TRƯỜng đẠi học sư phạM


Phần thí nghiệm, thực hành



tải về 2.06 Mb.
trang12/16
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.06 Mb.
#38999
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học;

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác(nếu có)

Ví dụ như tham quan thực tế



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với tổng trọng số 50%, cụ thể:



  • Thảo luận, bài tập: 20 %(a)

  • Kiểm tra giữa học phần: 20% (b)

  • Chuyên cần: 10% (c)

  • Thí nghiệm, thực hành (nếu có): (d)

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): (e)

- Điểm thi kết thúc học phần: 50%(f).

  • Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm):

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

THUẬT NGỮ VÀ DANH PHÁP HOÁ HỌC

TERMS CHEMISTRY AND CHEMICAL NOMENCLTURE



Mã học phần: TNC321

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 (1,1) Số tiết: Tổng : LT:15 Th/Thảo luận: Bài tập: 15

Loại môn học: tự chọn

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước:

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: PPGD Hoá học

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Trình bày ngắn gọn vai trò, vị trí môn học, kiến thức trang bị cho sinh viên, quan hệ với các môn học khác trong chương trình đào tạo.

3. Mục tiêu của môn học:

Nêu mục tiêu cần đạt được đối với người học sau khi học môn học này (về mặt lý thuyết, thực hành). Cách viết như chuẩn đầu ra.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Dịch mô tả bằng tiếng Việt sang tiếng Anh

5. Tài liệu học tập:

[1] (Những tài liệu SV sử dụng trong học tập).



6. Tài liệu tham khảo:

[2] (Trình bày theo quy định tài liệu tham khảo của luận án tiến sỹ).



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học;

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác(nếu có)

Ví dụ như tham quan thực tế



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với tổng trọng số 50%, cụ thể:



  • Thảo luận, bài tập: 20 %(a)

  • Kiểm tra giữa học phần: 20% (b)

  • Chuyên cần: 10% (c)

  • Thí nghiệm, thực hành (nếu có): (d)

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): (e)

- Điểm thi kết thúc học phần: 50%(f).

  • Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm):

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC (Educational Psychology)

Mã học phần: EPS 431

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3

Số tiết: Tổng: 45 tiết LT: 22 tiết TH - TL : 21 tiết KT: 2 tiết

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Môn học trước:

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Tổ Tâm lý học

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nhằm trang bị cho người học những khái niệm, quy luật và phương pháp chung nhất của tâm lý học giáo dục; những vấn đề lý luận về về sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THCS, THPT, cơ chế, qui luật và giai đoạn phát triển tâm lí cá nhân; những cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học và giáo dục; mối quan hệ giữa dạy học và nhận thức, dạy học và giáo dục, các lí thuyết tâm lí học; cơ sở tâm lí học của giáo dục đạo đức. Đặc biệt, môn học cung cấp cho người học một số vấn đề lí thuyết về những nguyên tắc đạo đức và kĩ năng hỗ trợ tâm lí trong nhà trường. Từ đó, có thể vận dụng những tri thức đã học trong việc giảng dạy, nghiên cứu tâm lý con người, hình thành và phát triển nhân cách học sinh, hỗ trợ học sinh THCS, THPT giải quyết những khó khăn vướng mắc về tâm lí. Đồng thời, môn học cũng là cơ sở để nghiên cứu các môn học khác trong chương trình đào tạo như: Giáo dục học và các chuyên ngành tâm lý học ứng dụng khác.



3. Mục tiêu của môn học:

3.1. Mục tiêu về kiến thức: Sau khi kết thúc môn học người học sẽ phải đạt được những mục tiêu sau:

- Trình bày được những khái niệm cơ bản của khoa học tâm lí, các phương pháp nghiên cứu tâm lí học giáo dục.

- Nêu được các lý thuyết và các nghiên cứu hiện đại về phát triển trí tuệ con người.

- Phân tích được những đặc điểm phát triển các mặt: thể chất, tâm lí của lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông.

- Xác định được các điều kiện, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của các lứa tuổi học sinh.

- Mô tả được các phương pháp nghiên cứu tâm lý học sinh.

- Phân tích được bản chất của hoạt động học và sự hình thành hoạt động học; Bản chất tâm lý của quá trình hình thành khái niệm và cấu trúc chung cúa sự hình thành khái niệm.

- Phân tích được các tiêu chuẩn giá trị và cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức.

- Phân tích được những khó khăn tâm lí của học sinh, những nguyên tắc đạo đức và kĩ năng hỗ trợ tâm lí học sinh.

3.2. Mục tiêu về kỹ năng:Sau khi kết thúc môn học người học sẽ phải đạt được những mục tiêu về kĩ năng sau:

- Kỹ năng lựa chọn các phương pháp thu thập, xử lí thông tin trong việc tìm hiểu cá nhân người học (về thể chất, tâm lí, đạo đức, quan hệ xã hội, khả năng học tập…).

- Kỹ năng xây dựng các công cụ nghiên cứu để tìm hiểu học sinh: Mẫu biên bản quan sát, bảng hỏi, mẫu phỏng vấn…

- Kỹ năng xử lí, phân tích thông tin thu thập được về học sinh và sử dụng kết quả tìm hiểu người học để phân loại và lập hồ sơ cá nhân người học.



- Kỹ năng nghiên cứu quá trình hình thành tri thức (khái niệm), hình thành các phẩm chất đạo đức trong nhân cách học sinh và biết cách điều khiển quá trình đó đạt kết quả.

- Kỹ năng vận dụng các nguyên tắc đạo đức, kĩ năng hỗ trợ tâm lí cơ bản trong nhà trường, giúp học sinh THCS, THPT vượt qua được những khó khăn tâm lí trong học tập và trong cuộc sống.

- Kỹ năng tư duy phê phán; kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm.

3.3. Mục tiêu ý thức, thái độ nghề nghiệp:

- Hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm, vai trò, sứ mạng của người giáo viên trong giai đoạn mới.

- Nhạy bén với cái mới, có tinh thần chủ động thích ứng với sự thay đổi.

- Say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

- Hình thành ý thức thường xuyên trau dồi, phát triển nghề nghiệp.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The subject gives students the concepts, rules and common methods of educational psychology; the theoretical issues of the psychological development of high school and junior high school students; mechanisms, rules and psychological development stage individuals; the psychological basis of teaching activities and education; relationships between learning and perception, learning and education, psychological theories and models of learning; psychological basis of moral education. Special courses also give students some theoretical issues about the ethical and psychological support skills in basic schools. From there, it is possible to apply the knowledge learned in teaching, research and human psychology, formation and personality development of students, school support, high resolving difficulties in psychology. At the same time, the subject is also the basis for studying other subjects in the curriculum, such as school education and psychology majors other applications.



5. Tài liệu học tập:

[1] Tập thể tác giả (2014), Đề cương bài giảng TLH giáo dục, Trường ĐHSP- ĐHTN.

6. Tài liệu tham khảo:

[2] Phạm Thành Nghị (2011), Giáo trình Tâm lý học giáo dục, NXB ĐHQG Hà Nội.

[3] Khoa Tâm lí- Giáo dục (2013), Giáo trình tâm lí học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.

[4] Dương Diệu Hoa (chủ biên) (2011), Giáo trình tâm lý học phát triển, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[5] Lê Văn Hồng (Chủ biên) (2008), TLH lứa tuổi và TLH sư­ phạm, NXB ĐHQG Hà Nội.

[6] Quản Thị Lý (Chủ biên) cùng tập thể tác giả (2014), Đề cương bài giảng Tâm lý học, Trường ĐHSP- ĐHTN.

[7] Phan Trọng Ngọ (Chủ biên) (2003), Các lý thuyết phát triển TL người, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[8] Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên) (2008), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP Hà Nội.

[9] Tập thể tác giả (2007), Đề cương bài giảng TLH lứa tuổi và TLH sư­ phạm, ĐHSP- ĐHTN.

[10] Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (2011), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[11] Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành:

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Chuyên cần: 10%

+ Kiểm tra: 20%

+ Thảo luận, thực hành: 20%

+ Thi viết cuối kì: 50%



TÊN MÔN HỌC: GIÁO DỤC HỌC

(PEDAGOGY)

Mã học phần: (PED441)

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 4 (2,2) Số tiết: Tổng: 60 LT: 30 TH:9 Thảo luận:17 Bài tập: 2 Kiểm tra: 02 tiết

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Tâm lý học

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học :

Bộ môn phụ trách: Giáo dục học

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Giáo dục học là môn học bắt buộc trong khối kiến thức giáo dục đại cương trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm. Cung cấp cho sinh viên sư phạm những kiên thức cơ sở để hình thành phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; những kiến thức nền tảng để hình thành năng lực dạy học, năng lực giáo dục học sinh.

Môn học đề cập đến những nội dung sau:

- Những kiến thức về Giáo dục học là một khoa học về giáo dục con người; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách; Những kiến thức về mục đích giáo dục và nhiệm vụ giáo dục.

- Kiến thức về lý luận dạy học như: khái niệm quá trình dạy học, cấu trúc, nhiệm vụ, bản chất của quá trình dạy học, quy luật, động lực, lô gich của quá trình dạy học; nguyên tắc và phương pháp dạy học, hình thức tổ chức tổ chức dạy học.

- Kiến thức về lý luận giáo dục: Khái niệm quá trình giáo dục, đặc điểm, bản chất của quá trình giáo dục, lô gich của quá trình giáo dục; Các nguyên tắc và phương pháp giáo dục; kiến thức và kỹ năng tổ chức một số hoạt động giáo dục ở trường phổ thông.

- Kiến thức về yêu cầu nhân cách người giáo viên, đặc điểm lao động sư phạm, các nội dung và phương pháp giáo dục đặc thù đặc thù của người giáo viên chủ nhiệm lớp.

Môn Giáo dục học có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác trong chương trình đào tạo như: với Tâm lý học, Triết học, Phương pháp giảng dạy bộ môn, thực tập sư phạm sư phạm, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên.

3. Mục tiêu của môn học:

Sau khi học xong môn Giáo dục học, sinh viên hình thành được năng lực:



- Nhận diện được những vấn đề chung về GDH;

- Đánh giá được sự tác động qua lại giữa giáo dục và các vấn đề xã hội khác;

- Đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách;

- Xác định mục đích, mục tiêu của một hoạt động giáo dục;

- Xác định các nhiệm vụ giáo dục cơ bản trong nhà trường phổ thông;

- Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường phổ thông;

- Xác định được các đặc điểm của lao động sư phạm và những yêu cầu về nhân cách của người giáo viên; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của người giáo viên;

- Nắm được đặc điểm học sinh và gia đình học sinh lớp chủ nhiệm; lập kế hoạch chủ nhiệm lớp; thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm;

- Xác định những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học;

- Lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong thiết kế một bài giảng cụ thể;

- Đánh giá một hoạt động dạy học (một bài giảng);

- Xác định những vấn đề cơ bản của lý luận giáo dục;

- Xử lý các tình huống giáo dục;

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Pedagogy is the compulsory subject in the general education of Bachelor pedagogy training curriculum. This sbject give basic knowledge for studentshe learner to build their political opinion, their professional moral, teaching ability, educated ability in working with student in school.

This subject is about:

- Knowledge of Edacation is a sience of human education science; Factors that affecting personality development; The aim’s education systerm and the edcation mission.

- Knowldge of teaching theory: the definition of teaching process, the fators that contribute the teaching process; the ruler, methods and form of teaching.

- Knowledge of education theory: definition of education process, the process of education essence, the logical in processing of education; Educationg rules and edcation methdos of organizing education activities in school.

- Knowledge of teacher’s character, some contents and special methods that teacher using to educate pupil.

5. Tài liệu học tập:

[1] PGS.TS Nguyễn Thị Tính, Giáo trình Giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2013.

[2], Tổ Giáo dục học, Hệ thống bài tập Giáo dục, 2014.

6. Tài liệu tham khảo:

[3].Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học, T1,2, NXB GD, Hà Nội, 1987.

[4]. Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức, Giáo dục học đại cương, Giáo dục đại cương, Nxb Giáo dục,

[5]. Trần Bá Hoành, Đánh giá trong giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1998.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Thực hành

- Hoàn thành các nhiệm vụ thực hành theo nhóm, cá nhân

- Nộp bài báo cáo nhóm/ cá nhân

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá thành phần chấm theo thang điểm 10 (với trọng số: 0,5 ) gồm các điểm thành phần với trọng số như sau:



  • Điểm chuyên cần ............................ trọng số: 0.1

  • Điểm kiểm tra thường xuyên .............trọng số: 0.2

  • Kiểm tra giữa học phần .......................trọng số: 0.2

- Điểm thi kết thúc học phần: 0.5

  • Hình thức thi: viết tự luận.

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.
Tên môn học: GIAO TIẾP SƯ PHẠM

Pedagogical Communication

Mã môn học: CPE 421
1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 (1,1,4) Số tiết: 30 LT: 14 TL: 2 TH: 13 Kiểm tra: 01

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước:

Môn học song hành:



2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về giao tiếp, giao tiếp sư phạm: khái niệm, vị trí, vai trò và các giai đoạn của giao tiếp sư phạm; các nguyên tắc, phong cách và kỹ năng giao tiếp sư phạm. Qua đó, giúp người học rèn luyện một số kỹ năng giao tiếp sư phạm cơ bản trong dạy học và giáo dục như: Kỹ năng tìm hiểu môi trường giao tiếp, kỹ năng tìm hiểu đối tượng giao tiếp, Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp; Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng thấu cảm, Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng thuyết phục; Kỹ năng phản hồi; Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi, kỹ năng hợp tác; Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm; đồng thời biết lựa chọn phong cách giao tiếp sư phạm phù hợp với đối tượng và tình huống giao tiếp; tự tin, chủ động trong giao tiếp.



3. Mục tiêu của môn học:

3.1. Mục tiêu nhận thức: Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ phải đạt được những mục tiêu sau:

  • Trình bày được các khái niệm: giao tiếp, giao tiếp sư phạm.

  • Chỉ ra được vị trí, vai trò của giao tiếp sư phạm trong hoạt động nghề nghiệp

- Phân tích được các nguyên tắc và các giai đoạn của giao tiếp sư phạm.

  • Nhận diện được các phong cách giao tiếp sư phạm; xác định được ưu điểm và hạn chế của từng loại phong cách giao tiếp sư phạm; so sánh được sự khác nhau cơ bản giữa các loại phong cách giao tiếp sư phạm.

  • Phân tích được một số kỹ năng giao tiếp sư phạm cơ bản và các bước hình thành các kỹ năng đó.

3.2. Mục tiêu kỹ năng: Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ phải đạt được những kỹ năng sau:

  • Kỹ năng tư duy phê phán, giải quyết vấn đề; Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm.

  • Kỹ năng thiết lập, duy trì các mối quan hệ với đối tượng giao tiếp

  • Kỹ năng vận dụng các nguyên tắc giao tiếp sư phạm trong những tình huống giao tiếp khác nhau;

  • Kĩ năng lựa chọn phong cách giao tiếp sư phạm phù hợp với đặc điểm đối tượng và tình huống giao tiếp

  • Hình thành được một số kỹ năng giao tiếp sư phạm cơ bản: Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp; Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng thuyết phục; Kỹ năng phản hồi; Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm; Kỹ năng tự chủ cảm xúc và hành vi…Kỹ năng thấu cảm.

3.3. Mục tiêu ý thức, thái độ nghề nghiệp:

  • Hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm, vai trò, sứ mạng của người giáo viên trong việc tổ chức và điều khiển các quá trình giao tiếp.

  • Có thái độ tích cực trong học tập lĩnh hội tri thức; tích cực, chủ động trong rèn luyện, hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp cho bản thân.

  • Đổi mới phong cách giao tiếp, ứng xử sư phạm trong nhà trường và trong cuộc sống

  • Chủ động, tự tin trong giao tiếp, ứng xử sư phạm.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The course aims to equip students with the basic knowledge about communication, communication pedagogy; position and role; stages of communication pedagogy; principles, style and communication skills pedagogy. Thereby, help learners practice some communication skills basic pedagogy in teaching and education, such as: Skills initial impression of communication; Listening skills; Presentation skills; Negotiation skills; Skills to ask questions; Problem solving skills pedagogy; Emotional self-control skills and behavior; and said selected communication style appropriate pedagogical objects with characteristics and social situations.



5. Tài liệu học tập:

[1] Tập thể tác giả, Đề cương bài giảng Giao tiếp sư phạm, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên, 2014.



6. Tài liệu tham khảo:

[2] Hoàng Anh - Vũ Kim Thanh (1995), Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[3] Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu, 300 tình huống giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2012.

[4] Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh, 2000, Tâm lý học giao tiếp, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[5] Ngô Công Hoàn- Hoàng Anh, 1998, Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội

[6] Trịnh Trúc Lâm, Nguyễn Văn Hộ, 2009, Ứng xử sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[7] Bùi Văn Huệ- Nguyễn Trí- Nguyễn Trọng Hoàn- Hoàng Thị Xuân Hoa, 2002, Nghệ thuật ứng xử sư phạm, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

[8] Hoàng Anh, 1997, Luyện giao tiếp sư phạm, Đại học Sư phạm Hà Nội.

[9] Lê Thị Bừng (chủ biên), 2007, Tâm lí học ứng xử, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị, hoàn thành thảo luận.

- Hoàn thành 01 bài kiểm tra giữa kỳ.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Chuyên cần: 10%

+ Thường xuyên: 20%

+ Định kỳ: 20%

+ Thi viết cuối kì: 50%


LÝ LUẬN DẠY HỌC HÓA HỌC

THEORY OF TEACHING CHEMISTRY



Mã học phần: TTC431

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3(2,1) Số tiết: Tổng : 45 LT: 30 Thảo luận: 15

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước: + Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin - MLP151

+ Tâm lý học - GPS131

+ Giáo dục học - PEP141

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Phương pháp giảng dạy Hóa học

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học Lý luận dạy học hóa học có nội dung là những vấn đề đại cương, có tính chất lý luận về quá trình dạy học hoá học trường phổ thông. Nội dung môn học gồm:

- Lý luận dạy học môn hóa học ở trường phổ thông (Cơ sở lý luận của quá trình dạy học hóa học trường phổ thông), gồm: Các nhiệm vụ dạy học, nội dung và cấu trúc chương trình dạy học, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong dạy học hoá học trường phổ thông.

- Nghiên cứu khoa học về quá trình dạy học hóa học trường phổ thông, gồm: Các khái niệm cơ bản, các phương pháp nghiên cứu khoa học (nói chung) và nghiên cứu khoa học giáo dục về dạy học hóa học (nói riêng).

Sau khi hoàn thành , ngoài hệ thống các kiến thức cơ bản, học phần này còn giúp SV có kỹ năng vận dụng kiến thức tâm lý học và giáo dục học vào việc dạy học và nghiên cứu khoa học giáo dục trong quá trình dạy học hoá học, bước đầu hình thành được các phẩm chất cần có của người giáo viên hoá học tương lai.



tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương