TRƯỜng đẠi học sư phạM


Tên môn học: HÓA HỌC CẤU TẠO CHẤT



tải về 2.06 Mb.
trang8/16
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.06 Mb.
#38999
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16

Tên môn học: HÓA HỌC CẤU TẠO CHẤT

(Chemistry of material structure)

Mã học phần: CMS331

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 Số tiết: Tổng : 45 LT:37 Bài tập: 16

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước: không

Môn học song hành:

Bộ môn phụ trách: Hóa đại cương-Vô cơ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Hóa học cấu tạo chất là phần kiến thức khoa học cơ bản nhất về cơ sở lí thuyết của cấu tạo chất. Môn học này sử dụng những kiến thức cơ bản nhất của toán học cao cấp để nghiên cứu về cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, cấu tạo phân tử, liên kết hoá học trong các chất và các dạng ngưng tụ của vật chất. Từ đó sinh viên hình thành các kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các bài toán, các vấn đề trong khoa học và trong cuộc sống.



3. Mục tiêu của môn học:

- Trình bày và phân tích được đặc điểm chuyển động của hạt vi mô (so sánh với đặc điểm chuyển động hạt vĩ mô) dưới ánh sáng của cơ học lượng tử.

- Phân tích, mô tả được trạng thái chuyển động của electron trong nguyên tử (một hoặc nhiều electron) bằng các hàm số hay hàm sóng (nghiệm của phương trình Schroedinger)

- Trình bày được ý nghĩa của các đại lượng: 4 số lượng tử, obitan không gian, obitan toàn phần, mây electron.

- Trình bày được mối liên hệ giữa hiện tượng phóng xạ và sự biến đổi các nguyên tố hóa học.

- Trình bày và giải thích được: nội dung định luật tuần hoàn; nguyên tắc sắp xếp và cấu trúc của bảng tuần hoàn; cấu hình electron của các nguyên tố và sự biến thiên tuần hoàn một số tính chất của các nguyên tố trong các chu kì và trong các nhóm.

- Vận dụng kiến thức hiện đại của cơ lượng tử để giải các bài tập liên quan về nguyên tử

- Phân tích, trình bày, so sánh nội dung của hai lí thuyết giải thích sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử: Thuyết VB và thuyết MO

- Phân tích, trình bày được sự hình thành liên kết giữa các phân tử.

- Vận dụng thuyết VB và thuyết MO để mô tả, giải thích và so sánh giữa 2 lí thuyết về sự hình thành liên kết và tính chất của một số phân tử thông dụng.

- Phân tích, trình bày được những đặc trưng quan trọng của các hệ tinh thể (tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử, tinh thể kim loại, tinh thể ion) về: ô mạng cơ sở, kiểu cấu trúc tinh thể, mật độ xếp khít, số đơn vị cấu trúc trong 1 ô mạng cơ sở, khối lượng riêng.

- Vận dụng kiến thức về liên kết và cấu trúc trong hệ ngưng tụ để giải các bài toán về tinh thể ion, kim loại, nguyên tử và phân tử.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Chemistry of material structure is a part of the most basic knowledge of substance structure. This course uses the most basic knowledge of advanced mathematics to study the atomic structures, periodic table of chemical elements, molecular structures, chemical bonds in substances and in crystal status of materials. Therefore, skills on applying knowledge into solving matters in science and life.



5. Tài liệu học tập:

[1] Nguyễn Thị Hiền Lan (2013), Giáo trình Hóa đại cương I, NXB Giáo dục Việt Nam



6. Tài liệu tham khảo:

[2]. Hoàng Nhâm (1994), Hoá vô cơ, Tập 1, NXB Giáo dục .

[3]. Đặng Trần Phách (1992), Hoá cơ sở, Tập 1, NXB Giáo dục.

[4]. Đào Đình Thức (2010), Hoá học đại cương, Tập 1, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[5]. Lâm Ngọc Thiềm – Trần Hiệp Hải (2004), Bài tập hoá học đại cương, NXB Giáo dục.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 0,2

  • Kiểm tra giữa học phần: 0,2

  • Chuyên cần: 0,1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0,5

  • Hình thức thi: Thi viết tự luận

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


Tên môn học: CƠ SỞ LÍ THUYẾT CÁC QUÁ TRÌNH HÓA HỌC

(fundamental theory of chemistry process)

Mã học phần: TCP341

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 4 Số tiết: Tổng : 60 LT:37 TH:30 Bài tập: 16

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước: Hóa học cấu tạo chất; Mã số: CMS331

Môn học song hành:

Bộ môn phụ trách: Hóa đại cương-Vô cơ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Cơ sở lí thuyết các quá trình hóa học là phần kiến thức khoa học cơ bản nhất về cơ sở lí thuyết của các quá trình hoá học, về điều kiện để các quá trình hoá học xảy ra. Môn học này sử dụng những kiến thức cơ bản nhất của toán học cao cấp, vật lí đại cương để nghiên cứu các điều kiện về nhiệt, áp suất, entropi, các đại lượng nhiệt động của các phản ứng xảy ra trong các hệ cân bằng, trong dung dịch và trong các hệ điện hoá. Từ đó sinh viên hình thành các kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các bài toán, các vấn đề trong khoa học và trong cuộc sống.



3. Mục tiêu của môn học:

- Trình bày và phân tích được nội dung nguyên lí I, nguyên lí II NĐH và tính chất các đại lượng nhiệt động liên quan (hiệu ứng nhiệt, nội năng, entanpi, entropi).

- Trình bày được nội dung và ứng dụng định luật Hess để xác định hiệu ứng nhiệt của các phản ứng và các quá trình hóa học.

- Phân tích và chứng minh được điều kiện để một phản ứng (quá trình ) hóa học tự xảy ra là biến thiên thế đẳng áp đẳng nhiệt của nó nhỏ hơn không.

- Trình bày được cách xác định biến thiên thế đẳng áp đẳng nhiệt (entanpi tự do) trong các phản ứng hoá học. Vận dụng để tính toán trong một số trường hợp thông dụng.

- Vận dụng nội dung nguyên lí I, nguyên lí II NĐH và tính chất các đại lượng nhiệt động như hiệu ứng nhiệt, nội năng, entanpi, entropi, thế đẳng áp đẳng nhiệt, để giải các bài tập liên quan.

- Trình bày, phân tích và giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học.

- Trình bày được đặc điểm của phản ứng quang hóa và phản ứng dây chuyền (mối liên hệ giữa phản ứng dây chuyền và vấn đề bom nguyên tử).

- Trình bày, phân tích được các vấn đề về cân bằng hóa học: khái niệm cân bằng hóa học; các loại hằng số cân bằng; quan hệ giữa hằng số cân bằng và biến thiên thế đẳng áp; các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng.

- Vận dụng kiến thức về tốc độ phản ứng, trạng thái cân bằng, hằng số cân bằng trong các hệ để giải các bài tập về tốc độ phản ứng và các yếu tố trong hệ cân bằng.

- Trình bày được khái niệm dung dịch trong hệ thống khái niệm các hệ phân tán

- Phân tích và vận dụng được các cách biểu diễn nồng độ dung dịch trong một số trường hợp cụ thể.

- Thiết lập được mối quan hệ giữa dung dịch, dung dịch bão hòa, dung dịch quá bão hòa và độ tan.

- Phân tích và trình bày được những vấn đề xuất hiện khi hòa tan chất rắn vào trong chất lỏng về khía cạnh nhiệt động.

- Trình bày và phân tích được tính chất của dung dịch loãng chứa chất tan không điện ly, không bay hơi.

- Trình bày, phân tích và so sánh tính chất của dung dịch chất điện li với dung dịch loãng chứa chất tan không điện ly, không bay hơi về áp suất hơi bão hòa, nhiệt độ sôi, nhiệt độ hóa rắn, áp suất thẩm thấu.

- Trình bày được cách xác định pH trong một số hệ axit, bazơ, muối và vận dụng để tính toán trong một số trường hợp cụ thể

- Phân tích và trình bày được điều kiện hình thành và hòa tan kết tủa. Vị trí của dung dịch bão hòa trong trường hợp này.

- Vận dụng kiến thức về dung dịch để giải các bài tập về tính chất dung dịch, pH, điều kiện kết tủa và hòa tan kết tủa.

- Trình bày, phân tích và xây dựng được một số vấn đề về phản ứng oxi hóa - khử: Cặp oxi hoá – khử. Thế khử của cặp oxi hoá – khử; Chiều của phản ứng oxi hóa– khử; Hằng số cân bằng của phản ứng oxi hoá – khử.

- Trình bày và giải thích được cấu tạo và hoạt động của pin Ganvani. Các khái niệm điện cực, thế điện cực

- Trình bày được phương pháp xác định thế điện cực của các loại điện cực, sức điện động của pin

- Trình bày được phương trình Nerst mô tả sự phụ thuộc của thế khử vào nồng độ và nhiệt độ.

- Vận dụng kiến thức về phần oxi hóa khử và pin điện hóa để giải các bài tập liên quan đến chiều phản ứng oxi hóa- khử, hằng số cân bằng của phản ứng oxi hóa khử, thế khử của điện cực, sức điện động của pin.

- Có kĩ năng thực hành, sử dụng các dụng cụ, thiết bị trong phòng thí nghiệm.

- Có kĩ năng tổ chức thí nghiệm xác định khối lượng phân tử, đương lượng của một số chất trong thực nghiệm

- Có kĩ năng tự thực nghiệm và giải thích kết quả thực nghiệm (kết hợp so sánh với kiến thức lí thuyết) các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.

- Hình thành và rèn luyện kĩ năng pha chế và chuẩn độ dung dịch.

- Có kĩ năng tự thực nghiệm xác định độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ thường.

Hình thành năng lực hoạt động nhóm, phối hợp với các bạn để hoàn thành bài thí nghiệm.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Fundamental theory of chemistry process is a part of the most basic knowledge of theoretical basis of chemical processes and conditions leading to the chemical processes to occur. This course uses the most basic knowledge of advanced mathematics and general physics to study various conditions such as temperatures, pressures, entropy, and thermodynamic quantities of reaction occuring within the balance system, solutions and electric-chemical system. Thus, skills on applying knowledge into solving matters in science and life.



5. Tài liệu học tập:

[1] Nguyễn Thị Hiền Lan (2014), Giáo trình Hóa đại cương II, NXB Giáo dục Việt Nam.

[2] Tài liệu thí nghiệm Hóa vô cơ, Tổ Hóa đại cương- Vô cơ

6. Tài liệu tham khảo:

[3]. Vũ Đăng Độ (1994), Cơ sở lí thuyết các quá trình hoá học, NXB Giáo dục.

[4]. Đào Đình Thức (2002), Hoá học đại cương, Tập 2, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

[5]. Đặng Trần Phách (1992), Hoá cơ sở, Tập 2, NXB Giáo dục.

[6]. Lê Mậu Quyền (2001), Cơ sở lí thuyết hoá học - phần bài tập, NXB Khoa học và Kĩ thuật.

[7]. Lâm Ngọc Thiềm, Trần Hiệp Hải (1998), Bài tập hoá học đại cương, NXB Giáo dục.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học: phải tham dự đủ các bài thực hành

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành: phải hoàn thành các bài thực hành và viết báo cáo thực hành đầy đủ.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 0,1

  • Kiểm tra giữa học phần: 0,2

  • Chuyên cần: 0,1

  • Thí nghiệm, thực hành: 0,1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0,5.

  • Hình thức thi: Thi viết tự luận

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


Tên môn học: HÓA HỌC CÁC NGUYÊN TỐ PHI KIM

(Chemistry of non-metal element)



Mã học phần: CNE 341

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 4 Số tiết: Tổng : 60 LT:37 TH:30 Bài tập: 16

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Cơ sở lí thuyết các quá trình hóa học; Mã số: TCP341

Môn học song hành:

Bộ môn phụ trách: Hóa đại cương-Vô cơ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Hóa học các nguyên tố phi kim là phần kiến thức khoa học cơ bản nhất về các nguyên tố phi kim và các hợp chất của chúng. Môn học này sử dụng những kiến thức cơ bản của phần hóa học đại cương để nghiên cứu tính chất, sự biến thiên tính chất các nguyên tố phi kim và hợp chất trong các nhóm từ VIIIA đến IIIA. Từ đó trang bị cho sinh viên các kiến thức, kĩ năng giải bài tập, thực hành có liên quan đến kiến thức về các nguyên tố phi kim.



3. Mục tiêu của môn học:

  • Trình bày được vị trí, đặc điểm cấu tạo của nguyên tử các nguyên tố khí hiếm, phi kim.

  • Trình bày và phân tích được tính chất lí, hóa học, phương pháp điều chế và ứng dụng của các phi kim và một số hợp chất quan trọng của các phi kim như oxit, axit, muối..

  • Vận dụng đặc điểm cấu tạo nguyên tử để giải thích các tính chất hóa học đặc trưng của các chất.

  • Vận dụng các tính chất của chất để mô tả, giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn sản xuất, đời sống và môi trường.

  • Vận dụng tính chất của các phi kim và hợp chất của chúng để giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan.

  • Có kĩ năng thực hành, tự tổ chức thực nghiệm về các tính chất hóa học đặc trưng, phương pháp điều chế của các phi kim và hợp chất quan trọng của chúng

  • Hình thành năng lực hoạt động nhóm, phối hợp với các bạn để hoàn thành bài thí nghiệm.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Chemistry of non-metal element is a part of the most basic knowledge of nonmetal elements and their compounds. This course uses the knowledge of general chemistry to study properties and property changes of nonmetal elements in the group from IIIA to VIIIA and their compounds. From that equip students with the knowledge, skills homework, practices related to knowledge of the non-metallic elements.



5. Tài liệu học tập:

[1] Nguyễn Văn Trung, Bùi Đức Nguyên (2013), Giáo trình Hóa vô cơ 1

[2] Hoàng Nhâm (2008), Hóa học vô cơ, tập II, NXB Giáo dục

[3] Tài liệu thí nghiệm Hóa vô cơ, Tổ Hóa đại cương- Vô cơ



6. Tài liệu tham khảo:

[4] Nguyễn Đức Vận (2008), Hóa học vô cơ, Tập 1-Các nguyên tố phi kim, NXB Khoa học và Kĩ thuật.

[54] Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt (2007) Hóa học vô cơ, Quyển I, NXB Giáo dục

[6] Nguyễn Đức Vận (1985), Bài tập hóa vô cơ, NXB Giáo dục

[7] N.L.Glinka (1995), Hóa học vô cơ, tập II, NXBĐH và THCN

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học: phải tham dự đủ các bài thực hành

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành: phải hoàn thành các bài thực hành và viết báo cáo thực hành đầy đủ.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá quá trình chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 0,1

  • Kiểm tra giữa học phần: 0,2

  • Chuyên cần: 0,1

  • Thí nghiệm, thực hành : 0,1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0,5

  • Hình thức thi : vấn đáp hoặc thi viết tự luận

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


HÓA HỌC CÁC NGUYÊN TỐ KIM LOẠI

(Chemistry of metal element)

Mã học phần: CME 351
1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 5 Số tiết: Tổng : 75 LT:45 TH:30 Bài tập: 30

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Cơ sở lí thuyết các quá trình hóa học; Mã số: TCP341

Môn học song hành:

Bộ môn phụ trách: Hóa đại cương-Vô cơ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

  • Hóa học các nguyên tố kim loại là phần kiến thức khoa học cơ bản nhất về các nguyên tố kim loại và các hợp chất của chúng. Môn học này sử dụng những kiến thức cơ bản của phần hóa học đại cương để nghiên cứu tính chất và sự biến thiên tính chất các nguyên tố kim loại và hợp chất của chúng từ nhóm IA đến nhóm IVA, từ nhóm IB đến nhóm VIIIB. Từ đó trang bị cho sinh viên các kiến thức, kĩ năng giải bài tập, thực hành có liên quan đến kiến thức về các nguyên tố kim loại.

3. Mục tiêu của môn học:

  • Trình bày được vị trí, đặc điểm cấu tạo của nguyên tử các nguyên tố kim loại

  • Trình bày và phân tích được tính chất lí, hóa học, phương pháp điều chế và ứng dụng của các kim loại và một số hợp chất quan trọng của các kim loại như oxit, hidroxit, muối..

  • Vận dụng đặc điểm cấu tạo nguyên tử để giải thích các tính chất hóa học đặc trưng của các chất.

  • Vận dụng các tính chất của chất để mô tả, giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn sản xuất, đời sống và môi trường.

  • Vận dụng tính chất của các kim loại và hợp chất của chúng để giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan.

  • Có kĩ năng thực hành, tự tổ chức thực nghiệm về các tính chất hóa học đặc trưng, phương pháp điều chế của các kim loại và hợp chất quan trọng của chúng

  • Hình thành năng lực hoạt động nhóm, phối hợp với các bạn để hoàn thành bài thí nghiệm.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Chemistry of metal element is a part of the most basic knowledge of metal elements and their compounds. This course uses the knowledge of general chemistry to study properties and property changes of metal elements and their compounds in the group from IA to IVA and from IB to VIIIB. From that equip students with the knowledge, skills homework, practices related to knowledge of the metallic elements.



5. Tài liệu học tập

1. Nguyễn Thị Tố Loan (2014), Giáo trình Hóa vô cơ II, NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Hoàng Nhâm (1994), Hóa học vô cơ, tập II, NXB Giáo dục

3. Hoàng Nhâm (1994), Hóa học vô cơ, tập III, NXB Giáo dục

4. Tài liệu thí nghiệm Hóa vô cơ, Tổ Hóa đại cương- Vô cơ

6. Tài liệu tham khảo

5. Nguyễn Đức Vận (2000), Hóa học vô cơ, tập II- Các kim loại điển hình, NXBKH và KT.

6. Nguyễn Đức Vận, Nguyễn Huy Tiến (2008), Câu hỏi và bài tập hoá học vô cơ- phần kim loại, NXBKH và KT.

7. Nguyễn Đức Vận (1985), Bài tập hóa vô cơ, NXBGD

8. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt (2007), “Hóa học vô cơ”, Quyển I- Các nguyên tố s,p, NXB Giáo dục

9. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt (2007), “Hóa học vô cơ”, Quyển II- Các nguyên tố d,f, NXB Giáo dục.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học: phải tham dự đủ các bài thực hành

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành: phải hoàn thành các bài thực hành và viết báo cáo thực hành đầy đủ.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác(nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 0,1

  • Kiểm tra giữa học phần: 0,2

  • Chuyên cần: 0,1

  • Thí nghiệm, thực hành: 0,1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0,5

  • Hình thức thi : vấn đáp hoặc thi viết tự luận

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC HÓA HỌC (HÓA LÝ 1)

Chemistry thermodynamics (Physicalchemistry 1)

Mã số môn học: CHT331

1. Thông tin chung

Số tín chỉ: 3(2,1) Số tiết: tổng 45, LT: 30; BT: 30

Loại môn học: bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Toán cao cấp 2, Vật lý, Hóa đại cương

Môn học song hành: Hóa phân tích 1, Hóa vô cơ 2

Bộ môn phụ trách: Hóa lý - Hóa hữu cơ

2. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của nhiệt động học, áp dụng các định luật của nhiệt động lực học để xác định chiều hướng và giới hạn của các quá trình hoá học, quá trình lý hoá; những ứng dụng chủ yếu trong việc khảo sát cân bằng hóa học, lý thuyết dung dịch, cân bằng dị thể, các hiện tượng bề mặt và sự hấp phụ.



3. Mục tiêu của môn học.

Học xong môn học này:

- Sinh viên cần nắm được những kiến thức cơ bản của nhiệt động lực học; những áp dụng chủ yếu trong cân bằng hóa học, lý thuyết dung dịch, cân bằng pha, hiện tượng bề mặt và sự hấp phụ.

- Giúp sinh viên củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức của môn học Hóa học đại cương 2; Vận dụng kiến thức thu được cho học tập, nghiên cứu các môn học khác.



4. Mô tả môn học bằng Tiếng Anh

This course equips students with basic knowledge of thermodynamics, applying the laws of thermodynamics to determine the direction and limits of chemical processes, chemical and physical processes; the main applications for probing the chemical equilibrium theory solution, heterogeneous equilibrium, surface phenomena and adsorption.



5. Tài liệu học tập

1) Lê Hữu Thiềng. Giáo trình Nhiệt động lực học hóa học. Thái nguyên. Năm 2011.



6. Tài liệu tham khảo

1) Nguyễn Đình Huề. Giáo trình hóa lý. Tập một, tập hai. NXB Giáo dục 2000 (tái bản)

2) Nguyễn Đình Huề. Hóa lý. Nhiệt động lực học hóa học. Phần II. Dung dịch. NXB Giáo dục. 1971

3) Trần Văn Nhân (chủ biên), Nguyễn Thạc Sửu, Nguyễn Văn Tuế. Hóa lý tập I, tập II. NXB Giáo dục. 2008 (tái bản)

4) La Đồng Minh. Câu hỏi và bài tập hóa lý. NXB Giáo dục. 1978

7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự học trên lớp  80% tổng số thời lượng của môn học

- Hoàn thành các bài tập được giao

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

Điểm đánh giá môn học chấm theo thang điểm 10:

- Chuyên cần 10%

- Điểm thường xuyên 20%

- Kiểm tra giữa môn học 20%

- Điểm kết thúc học phần 50%

- Hình thức thi: Viết



tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương