TRƯỜng đẠi học sư phạM



tải về 1.39 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích1.39 Mb.
#39234
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

2. Mục tiêu của môn học:

- Sử dụng tốt máy vi tính; thao tác được trên hệ điều hành Windows và một số chương trình ứng dụng; biết cách quản lý và khai thác các thông tin trên máy vi tính một cách có hiệu quả.

- Sử dụng thành thạo Microsoft Word để soạn thảo và trình bày một văn bản hoàn chỉnh theo mẫu, sử dụng được một số công cụ phụ trợ nhằm xử lý văn bản nhanh hơn,...

- Sử dụng được Microsoft Excel để xây dựng một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh nhằm giải quyết các bài toán thực tế; Sử dụng các hàm tính toán trong excel từ cơ bản đến tạp để tính toán, thống kê thông tin cần thiết.

- Sử dụng được Microsoft PowerPoint để tạo một bài báo cáo hấp dẫn và có hiệu quả.

- Biết cách khai thác, kết nối các thông tin có sẵn trên Internet nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu.

- Có kỹ năng sử dụng Internet và các ứng dụng tin học văn phòng như Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint trong công tác soạn thảo và tính toán dữ liệu, xử lý các bài toán thống kê, kế toán, ...

- Thể hiện sự yêu thích, đam mê tìm hiểu những vấn đề liên quan đến máy tính và ứng dụng vào quá trình học các môn học khác

- Thấy được vai trò của môn học với thực tế học tập, thực tế cuộc sống nói chung và cuộc sống nghề nghiệp nói riêng.

- Sau khi tốt nghiệp sinh viên phải đạt trình độ IC3 ở nội dung Các ứng dụng chủ chốt tương đương mức B (580-680 điểm).



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác khai thác một số dịch vụ Internet phục vụ học tập, nghiên cứu và giảng dạy, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ bảng để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn; sử dụng phần mềm trình chiếu để tạo bài trình chiếu hấp dẫn, hiệu quả. Biết ứng dụng kiến thức của môn học vào việc học tập các môn học khác



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Basic conceptions of information processing and of computer; exploiting Internet service for learning research and teaching; skills of using operating systems for manipulating on computer; exploiting some applicable software, typing and saving documents for official work; using excel system for science and technical tasks; using PowerPoint for creating attractive and effective presentations. Student can apply knowledge studied for studying some other subjects.

5. Tài liệu học tập:

[1] Bộ giáo trình IC3: Máy tính căn bản; Các ứng dụng chủ chốt; Cuộc sống trực tuyến, Ban CNTT-ĐH Thái Nguyên phát hành, 2013 (nội dung cập nhật theo thời gian thay đổi của phiên bản phần cứng, phần mềm).



6. Tài liệu tham khảo:

[2]. Hồ Sĩ Đàm (chủ biên), Giáo trình Tin học cơ sở, NXB ĐHSP, 2004.

[3]. Bùi Thế Tâm, Giáo trình Tin học văn phòng, NXB Giao thông vận tải, 2010.

[4]. Nhiều tác giả, Tự học Windows 7, Word & Excel 2010, NXB Văn hóa.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Hoàn thành các bài tập thực hành được giao.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

7.4. Phần khác(nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Kiểm tra thường xuyên: 0,1

  • Chuyên cần: 0,1

  • Kiểm tra định kỳ: 0,3 (thực hành)

  • Thi kết thúc học phần: 0,5; hình thức thi: vấn đáp (trên máy tính).

Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM

(Vietnamese culture’s foundation)

Mã học phần: VCF121

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng 30 tiết; LT: 21 tiết; TL: 9 tiết

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết:

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành:

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và GV; có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề sau đó tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.

- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học:

2. 1. Về kiến thức:

Nắm vững và trình bày được hệ thống kiến thức cơ bản: văn hóa và văn hóa học; định vị văn hóa Việt Nam; tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn và đặc trưng nổi bật trong từng thời kì; các thành tố văn hóa cơ bản; các vùng văn hóa ở Việt Nam; văn hóa Việt Nam trong bối cảnh xã hội hiện đại.



2.2. Về kĩ năng: Hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Năng lực nghiên cứu khoa học:

Hiện nay, văn hóa học đang là ngành khoa học phát triển với nhiều khuynh hướng và phương pháp tiếp cận hiện đại. Những thành tựu của văn hóa học được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nghiên cứu các khoa học xã hội nhân văn và hoạt động thực tiễn. Khi nắm được những tri thức cơ bản về văn hóa, người học có điều kiện tiếp nhận và nghiên cứu sâu các môn khoa học liên quan chặt chẽ với Văn hóa học như Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử, Tâm lí học, Triết học



- Năng lực thích nghi trong môi trường làm việc sau khi ra trường:

Với kiến thức chung về văn hóa và chuyên ngành được đào tạo, SV có thể thích nghi và làm việc trong nhiều môi trường công việc khác nhau. SV khối ngành sư phạm sau khi tốt nghiệp có thể công tác trong các lĩnh vực truyền thông (báo chí, truyền hình…), du lịch, nghiên cứu...



- Năng lực hợp tác:

Thông qua bài giảng và các giờ thực hành, thảo luận, hình thành cho SV năng lực hợp tác để giải quyết vấn đề (với giáo viên và các sv khác trong quá trình học tập, trao đổi thảo luận, thực hành...) và hợp tác thành công.



- Năng lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc:

Từ tri thức có được, mỗi SV trong quá trình học tập và công tác sẽ luôn có ý thức bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc; tích hợp giáo dục tinh hoa văn hóa dân tộc cho thế hệ sau.



- Năng lực tự học suốt đời:

Biết định hướng xây dựng kế hoạch tự học; tổ chức hoạt động tự học và quản lí việc tự học của bản thân để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.



- Năng lực giao tiếp:

Thông qua bài giảng, các giờ thực hành thảo luận, trực tiếp qua modun kiến thức: Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ hình thành cho SV kĩ năng giao tiếp phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, dẫn tới sự thành công trong quá trình học tập hiện tại và cho công việc sau này.



2.3. Về thái độ:

Biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; có thái độ khách quan, khoa học với các hiện tượng văn hóa lạc hậu. Từ đó, giáo dục trách nhiệm bảo tồn, phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc trong thời kì mới; hình thành và phát triển những giá trị nhân văn ở người học.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hoá và văn hoá học, trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, quan trọng, mang tính chất đặc thù của văn hoá Việt Nam. Từ đó, góp phần làm cơ sở để nghiên cứu khoa học Ngữ văn và các môn khoa học liên ngành.

Môn học gồm có 6 chương, ngoài những kiến thức đại cương nhằm cung cấp cho người học cái nhìn khái quát về văn hóa và văn hóa học nói chung, nội dung chủ yếu đi sâu vào hầu hết các vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam: định vị văn hóa Việt Nam; tiến trình văn hóa Việt Nam; một số thành tố văn hóa cơ bản; các vùng văn hóa ở Việt Nam; văn hóa Việt Nam trong bối cảnh xã hội hiện đại.

4. Course outline:

The course provides basic knowledge about culture and cultural education, provides students the basic important and specific knowledge of Vietnamese culture. Since then, it contributes the background to study scientific philology and interdisciplinary science.

The course consists of six chapters which contend general knowledge, aimed at providing students an overview of culture and cultural education in general, and mainly delve into the most fundamental issues of Vietnamese culture: positioning Vietnamese culture; Vietnam cultural process; some basic elements of culture; cultural areas in Vietnam; Vietnam culture in the context of modern society.

5. Tài liệu học tập

[1]. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Tp HCM.



[2]. Trần Quốc Vượng chủ biên (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb GD, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo

[4]. Đào Duy Anh (2001), Việt Nam văn hoá sử cương; Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[5]. Toan Ánh (2002),Văn hoá Việt Nam những nét đại cương, Nxb Văn học, Hà Nội.

[6]. Phan Kế Bính (1999), Việt Nam phong tục, Nxb Tp HCM.

[7]. Chu Xuân Diên (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Tp HCM.

[8]. Hoàng Quốc Hải (2001), Văn hoá phong tục, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[9] Đức Minh (biên soạn - 2013), Người Việt phẩm chất và thói hư tật xấu, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[10]. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[11]. Lê Như Phong(1994), Văn hoá Việt Nam, một cách tiếp cận, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[12]. Trần Ngọc Thêm, (1997) Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Tp HCM.

[13]. Đỗ Lai Thúy (2005), Văn hóa Việt Nam nhìn từ Mẫu người Văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin , Hà Nội

[14]. Lương Duy Thứ (chủ biên), Phan Thu Hiền, Phan Nhật Chiêu (1996), Đại cương văn hoá phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Đọc các tài liệu liên quan (nêu trong phần Tài liệu học tập và tham khảo) theo định hướng của giảng viên.

- Chuẩn bị thảo luận theo các nội dung giáo viên yêu cầu.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Các bài thực hành của môn học: Không

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Giao bài tập nhóm

- Yêu cầu cần đạt: Nhóm thuyết trình

7.4. Phần khác (nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3


TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

(Vietnamese in use)

Mã môn học: VIU 121
1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng : 30 tiết; LT: 21 tiết; TH: 18 tiết

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

+ Sinh viên chủ động, nghiêm túc trong việc học và chuẩn bị bài, làm bài tập.

- Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

Sau khi kết thúc môn học, sinh viên cần nắm vững những kiến thức, kĩ năng và có được những ý thức, thái độ sau:



2.1. Về kiến thức:

- Trình bày được khái niệm chính tả, các quy tặc viết hoa và quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài.

- Nêu được khái niệm từ tiếng Việt, phân tích được đặc điểm về tính không biến hình và đặc điểm về mặt cấu tạo của từ tiếng Việt.

+ Trình bày được khái niệm về câu tiếng Việt, các đặc trưng của câu, các thành phần câu, các kiểu câu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp.

- Trình bày được khái niệm về văn bản, các đặc trưng của văn bản, các loại văn bản thông dụng.

- Phân tích được mức độ, trật tự những tri thức tiếng Việt thực hành được giảng dạy ở trường PT.



2.2.Về kĩ năng:

- Viết đúng chính tả, phát hiện và chữa được các lỗi thông thường về chính tả.



- Biết sử dụng từ phù hợp, phát hiện và chữa được các lỗi thông thường khi dùng từ.

- Viết được các kiểu câu, phát hiện và chữa được các lỗi về ngữ pháp, ngữ nghĩa của câu.

- Biết tạo lập văn bản, đặc biệt là văn bản khoa học và các văn bản hành chính thông dụng.

+ Biết dạy học các tri thức, kĩ năng về tiếng Việt thực hành cho học sinh ở trường PT.



2.3. Về thái độ:

- Có lòng yêu quý tiếng Việt, tự hào về vẻ đẹp tiếng Việt.

- Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và tác động, làm ảnh hưởng tốt tới mọi người xung quanh.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Tiếng Việt thực hành cung cấp những hiểu biết cơ bản về tiếng Việt, trên cơ sở đó tập trung rèn luyện cho người học hệ thống kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Đó là các kĩ năng về chính tả, kĩ năng dùng từ, đặt câu và đặc biệt là kĩ năng tiếp nhận, tạo lập văn bản. Nhờ các kỹ năng này, người học có thể nâng cao năng lực giao tiếp của mình trong các hoạt động đọc, viết, nghe, nói. Đồng thời người học có thể vận dụng các tri thức trong tài liệu học tập để làm các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, nâng cao hiệu quả giao tiếp hành chính.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Practical Vietnamese is a subject belonging to specific curricula. This subject provides students with basic knowledge of Vietnamese, based on which it focuses on training students with Vietnamese language skills. The skills include dictation, vocabulary choice, sentence formation, and especially recognition and creation of a document. Thanks to these skills, students can develop their ability to communicate in reading, writing, listening, speaking. Further, students can apply these knowledge in conducting research, and developing professional communication.



5. Tài liệu học tập:

[1]. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1996), Tiếng Việt thực hành, Nxb.ĐHQG, Hà Nội.

[2]. Tổ Ngôn ngữ (2014), Đề cương bài giảng: Tiếng Việt thực hành, Thái Nguyên.



Tài liệu tham khảo:

[3]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2000), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

[4]. Hoàng Anh (chủ biên), Phạm Văn Thấu, Tiếng Việt thực hành (2005), Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội.

[5]. Trần Trí Dõi (1997), Bài tập tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Hữu Đạt (1995), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Hoàng Văn Hành, Hoàng Phê, Đào Thản (2002), Sổ tay dùng từ tiếng Việt, Nxb KHXN, Hà Nội.

[8]. Hồ Lê, Lê Trung Hoa (2003), Sửa lỗi ngữ pháp (lỗi về kết cấu câu), Nxb KHXH, Hà Nội.

[9]. Hà Quang Năng (chủ biên), Từ điển lỗi dùng từ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Phan Ngọc, Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt, Nxb Đà Nẵng.

[11]. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (1997), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Phan Thiều (1998), Rèn luyện ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

- Các bài thực hành của môn học: Ở phần cuối mỗi chương.

- Các bài thực hành của môn học: Ở phần cuối mỗi chương

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: Sau khi được hướng dẫn trên lớp, SV làm hết và làm đúng các bài tập thực hành; chữa bài trên lớp vào giờ tiếp theo.



7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác (nếu có)

Ví dụ như tham quan thực tế



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình chung các điểm TX + Điểm ĐK):3

TÊN MÔN HỌC: ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH VÀ HÌNH HỌC GIẢI TÍCH I

Linear Algebra and Coordinate Geometry 1

Mã học phần: LIA 241

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 4(3;1) Số tiết: 60 Tổng : 75 LT: 45 BT: 28 KT:2

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước:

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Hình học

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Mục tiêu về kiến thức: HP này nhằm:

Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về Đại số tuyến tính, là những kiến thức nền tảng xuyên suốt chương trình đào tạo cử nhân Toán học, môn học này còn trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quát, có thể soi sáng những kiến thức trong chương trình toán THPT.



2.2. Mục tiêu về kỹ năng: HP này nhằm giúp SV:

- Hình thành kỹ năng làm việc trên các cấu trúc toán học trừu tượng như làm quen với khái niệm không gian vecto trừu tượng và việc tiếp cận toán học theo phương pháp tiên đề; bước đầu hiểu về cấu trúc đại số và làm việc trên các cấu trúc đại số, cấu trúc đại số con, cấu trúc thương;

- Phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ toán học, sử dụng ngoại ngữ trong công việc thông qua việc sử dụng các ký hiệu toán học trình bày các khái niệm, chứng minh các định lý một cách khoa học, ngắn gọn, sử dụng ngoại ngữ để tham khảo tài liệu chuyên môn phục vụ cho việc học.

- Hình thành kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa thông qua việc hình thành các khái niệm, chứng minh các định lý và giải bài tập, biết tham chiếu bài toán trong không gian tổng quát xuống không gian cụ thể, hữu hạn.

- Sử dụng các kiến thức được học giải thích được một cách rõ ràng, logic các kiến thức ở phổ thông có liên quan, đặc biệt thấy được sự tổng quát hóa của các khái niệm đã học ở phổ thông trong môn học.

- Hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu (biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng , tìm kiếm, khai thác, xử lý khoa học, có hiệu quả nguồn tài nguyên học tập.

- Hình thành kỹ năng giải bài tập toán sơ cấp ở phổ thông ( phương trình của đường, mặt bậc hai, ma trận, định thức, hệ PTTT, véc tơ, cơ sở, tọa độ của véc tơ…).

- Hình thành kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm (thông qua hình thức làm bài tập thảo luận nhóm, thi vấn đáp).



2.3. Mục tiêu về thái độ: HP này giúp SV:

- Thấy được vai trò của môn học trong việc giải quyết các vấn đề của toán học và thực tiễn từ đó có hứng thú và thái độ học tập nghiêm túc;

- Thấy được vai trò, vị trí của môn học trong việc hình thành năng lực nghề nghiệp của người giáo viên toán ở trường phổ thông trong thời đại mới từ đó có thái độ học tập nghiêm túc, chủ động và sáng tạo;

- Thấy được vai trò của người giáo viên Toán trong việc phát triển trí tuệ của học sinh.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Đại số tuyến tính là môn học cơ sở được giảng dạy ở hầu hết các chương trình đại học dành cho sinh viên ngành toán và các ngành tự nhiên khác, nó cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng để tiếp cận với toán học hiện đại, là cơ sở để nghiên cứu rất nhiều ngành toán học khác như giải tích, hình học, tối ưu, điều khiển, phương trình vi phân … Đây cũng là môn học đầu tiên tiếp cận toán học bằng phương pháp tiên đề. Ngoài ra đối với sinh viên ngành toán, các kiến thức về hình học giải tích rất quan trọng.

Nội dung dung môn học bao gồm:

+ Hình học giải tích: Trong phần này sẽ giới thiệu về phương pháp tọa độ, đặc biệt là đường bậc hai và mặt bậc hai cùng với phương trình tổng quát. Bằng việc sử dụng các phép biến đổi tọa độ để đưa ra phương trình chính tắc và từ đó nghiên cứu một số tính chất của chúng.

+ Ma trận, định thức và hệ phương trình tuyến tính: Trong phần này sẽ nghiên cứu về ma trận, các phép toán trên ma trận, định thức và các tính chất của định thức, giải hệ phương trình tuyến tính và cấu trúc nghiệm của hệ phương trình tuyến tính.

+ Không gian vectơ: Các khái niệm cơ bản về không gian vectơ, hệ vectơ độc lập tuyến tính và phụ thuộc tuyến tính, cơ sở, số chiều của không gian vectơ, các khái niệm về không gian vectơ con và không gian vectơ thương.

+ Ánh xạ tuyến tính: Các khái niệm cơ bản về ánh xạ tuyến tính, ảnh và hạt nhân của một ánh xạ tuyến tính, các ánh xạ tuyến tính đặc biệt: đơn cấu, toàn cấu và đẳng cấu, các khái niệm về tự đồng cấu và tự đẳng cấu.
4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Linear algebra is the basis subject that be taught in most undergraduate programs for students in mathematics and other natural sciences, it gives students the background knowledge to reach modern mathematics, the research base for so many other branches of mathematics, such as analysis, geometry, optimization, control, differential equations, ... This is the first course that approach mathematical by using axiomatic method. In addition to student mathematics knowledge about coordinate geometry is very important.

The course content includes:

+ Coordinate Geometry: This section introduces the method of coordinates, especially quadratic line, surface of degree 2 and their general equation. By using coordinate transformations, we make the canonical equation and then study some of their properties.

+ Matrix, determinant and systems of linear equations: In this study of matrices, operations on matrices, determinant and the properties of the determinant, solving linear equations systems and the structure of the solution space of them.

+ Vector space: The basic concepts of vector spaces, system of linear independent vectors and linear dependence, bases, dimension of the vector space, the concept of vector subspace and factor vector space.

+ Linear mapping: The basic concepts of linear mapping, image and kernel of a linear mapping, the special linear mapping: monomorphism, epimorphism and isomorphic the concept of endomophism and automorphism.



tải về 1.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương