sử dụng ngoại ngữ để tham khảo tài liệu chuyên môn phục vụ cho việc học.

Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong nội bộ toán học, biết sử dụng các công cụ và phương pháp của các môn học liên quan để nghiên cứu các vấn đề của giải tích cổ điển.

Hình thành năng lực vận dụng lý thuyết để thấy được ứng dụng của giải tích trong vật lý, toán học , trong kỹ thuật...



2.3.Mục tiêu về thái độ:

Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực xây dựng bài, chủ động lĩnh hội tri thức, có khả năng tự nghiên cứu.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Giải tích là một môn học cơ sở, cần thiết được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học và cao đẳng khối khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật. Giải tích II bao gồm các kiến thức là sự mở rộng phép tính vi phân và tích phân cho hàm số nhiều biến số, nó là một trong những học phần không thể thiếu được của giải tích cổ điển.

Nội dung môn học gồm có:

- phép tính vi phân của hàm nhiều biến số: gồm có các khái niệm cơ bản về giới hạn, liên tục, đạo hàm riêng, vi phân, đạo hàm theo hướng, đạo hàm hàm số kép, đạo hàm và vi phân cấp cao và cực trị.

- Tích phân bội: nghiên cứu những kiến thức về tích phân phụ thuộc tham số trong các trường hợp có cận là hằng số, có cận là hàm của tham số, có cận là vô tận.

Các khái niệm, tính chất, cách tính của tích phân tích phân 2 lớp, tích phân 3 lớp và các ứng dụng của chúng.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Analysis is a base course, need to be included in teaching at universities and colleges the natural sciences, engineering sciences. Calculus II includes the expansion of knowledge is the diferential calculus and integral to the function of many variables, it is one of the indispensable module of classical analysis.

     Course content includes:

- Calculus of functions of several variables: includes the basic concepts of limits, continuity, partial derivatives, derivative, derivative oriented, dual-function derivative, derivative and derivative senior and extreme.

- Multiple integral studies the knowledge of integrals dependent parameters in the case of constant access, have access to a function of the parameter, which is near endless.

The concept, nature and the calculation of integral calculus class 2, class 3 integrals and their applications.



5. Tài liệu học tập

[1]. Vũ Tuấn, “Giáo trình Giải tích toán học” (Tập 2) NXBGD, 2011

[2]. Phạm Thị Tuyết Mai, Phạm Thị Thuỷ “Đề cương bài giảng Giải tích 2”, 2012.

6. Tài liệu tham khảo

3]. Nguyễn Văn Khuê, Toán cao cấp, NXB Giáo dục 1997.

[4]. Phích ten gơn, Cơ sở giải tích toán học, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1977.

[5]. Vũ Tuấn, Phan Đức Chính, Ngô Xuân Sơn, Giải tích toán học, NXB Giáo dục, 1977.

[6]. Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Bài tập toán cao cấp, tập 2,3, NXB Giáo dục, 2000.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần

- Chuẩn bị bài tập lớn

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Hệ thống lại kiến thức cơ bản của mỗi chương và làm một số bài tập thêm ngoài giáo trình.

- Yêu cầu cần đạt: sinh viên hệ thống được các kiến thức cơ bản của từng chương (xây dựng theo bản đồ tư duy), giải các bài tập thành thạo.



tải về 1.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương