TRƯỜng đẠi học sư phạM



tải về 2.06 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.06 Mb.
#38999
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

3. Course outline:

The course provides basic knowledge about culture and cultural education, provides students the basic important and specific knowledge of Vietnamese culture. Since then, it contributes the background to study scientific philology and interdisciplinary science.

The course consists of six chapters which contend general knowledge, aimed at providing students an overview of culture and cultural education in general, and mainly delve into the most fundamental issues of Vietnamese culture: positioning Vietnamese culture; Vietnam cultural process; some basic elements of culture; cultural areas in Vietnam; Vietnam culture in the context of modern society.

4. Mục tiêu của môn học:

4. 1. Về kiến thức:

Nắm vững và trình bày được hệ thống kiến thức cơ bản: văn hóa và văn hóa học; định vị văn hóa Việt Nam; tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn và đặc trưng nổi bật trong từng thời kì; các thành tố văn hóa cơ bản; các vùng văn hóa ở Việt Nam; văn hóa Việt Nam trong bối cảnh xã hội hiện đại.



4.2. Về kĩ năng: Hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Năng lực nghiên cứu khoa học:

Hiện nay, văn hóa học đang là ngành khoa học phát triển với nhiều khuynh hướng và phương pháp tiếp cận hiện đại. Những thành tựu của văn hóa học được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nghiên cứu các khoa học xã hội nhân văn và hoạt động thực tiễn. Khi nắm được những tri thức cơ bản về văn hóa, người học có điều kiện tiếp nhận và nghiên cứu sâu các môn khoa học liên quan chặt chẽ với Văn hóa học như Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử, Tâm lí học, Triết học



- Năng lực thích nghi trong môi trường làm việc sau khi ra trường:

Với kiến thức chung về văn hóa và chuyên ngành được đào tạo, SV có thể thích nghi và làm việc trong nhiều môi trường công việc khác nhau. SV khối ngành sư phạm sau khi tốt nghiệp có thể công tác trong các lĩnh vực truyền thông (báo chí, truyền hình…), du lịch, nghiên cứu...



- Năng lực hợp tác:

Thông qua bài giảng và các giờ thực hành, thảo luận, hình thành cho SV năng lực hợp tác để giải quyết vấn đề (với giáo viên và các sv khác trong quá trình học tập, trao đổi thảo luận, thực hành...) và hợp tác thành công.



- Năng lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc:

Từ tri thức có được, mỗi SV trong quá trình học tập và công tác sẽ luôn có ý thức bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc; tích hợp giáo dục tinh hoa văn hóa dân tộc cho thế hệ sau.



- Năng lực tự học suốt đời:

Biết định hướng xây dựng kế hoạch tự học; tổ chức hoạt động tự học và quản lí việc tự học của bản thân để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.



- Năng lực giao tiếp:

Thông qua bài giảng, các giờ thực hành thảo luận, trực tiếp qua modun kiến thức: Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ hình thành cho SV kĩ năng giao tiếp phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, dẫn tới sự thành công trong quá trình học tập hiện tại và cho công việc sau này.



4.3. Về thái độ:

Biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; có thái độ khách quan, khoa học với các hiện tượng văn hóa lạc hậu. Từ đó, giáo dục trách nhiệm bảo tồn, phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc trong thời kì mới; hình thành và phát triển những giá trị nhân văn ở người học.



5. Tài liệu học tập

[1]. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Tp HCM.



[2]. Trần Quốc Vượng chủ biên (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb GD, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo

[4]. Đào Duy Anh (2001), Việt Nam văn hoá sử cương; Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[5]. Toan Ánh (2002),Văn hoá Việt Nam những nét đại cương, Nxb Văn học, Hà Nội.

[6]. Phan Kế Bính (1999), Việt Nam phong tục, Nxb Tp HCM.

[7]. Chu Xuân Diên (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Tp HCM.

[8]. Hoàng Quốc Hải (2001), Văn hoá phong tục, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[9] Đức Minh (biên soạn - 2013), Người Việt phẩm chất và thói hư tật xấu, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[10]. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[11]. Lê Như Phong(1994), Văn hoá Việt Nam, một cách tiếp cận, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[12]. Trần Ngọc Thêm, (1997) Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Tp HCM.

[13]. Đỗ Lai Thúy (2005), Văn hóa Việt Nam nhìn từ Mẫu người Văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin , Hà Nội

[14]. Lương Duy Thứ (chủ biên), Phan Thu Hiền, Phan Nhật Chiêu (1996), Đại cương văn hoá phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Đọc các tài liệu liên quan (nêu trong phần Tài liệu học tập và tham khảo) theo định hướng của giảng viên.

- Chuẩn bị thảo luận theo các nội dung giáo viên yêu cầu.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Các bài thực hành của môn học: Không

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Giao bài tập nhóm

- Yêu cầu cần đạt: Nhóm thuyết trình

7.4. Phần khác (nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3

Tên môn học: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH



(Vietnamese in use)

Mã môn học: VIU 121
1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng : 30 tiết; LT: 21 tiết; TH: 18 tiết

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

+ Sinh viên chủ động, nghiêm túc trong việc học và chuẩn bị bài, làm bài tập.

- Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Tiếng Việt thực hành cung cấp những hiểu biết cơ bản về tiếng Việt, trên cơ sở đó tập trung rèn luyện cho người học hệ thống kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Đó là các kĩ năng về chính tả, kĩ năng dùng từ, đặt câu và đặc biệt là kĩ năng tiếp nhận, tạo lập văn bản. Nhờ các kỹ năng này, người học có thể nâng cao năng lực giao tiếp của mình trong các hoạt động đọc, viết, nghe, nói. Đồng thời người học có thể vận dụng các tri thức trong tài liệu học tập để làm các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, nâng cao hiệu quả giao tiếp hành chính.



3. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Practical Vietnamese is a subject belonging to specific curricula. This subject provides students with basic knowledge of Vietnamese, based on which it focuses on training students with Vietnamese language skills. The skills include dictation, vocabulary choice, sentence formation, and especially recognition and creation of a document. Thanks to these skills, students can develop their ability to communicate in reading, writing, listening, speaking. Further, students can apply these knowledge in conducting research, and developing professional communication.



4. Mục tiêu của môn học:

Sau khi kết thúc môn học, sinh viên cần nắm vững những kiến thức, kĩ năng và có được những ý thức, thái độ sau:



4.1. Về kiến thức:

+ Trình bày được khái niệm chính tả, các quy tặc viết hoa và quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài.

+ Nêu được khái niệm từ tiếng Việt, phân tích được đặc điểm về tính không biến hình và đặc điểm về mặt cấu tạo của từ tiếng Việt.

+ Trình bày được khái niệm về câu tiếng Việt, các đặc trưng của câu, các thành phần câu, các kiểu câu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp.

+ Trình bày được khái niệm về văn bản, các đặc trưng của văn bản, các loại văn bản thông dụng.

+ Phân tích được mức độ, trật tự những tri thức tiếng Việt thực hành được giảng dạy ở trường PT.



4.2.Về kĩ năng:

+ Viết đúng chính tả, phát hiện và chữa được các lỗi thông thường về chính tả.

+ Biết sử dụng từ phù hợp, phát hiện và chữa được các lỗi thông thường khi dùng từ.

+ Viết được các kiểu câu, phát hiện và chữa được các lỗi về ngữ pháp, ngữ nghĩa của câu.

+ Biết tạo lập văn bản, đặc biệt là văn bản khoa học và các văn bản hành chính thông dụng.

+ Biết dạy học các tri thức, kĩ năng về tiếng Việt thực hành cho học sinh ở trường PT.



4.3. Về thái độ:

+ Có lòng yêu quý tiếng Việt, tự hào về vẻ đẹp tiếng Việt.

+ Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và tác động, làm ảnh hưởng tốt tới mọi người xung quanh.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1996), Tiếng Việt thực hành, Nxb.ĐHQG, Hà Nội.

[2]. Tổ Ngôn ngữ (2014), Đề cương bài giảng: Tiếng Việt thực hành, Thái Nguyên.



Tài liệu tham khảo:

[3]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2000), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

[4]. Hoàng Anh (chủ biên), Phạm Văn Thấu, Tiếng Việt thực hành (2005), Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội.

[5]. Trần Trí Dõi (1997), Bài tập tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Hữu Đạt (1995), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Hoàng Văn Hành, Hoàng Phê, Đào Thản (2002), Sổ tay dùng từ tiếng Việt, Nxb KHXN, Hà Nội.

[8]. Hồ Lê, Lê Trung Hoa (2003), Sửa lỗi ngữ pháp (lỗi về kết cấu câu), Nxb KHXH, Hà Nội.

[9]. Hà Quang Năng (chủ biên), Từ điển lỗi dùng từ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Phan Ngọc, Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt, Nxb Đà Nẵng.

[11]. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (1997), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Phan Thiều (1998), Rèn luyện ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

- Các bài thực hành của môn học: Ở phần cuối mỗi chương.

- Các bài thực hành của môn học: Ở phần cuối mỗi chương

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: Sau khi được hướng dẫn trên lớp, SV làm hết và làm đúng các bài tập thực hành; chữa bài trên lớp vào giờ tiếp theo.



7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác (nếu có)

Ví dụ như tham quan thực tế



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình chung các điểm TX + Điểm ĐK):3



Tên môn học: VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

(CULTURE AND DEVELOPMENT)

Mã học phần:

  1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng: 30 LT: 21; TL: 9; TH: 0

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và GV; có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề sau đó tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



Bộ môn phụ trách: Văn học nước ngoài

  1. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức cơ bản, trang bị cho người học những tri thức cơ bản liên quan tới văn hóa, phân tích mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, chỉ ra vai trò, ảnh hưởng, tác động của văn hóa tới sự phát triển kinh tế, xã hội và ngược lại. Môn học cũng liên hệ tới văn hóa Việt Nam, nhận diện và phân tích những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam, vai trò của nó đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội Việt Nam trong bối cảnh đương đại và sự tác động của kinh tế tới sự phát triển văn hóa.

  1. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The course mentions basic knowledge concerning culture and development, the characteristics of Vietnamese culture and the development of Vietnamese culture.

This course provides students some critical themes and concepts concerning culture and development in general. The course aims to help students identify culture characteristics and the relationship between culture and development in the context of contemporary Vietnamese society.



  1. Mục tiêu của môn học:

4. 1. Về kiến thức:

Hình thành nền tảng tri thức cơ bản cho người học, giúp người học chiếm lĩnh kiến thức về văn hóa bao gồm: khái niệm cơ bản liên quan tới văn hóa và phát triển, quan niệm về phát triển hiện nay, cách nhìn văn hóa từ góc nhìn phát triển, mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và tác động hai chiều giữa văn hóa và phát triển, đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam và quá trình phát triển của văn hóa Việt Nam, tác động của văn hóa Việt Nam tới phát triển kinh tế xã hội và ngược lại.



4.2. Về kĩ năng: Hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Hiện nay, văn hóa là ngành khoa học phát triển với nhiều khuynh hướng và phương pháp tiếp cận hiện đại. Những thành tựu của văn hóa học được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nghiên cứu các khoa học xã hội nhân văn và hoạt động thực tiễn. Khi nắm được những tri thức cơ bản về văn hóa và phát triển, người học có điều kiện tiếp nhận và nghiên cứu sâu các môn khoa học liên quan ngành.

- Trên cơ sở tri thức môn học, người học được hình thành năng lực vận dụng lý thuyết về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển vào phân tích, đánh giá các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong đời sống, vận dụng và liên hệ tri thức của môn học với các môn khoa học liên ngành.

4.3. Về thái độ:

Hình thành trong người học thái độ: trân trọng các giá trị văn hóa dân tộc, tôn trọng sự đa dạng văn hóa, có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hóa văn hóa nhân loại làm giàu vốn văn hóa truyền thống. Củng cố và nâng cao vốn văn hóa cho bản thân, hình thành các phẩm chất tốt đẹp của con người hiện đại.






5. Tài liệu học tập

[1]. Keesing R. & Strathern A., Cultural Anthropology: A Contemporary Perspective, Harcourt Brace & Company, 1998

[2]. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: cái nhìn hệ thống, loại hình, Nxb KHXH, 2004

6. Tài liệu tham khảo

[3].Nguyễn Văn Dân, Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb KHXH, 2006

[4]. Susanne Schech and Jane Haggis. Culture and Development: A Critical Introduction, Blackwell Publishers, March 2000.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Đọc các tài liệu liên quan (nêu trong phần Tài liệu học tập và tham khảo) theo định hướng của giảng viên.

- Chuẩn bị thảo luận theo các nội dung giáo viên yêu cầu.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Các bài thực hành của môn học: Sinh viên chuẩn bị bài tập, dự án học tập.

- Hoàn thành các bài tập được giao

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: Trình bày trên lớp theo nhóm, nộp các dự án học tập.



7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Sinh viên cần chuẩn bị trước các nội dung thảo luận theo yêu cầu của giảng viên.

- Yêu cầu cần đạt: Các bài tập phải đạt yêu cầu

7.4. Phần khác (nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểmTX + Điểm ĐK):3



TOÁN CAO CẤP NGÀNH HOÁ

HIGH MATHEMATICS FOR CHEMISTRY

Mã số: MAT 241

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 4 TCHP

- Tổng số tiết: 60 LT:58 BT:0 KT:2

- Đánh giá: + Điểm thứ 1: 15 % Kiểm tra viết (50 phút)

+ Điểm thứ 2: 15 % Kiểm tra viết (50 phút)

+ Điểm thứ 3: 70 % Thi viết cuối kỳ (120 phút)

- Môn tiên quyết: Không

-Bộ môn phụ trách: Tổ Giải tích khoa Toán.



2. Mục tiêu của môn học

- Môn học cung cấp những kiến thức và phương pháp tư duy cơ bản nhất của toán học cùng với kỹ năng vận dụng các kiến thức và phương pháp vào việc học tập và nghiên cứu các lĩnh vực chuyên môn của sinh viên khoa Hóa học. Kiến thức bao gồm hai phần cơ bản Đại số tuyến tính và Giải tích, trong đó phần Đại số tuyến tính yêu cầu sinh viên hiểu về số phức, biết biểu diễn các dạng khác nhau của số phức trên mặt phẳng phức, biết tính định thức đến cấp n, tìm ma trận nghịch đảo, tìm hạng của ma trận, biết giải và biện luận hệ phương trình tuyến tính bằng các phương pháp khác nhau,...Phần Giải tích bao gồm các kiến thức lý thuyết giới hạn, hàm số liên tục, phép tính vi phân và tích phân của hàm số một biến, tích phân suy rộng và lý thuyết chuỗi. Sinh viên cần hiểu và biết tìm giới hạn của một dãy số, một hàm số. Yêu cầu nắm vững và ứng dụng phép tính vi phân và tích phân vào chuyên ngành. Đối với lý thuyết chuỗi yêu cầu sinh viên tìm sự hội tụ của chuỗi số, chuỗi lũy thừa, chuỗi hàm số, khai triển hàm số thành chuỗi Fourier.

- Hình thành kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa thông qua việc hình thành các khái niệm, chứng minh các định lý và giải bài tập, biết phát triển từ các dạng toán cơ bản ở phổ thông, nâng cao và biết vận dụng vào một số ứng dụng trong ngành Hóa.

- Sử dụng các kỹ thuật chứng minh toán học (chứng minh các định lý, làm bài tập lý thuyết…)

- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, sử dụng ngoại ngữ trong công việc thông qua việc sử dụng các ký hiệu toán học trình bày các khái niệm, chứng minh các định lý một cách khoa học, ngắn gọn, sử dụng ngoại ngữ để tham khảo tài liệu chuyên môn phục vụ cho ngành học.

- Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong nội bộ toán học, biết sử dụng các công cụ và phương pháp của các môn học liên quan để nghiên cứu các vấn đề của ngành Hóa.

- Xây dựng và phát triển các lập luận toán học để ứng dụng vào các học phần cụ thể của chuyên ngành.

- Hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu (biết xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng , tìm kiếm, khai thác, xử lý khoa học, có hiệu quả nguồn tài nguyên học tập).

- Năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học (thông qua việc điều chỉnh linh hoạt các phương án dạy học theo thiết kế ban đầu phù hợp với các tình huống lớp học, quan sát bao quát lớp học và giao nhiệm vụ học tập cho HS, tạo không khí học tập tích cực trong lớp).

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Nội dung môn học: bao gồm 02 phần



Phần 1: Đại số

  • Tập hợp – Ánh xạ – Ánh xạ tuyến tính

  • Ma trận – Định thức – Hệ phương trình tuyến tính

Phần 2: Giải tích

  • Lý thuyết giới hạn

  • Phép tính vi phân của hàm số một biến

  • Phép tính tích phân

  • Lý thuyết chuỗi

4. Mô tả nội dung môn học bằng tiếng Anh

5. Tài liệu học tập

[1 ]. Nguyễn Đình Trí (Chủ biên) - Tạ Văn Đĩnh- Nguyễn Hồ Quỳnh.

Toán học cao cấp. Tập 1,2,3. NXBGD 1999.

[2 ]. Nguyễn Đình Trí (Chủ biên)- Tạ Văn Đĩnh- Nguyễn Hồ Quỳnh.

Bài tập toán học cao cấp. Tập 1,2,3. NXBGD 1999

6.Tài liệu tham khảo

[3]. Vũ Tuấn

Giáo trình Giải tích toán học. Tập 1,2. NXBGD 2011

[4]. Đỗ Đình Thanh- Nguyễn Phúc Thuần- Đỗ Khắc Hướng.

Toán học cao cấp. Tập 1,2,3. NXBGD 1989

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80% tổng số thời lượng của học phần.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận

7.4. Phần khác

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: 0

+ Kiểm tra giữa học phần: 0,2

+ Chuyên cần: 0,1

+ Thí nghiệm, thực hành: 0

+ Bài tập lớn, tiểu luận: 0

+ Điểm thi kết thúc học phần: 0,7

+ Hình thức thi: Thi viết

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.




tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương