TRƯỜng đẠi học sư phạM


Tên môn học: NGUYÊN TỐ HIẾM



tải về 2.06 Mb.
trang16/16
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.06 Mb.
#38999
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Tên môn học: NGUYÊN TỐ HIẾM

(Rare elements)

Mã học phần: REL921

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng : 30 LT:22 Bài tập: 16

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước:

Môn học song hành:

Bộ môn phụ trách: Hóa đại cương-Vô cơ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về nguyên tố hiếm, các phương pháp tách riêng chúng và tính chất của các nguyên tố hiếm bộ d và bộ f.



3. Mục tiêu của môn học:

- Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về nguyên tố hiếm, quy luật phân bố và cách làm giàu nguyên tố hiếm.

- Nắm vững hệ thống ba phương pháp tách riêng nguyên tố hiếm: Phương pháp kết tinh phân đoạn, phương pháp chiết và phương pháp sắc ký trao đổi ion.

- Nắm vững và trình bày được tính chất các nguyên tố hiếm bộ d (cặp nguyên tố Zn, Hf; Cặp nguyên tố Nb, Ta; Cặp nguyên tố Mo, W và Reni.

- Nắm vững và trình bày được tính chất các nguyên tố hiếm bộ f (Các nguyên tố Lantanit; Các nguyên tố Actinit)



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course provides students with some basic knowledge of rare elements, separation methods and properties of the d block rare elements and f block rare elements.



5. Tài liệu học tập:

[1] Lê Hữu Thiềng (2013), Giáo trình Nguyên tố hiếm, NXB Giáo dục Việt Nam.



6. Tài liệu tham khảo:

[2] Phạm Đức Roãn, Nguyễn Thế Ngôn (2008), Hóa học các nguyên tố hiếm và hóa phóng xạ, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

[3]. Hoàng Nhâm (2003), Hóa học vô cơ, tập II, NXB Giáo dục.

[4]. Hoàng Nhâm (2003), Hóa học vô cơ, tập III, NXB Giáo dục.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 0,2

  • Kiểm tra giữa học phần: 0,2

  • Chuyên cần: 0,1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0,5.

  • Hình thức thi: Thi viết tự luận

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

TÊN MÔN HỌC: HÓA HỌC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

(Natural Products Chemistry)

Mã học phần: NPC921

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 (2,0) Số tiết: Tổng : 30 LT: 24 TH: Thảo luận: Bài tập: 6

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Hóa hữu cơ I, Hóa hữu cơ II, Hóa hữu cơ III.

Môn học trước:

Môn học song hành: Tổng hợp hữu cơ

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Bộ môn hóa học hữu cơ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: (ít nhất 150 từ)

Hoá học các hợp chất thiên nhiên là bộ phận quan trọng của hoá học hữu cơ. Môn học này cung cấp cho người học các khái niệm và các phương pháp cơ bản nghiên cứu hợp chất hữu cơ có tự nhiên, đồng thời hệ thống hóa các tính chất vật lý, hoá học, hoạt tính sinh lý, và phương pháp tổng hợp hợp chất hữu cơ thiên nhiên có tác dụng sinh học có trong thực vật, động vật và vi sinh vật như gluxit, tecpenoit, steroids, ancaloit, flavonoit và các hợp chất phenol.



3. Mục tiêu của môn học:

Sau khi học học phần Hóa học các hợp chất thiên nhiên người học được trang bị nền tảng kiến thức một cách có hệ thống những kiến thức cở bản và mở rộng về các hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học trong tự nhiên. Hiểu và ứng dụng được các phương pháp để tiến hành nghiên cứu chuyên sâu các nhóm hợp chất điển hình có khả năng ứng dụng trong cuộc sống.

Trình bày và phân tích được 3 chức năng của dạy học gắn với học phần Hóa học các hợp chất thiên nhiên: trang bị tri thức; giáo dục thái độ, niềm tin, giá trị; phát triển trí tuệ;

Trình bày và phân tích được vai trò, tác dụng của học phần Hóa học các hợp chất thiên nhiên trong việc giáo dục HSPT;

Trình bày và phân tích được các bước giải quyết tình huống giáo dục gắn với học phần Hóa học các hợp chất thiên nhiên trong tình huống cụ thể của chương trình THPT;

Phân tích được đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của môn học Hóa học các hợp chất thiên nhiên;

Trình bày được hệ thống tri thức của môn học: các khái niệm, các hiện tượng, quá trình, các sự kiện, quy luật, các lý thuyết khoa học… và mối quan hệ giữa các nội dung của môn học Hóa học các hợp chất thiên nhiên;

Trình bày được các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu cơ bản và ứng dụng thuộc học phần Hóa học các hợp chất thiên nhiên .



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Natural Products Chemistry (NPC) is an important part of organic chemistry. Provides students a systematic knowledge base and methods for studying of natural products such as physical, chemical properties, and biological activities of natural organic compounds in plants, animals and micro-organisms, which exhibit biological effects as carbohydrates, terpenoids, steroids, alkaloids, flavonoids and phenolic compounds.



5. Tài liệu học tập:

[1] Phạm Văn Thỉnh (2009), Bài giảng hóa học hợp chất thiên nhiên. Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

[2] Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985). Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc. Nhà xuất bản Y học.

6. Tài liệu tham khảo:

[1] Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên), Đỗ Đình Rãng. (2003), Hoá học hữu cơ - T1. NXB. Giáo dục.

[2] R.H. Thomson (2007), The Chemistry of Natural Products. Chapman & Hall (2007)

[3] Đỗ Đình Rãng (chủ biên), Đặng Đình Bạch, Nguyễn Thị Thanh Phong. (2004), Hoá học Hữu cơ, T3, NXB. Giáo dục.

[4] Một số tạp chí hóa học hợp chất thiên nhiên:

- Journal of Natural Product: http://pubs.acs.org/journal/jnprdf

- Natural Products Research:

http://www.tandfonline.com/toc/gnpl20/current

- Phytochemistry: http://www.sciencedirect.com/science/journal/00319422

- Steroids: http://www.journals.elsevier.com/steroids/

- Planta Medica: https://www.thieme-connect.de/products/ejournals/journal/10.1055/s-00000058

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Chuẩn bị bài, đọc bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn của giáo viên.

- Làm các bài tập sau mỗi chương.

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học;

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Dịch một bài báo khoa học về hóa học hợp chất thiên nhiên từ tiếng anh sang tiếng việt.

- Yêu cầu cần đạt: Dịch đạt yêu cầu từ 70% trở lên.

7.4. Phần khác(nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Kiểm tra giữa học phần: 20%

  • Chuyên cần: 10%

  • Bài tập lớn, tiểu luận: 20%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi: Thi viết tự luận

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

MỘT SỐ KỸ THUẬT XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

TECHNIQUE OF ENVIRONMENTAL TREATMENT

Mã học phần: TET921

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 (2,0) Số tiết: Tổng : 30; LT: 20; Bài tập: 20 ( 10 GTC); TH: 0

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Hóa công nghiệp –môi trường, Hóa nông nghiệp

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Hóa Phân tích – CN - MT

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Học phần Kỹ thuật xử lý môi trường bao gồm 2 modun:

* Môđun 1: Phần lý thuyết



Học phần Kỹ thuật xử lý môi trường trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xử lý môi trường. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hậu quả ô nhiễm môi trường, đồng thời hiểu và vận dụng kiến thức xử lý môi trường vào việc xử lý các vấn đề cụ thể về ô nhiễm môi trường.

* Môđun 2: Phần bài tập



Phần bài tập sẽ rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng tính toán, xác định những chỉ tiêu liên quan tới môi trường đất, môi trường nước và không khí. Các bài tập này vừa có tác dụng củng cố kiến thức, vừa rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng về phân tích và xử lý môi trường.

3. Mục tiêu của môn học:

Sinh viên được trang bị những kiến thức về lĩnh vực xử lý ô nhiễm môi trường, các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nắm bắt được các thiết bị xử lý, dây chuyền công nghệ xử lý môi trường. Từ đó, sinh viên có thể có những hiểu biết trong việc đánh giá tác động môi trường và đề xuất được các giải pháp nhằm khắc phục những hậu quả do ô nhiễm môi trường..

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The environmental remediation technical subject including two modules :

+ The first module: The theory

The environmental remediation technical subject students with the basic knowledge about environmental remediation . On this basis , students can propose solutions to overcome the consequences of environmental pollution , and to understand and apply knowledge of environmental treatment in the handling of specific issues about pollution school.

+ The second module : The Exercise

Joint exercises will train students with math skills , identify indicators related to environmental soil , water and air . These exercises will strengthen both knowledge and training both for students with the skills to analyze and handle the environment .

5. Tài liệu học tập:

[1]. Đề cương bài giảng do giảng viên giảng dạy biên soạn



6. Tài liệu tham khảo:

[1]. Lê Huy Bá (2007), Sinh thái môi trường đất , NXB ĐHQG TPHCM .

[2]. Lê Văn Khoa (2004), Sinh thái và môi trường đất , NXB ĐHQG HN.

[3]. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Trần Thiện Cường, Nguyễn Đình Đáp (2010), Ô nhiễm môi trường đất và biện pháp xử lý , NXB Giáo dục Việt nam.

[4]. Đặng Kim Chi (2006), Hóa học môi trường, NXB Khoa học và Kĩ thuật.

[5]. Phùng Tiến Đạt – Trần Thị Bính (2007), Hóa kĩ thuật đại cương, NXB Đại học Sư phạm.

[6]. Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan (2004), Giáo trình Công nghệ môi trường, NXB ĐHQG Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Chuẩn bị trước những nội dung do giảng viên yêu cầu liên quan tới nội dung triển khai trên lớp.



- Hoạt động nhóm, thảo luận theo chủ đề trên lớp.

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác(nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Chuyên cần: 0,1

  • Thảo luận, bài tập: 0,2

  • Kiểm tra giữa học phần: 0,2

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0,5

  • Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm): viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.




tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương