TRƯỜng đẠi học sư phạM



tải về 2.06 Mb.
trang13/16
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.06 Mb.
#38999
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

3. Mục tiêu của môn học:

3.1. Về kiến thức: Có kiến thức cơ bản về Lý luận dạy học Hoá học:

+ Mô tả được cấu trúc quá trình dạy học hóa học;

+ Phân tích cấu trúc hoạt động dạy, hoạt động học và nêu được mối quan hệ giữa hai hoạt động đó bằng một ví dụ cụ thể trong DHHH;

+ Trình bày được khái niệm PPDH, hệ thống PPDH hóa học với những dấu hiệu phân biệt, mối quan hệ giữa những thành phần của hệ thống;

+ Vận hành về kỹ thuật một số thiết bị, đồ dùng dạy học đặc trương trong DHHH ở trường phổ thông; lựa chọn các PTDH, PPDH phù hợp để soạn một bài học có sử dụng PTDH đó;

+ Nêu được các HTTCDH cơ bản, đặc thù của môn hóa học;

+ Minh hoạ được mối quan hệ giữa MT - ND - PP - PTDH - đặc điểm người học trong DHHH;

3.2. Về kĩ năng:

3.2.1. Nắm vững mục tiêu, chương trình dạy học của cấp học và của môn Hoá học, biết các quy định, chủ trương chỉ thị hiện hành của Bộ, của Sở GD-ĐT về công tác DH ở cấp học.

- Biết đặt kế hoạch DH: Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa môn học, dựa vào đặc điểm đối tượng đã khảo sát để lập kết hoạch phù hợp, khả thi, có thể kiểm soát được, đánh giá được, bản kế hoạch có định rõ các điều kiện (đầu vào) và sản phẩm (đầu ra) cùng với các hoạt động (có định rõ tiến độ và phân công trách nhiệm)

3.2.2. Có năng lực tự học:

- Tự đọc để hiểu được nội dung sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu liên quan đến Hoá học;

- Biết cách ghi chép, tổng kết, nhận xét, đề xuất thắc mắc, nêu vấn đề thảo luận trong nhóm khi đọc tài liệu chuyên môn;

- Biết cách trình bày nội dung học tập, nghiên cứu để mọi người hiểu;

- Có hứng thú đọc sách và biết cách tra cứu tài liệu chuyên môn Hoá học;

3.2.3. Biết tìm hiểu môi trường dạy và học hóa học

- Biết lựa chọn các phương pháp thu thập, xử lý thông tin trong việc tìm hiểu môi trường DHHH trong trường phổ thông;

- Biết sử dựng các công cụ nghiên cứu để tìm hiểu môi trường nhà trường: mẫu phiếu quan sát, bảng hỏi, mẫu PV,…

- Biết xử lý, phân tích các thông tin thu thập được



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Course Outline:

Subject Theory of Teaching Chemistry in High School content is the general problem, issues about the nature theory of teaching high school chemistry. Course content consists:

- Theory taught chemistry in high school (The rationale of the process of teaching high school chemistry), including teaching duties, content and curriculum structure, methods and forms of the organization of teaching chemistry in high school.

- Research on the process of teaching high school chemistry, include: basic concepts, the scientific method (in general) and scientific research and education on teaching chemistry (in particular).

After completing the course,  outside the system of basic knowledge, module also helps students  skilled use knowledge of psychology and education in teaching chemistry, on scientific research for teaching chemical process in high school,   initially formed are the qualities required of future chemistry teachers.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), Chương trình Giáo dục phổ thông - Môn Hoá học, Nhà xuất bản Giáo dục.

[2]. Nguyễn Cương, (2007), Phương pháp dạy học hoá học trường phổ thông và đại học, Nhà xuất bản Giáo dục.

6. Tài liệu tham khảo:

[1]. Hoàng Thị Chiên (2013), Giáo trình Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.

[2]. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu, (2000), Phương pháp dạy học hoá học, Sách CĐSP, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Ngọc Quang. (1994), Lý luận dạy học hoá học, tập 1, NXB GD, Hà Nội.

[4. Richard I.Arends, Learning to Teach, Publishing McGraw - Hill

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần khác: thực tế môn học ở trường phổ thông

- Thực hiện đủ khối lượng quy định

- Hoàn thành bài tập thực tế phổ thông

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: (a)

  • Kiểm tra giữa học phần:(b)

  • Chuyên cần: (c)

  • Bài tập thực tế phổ thông: (e)

- Điểm thi kết thúc học phần: (f).

  • Hình thức thi: thi viết tự luận 90 phút

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Method of Teaching Chemistry in High School



Mã học phần: TMC441

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3(1,2) Số tiết: Tổng : 45 LT: 15 Thảo luận: 30

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước: Lý luận dạy học hóa học

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Phương pháp giảng dạy hóa học

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Phương pháp dạy học hoá học trường phổ thông là môn học bắt buộc trong quy trình đào tạo ngành SP hoá học, cung cấp cho SV :

- Hệ thống nội dung kiến thức được nghiên cứu trong chương trình hoá học trường phổ thông , cấu trúc kế hoạch dạy học và định hướng phát triển chương trình môn hóa học ở trường phổ thông.

- Cơ sở khoa học của việc lựa chọn và kĩ năng lựa chọn, vận dụng những phương pháp dạy học, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học đối với các kiểu nội dung bài học hóa học ở trường phổ thông

- Kỹ năng phân tích nội dung các bài học hóa học, thiết kế bài học và dự kiến phương pháp dạy học cho từng loại bài học, xác định được những yêu cầu của sản phẩm học tập cần đạt tới.

- Kiến thức về các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn, kĩ năng triển khai dạy học các kiểu bài học hóa học theo các phần: Bài học có nội dung lý thuyết, bài học về chất (vô cơ và hữu cơ), bài ôn tập và luyện tập.



3. Mục tiêu của môn học:

1) Vận dụng được những kiến thức kĩ năng cơ bản về Tâm lí học, Giáo dục học, Lý luận dạy học hóa học trong việc phân tích nội dung chương trình và sgk môn Hóa học ở trường phổ thông.

2) Phân tích được đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của môn hóa học : Trình bày được hệ thống tri thức của môn học: các khái niệm, các hiện tượng, quá trình, các sự kiện, quy luật, các lý thuyết khoa học… và mối quan hệ giữa các nội dung của môn hóa học ở trường phổ thông; trình bày được các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu cơ bản và ứng dụng thuộc môn học

3) Phân tích được đặc điểm về nội dung, lựa chọn được PPDH, phương tiện và hình thức tổ chức phù hợp với mục tiêu, nội dung và đối tượng HS; thể hiện trong giáo án của các loại bài học cụ thể; dự kiến các sản phẩm học tập của HS, các thao tác của GV..

4) Thực hiện được một bài học hóa học trong tình huống giả định: Bước đầu có kĩ năng vận dụng các tri thức khoa học Hoá học và khoa học Giáo dục đã được đào tạo trong triển khai DHHH, xử lí tình huống SP, tư vấn cho học sinh ...

5) Phân tích được những đặc điểm khác biệt đối với sản phẩm học tập của HS trong mô hình lý thuyết (dự kiến bài soan) và thực tiễn (giờ dự), rút ra được những kết luận khoa học, đề xuất được mô hình bài học phù hợp



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Course Outline:

Method of Teaching chemistry in high school is compulsory subjects in the training process pedagogy about chemical, providing for students:

- The system of knowledge content and type of lessons program of secondary school

- Scientific basis of the selection and use of common teaching method in the process of teaching chemistry in high school

- Ability to analyze the content of chemistry lessons, design lessons and teaching plans for each lesson.

- Knowledge of the specific teaching of the subject.



5. Tài liệu học tập:

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2009), Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Hóa học (trường THCS, lớp 10, lớp 11, lớp 12) - Nhà xuất bản Giáo dục.

[2]. (Sgk) Hóa học 10, 11, 12

6. Tài liệu tham khảo:

[1]. (Sgk) Hoá học 8, 9, 10NC, 11NC, 12NC - Nhà xuất bản Giáo dục.

[2]. (Sgv) Hoá học từ lớp 8 - 12, Nhà xuất bản Giáo dục.

[3]. Hoàng Thị Chiên (2013), Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

[4]. Hoàng Nhâm, (1999), Hoá học vô cơ - Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục.

[5]. Hoàng Nhâm, (1999), Hoá học vô cơ - Tập 2 Nhà xuất bản Giáo dục

[6]. Phan Tống Sơn, (1998), Cơ sở hoá học hữu cơ - Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục.

[7]. Phan Tống Sơn, (1998), Cơ sở hoá học hữu cơ - Tập 2, NXB Giáo dục.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần khác: thực tế môn học ở trường phổ thông

- Thực hiện đủ khối lượng quy định

- Hoàn thành bài tập thực tế phổ thông

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: (a)

  • Kiểm tra giữa học phần:(b)

  • Chuyên cần: (c)

  • Bài tập thực tế phổ thông: (e)

- Điểm thi kết thúc học phần: (f).

  • Hình thức thi: thi viết tự luận 90 phút

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Chemical Experiments in High School

Mã học phần: ECT421

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 (0, 2) Số tiết: Tổng : 30 LT:0 TH thí nghiệm +Thảo luận: 60

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước: CNE431, CME351, DHE341.

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: PPGD hoá học

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: (ít nhất 150 từ)

Môn học này gồm 2 tín chỉ, là các giờ thực hành tại phòng thí nghiệm.

Nội dung môn học gồm các thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông, là thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm thực hành của học sinh. Hoàn thành học phần, sinh viên sẽ thành thạo các kỹ năng về sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học trường phổ thông, bao gồm các công việc:

- Thành thạo các công việc chuẩn bị cho một bài học thực hành của học sinh.

- Thành thạo về kỹ thuật tiến hành và biểu diễn các thí nghiệm trong chương trình.

- Lựa chọn nội dung và phương pháp đối với các thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, thí nghiệm cho học sinh làm khi học bài mới phù hợp với các nội dung dạy học.



3. Mục tiêu của môn học:

- Mô tả được những nội dung kiến thức hóa học trong các hiện tượng thí nghiệm.

- Làm được các thí nghiệm trong chương trình môn KHTN và môn hóa học ở trường phổ thông.

- Lựa chọn được nội dung và hình thức sử dụng thí nghiệm trong DH phù hợp với mục tiêu, nội dung và đối tượng HS;

- Phân tích, nhận xét được về phương pháp và hình thức sử dụng TN trong dạy học được thể hiện trong giáo án và bài dạy cụ thể;

- Thiết kế và thực hiện kế hoạch bài học thực hành;

- Biểu diễn được các TN quy định, trình bày được cách chuẩn bị được đủ dụng cụ hóa chất cho bài thực hành ;

- Biết sử dụng một số phần mềm công cụ để dạy học; biết tự làm một số phương tiện dạy học đơn giản

- Tự đọc để hiểu được nội dung giáo trình, tài liệu liên quan;

- Ghi chép, nhận xét, đề xuất thắc mắc, nêu vấn đề thảo luận trong nhóm khi thực hành;

- Đề xuất được các phương án thực hành khác

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Dịch mô tả bằng tiếng Việt sang tiếng Anh

Course Outline:

This course includes 2 credits (teaching unit), is now practiced in the laboratory.


Course content includes chemistry in high school, the experiments performed by teachers and practical experiments the students. Complete the course, students should be proficient in pedagogical skills in using teaching experiments in high school chemistry, including the following tasks:

- Proficient in preparation for a lesson in the student's practice.


- Technical proficiency and conduct the experiments performed in the program.
- Select the content and methods for performing experiments of teachers, students do experiments to learn last match of learning content.

5.Tài liệu học tập:

1. Hoàng Thị Chiên (2013). Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam

2. Trần Quốc Đắc (2006). Hướng dẫn sử dụng thí nghiệm hóa học 10 - NXB Giáo dục.

3. Trần Quốc Đắc (2007). Hướng dẫn sử dụng thí nghiệm hóa học 11 - NXB Giáo dục.

4. Trần Quốc Đắc (2008). Hướng dẫn sử dụng thí nghiệm hóa học 12 - NXB Giáo dục.

6. Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Mạnh Dung, Đặng Thị Oanh, Nguyễn Đức Dũng (chủ biên: Nguyễn Cương). (1994), Thí nghiệm thực hành LLDHHH, trường ĐHSP Hà Nội.

2. Nguyễn Cương (chủ biên), Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh. (2005), Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hoá học, NXB ĐHSP.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học;

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác(nếu có)

Ví dụ như tham quan thực tế



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với tổng trọng số 50%, cụ thể:



  • Thảo luận, bài tập: 20 %(a)

  • Kiểm tra giữa học phần: 20% (b)

  • Chuyên cần: 10% (c)

  • Thí nghiệm, thực hành (nếu có): (d)

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): (e)

- Điểm thi kết thúc học phần: 50%(f).

  • Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm):

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

BÀI TẬP HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

EXERCISES IN SCHOOL CHEMISTRY

Mã học phần: ESC421

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 (1,1) Số tiết: Tổng : 30 LT: 15 Bài tập: 15 (30)

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước:

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách:

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này gồm 2 tín chỉ trong đó phần lý thuyết (1 tín chỉ) trình bày được các cách phân loại, các dạng và cách giải các dạng bài tập hoá học chủ yếu trong chương trình phổ thông, phân tích được vai trò của bài tập hoá học trong nhiệm vụ dạy học hóa học ở trường phổ thông.

Phần thực hành gồm 1 tín chỉ các giờ bài tập, thảo luận giúp sinh viên xác định vị trí các bài tập hoá học trong chương trình phổ thông, giải và hướng dẫn Học sinh giải các dạng bài tập, cách sử dụng BTHH trong các dạng bài học cụ thể, nâng cao năng lực tính toán hoá học và sử dung ngôn ngữ hoá học cho sinh viên.

3. Mục tiêu của môn học:

- Trình bày được các cách phân loại BTHH, các dạng và cách giải các dạng BTHH chủ yếu trong chương trình phổ thông

- Phân tích được vai trò của BTHH trong nhiệm vụ dạy học hóa học ở trường pt.

- Xác định được vị trí các BTHH trong chương trình phổ thông

- Giải và hướng dẫn HS giải được các dạng BTHH

- Sử dụng được BTHH trong các dạng bài học cụ thể.

- Giải được các dạng bài tập theo các bước;

- Trình bày được cách giải các BTHH có sử dụng NNHH



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course consists of 2 credits in which the theory (1 credit) presents the classification, forms and types of exercises from the main chemical in popular programs, analyze the role of chemistry homework tasks in teaching chemistry in high school.

           Practice Part 1 credit hours including exercises, discussion helps students locate exercises in chemistry education curriculum, the students and guide the types of exercises, using exercises in specific types of lessons, improve computational chemistry and chemical use language content for students.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2009), Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Hóa học (trường THCS, lớp 10, lớp 11, lớp 12) - Nhà xuất bản Giáo dục.

[2]. (Sgk) Hóa học 10, 11, 12

6. Tài liệu tham khảo:

[1]. (Sgk) Hoá học 8, 9, 10NC, 11NC, 12NC - Nhà xuất bản Giáo dục.

[2]. (Sgv) Hoá học từ lớp 8 - 12, Nhà xuất bản Giáo dục.

[3]. Các sách Bài tập hoá học các chương trình Hoá học phổ thông (cơ bản và nâng cao)



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học;

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác(nếu có)

Ví dụ như tham quan thực tế



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với tổng trọng số 50%, cụ thể:



  • Thảo luận, bài tập: 20 %(a)

  • Kiểm tra giữa học phần: 20% (b)

  • Chuyên cần: 10% (c)

  • Thí nghiệm, thực hành (nếu có): (d)

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): (e)

- Điểm thi kết thúc học phần: 50%(f).

  • Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm):

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Tin học ứng dụng trong dạy học hoá học (1)

Applied Informatics in Chemistry Teaching

Mã học phần: IAT421

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 Số tiết: 30 Tổng : LT: 20 TH:10 Thảo luận: Bài tập:

Loại môn học: Bắt buộc.

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước:

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): Yêu cầu phục vụ cho học phần : Máy chiếu đa năng (Projector), máy vi tính cho các SV, mạng internet.

Bộ môn phụ trách: Phương pháp giảng dạy hóa học.

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học Tin học ứng dụng trong dạy học hoá học phát triển khả năng tưởng tượng, tư duy sáng tạo của SV nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Hoá Học. Nghiên cứu việc tích hợp phương pháp dạy học bộ môn Hoá học với các ứng dụng của ICT, nghiên cứu việc dạy và học trong môi trường CNTT&TT theo hướng tăng cường sự chủ động, tích cực của học sinh, bồi dưỡng khả năng tự học hóa học cho học sinh. Giúp SV có các trang bị cần thiết về kĩ năng ICT phục vụ một phần cho công cuộc đổi mới giáo dục. Môn học Tin học ứng dụng trong dạy học hoá học trang bị cho SV những kiến thức thiết yếu để sử dụng các phần mềm trong dạy học hóa học và thậm chí là cả dạy học tích hợp, liên môn, xuyên môn sau này.



3. Mục tiêu của môn học:

3.1. Mục tiêu kiến thức: Học phần này giúp cho SV cập nhật các kiến thức mới trong lĩnh vực sử dụng phương tiện kỹ thuật và ứng dụng CNTT&TT trong dạy học hóa học; nâng cao trình độ lí thuyết, khả năng ứng dụng CNTT&TT trong DHHH ở trường THPT sau này.

3.2. Mục tiêu kỹ năng: Ngoài các phương pháp dạy học truyền thống, nhấn mạnh sử dụng mô hình dạy học kiến tạo như PP dạy học dự ándạy học dựa trên câu hỏi nhằm định hướng phát triển tư duy bậc cao. SV làm việc tích cực, tự lực theo nhóm người hoàn thành một hồ sơ dạy học gồm bài trình diễn, bản kế hoạch, trang web theo một dự án dạy học Hoá Học tự đề xuất và triển khai. Qua đó SV thành thạo các kỹ năng ICT trong dạy học Hoá Học.

3.3. Mục tiêu thái độ, tình cảm: SV có thái độ tích cực, sẵn sàng tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào dạy học Hoá học theo cách có ý nghĩa nhất. SV có ý thức chủ động, tự giác sử dụng ICT để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học Hoá Học.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The subject "Applied Informatics in Chemistry Teaching " helps enhance student's imaginableness and creativeness in order to improve the effectiveness in teaching Chemistry. The subject studies how to integrate the applications of information and communications technology (ICT) into the teaching methods of Chemistry; examines the teaching and learning Chemistry in ICT environment so that it can enable student’s activeness and self-studying in Chemistry. The subject provides students with necessary skills in ICT, which partly contributes to the national education reforms nowadays. "Applied Informatics in Chemistry Teaching" aslo provides students with important knowledge in order to ultilize other softwares in teaching and learning Chemistry. It is even helpful for further integrated and relevant subjects.

5. Tài liệu học tập:

1. Trần Trung Ninh, Phạm Ngọc Bằng và các cộng sự, (2009) Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Hoá Học, NXB Đại học sư phạm.



6. Tài liệu tham khảo:

1. Dạy học cho tương lai của Intel, Hà nội 2002.

2. Nguyễn Trọng Thọ “ứng dụng tin học trong giảng dạy hoá học” Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội 2002.

3. Sách giáo khoa Hóa học 10, 11 & 12- NXB Giáo dục 2005, 2006, 2007.

4. Sách giáo viên Hóa học 10, 11 & 12. - NXB Giáo dục 2005, 2006, 2007.

5. Nguyễn Cương (chủ biên) Giáo trình lí luận thực hành phương pháp giảng dạy Hóa học, NXB giáo dục, Hà nội 2005.


    1. Các trang web sử dụng

http://www.dayhocintel.net/diendan/

http://mspil.net.vn/gvst/

http://www.google.com.vn/

http://www.webelements.com/

http://www.youtube.com/



tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương