TRƯỜng đẠi học sư phạM



tải về 2.06 Mb.
trang1/16
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.06 Mb.
#38999
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Tên chương trình: SƯ PHẠM HOÁ HỌC

Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC

Ngành đào tạo: SƯ PHẠM HOÁ HỌC

Loại hình đào tạo: Chính quy

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 885/QĐ – ĐHSP, ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Hiệu trưởng trường ĐHSP - ĐHTN).

1. Mục đích đào tạo

Đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học, dạy môn Hoá học và môn Khoa học tự nhiên. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Hoá học có khả năng làm giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở, dạy môn Hoá học tại các trường trung học chuyên nghiệp; có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, các sở, ban ngành, các cơ sở kinh doanh... có liên quan đến lĩnh vực Hoá học hoặc tiếp tục được đào tạo sau đại học để giảng dạy ở các trường Đại học và Cao đẳng.



2. Mục tiêu đào tạo/chuẩn đầu ra

Sinh viên ngành Sư phạm Hoá học sau khi tốt nghiệp phải đạt được các yêu cầu sau:



2.1. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của nhà giáo trong nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu người học, yêu nghề, hiểu biết pháp luật, có ý thức và trách nhiệm công dân cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của nhà giáo.



2.2. Về kiến thức

Có những kiến thức chung về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; hiểu và nắm các kiến thức chuyên sâu về hóa học cơ bản ở trình độ đại học; hiểu và nắm vững các kiến thức về lý luận nghiệp vụ sư phạm; các yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn hóa học và môn Khoa học ở trường phổ thông.



2.3. Về kỹ năng

Có kỹ năng tiến hành các thực nghiệm hóa học, các phương pháp nghiên cứu khoa học, bước đầu có khả năng tư duy sáng tạo trong các công việc của người làm công tác về hóa học. Có kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm, vận dụng được những kiến thức về tâm lý học, giáo dục học, lý luận và phương pháp giảng dạy để thực hiện tốt việc giáo dục và dạy học môn hóa học trường phổ thông.



3. Định hướng nghề nghiệp (khả năng công tác):

3.1. Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân ngành Sư phạm Hóa học có thể có các cơ hội làm việc như sau:

3.1.1. Làm giáo viên: Các giáo viên được đào tạo có thể giảng dạy môn hóa học và môn Khoa học tự nhiên tại các trường THCS, THPT, giảng dạy môn hóa học tại các Trung tâm GDTX, các trường trung học chuyên nghiệp, các trường Cao đẳng nghề... có học môn Hóa học.

3.1.2. Làm cán bộ khoa học tại các Sở , ngành như: Sở KH-CN&MT, các cơ sở sản xuất hóa học như SX xi măng, luyện kim... và các ngành cần sử dụng kiến thức hóa học.

3.1.3. Tham gia Quân đội hoặc ngành Công an trong một số chuyên ngành về Hóa học.



3.2. Tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn (Cao học, NCS) để đáp ứng nhu cầu công việc đã có hoặc làm những công việc yêu cầu trình độ cao:

3.2.1. Làm Giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo cử nhân khoa học.

3.2.2. Làm cán bộ nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học.

4. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 135 tín chỉ (không tính phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)


KL

kiến thức

toàn khóa


Khối kiến thức GD

đại cương



Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Nghiệp vụ SP

Luận văn/ thay thế

Tổng cộng

Cơ sở ngành

Kiến thức ngành

135 TC

24 TC

65 TC

15 TC

50 TC

39 TC

7 TC

100 %

17,8 %

48,1 %

11,1 %

37,0 %

28,9 %

5,2,%



tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương