TRƯỜng đẠi học sư phạM



tải về 1.39 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích1.39 Mb.
#39234
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

7.3. Phần tự học, tự nghiên cứu

- Nhiệm vụ của sinh viên: Đăng kí tham gia khóa học trực tuyến tại địa chỉ trang web http://www.daotaotructuyen.org. Giảng viên cung cấp các tài nguyên của khóa học như: bài giảng điện tử, tài liệu tham khảo, hướng tự học và giải các bài tập nâng cao. Các hoạt động của sinh viên trong khóa học như: đọc bài giảng điện tử, nghiên cứu tài liệu tham khảo, viết bài trên diễn đàn trao đổi, tự đánh giá.

- Yêu cầu cần đạt: Sinh viên nắm được phương pháp học tập trực tuyến, rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu thông qua hình thức học trực tuyến.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm:

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, chữa bài tập, chuyên cần: 0.1

  • Kiểm tra giữa học phần: 0.2

  • Tiểu luận, báo cáo chuyên đề, seminar: 0.2

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0.5

  • Hình thức thi: Tự luận.

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

VÀ LÝ LUẬN DẠY HỌC MÔN TOÁN

(Scientific Research Methodology and Didactics of Mathematics)

Mã học phần: SRD 441

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 4 (4,5; 1).

Số tiết: 60 Tổng: 75 LT: 45 TT : 12 BT: 10 TL: 6 KT: 2

Loại môn học: Bắt buộc

Môn học trước:Những NLC của KH Mác-Lênin, Giáo dục học, Tập hợp lôgic.

Môn học song hành:

Bộ môn phụ trách: Phương pháp giảng dạy

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Mục tiêu về kiến thức:

Trang bị cho người học những kiến thức đại cương về phương pháp dạy học môn Toán, đó là một trong những kiến thức nghiệp vụ quan trọng giúp cho sinh viên có được những hiểu biết cơ bản về việc dạy học bộ môn Toán (mục tiêu, nội dung, nguyên tắc và phương pháp, dạy học khái niệm, định lí, quy tắc phương pháp và dạy học giải bài tập toán, ...) để họ có thể đáp ứng được yêu cầu giảng dạy sau khi ra trường.



2.2. Mục tiêu về kĩ năng:

+ Hình thành được kĩ năng nghiên cứu khoa học Toán học và khoa học giáo dục thông qua việc được trang bị các kiến thức lí luận về NCKH và làm bài tập thực hành.

+ Phát triển kĩ năng lực tư duy thông qua việc được trang bị các kiến thức về các loại hình và thao tác tư duy, các hoạt động của học sinh trong quá trình học tập môn Toán ở trường phổ thông; thông qua việc vận dụng các kiến thức đó vào phân tích, đề xuất, giải các bài toán và dạy học giải bài tập toán.

+ Hình thành được kĩ năng tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa môn Toán thông qua việc việc nghiên cứu nội dung và những tư tưởng cơ bản của sách giáo khoa môn Toán;

+ Hình thành kĩ năng phát triển chương trình thể hiện ở việc : biết vận dụng kiến thức về chương trình để phân tích, nhận xét chương trình môn học hiện hành ở trường phổ thông (cách tiếp cận xây dựng chương trình, các yếu tố cấu thành chương trình); biết phân tích lộ trình phát triển nội dung của môn học hiện hành ở phổ thông.

+ Hình thành được kĩ năng phối hợp sử dụng các PPDH thông qua việc được trang bị các kiến thức lí luận về PPDH và vận dụng các PPDH vào DH các tình huống điển hình trong DH toán ở trường phổ thông.

+ Hình thành được kĩ năng thiết kế và sử dụng các phương tiện DH thông qua việc được trang bị các kiến thức lí luận về sử dụng và thiết kế các phương tiện DH đồng thời sử dụng các phương tiện DH vào DH các tình huống điển hình trong DH Toán ở trường phổ thông.

+ Hình thành được năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán học và giáo dục học sinh thông qua việc được trang bị các kiến thức về sử dụng phương tiện DH trong DH Toán ở trường phổ thông và vận dụng vào DH các tình huống điển hình trong DH Toán.

+ Phát triển được kĩ năng giải các bài toán sơ cấp thông qua việc được trang bị các kiến thức lí luận về DH giải bài tập và thực hành giải bài tập Toán học.

+ Phát triển kĩ năng lực xây dựng và phát triển các lập luận Toán học thông qua việc được trang bị các lí luận về suy luận và thực hành chứng minh các định lý Toán học.

+ Hình thành được năng lực trải nghiệm thực tiễn thông qua việc so sánh, đối chiếu và vận dụng các kiến thức lí luận của môn học vào xem xét thực tiễn DH ở trường phổ thông.

+ Phát triển kĩ năng tự học, tự nghiên cứu (biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, tìm kiếm, khai thác, xử lí các nguồn tài nguyên học tập một cách hợp lí, khoa học và hiệu quả), thông qua việc viết các chuyên đề, bài tập lớn.

+ Phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm thông qua hình thức thảo luận nhóm và thực hiện các tương tác sư phạm trong quá trình học tập.

2.3. Mục tiêu về thái độ:

Người học thấy được vai trò, vị trí của môn học trong việc hình thành năng lực nghề nghiệp của người giáo viên toán ở trường phổ thông và vai trò của người giáo viên Toán trong sự nghiệp giáo dục chung từ đó có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động và sáng tạo.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này là môn học bắt buộc, nằm trong khối các kiến thức nghiệp vụ. Môn học này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học. Trên cơ sở đó môn học sẽ giúp sinh viên tìm hiểu và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục.



Môn học này trang bị cho sinh viên những kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất về việc dạy học môn Toán ở trường phổ thông. Môn học giúp sinh viên nắm được mục đích, nội dung, các phương pháp dạy học Toán, suy luận toán học. Môn học còn trang bị cho sinh viên cách dạy học các tình huống điển hình trong môn Toán như: dạy học khái niệm, định lý, giải bài tập, ôn tập toán. Môn học này có mối liên hệ với các môn học khác như: Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê-nin, Giáo dục học, Tập hợp lôgic, Phương pháp dạy học môn Toán, Thực hành giảng dạy.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The first part of the subject (scientific research methodology) provides students with some basic knowledge of mathematics science and scientific research. The students will be studied about the logical structure of a scientific work; the steps of conducting a research and the methods to represent a scientific report. As a result, the students can understand the nature of scientific research in education and conduct an educational research on their own.

The second part of the subject helps students to study the following problems: Teaching purposes, principles and contents; mathematics teaching methodology and argumentation. Moreover, the subjects provides students with the strategies of mathematics concept teaching, theorem teaching and problem solving process. Mathematical developing process. Students are also trainned abilities for self-learning and conducting a scientific research on mathematics education.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy học môn toán, NXB Đại học Sư phạm, 2004.

[2]. Phạm Viết Vượng, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học quốc gia HN, 1997.

6. Tài liệu tham khảo:

[1]. Luyện Thị Bình, Nguyễn Anh Tuấn, Đề cương bài giảng phương pháp dạy học môn Toán (phần đại cương).

[2]. Hoàng Chúng, Phương pháp dạy học Toán học ở trường trung học cơ sở, NXB Giáo dục, 1997.

[3]. Phạm Văn Hoàn (chủ biên), Trần Thúc Trình, Nguyễn Gia Cốc, Giáo dục học môn Toán, NXB Giáo dục, 1986.

[4]. Bùi Văn Nghị, Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, 2009.

[5]. Phạm Hồng Quang, Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm, NXB ĐHSP, 2006.

[6]. Robert J. Marzano, Debra J. Pickering - Jane e. Pollock, Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB GD Việt Nam, 2011.

[7]. Robert J. Marzano, Nghệ thuật dạy học, NXB GD Việt Nam, 2011.

[8]. Đào Tam, Lê Hiển Dương, Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống trong dạy học Toán, NXB ĐHSP, 2008.

[9]. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ, Phương pháp nghiên cứu Khoa học giáo dục, NXB Đại học sư phạm, 2004.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn:

1) Đề xuất một đề tài nghiên cứu và xây dựng đề cương nghiên cứu của đề tài đó.

- Yêu cầu cần đạt: Đáp ứng yêu cầu của một đề cương nghiên cứu khoa học.

2) Tìm hiểu sự thể hiện của những tư tưởng cơ bản của nội dung môn Toán trong chương trình môn Toán ở phổ thông hiện nay.

- Yêu cầu cần đạt: Phải chỉ ra được sự thể hiện cụ thể của bốn tư tưởng trong nội dung môn Toán ở phổ thông và phân tích làm rõ tư tưởng đó.

3) Tìm hiểu thực tế vận dụng các phương pháp dạy học trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông. Đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả việc sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học môn Toán.

- Yêu cầu cần đạt: Phải đánh giá được thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học môn Toán vào thực tiễn ở trường phổ thông. Trên cơ sở đó đề xuất được giải pháp để nâng cao hiệu quả việc dạy học môn Toán thông qua việc sử dụng các phương pháp dạy học (nếu có).



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 0, 1

  • Kiểm tra giữa học phần: 0, 2

  • Chuyên cần: 0,1

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): 0, 1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0, 5

  • Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm):thi viết tự luận


TÊN MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN

(Methodology of Mathematics Teaching)

Mã học phần: MET 451

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 5 (4, 1)

Số tiết: 75 Tổng : 90 LT: 50 TT: 15 Thảo luận: 10 Bài tập: 15

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: PPNCKH&LLDH môn Toán; Hình học sơ cấp

Môn học song hành: Đại số sơ cấp

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: LL&PPDH Môn Toán

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Mục tiêu về kiến thức:

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về việc dạy học những nội dung cụ thể trong chương trình môn Toán ở trường phổ thông. Đây là môn học nhằm trang bị cho người học những tri thức nghiệp vụ cụ thể, đặc thù của việc dạy học các mạch kiến thức toán ở trường phổ thông, qua đó giúp cho sinh viên làm chủ các mạch kiến thức toán cũng như việc dạy học các kiến thức đó ở trường phổ thông.



2.2. Mục tiêu về kĩ năng:

+ Hình thành được kĩ năng tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa môn Toán thông qua việc nghiên cứu các nội dung Toán học trong môn Toán ở trường PT (Hệ thống số; hàm số; phương trình và bất phương trình; đạo hàm- tích phân…) và nghiên cứu các quan điểm xây dựng các nội dung toán học đó trong chương trình môn Toán ở trường PT.

+ Phát triển được kĩ năng phân tích, tổng hợp thông qua việc phân tích, đánh giá về những ưu nhược điểm trong việc xây dựng các nội dung Toán học trong môn Toán ở trường PT.

+ Phát triển được kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Toán học thông qua nghiên cứu việc xây dựng các nội dung Toán học ở trường PT và cách dạy các nội dung Toán học đó.

+ Hình thành được kĩ năng vận dụng các kiến thức Toán học cao cấp vào thực tiễn DH môn Toán ở trường PT thông qua việc nghiên cứu các nội dung Toán học như: Hệ thống số (trường hợp đặc biệt của các cấu trúc đại số); hàm số (trường hợp đặc biệt của ánh xạ); phương trình, bất phương trình… và cách dạy các nội dung đó trong trường PT.

+ Phát triển được kĩ năng giải bài toán sơ cấp ở trường phổ thông thông qua hoạt động giải bài tập trong mỗi mô- đun kiến thức.

+ Phát triển kĩ năng tự học, tự nghiên cứu (biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, tìm kiếm, khai thác, xử lí các nguồn tài nguyên học tập một cách hợp lí, khoa học và hiệu quả), thông qua việc viết các chuyên đề, bài tập lớn.

+ Phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm thông qua hình thức thảo luận nhóm và thực hiện các tương tác sư phạm trong quá trình học tập.



2.3. Mục tiêu về thái độ:

Người học thấy được vai trò, vị trí của môn học trong việc hình thành năng lực nghề nghiệp của người giáo viên toán ở trường phổ thông và vai trò của người giáo viên Toán trong sự nghiệp giáo dục chung từ đó có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động và sáng tạo.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Phương pháp dạy học môn Toán là môn học bắt buộc nằm trong khối kiến thức nghiệp vụ trong chương trình đào tạo Cử nhân Sư phạm Toán học. Môn học này nhằm giúp người học có hiểu biết sâu sắc về những vấn đề những nội dung Toán học trong chương trình môn Toán ở trường phổ thông và phương pháp dạy học những nội dung đó sao cho hiệu quả, ngoài ra còn phát triển cho người học năng lực dạy học và giáo dục Toán học Môn học này bao gồm các nội dung quan trọng sau: Dạy học các hệ thống số trong trường phổ thông; Dạy học hàm số; Dạy học phương trình- bất phương trình; dạy học một số yếu tố Hình học; dạy học một số yếu tố của giải tích Toán học và dạy học một số yếu tố của Toán ứng dụng. Môn học này có mối liên hệ sâu sắc với các môn học Giáo dục học; hình học sơ cấp; đại số sơ cấp và môn thực hành giảng dạy.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: This subject provides students with the understanding of basic mathematical contents in the school mathematics curriculum. It also helps students to use appropriate methods in teaching the contents. The subject contains the following important topics: number system teaching, function teaching, equation - inequation teaching, calculus teaching and some key ideas of applied mathematics. The subject has strict connection with other subjects like pedagogy, elementary geometry, elementary algebra and teaching practice.

5. Tài liệu học tập:

[1] Nguyễn Bá Kim – Vũ Dương Thụy- Đinh Nho Chương- Vũ Mạnh Cảng (1994), Phương pháp dạy học môn Toán (phần 2) , NXB Giáo dục.



6. Tài liệu tham khảo:

[ 3]. Hoàng Xuân Sính (1995), Đại số đại cương, NXB Giáo dục;

[4] Ngô Thúc Lanh , Số học, NXB Giáo dục

[5] SGK Toán 6, NXB Giáo dục;

[6] SGK Toán 7, NXB Giáo dục;

[7] SGK Toán 8, NXB Giáo dục;

[8] SGK Toán 9, NXB Giáo dục;

[9] SGK Đại số 10, NXB Giáo dục;

[10] SGK Hình học 10, NXB Giáo dục;

[11] SGK Đại số và Giải tích 11, NXB Giáo dục;

[12] SGK Hình học 10, NXB Giáo dục;

[13] SGK Giải tích 12, NXB Giáo dục;

[14] SGK Hình học 12, NXB Giáo dục;
7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tiểu luận: SV lựa chọn một trong các vấn đề sau:

+ Quan hệ chia hết trong vành số nguyên và các bài toán có liên quan trong chương trình số học ở trường PT;

+ Một số sai lầm của học sinh khi giải phương trình và bất phương trình vô tỉ;

+ Một số sai lầm của HS khi giải phương trình lượng giác;

+ Một số sai lầm của HS khi giải toán Hình học không gian;

+ Tìm hiểu các phương pháp dựng thiết diện của một mặt phẳng với một khối đa diện và các bai toán có liên quan.

- Yêu cầu cần đạt: Bài tiểu luận được viết bằng tay, tối thiểu dài 15 trang A4. Bài tiểu luận gồm 3 phần: Tổng quan về vấn đề (ý nghĩa, vai trò của nội dung toán học đó); nội dung; kết luận.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 0.05

  • Kiểm tra giữa học phần: 0.2

  • Chuyên cần: 0.05

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): 0.1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0.6.

  • Hình thức thi: thi viết tự luận

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


CHUYÊN ĐỀ: LỊCH SỬ TOÁN

(History of Mathematics)

Mã học phần: HIM 331

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 (4; 1).

Số tiết: 30 Tổng : 45 LT:20 TH: Thảo luận: 15 Bài tập: 10

Loại môn học: Bắt buộc

Môn học trước: Giáo dục học

Môn học song hành: Lí luận dạy học môn Toán.

Bộ môn phụ trách: Phương pháp giảng dạy

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Mục tiêu về kiến thức:

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất về Lịch sử Toán để giúp cho họ có những hiểu biết nhất định về Lịch sử hình thành, phát triển của chuyên ngành đang học và là nền tảng kiến thức quan trọng để họ có thể sử dụng trong giảng dạy bộ Toán.



2.2. Mục tiêu về kĩ năng:

+ Hình thành kĩ năng tìm hiểu, phân tích chương trình SGK phổ thông thông qua việc tìm hiểu lịch sử toán với việc dạy học toán ở trường phổ thông.

+ Hình thành kĩ năng vận dụng các kiến thức của lịch sử toán học trong dạy học toán; Nắm được yêu cầu của việc tích hợp kiến thức lịch sử toán trong giảng dạy môn Toán ở trường phổ thông thông qua việc tìm hiểu lịch sử toán với việc dạy học toán ở trường phổ thông, thông qua việc nắm được các giai đoạn phát triển của toán học và lịch sử phát triển của một số chủ đề kiến thức môn Toán ở phổ thông.

+ Hình thành kĩ năng lực dạy học tích hợp; Hiểu được hoàn cảnh lịch sử - xã hội của các giai đoạn phát triển của toán học thông qua việc tìm hiểu lịch sử toán với việc dạy học toán ở trường phổ thông, thông qua việc nắm được các giai đoạn phát triển của toán học và lịch sử phát triển của một số chủ đề kiến thức môn Toán ở phổ thông.

+ Hình thành kĩ năng lực vận dụng toán học cao cấp giải bài toán hình học sơ cấp; Nắm được những tư tưởng hiện đại của toán học cao cấp; Hiểu được vai trò của toán học trong giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua việc tìm hiểu lịch sử toán với việc dạy học toán ở trường phổ thông, thông qua việc nắm được các giai đoạn phát triển của toán học.

+ Phát triển năng lực tư duy phê phán; Hiểu được lịch sử phát sinh một số khái niệm nền tảng của toán học thông qua việc nắm được các giai đoạn phát triển của toán học và lịch sử phát triển của một số chủ đề kiến thức môn Toán ở phổ thông.

+ Phát triển kĩ năng tự học, tự nghiên cứu (biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, tìm kiếm, khai thác, xử lí các nguồn tài nguyên học tập một cách hợp lí, khoa học và hiệu quả), thông qua việc viết các chuyên đề, bài tập lớn.

+ Phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm thông qua hình thức thảo luận nhóm và thực hiện các tương tác sư phạm trong quá trình học tập.



2.3. Mục tiêu về thái độ:

Người học thấy được vai trò, vị trí của môn học trong việc hình thành năng lực nghề nghiệp của người giáo viên toán ở trường phổ thông và vai trò của người giáo viên Toán trong sự nghiệp giáo dục chung từ đó có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động và sáng tạo.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này thuộc trong số các môn học tự chọn. Môn học này nhằm giúp cho sinh viên thấy được mục tiêu của học phần Lịch sử Toán, ý nghĩa và vai trò của lịch sử toán đối với việc dạy học môn Toán ở trường phổ thông. Thông qua môn học này sinh viên còn nắm được về sự phát triển của Toán học qua các giai đoạn như: giai đoạn phát sinh toán học, giai đoạn toán học sơ cấp, giai đoạn toán học cao cấp cổ điển, giai đoạn toán học hiện đại. Môn học còn trang bị cho sinh viên các kiến thức về lịch sử phát triển một số chủ đề kiến thức môn Toán ở trường phổ thông như: lịch sử phép đếm và hệ thống số, lịch sử các kiến thức Đại số, Hình học và Giải tích. Môn học này có sự liên hệ gần với các môn học như: Lí luận dạy học môn Toán, Phương pháp dạy học môn Toán, Thực hành giảng dạy.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: The subject helps students to realize the objectives of studying history of mathematics and its role in the process of teaching mathematics at secondary school. The students are provided with the development of mathematics through main stages such as: ancient mathematics, elementary mathematics, advanced classical mathematics, modern mathematics. Moreover, the subject introduces students the history of number system development; history of algebra, geometry and analysis. These knowledge are foundation for teachers to teach elementary mathematics at the secondary schools.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Phạm Gia Đức, Phạm Đức Quang (2007). Giáo trình lịch sử toán học. NXB Đại học Sư phạm.

[2]. Trần Trung, Nguyễn Chiến Thắng (2013). Lịch sử kiến thức toán học ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm.

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Nguyễn Anh Tuấn (2012). Giáo trình lôgic toán và lịch sử toán học. NXB Đại học Sư phạm.

[4]. Craig Smorynski (2008). History of mathematics: A supplement. Springer.

[5]. David M. Burton (2006). The history of mathematics: An introduction. McGraw-Hill Publishers.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn:

1) Làm rõ ý nghĩa, vai trò của lịch sử toán đối với việc dạy học môn Toán ở trường phổ thông.

- Yêu cầu cần đạt: chỉ ra các vai trò, ý nghĩa, lấy ví dụ phân tích để làm nổi bật được các vai trò, ý nghĩa đó.

2) Thiết kế giáo án dạy học trong đó có tích hợp các kiến thức về lịch sử toán.

- Yêu cầu cần đạt: Thiết kế giáo án một tiết dạy môn Toán trong chương trình THPT trong đó có tích hợp lịch sử toán với toán học.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 0, 1

  • Kiểm tra giữa học phần:0, 2

  • Chuyên cần: 0, 1

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): 0, 1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0, 5

  • Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm):thi viết tự luận


TÊN MÔN HỌC: THỰC HÀNH SƯ PHẠM 1

(Practices in Teaching Mathematics Number 1)

Mã học phần: PTM 431

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 (2, 1)

Số tiết: 45 Tổng : 60 LT: 30 TH: 10 Thảo luận: 10 Bài tập: 10

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: PPNCKH&LLDH môn Toán; Hình học sơ cấp;

Môn học song hành: Đại số sơ cấp; Phương pháp DH môn Toán

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Phương pháp giảng dạy

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Mục tiêu về kiến thức:

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cụ thể về việc lập kế hoạch, chuẩn bị từng tiết lên lớp và thực hiện các tiết dạy (kĩ năng nói, viết, vẽ hình,...). Đây là những kiến thức quan trọng, mang tính chất cầm tay chỉ việc giúp cho sinh viên có được những kĩ năng cơ bản của người giáo viên dạy toán để học có thể làm tốt công việc giảng dạy sau khi ra trường.



2.2. Mục tiêu về kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng giao tiếp với HS thông qua thực hành giảng dạy.

+ Hình thành được kĩ năng tìm hiểu chương trình và SGK thông qua thiết kế giáo án và thực hành giảng dạy

+ Hình thành được năng lực sử dụng ngôn ngữ Toán học thông qua việc rèn luyện sử dụng ngôn ngữ Toán học trong thiết kế giáo án và thực hành giảng dạy.

+ Phát triển được kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa thông qua việc phân tích nội dung kiến thức trong chương trình, SGK để thiết kế giáo án và thực hành giảng dạy.

+ Hình thành được kĩ năng phối hợp sử dụng các PPDH trong việc thiết kế các loại bài dạy (các loại giáo án: Giáo án lý thuyết, giáo án bài tập, giáo án luyện tập…).

+ Hình thành và phát triển được kĩ năng sử dụng phương tiện DH trong việc thiết kế bài dạy và thực hành giảng dạy.

+ Hình thành được kĩ năng xây dựng và quản lý hồ sơ DH thông qua việc thiết kế kế hoạch thực hành giảng dạy, thiết kế bài dạy và thực hành giảng dạy.

+ Hình thành được kĩ năng kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS thông qua việc nhận xét, đánh giá và cho điểm HS trong thực hành giảng dạy.

+ Phát triển kĩ năng tự học, tự nghiên cứu (biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, tìm kiếm, khai thác, xử lí các nguồn tài nguyên học tập một cách hợp lí, khoa học và hiệu quả), thông qua việc viết các chuyên đề, bài tập lớn.

+ Phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm thông qua hình thức thảo luận nhóm và thực hiện các tương tác sư phạm trong quá trình học tập.

2.3. Mục tiêu về thái độ:

Người học thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của các kĩ năng sư phạm cơ bản như: nói, viết, vẽ hình, đồ thị, tìm hiểu chương trình, SGK, thiết kế giáo án, ... trong giảng dạy toán, từ đó có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động và sáng tạo.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Thực hành dạy học môn Toán là môn học bắt buộc trong khối kiến thức nghề nghiệp thuộc chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Toán. Môn học này nhằm cung cấp cho người học một số kiến thức và phát triển cho họ những kỹ năng dạy học Toán như: kĩ năng tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa môn Toán ở trường phổ thông; kĩ năng soạn giáo án; kĩ năng giải bài tập Toán học; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng sử dụng các phương pháp và phương tiện DH và kĩ năng thực hiện giờ dạy.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Practices in teaching mathematics provides students with basic knowledge about mathematics and teaching methodology. This subject helps students to develop crucial mathematics teaching skills such as: curriculum and textbook investigation; lesson plan making; solving mathematics problems; communication; suitable teaching methods and teaching aids; activity organization.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Danh Nam, Bùi Thị Hạnh Lâm, Phan Thị Phương Thảo (2014). Giáo trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn Toán. NXB Giáo dục Việt Nam.

[2] Nguyễn Bá Kim (2006), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm.

6. Tài liệu tham khảo:

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chuẩn kiến thức và kĩ năng môn Toán

[4] Trần Văn Hạo (tổng chủ biên) , Vũ Tuấn, Lê Văn Tiến, Vũ Viết Yên (2007) , Đại số 10, NXB Giáo dục;

[5] Nguyễn Mộng Hy, Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên (2006), Hình học 10, NXB Giáo dục;

[6] Trần Văn Hạo (tổng chủ biên) , Vũ Tuấn, Lê Văn Tiến, Vũ Viết Yên , Đại số và Giải tích 11, NXB Giáo dục;

[7] Nguyễn Mộng Hy, Khu Quốc Anh, Nguyễn Hà Thanh, Phan Văn Viện,

Hình học 11, NXB Giáo dục 2007

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 0.05

  • Kiểm tra giữa học phần: 0.2

  • Chuyên cần: 0.05

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): 0.1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0.6.

  • Hình thức thi: thi viết tự luận

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


TÊN MÔN HỌC: THỰC HÀNH SƯ PHẠM 2

(Practices in Teaching Mathematics Number 2)

Mã học phần: PTM 431

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 (1, 1)

Số tiết: 30 Tổng : 45 LT: 15 TH: 30 Thảo luận: Bài tập:

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: PPNCKH&LLDH môn Toán; Hình học sơ cấp;

Môn học song hành: Đại số sơ cấp; Phương pháp DH môn Toán

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Phương pháp giảng dạy

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Mục tiêu về kiến thức:

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cụ thể về việc lập kế hoạch, chuẩn bị từng tiết lên lớp và thực hiện các tiết dạy (kĩ năng nói, viết, vẽ hình,...). Đây là những kiến thức quan trọng, mang tính chất cầm tay chỉ việc giúp cho sinh viên có được những kĩ năng cơ bản của người giáo viên dạy toán để học có thể làm tốt công việc giảng dạy sau khi ra trường.



2.2. Mục tiêu về kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng giao tiếp với HS thông qua thực hành giảng dạy.

+ Hình thành được kĩ năng tìm hiểu chương trình và SGK thông qua thiết kế giáo án và thực hành giảng dạy

+ Hình thành được năng lực sử dụng ngôn ngữ Toán học thông qua việc rèn luyện sử dụng ngôn ngữ Toán học trong thiết kế giáo án và thực hành giảng dạy.

+ Phát triển được kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa thông qua việc phân tích nội dung kiến thức trong chương trình, SGK để thiết kế giáo án và thực hành giảng dạy.

+ Hình thành được kĩ năng phối hợp sử dụng các PPDH trong việc thiết kế các loại bài dạy (các loại giáo án: Giáo án lý thuyết, giáo án bài tập, giáo án luyện tập…).

+ Hình thành và phát triển được kĩ năng sử dụng phương tiện DH trong việc thiết kế bài dạy và thực hành giảng dạy.

+ Hình thành kĩ năng thực hiện các khâu lên lớp, tổ chức quản lí lớp học thông qua việc giảng tập.

+ Hình thành được kĩ năng xây dựng và quản lý hồ sơ DH thông qua việc thiết kế kế hoạch thực hành giảng dạy, thiết kế bài dạy và thực hành giảng dạy.

+ Hình thành được kĩ năng kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS thông qua việc nhận xét, đánh giá và cho điểm HS trong thực hành giảng dạy.

+ Phát triển kĩ năng tự học, tự nghiên cứu (biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, tìm kiếm, khai thác, xử lí các nguồn tài nguyên học tập một cách hợp lí, khoa học và hiệu quả), thông qua việc viết các chuyên đề, bài tập lớn.

+ Phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm thông qua hình thức thảo luận nhóm và thực hiện các tương tác sư phạm trong quá trình học tập.



2.3. Mục tiêu về thái độ:

Người học thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của các kĩ năng sư phạm cơ bản như: nói, viết, vẽ hình, đồ thị, tìm hiểu chương trình, SGK, thiết kế giáo án, ... trong giảng dạy toán, từ đó có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động và sáng tạo.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Thực hành dạy học môn Toán là môn học bắt buộc trong khối kiến thức nghề nghiệp thuộc chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Toán. Môn học này nhằm cung cấp cho người học một số kiến thức và phát triển cho họ những kỹ năng dạy học Toán như: kĩ năng tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa môn Toán ở trường phổ thông; kĩ năng soạn giáo án; kĩ năng giải bài tập Toán học; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng sử dụng các phương pháp và phương tiện DH và kĩ năng thực hiện giờ dạy. Trên cơ sở các kiến thức đó, môn học này còn giúp cho sinh viên được thực hành việc giảng dạy để trau dồi các kĩ năng lên lớp của một người giáo viên dạy toán.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Practices in teaching mathematics provides students with basic knowledge about mathematics and teaching methodology. This subject helps students to develop crucial mathematics teaching skills such as: curriculum and textbook investigation; lesson plan making; solving mathematics problems; communication; suitable teaching methods and teaching aids; activity organization. With the basic knowledge, this subject helps students to train teaching activity organization skills of a maths’ teacher.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Danh Nam, Bùi Thị Hạnh Lâm, Phan Thị Phương Thảo (2014). Giáo trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn Toán. NXB Giáo dục Việt Nam.

[2] Nguyễn Bá Kim (2006), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm.

6. Tài liệu tham khảo:

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chuẩn kiến thức và kĩ năng môn Toán

[4] Trần Văn Hạo (tổng chủ biên) , Vũ Tuấn, Lê Văn Tiến, Vũ Viết Yên (2007) , Đại số 10, NXB Giáo dục;

[5] Nguyễn Mộng Hy, Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên (2006), Hình học 10, NXB Giáo dục;

[6] Trần Văn Hạo (tổng chủ biên) , Vũ Tuấn, Lê Văn Tiến, Vũ Viết Yên , Đại số và Giải tích 11, NXB Giáo dục;

[7] Nguyễn Mộng Hy, Khu Quốc Anh, Nguyễn Hà Thanh, Phan Văn Viện,

Hình học 11, NXB Giáo dục 2007

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 0.05

  • Kiểm tra giữa học phần: 0.2

  • Chuyên cần: 0.05

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): 0.1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0.6.

  • Hình thức thi: thi viết tự luận

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.



ĐỀ C­ƯƠNG MÔN HỌC

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TOÁN

(APPLYING ICT IN TEACHING MATHEMATICS)

Mã học phần: ICT 322

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 (1; 2) Số tiết: 30 Tổng: 45 LT: 15 TH: 30

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Tin học đại cương

Môn học trước: Phương pháp NCKH và lí luận dạy học môn Toán

Môn học song hành:

Bộ môn phụ trách: Phương pháp giảng dạy

2. Mục tiêu môn học:

2.1. Mục tiêu về kiến thức:

Sinh viên cần nắm được một số kiến thức cơ bản về: Khai thác CNTT&TT trong dạy học Toán, trong đó tập trung vào khai thác sử dụng các phần mềm Toán học trong hỗ trợ dạy học các tình huống điển hình, phần mềm biên soạn bài giảng điện tử và khai thác E-Learning trong dạy học.



2.2. Mục tiêu về kĩ năng:

Qua đó, giúp sinh viên hình thành và phát triển một số năng lực cần thiết như: Năng lực ứng dụng CNTT&TT trong dạy học Toán; năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học với sự hỗ trợ của CNTT&TT; năng lực sử dụng ngôn ngữ Toán học; năng lực thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử; năng lực tìm kiếm thông tin trên mạng internet và học tập trực tuyến; năng lực làm việc theo nhóm và năng lực tự học.



2.3. Mục tiêu về thái độ:

Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong công việc, sự năng động sáng tạo trong kỉ nguyên số từ đó người học có thái độ học tập nghiêm túc, chủ động và sáng tạo.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Nội dung môn học bao gồm: Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) trong dạy học Toán; Hướng dẫn khai thác một số phần mềm trong dạy học Toán như: phần mềm hình học động, phần mềm tính toán đại số, phần mềm biên soạn bài giảng điện tử; Hướng dẫn thiết kế thiết bị dạy học ảo; Khai thác Internet và E-Learning trong hỗ trợ dạy và học môn Toán.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Applying Information and Communication Technology (ICT) in teaching mathematics course presents the basic knowledge of the teaching mathematics with the support of ICT. In particular, the course introduces the way to exploit mathematics software like GeoGebra, Cabri 3D, Maple, etc in learning and teaching mathematics. Moreover, the course helps students to use Internet, WebQuest and online resources for looking learning materials and supporting students’ self-study process.



5. Tài liệu học tập:

[1]. Trịnh Thanh Hải, Trần Việt Cường, Trịnh Thị Phương Thảo, Ứng dụng tin học trong dạy học toán, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2013.

[2]. Trần Trung, Đặng Xuân Cương, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Danh Nam, Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011.

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Martha Abell, James Braselton, Maple by example, Elsevier Academic Press, 2005.

[4]. Phạm Huy Điển, Tính toán, lập trình và giảng dạy Toán học trên Maple, NXB Khoa học và Kĩ thuật, 2003.

[5]. Trịnh Thanh Hải, Giáo trình sử dụng phần mềm trong dạy học Toán, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

[6]. Trịnh Thanh Hải, Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, NXB Hà Nội, 2007.

[7]. Sue Johnston-Wilder, David Pimm, Teaching secondary mathematics with ICT, Open University Press, 2005.

[8]. Steve Kennewell, John Parkinson, Howard Tanner, Learning to teach ICT in the secondary school, RoutledgeFalmer Publication, 2003.

[9]. Nguyễn Bá Kim, Đào Thái Lai, Trịnh Thanh Hải, Dạy học hình học với phần mềm Cabri Geometry, NXB Đại học Sư phạm, 2009.

[10]. Nguyễn Danh Nam, Xây dựng và triển khai đào tạo trực tuyến học phần hình học sơ cấp cho sinh viên sư phạm ngành Toán, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

[11]. Adrian Oldknow, Ron Taylor, Linda Tetlow, Teaching mathematics using ICT, Continuum International Publising Group, 2010.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận tại lớp.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần tiểu luận, seminar

- Danh sách các tiểu luận chuẩn bị cho seminar:

1) Thực trạng khai thác CNTT&TT trong hỗ trợ dạy học Toán

2) Khai thác phần mềm vẽ đồ thị Graph trong dạy học Toán

3) Khai thác phần mềm Fathom (hoặc Excel) trong xử lý số liệu thống kê

4) Thiết kế các Applet động hỗ trợ dạy học trên mạng Internet

5) Thiết kế bài giảng điện tử với phần mềm Maple

6) Thiết kế bài giảng điện tử với phần mềm PowerPoint hoặc Violet

7) Tìm hiểu quá trình chứng minh định lý hình học bằng máy tính

8) Khai thác phần mềm iMindMap trong thiết kế bản đồ tư duy

9) Thiết kế một số mô hình dạy học ảo

10) Tìm hiểu tổng quan về E-Learning

- Yêu cầu cần đạt: Các nhóm sinh viên viết (khoảng 15-20 trang) và trình bày báo cáo các chuyên đề trên theo hình thức seminar. Các nhóm khác nghe báo cáo, đặt câu hỏi và thảo luận. Trước khi viết tiểu luận, nhóm sinh viên cần đặt lịch tư vấn với giảng viên để nắm được những vấn đề cơ bản của tiểu luận và những nguồn tài liệu tham khảo.

7.3. Phần tự học, tự nghiên cứu

- Nhiệm vụ của sinh viên: Đăng kí tham gia khóa học trực tuyến tại địa chỉ trang web http://www.daotaotructuyen.org. Giảng viên cung cấp các tài nguyên của khóa học như: bài giảng điện tử, tài liệu tham khảo, hướng tự học và giải các bài tập nâng cao. Các hoạt động của sinh viên trong khóa học như: đọc bài giảng điện tử, nghiên cứu tài liệu tham khảo, viết bài trên diễn đàn trao đổi, tự đánh giá.

- Yêu cầu cần đạt: Sinh viên nắm được phương pháp học tập trực tuyến, rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu thông qua hình thức học trực tuyến.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm:

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Kiểm tra giữa học phần: 0.2

  • Chuyên cần: 0.1

  • Tiểu luận, báo cáo chuyên đề, seminar: 0.2

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0.5

  • Hình thức thi: Thực hành + Vấn đáp.

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

TÊN MÔN HỌC: CHUYÊN ĐỀ TOÁN SƠ CẤP - BẤT ĐẲNG THỨC

(Elementary Mathematics: Inequality)

Mã học phần: ELI 431

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 (2, 1)

Số tiết: 45 Tổng : 60 LT: 28 TH: 0 Thảo luận: 0 Bài tập: 30 KT:2

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Đại số sơ cấp

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: LL&PPDH Môn Toán

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Mục tiêu về kiến thức:

Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về bất đẳng thức, đây là mảng kiến thức toán sơ cấp cơ bản và quan trọng trong chương trình phổ thông. Môn học này tạo nền tảng kiến thức quan trọng để sinh viên có thể làm tốt công tác giảng dạy, đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Toán ở trường phổ thông.



2.2. Mục tiêu về kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp thông qua việc tìm và trình bày lời giải bài toán; hình thành kĩ năng khái quá hóa và trừu tượng hóa thông qua việc đề xuất các bài toán mới (khái quát hóa hoặc đặc biệt hóa các bất đẳng thức đã biết);

+ Phát triển được năng lực phát triển các lập luận toán học và kĩ năng sử dụng các kĩ thuật chứng minh Toán học thông qua việc chứng minh các bất đẳng thức;

+ Phát triển kĩ năng giải các bài toán sơ cấp thông qua hoạt động chứng minh các bất đẳng thức.

+ Phát triển kĩ năng tự học, tự nghiên cứu (biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, tìm kiếm, khai thác, xử lí các nguồn tài nguyên học tập một cách hợp lí, khoa học và hiệu quả), thông qua việc viết các chuyên đề, bài tập lớn.

+ Phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm thông qua hình thức thảo luận nhóm và thực hiện các tương tác sư phạm trong quá trình học tập.



2.3. Mục tiêu về thái độ:

Người học thấy được vai trò, vị trí của môn học trong việc hình thành năng lực nghề nghiệp của người giáo viên toán ở trường phổ thông từ đó có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động, sáng tạo.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Chuyên đề Toán sơ cấp (bất đẳng thức) là môn học tự chọn nhằm thay thế cho việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp trong chương trình đào tạo Cử nhân Sư phạm Toán. Môn học này giúp người học có những hiểu biết sâu sắc về việc nghiên cứu quan hệ thứ tự trên các tập hợp số thông qua việc nghiên cứu khái niệm bất đẳng thức, các tính chất của quan hệ thứ tự và các tính chất của các phép toán về các bất đẳng thức; các bất đẳng thức kinh điển (bất đẳng thức AM – GM; bất đẳng thức Cô – si – Svacsơ (BĐT Bunhiacopxki)) và một số ứng dụng của các bất đẳng thức đó. Môn học này còn cung cấp cho người học những phương pháp chứng minh bất đẳng thức trong các lĩnh vực đặc thù như hình học, đại số và giải tích. Đặc biệt môn học này còn cung cấp cho người học các kiến thức và rèn luyện cho họ các kĩ năng về sáng tạo bất đẳng thức. Môn học này gồm các nội dung sau: Các bất đẳng thức cơ bản và mở rộng các bất đẳng thức cơ bản; một số phương pháp chứng minh bất đẳng thức; sáng tạo bất đẳng thức.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: This subject provides students with basic knowledge of studying order relation on number systems such as the concept of inequality, properties of order relation and properties of operations related to inequality; classical inequalities (AM-GM inequality, Cauchy-Schwarz inequality, and so on) and their applications. This subject also introduces some techniques in proving inequalities in geometry, algebra and analysis. In particular, the subject helps students the strategies to generate new inequalities from old ones.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Bùi Thị Hạnh Lâm (2014), Chuyên đề Toán sơ cấp, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

[2]. Cao Thị Hà (2014), Đại số sơ cấp, NXB Giáo dục Việt Nam.

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. V. A. Kretsmar (1975), Bài tập Đại số sơ cấp, NXB Giáo dục.

[4]. Phan Huy Khải (2005), 10.000 bài toán sơ cấp, NXB Hà Nội.

[5]. Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ.

[6]. Phạm Kim Hùng (2012), Sáng tạo bất đẳng thức, NXB Giáo dục.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tiểu luận: SV lựa chọn một trong các vấn đề sau:

+ Một số ứng dụng của bất đẳng thức Cô – si và bất đẳng thức Bunhiacopxki;

+ Ứng dụng bất đẳng thức để tìm các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất;

- Yêu cầu cần đạt: Bài tiểu luận được viết bằng tay, tối thiểu dài 5 trang A4. Bài tiểu luận gồm 3 phần: Tổng quan về vấn đề (ý nghĩa, vai trò của nội dung toán học đó); nội dung; kết luận.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 0.05

  • Kiểm tra giữa học phần: 0.2

  • Chuyên cần: 0.05

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): 0.1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0.6.

  • Hình thức thi: thi viết tự luận

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC TOÁN HỌC

(Assessment in Mathematics Education)

Mã học phần: ASE 421

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 (2,5; 0,5).

Số tiết: 30 Tổng: 35 LT:24 Thảo luận: 6 Bài tập: 4 KT: 1

Loại môn học: Bắt buộc

Môn học trước: Giáo dục học, Lí luận DH môn Toán, Thực hành giảng dạy, Phương pháp dạy học môn Toán.

Môn học song hành:

Bộ môn phụ trách: Phương pháp giảng dạy

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Mục tiêu về kiến thức:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về đánh giá trong giáo dục nói chung và đánh giá kết quả học tập môn Toán nói riêng (theo hướng đánh giá năng lực). Đây là mảng kiến thức nghiệp vụ quan trọng và cần thiết, nó giúp cho sinh viên có thể làm tốt công việc giảng dạy sau này.



2.2. Mục tiêu về kĩ năng:

+ Hình thành kĩ năng đánh giá năng lực môn Toán của học sinh bao gồm các kĩ năng cơ bản sau: xác định mục đích đánh giá, lập kế hoạch đánh giá, xây dựng bộ công cụ đánh giá, thu thập và xử lí kết quả đánh giá....

+ Hình thành và phát triển kĩ năng tự đánh giá thông qua việc giúp sinh viên thấy được sự cần thiết của đánh giá, tự đánh giá, nắm được cách đánh giá, cách sử dụng kết quả đánh giá.

+ Phát triển kĩ năng tự học, tự nghiên cứu (biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, tìm kiếm, khai thác, xử lí các nguồn tài nguyên học tập một cách hợp lí, khoa học và hiệu quả), thông qua việc viết các chuyên đề, bài tập lớn.

+ Phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm thông qua hình thức thảo luận nhóm và thực hiện các tương tác sư phạm trong quá trình học tập.

2.3. Mục tiêu về thái độ:

Thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của đánh giá trong giáo dục và sự cần thiết phải đổi mới về đánh giá để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, từ đó có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động và sáng tạo.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này thuộc nhóm các chuyên đề thay thế khoá luận tốt nghiệp. Môn học này giúp sinh viên nắm được một số khái niệm cơ bản về đánh giá, các loại hình, hình thức đánh giá, công cụ và phương pháp đánh giá. Môn học còn trang bị cho sinh viên cách đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực để sinh viên có thể làm tốt viêc dạy học và đánh giá ở trường phổ thông thông qua việc rèn luyện cho sinh viên từng kĩ năng thành phần như: lập kế hoạch đánh giá, xác định mục đích đánh giá, xây dựng bộ công cụ đánh giá, xác định phương pháp đánh giá, xử lí kết quả và phản hồi sau đánh giá. Thông qua môn học này sinh viên cũng có thể nắm được cách đánh giá một hoạt động dạy học nói riêng hay hoạt động giáo dục nói chung, có khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Môn học này liên quan gần với các môn học như: Giáo dục học, Lí luận dạy học môn Toán.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: This subject helps students to understand about some basic definitions of assessment, types of assessment, forms of assessment, assessing tools and methods. It also provides students with the strategies of asssing in competence-based approach learning. Students are also trained some partial skills such as: making a plan of assessment, determining the objectives of assessment, design a assessment profiles, choosing assessment methods and analyzing pupil’s feedback. This subjects also facilitates students with some main techniques of assessing each other and self-assessment.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Bùi Thị Hạnh Lâm (2015), Đề cương bài giảng chuyên đề Đánh giá trong dạy học môn Toán, Thái Nguyên, 2015.

[2]. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Danh Nam, Bùi Thị Hạnh Lâm, Phan Thị Phương Thảo (2014), Giáo trình Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn Toán, NXBGD, 2014.

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[4]. Patrick Griffin (1998), Peternix, Educational Assessment: reporting and new approach.

[5]. Peter W. Airasian, Michael K.Russell (2008), Classroom Assessment: concepts and applications

[6]. W. James Popham (2002), Classroom assessment: what teacher need to know

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn:

1) Phân biệt đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng với đánh giá theo năng lực.

- Yêu cầu cần đạt: chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai cách đánh giá này.

2) Thiết kế 2 đề kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực

- Yêu cầu cần đạt: Một bài Đại số hoặc Giải tích, một bài Hình học



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 0, 1

  • Kiểm tra giữa học phần:0, 2

  • Chuyên cần: 0, 1

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): 0, 1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0, 5.

  • Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm):thi viết tự luận


TÊN MÔN HỌC: XÁC SUẤT THỐNG KÊ

PROBABILITY STATISTICS

Mã số : PRS331



1. Thông tin chung về môn học :

- Số tín chỉ : 3[2; 2; 6] TCHP

- Số tiết : 52 LT: 36 BT: 14 KT: 2

- CTĐT ngành: CN Sư Phạm Toán.

- Đánh giá : Điểm thứ 1: 15% Kiểm tra Viết giữa kỳ (50’)

Điểm thứ 2: 15% Kiểm tra Viết giữa kỳ (50’)

Điểm thứ 3: 70% Thi Viết cuối kỳ (90’)

- Môn học trước: Giải tích 1 Mã số: ANA243



2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Mục tiêu về kiến thức:

Cung cấp kiến thức cơ bản về xác suất, các công thức tính xác suất, các bài toán thống kê và ứng dụng trong thực tiễn.



2.2. Mục tiêu về kĩ năng:

- Hình thành được năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học thông qua việc diễn đạt các bài toán, chuyển ngôn ngữ thông thường về mô hình toán học tương ứng thông qua các khái niệm về xác suất và thống kê, vấn đề chọn mẫu và ước lượng giả thuyết.

- Có khả năng sử dụng kĩ thuật chứng minh toán học và phát triển các lập luận toán học thông qua chứng minh các định lý về xác suất.

- Hình thành được năng lực tính toán và sử dụng các công cụ tính toán trong việc sử dụng máy tính bỏ túi giải các bài toán xác suất và thống kê.

- Phát triển được năng lực vận dụng kiến thức toán học hiện đại vào thực tiễn toán học phổ thông nhất là trong lĩnh vực thống kê.

- Hình thành được kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa và cụ thể hóa thông qua các bài toán xác suất và các bài toán thống kê.

- Hình thành năng lực vận dụng toán học vào các môn khoa học khác và cuộc sống thể hiện trong các kỹ thuật tính xác suất và giải các bài toán thống kê.

- Phát triển được năng lực vận dụng các kiến thức của lịch sử toán vào việc dạy toán thông qua lịch sử các bài toán xác suất và thống kê.



2.3. Mục tiêu về thái độ:

Tạo hứng thú cho người học và khả năng áp dụng kiến thức được học vào các vấn đề của thực tiễn



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Lý thuyết xác suất và thống kê toán học là một ngành khoa học đang giữ vị trí quan trọng trong các lĩnh vực ứng dụng rộng rãi và phong phú của đời sống con người. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, nhu cầu hiểu biết và sử dụng các công cụ ngẫu nhiên trong phân tích và xử lý thông tin ngày càng trở nên đặc biệt cần thiết. Các kiến thức và phương pháp của xác suất và thống kê đã hỗ trợ hữu hiệu các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Đối với sinh viên ngành toán, chúng tôi cố gắng trình bày các vấn đề cơ bản nhất của lý thuyết xác suất thống kê đồng thời giới thiệu, nêu ý nghĩa và chứng minh một số mệnh đề, định lý quan trọng cũng như nêu những thí dụ để áp dụng.

Nội dung môn học bao gồm hai phần:


  • Xác suất: Trong phần này sẽ nghiên cứu về biến cố, xác suất của biến cố, các tính

chất, công thức tính xác suất; biến ngẫu nhiên rời rạc và biến ngẫu nhiên liên tục; các đặc trưng của biến ngẫu nhiên: kỳ vọng, phương sai; các loại phân phối cơ bản: phân phối nhị thức, Poisson, mũ, chuẩn, đều,…; véctơ ngẫu nhiên và phân phối của véctơ ngẫu nhiên; luật số lớn và các định lý giới hạn.

  • Thống kê: Trong phần này sẽ giới thiệu về lý thuyết mẫu, phương pháp ước lượng

điểm, ước lượng khoảng cho kỳ vọng, phương sai, xác suất, median. Các bài toán kiểm định giả thiết thống kê như kiểm định về giá trị trung bình, tỷ lệ, phân phối xác suất, tính độc lập, phụ thuộc, so sánh hai giá trị trung bình, nhiều tỷ lệ. Một số vấn đề về tương quan và hồi quy.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The theory of Probability Statistics is a science which is holding important roles in many fields and application of our lives. Along with the strong development of science and technology, the need to understand and use random tools in processing and analyzing information is becoming extremely necessary. The knowledge and methods of Probability Statistics have supported researchers effectively in many different scientific fields. In order to help students who study mathematic, we try to show the most basic problems of Probability Statistics theory. We also try to introduce, reason and prove some important propositions and theorems as well as introduce many examples to apply in.

Course content includes two parts:

  • Probability: This section will research about probability conceptions and

probability formula, random variables, characteristics of random variables, some common probability distributions, theorem of limitation and law of big number, sampling theorem, parameter estimating problem.

  • Statistics: This section will introduce about theoretical model, point estimation

method, estimation range for expectation, variance, probability, median; Problems testing assumptions statistics such as testing the average values, proportion, probability distribution, independence, dependence, comparing the two averages, proportions; Some problems about correlation and regression.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Đào Hữu Hồ, Xác suất thống kê – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.

[2]. Tống Đình Quỳ, Giáo trình xác suất thống kê, NXB Giáo dục, 2000.

[3]. Tống Đình Quỳ, Hướng dẫn giải bài tập xác suất thống kê, NXB Giáo dục, 2000.



6. Tài liệu tham khảo

[4]. Đinh Văn Gắng, Xác suất thống kê, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005.

[5]. Phạm Văn Kiều, Giáo trình xác suất và thống kê, NXB Giáo dục, 2005.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:


  • Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

  • Hoàn thành các bài tập được giao.

  • Hệ thống lại kiến thức cơ bản của mỗi chương và làm một số bài tập thêm ngoài giáo trình.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Kiểm tra giữa học phần: 0,2

  • Chuyên cần: 0,1

  • Bài tập lớn, tiểu luận:

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0,7.

  • Hình thức thi: thi viết (tự luận)

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


TÊN MÔN HỌC: LÝ THUYẾT TỔ HỢP VÀ ĐỒ THỊ

Combinatorics and Graph Theory

Mã học phần: LIA 241

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 Số tiết: 30 Tổng : 35 LT: 23 BT: 10 KT:2

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Tập hợp và logic

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Toán ứng dụng

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Mục tiêu về kiến thức:

Cung cấp kiến thức cơ bản về các kỹ thuật đếm, lớp các bài toán tổ hợp, các bài toán về đồ thị và ứng dụng trong thực tiễn.



2.2. Mục tiêu về kỹ năng

- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, sử dụng ngoại ngữ trong công việc thông qua việc sử dụng các ký hiệu toán học trình bày các khái niệm, chứng minh các định lý một cách khoa học, ngắn gọn, sử dụng ngoại ngữ để tham khảo tài liệu chuyên môn phục vụ cho việc học.

- Hình thành kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa thông qua việc hình thành các khái niệm, chứng minh các định lý và giải bài tập, biết cách vận dụng các thuật toán cho các bài toán thực tế cụ thể.

- Sử dụng các kiến thức được học giải thích được một cách rõ ràng, logic các kiến thức ở phổ thông có liên quan, nhất là phần sử dụng các công thức tổ hợp..

- Hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu (biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng , tìm kiếm, khai thác, xử lý khoa học, có hiệu quả nguồn tài nguyên học tập.

- Hình thành năng lực giải bài tập toán sơ cấp ở phổ thông, nhất là các bài toán đếm và tổ hợp

- Hình thành năng lực giao tiếp, làm việc theo nhóm (thông qua hình thức làm bài tập thảo luận nhóm).

2.3. Mục tiêu về thái độ:

Tạo hứng thú cho người học và khả năng áp dụng kiến thức được học vào các vấn đề của thực tiễn

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Lý thuyết tổ hợp và đồ thị gần đây đã được đưa vào giảng dạy cho sinh viên ngành Toán học. Môn học này cung cấp các kiến thức liên quan đến nhiều bài toán thực tế trong các lĩnh vực các bài toán đếm và các bài toán trên đồ thị như tìm đường đi, tìm cây khung nhỏ nhất, tô màu bản đồ, luồng cực đại, …

Nội dung môn học bao gồm:

+ Lý thuyết tổ hợp: Nghiên cứu các bài toán sắp xếp và đếm trên một số cấu hình tổ hợp nào đó. Phần này cung cấp các quy định thống nhất cho việc tính hoán vị, các cách tổ hợp và phân vùng, liệt kê các cấu trúc tổ hợp và phân tích độ phức tạp của những bài toán lý thuyết. Mô tả các cách sử dụng hàm sinh, công thức truy hồi nhằm phân tích các kết quả và đưa đến các công thức tiệm cận.

+ Lý thuyết đồ thị: Có thể xem là một nhánh của tổ hợp nhưng phát triển riêng rẽ do những ứng dụng to lớn của nó. Ngoài ý nghĩa thực tế và toán học, trong khoa học máy tính có thể thấy đồ thị thể hiện các cấu trúc trừu tượng của toán học, tổ chức dữ liệu, cấu trúc hình học và topo.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:



tải về 1.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương