TRƯỜng đẠi học sư phạM


Bộ môn phụ trách: Hóa phân tích – CN - MT



tải về 2.06 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.06 Mb.
#38999
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Bộ môn phụ trách: Hóa phân tích – CN - MT

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Học phần Hóa Nông nghiệp gồm 02 Môdun:

* Môđun 1: Phần lý thuyết

Học phần Hóa nông nghiệp trang bị cho sinh viên những kiến thức về cây trồng, phân bón, đất trồng và thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Trên cơ sở đó, sinh viên hiểu và nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa bốn thành phần trên. Ngoài ra, học phần này cũng cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về nguyên nhân, nguồn gốc, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hậu quả ô nhiễm đất bởi các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học…

* Môđun 2: Phần thực hành



Các bài thí nghiệm sẽ rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng thực hành để xác định những chỉ tiêu liên quan tới môi trường đất, môi trường nước. Những chỉ tiêu này không chỉ có tác dụng củng cố kiến thức trên lớp mà còn rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng về phân tích môi trường.

3. Mục tiêu của môn học:

- Sinh viên có thể hiểu và nắm vững các đối tượng của hóa nông nghiệp: đất, cây trồng, phân bón và thuốc hóa học bảo vệ thực vật; hiểu rõ được mối quan hệ mật

thiết giữa bốn nhân tố trên trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

- Sinh viên hiểu được nguyên nhân làm đất bị thoái hóa, ô nhiễm, từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm hay cải tạo đất.

- Sinh viên được rèn luyện, trang bị những kỹ năng trong quá trình làm các bài thí nghiệm về phân tích môi trường, góp phần củng cố kiến thức và liên hệ với các vấn đề trong thực tế phân tích đất, nước, ô nhiễm môi trường đất và nước.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Agricultrural chemistry subject has two mooduls: theory and practice.

* First module: Theory

Agricultrural chemistry subject provides knowledges about plant, fertilizer, soil and pesticides. In result as students can understand, practice the dialectical relationships between four components of Agricultrural chemistry. On the other hand, this subject also prepare for student the knowledges to understand about reasons, sources, proposing solutions to decrease the polluted effects forming from physical, chemical, biological agents...

* Second module: Practice

Some practical lessions will train students skills to determine parameters that concern to soil and water environment. These parameters have not only effects confirming knowledges in the class but also training students skills about environmental analysis.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Vũ Văn Nhượng (2012), Đề cương bài giảng Hóa Nông nghiệp, Trường Đại học Sư phạm – ĐHTN.

[2]. Đề cương bài giảng do giảng viên giảng dạy biên soạn

6. Tài liệu tham khảo:

[1]. Đào Văn Bảy, Phùng Tiến Đạt (2007), Giáo trình hóa nông học, NXB Đại học Sư phạm.

[2]. Trần Thị Bính – Phùng Tiến Đạt – Nguyễn Kim Vinh (1990), Thực hành hóa kĩ thuật và hóa nông học, NXB Giáo duc.

[3]. Lê Văn Khoa, Trần Khắc Hiệp, Trịnh Thị Thanh (1996), Hóa học nông nghiệp, NXB Đại học Quốc Gia hà Nội.

[4]. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Trần Cẩm Vân (2000), Đất và Môi trường, NXB Giáo Dục.
7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Chuẩn bị trước những nội dung do giảng viên yêu cầu liên quan tới nội dung triển khai trên lớp.



- Hoạt động nhóm, thảo luận theo chủ đề trên lớp.

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

Sinh viên sẽ được tiến hành làm 6 bài thí nghiệm, mỗi bài có thời lượng 5 tiết. Nội dung các bài thí nghiệm liên quan tới phân tích các chỉ tiêu trong môi trường đất và môi trường nước.



7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác(nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Chuyên cần: 0,1

  • Kiểm tra giữa học phần: 0,2

  • Thí nghiệm, thực hành: 0,2

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0,5

  • Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm): viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Tên môn học: HÓA HỌC PHỨC CHẤT

(Chemistry of coordination compounds)

Mã học phần: CCC321

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng : 30 LT: 22 Bài tập: 16

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước:

Môn học song hành:

Bộ môn phụ trách: Hóa đại cương-Vô cơ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học trình bày những kiến thức cơ bản nhất về phức chất, về thành phần cấu tạo, đồng phân và danh pháp của phức chất. Môn học trình bày việc vận dụng 3 lí thuyết hiện đại (thuyết VB, thuyết trường tinh thể, thuyết obitan phân tử) để giải thích liên kết hóa học trong phức chất và giải thích các tính chất cơ bản của phức chất, qua đó so sánh, đánh giá sự thành công và hạn chế của 3 lí thuyết trên về việc giải quyết bài toán phức chất. Ngoài ra, môn học còn trình bày các tính chất đặc trưng của phức chất. Từ đó sinh viên hình thành các kĩ năng vận dụng kiến thức về phức chất để giải quyết các vấn đề trong khoa học và trong cuộc sống.



3. Mục tiêu của môn học:

- Trình bày được khái niệm về: sự tạo phức, các thành phần cấu tạo nên phức chất, dung lượng phối trí

- Hiểu được và vận dụng gọi tên phức chất theo danh pháp quốc tế.

- Xây dựng được cách phân loại phức chất

- Trình bày được các kiểu cấu trúc của phức chất

- Xác định được điều kiện xuất hiện và khái niệm các kiểu đồng phân có thể có đối với phức chất, trình bày các dạng đồng phân có thể xuất hiện đối với mỗi phức chất cụ thể.

- Trình bày và phân tích được những quan điểm cơ bản của 3 lí thuyết hiện đại: thuyết VB, thuyết trường tinh thể, thuyết obitan phân tử áp dụng cho phức chất.


  • So sánh, đánh giá sự thành công và hạn chế của 3 lí thuyết trên về việc giải quyết bài toán phức chất. Vận dụng được các thuyết để giải thích liên kết trong phức chất và các tính chất của phức chất.

- Trình bày và phân tích những khả năng phản ứng của phức chất về 3 loại phản ứng: phản ứng thế phối tử, phản ứng oxi hóa - khử, phản ứng của phối tử trong phức chất

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course presents basic knowledge of the complexes, structures and chemical bonds in the complexes, the properties of the complexes as well as some methods used to synthesize complexes. Thus, skills on applying knowledge about complex into solving matters of in science and life.



5. Tài liệu học tập:

[1] Nguyễn Thị Hiền Lan (2015), Giáo trình Hóa học phức chất, NXB Giáo dục Việt Nam



6. Tài liệu tham khảo:

[2] . Lê Chí Kiên (2007), Hóa học phức chất, NXB Đại học Quốc gia hà Nội.

[3]. Vũ Đăng độ - Triệu Thị Nguyệt (2009), Hóa học vô cơ - quyển 2, NXB Giáo dục.

[4]. Trần Thị Đà - Nguyễn Hữu Đĩnh (2007), Phức chất - phương pháp tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc, NXB khoa học và kĩ thuật

[5]. Triệu Thị Nguyệt (2011), Bài tập hóa học vô cơ, NXB Giáo dục Việt Nam

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 0,2

  • Kiểm tra giữa học phần: 0,2

  • Chuyên cần: 0,1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0,5

  • Hình thức thi: Thi viết tự luận

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Tên môn học: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỔ ỨNG DỤNG VÀO HOÁ HỌC

(APPLICATION SPECTROMETRY METHODS ON CHEMICAL )

Mã môn học: SUC231

Chương trình đào tạo: Chính quy Ngành đào tạo: Cử nhân Hóa học

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 2 (1,5;0,5)

- Số tiết: Tổng: 30 LT:22,5 BT:15 Kiểm tra: 1 tiết

- Loại môn học: Tự chọn

- Môn tiên quyết:

- Môn học trước: Hữu cơ 3, Hoá lý 3.

- Môn song hành: Hoá lượng tử, đối xứng tinh thể và lý thuyết nhóm, phân tích hoá lý, cơ sở lý thuyết hoá vô cơ, tin học ứng dụng trong hoá học.

- Các yêu cầu đối với môn học:

- Bộ môn phụ trách: Hóa lý – Hữu cơ



2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này có một vai trò quan trọng trong việc thực hiện đề tài NCKH sinh viên, khóa luận TN. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức của một số phương pháp phân tích hiện đại, giúp sinh viên biết cách phân tích định lượng một số các chất hay gặp trong thực tiễn đời sống

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức sau:

- Bản chất của bức xạ điện từ, các đại lượng biểu diễn bức xạ điện từ, các dạng bức xạ điện từ. Phân tích các sự thay đổi năng lượng của phân tử khi có sự tương tác giữa bức xạ điện từ với các phân tử vật chất. Từ đó biết cách biểu diễn phổ hấp thụ.

- Cơ sở lý thuyết hình thành phổ hồng ngoại (IR), tần số đặc trưng nhóm. Mối liên hệ giữa cấu trúc phân tử và tần số đặc trưng nhóm. mối liên hệ giữa lực tương tác giữa các phân tử và tần số đặc trưng nhóm. Nguyên lý đo phổ IR.

- Cơ sở lý thuyết hình thành phổ tử ngoại- khả kiến (UV-Vis). Các kiểu chyển mức electron và phân biệt được các kiểu chuyển mức electron trong phổ UV-Vis. Mối quan hệ giữa sự hấp thụ bức xạ và màu sắc của các chất khi hấp thụ ánh sáng nằm trong vùng khả kiến. Sự hấp thụ bức xạ tử ngoại – khả kiến của các hợp chất hữu cơ, vô cơ đơn giản và phức chất. Ứng dụng của phổ UV-Vis. Nguyên lý đo phổ UV-Vis.

- Nguyên tắc chung trong phổ khối lượng (MS), quá trình ion hóa, tính khuynh hướng của phản ứng. Các cách biểu diễn phổ khối lượng. Nhận dạng, ý nghĩa của các loại ion trong phổ khối lượng. Nguyên lý đo phổ khối lượng, những ứng dụng của phổ khối lượng.

3. Mục tiêu của môn học:

Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức nguyên lý và kỹ năng thực nghiệm về phương pháp phổ IR, UV-Vis. MS, sinh viên bước đầu nhận dạng, xử lý, phân tích các thông tin cần thiết ở phổ đã được đề cập.



4. Mô tả môn học bằng tiếng anh:

This course has an important role in the implementation of the student scientific research, thesis TN. This course provides students with some knowledge of modern methods of analysis, helping students learn how to analyze and quantify substances common in real life.

  This course provides students with the following knowledge:

Top of Form

- The nature of electromagnetic radiation, the quantity represented electromagnetic radiation, the form of electromagnetic radiation. Analysis of changes in molecular energy of the interaction between electromagnetic radiation with molecular material. Since then know how to perform absorption spectroscopy.

- Theoretical Foundations formed infrared spectroscopy (IR), characteristic frequency group. The relationship between molecular structure and characteristic group frequencies. relationship between the interaction forces between the molecules and the characteristic frequency group. Principles of IR spectrometry.

- Theoretical Foundations formed the External electronic spectrum of visible (UV-Vis). The type of electron levels and transshipment patterns distinguish the electron transfer in UV-Vis spectrum. The relationship between radiation absorption and color of the light-absorbing material in the visible region. The absorption of ultraviolet radiation - visible of organic compounds, inorganic simple and complex. Application of UV-Vis spectrum. Principle of UV-Vis spectrometer.

- General principles of mass spectrometry (MS), the ionization process, the tendency of the reaction. The performances by mass spectrometry. Identification and significance of the ions in mass spectrometry. Principles of mass spectrometry, the application of mass spectrometry.



5. Tài liệu học tập:

1. Nguyễn Hữu Đĩnh, Trần Thị Đà (1999). Ứng dụng một số phương pháp phổ nghiên cứu cấu trúc phân tử. Nhà Xuất bản Giáo dục.



6. Tài liệu tham khảo:

2. Phạm Luận (2002). Phương pháp phân tích phổ nguyên tử. Nhà xuất bản đại học


Quốc gia.

3. Nguyễn Đình Triệu (1999). Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hóa học. Nhà Xuất bản ĐHQG Hà Nội.

4. Hồ Viết Quý (2002). Các phương pháp phân tích Lý hóa tập II. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm – Hà nội,

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng học phần.

- Hoàn thành các bài tập được giao,

- Chuẩn bị thảo luận.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm:

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Chuyên cần: 10%

+ Điểm thường xuyên: 20%

+ Kiểm tra giữa học phần: 20%

+ Điểm thi kết thúc học phần: 50%

- Điểm học phần là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thức học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

TÊN MÔN HỌC: TỔNG HỢP HỮU CƠ

SYNTHESIS ORGANIC CHEMISTRY

Mã học phần: SOC321

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng : 30 LT: 30; TH: 0 Thảo luận: 0

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Hóa Hữu cơ 1, Hóa hữu cơ 2, Hóa hữu cơ 3

Môn học trước:

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Hóa lý - Hữu cơ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản về tổng hợp hữu cơ và các phương pháp tổng hợp trong sản xuất các chất hữu cơ.



3. Mục tiêu của môn học:

Sau khi học học phần Tổng hợp hữu cơ người học được trang bị nền tảng kiến thức một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản và mở rộng về các phương pháp tổng hợp các hợp chất hữu cơ. Hiểu và vận dụng được các phương pháp để tiến hành tổng hợp các các hợp chất hữu cơ co bản.

Trình bày và phân tích được 3 chức năng của dạy học gắn với học phần tổng hợp hữu cơ: trang bị tri thức; giáo dục thái độ, niềm tin, giá trị; phát triển trí tuệ;

Trình bày và phân tích được vai trò, tác dụng của học phần Tổng hợp hữu cơ trong việc giáo dục HSPT;

Trình bày và phân tích được các bước giải quyết tình huống giáo dục gắn với học phần tổng hợp hữu cơ trong tình huống cụ thể của chương trình THPT;

Phân tích được đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của môn học tổng hợp hữu cơ;

Trình bày được hệ thống tri thức của môn học: các khái niệm, các hiện tượng, quá trình, các sự kiện, quy luật, các lý thuyết khoa học… và mối quan hệ giữa các nội dung của môn học Tổng hợp hữu cơ;

Biết vận dụng những kiến thức môn tổng hợp hữu cơ để giải thích bản chất các hiện tượng là đối tượng nghiên cứu của hóa hữu cơ;

Trình bày được các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu cơ bản và ứng dụng thuộc học phần Tổng hợp hữu cơ.

Biết vận dụng được các phương pháp, kỹ thuật chủ yếu để nghiên cứu những đề tài khoa học dưới dạng các tiểu luận, bài tập giáo trình, bài tập lớn.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Provides students some basic knowledge of organic synthesis and synthetic methods for producing organic compounds.



5. Tài liệu học tập: (Những tài liệu SV sử dụng trong học tập).

5.1. Nguyễn Minh Thảo, (2005), Tổng hợp hữu cơ, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.



5.2. Ngô Thị Thuận, (2006), Bài tập hóa hữu cơ - T1, NXB. Khoa học và Kỹ thuật.

5.3. Ngô Thị Thuận, (2008), Bài tập hóa hữu cơ – T2, NXB. Khoa học và Kỹ thuật.

6. Tài liệu tham khảo:

6.1. Đỗ Đình Rãng (chủ biên), Đặng Đình Bạch, Nguyễn Thị Thanh Phong. (2004), Hoá học Hữu cơ, T2, NXB. Giáo dục.

6.2. Thái Doãn Tĩnh.(2005), Cơ sở lý thuyết hoá học hữu cơ, NXB. Khoa học và Kỹ thuật.

6.3. Thái Doãn Tĩnh, (2005), Bài tập cơ sở lý thuyết hoá học hữu cơ, NXB. Khoa học và Kỹ thuật.

6.4. Ngô Thị Thuận, (1999), Bài tập hóa hữu cơ, NXB. Khoa học và Kỹ thuật.

6.5. Đặng Như Tại, Ngô Thị Thuận, (2012), Hóa học hữu cơ – T1, T2. NXB Giáo dục Việt Nam.

6.6. Nguyễn Đình Thành, (2013), Hóa học hữu cơ – T1, T2. NXB Khoa học kỹ thuật.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận: Hoàn thành bài tập thảo luận và nộp cho giáo viên trước giờ thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có): Không

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học;

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): Không

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt.

7.4. Phần khác (nếu có): Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 20%.

  • Kiểm tra giữa học phần: 20%. Hình thức bài viết.

  • Chuyên cần: 10%.

  • Thí nghiệm, thực hành (nếu có): 0

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): 0

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi: thi viết tự luận.

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


Tên môn học: HÓA HỌC VẬT LIỆU

(Chemistrial material)

Mã học phần: CHM321

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng : 30 LT: 22 Bài tập: 16

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước:

Môn học song hành:

Bộ môn phụ trách: Hóa đại cương-Vô cơ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Giới thiệu các loại vật liệu vô cơ quan trọng có cấu trúc perovskit, spinel, vật liệu compozit và vật liệu nano. Nghiên cứu tính chất đặc trưng của mỗi loại vật liệu trên, từ đó nêu lên những lĩnh vực sử dụng chính của từng loại. Giới thiệu phương pháp tổng hợp, các quá trình hóa lí xảy ra trong quá trình tổng hợp vật liệu compozit và vật liệu nano.



3. Mục tiêu của môn học:

- Cung cấp cho người học tính thời sự của việc nghiên cứu vật liệu mới và một số hướng nghiên cứu vật liệu mới.

- Nắm vững và trình bày được cấu trúc, tính chất, ứng dụng của một số vật liệu quan trọng như: vật liệu có cấu trúc perovskite, vật liệu có cấu trúc spinel, vật liệu compozit và vật liệu nano

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course introduces important inorganic materials including perovskite structure, spinel structure, composite and nano-materials. This course also studies characteristics of these materials so as to provide the major applications of the mentioned materials. It introduces the common methods used to produce the composite and nano-materials as well as the reactions occurring in synthesis process.



5. Tài liệu học tập:

[1] Phan Văn Tường (2007), giáo trình vật liệu vô cơ, NXB ĐHQG Hà Nội



6. Tài liệu tham khảo

[2] Yuhuan Xu. Ferroelectric Meteriale and Their application. North Holland, Amst - Lond- N.Y, Tokyo, 1991.



[3] Kenneth J. Klabunde. Nanoscale Materials in Chemistry, Wiley-Interscience, 2001.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 0,2

  • Kiểm tra giữa học phần: 0,2

  • Chuyên cần: 0,1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0,5

  • Hình thức thi: Thi viết tự luận

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


XÁC SUẤT THỐNG KÊ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM HOÁ HỌC

Tên tiếng Anh:

Mã học phần:

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 (1,1) Số tiết: Tổng : LT:15 Th/Thảo luận: Bài tập: 15

Loại môn học: tự chọn

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước:

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Hoá phân tích - CN - MT

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Trình bày ngắn gọn vai trò, vị trí môn học, kiến thức trang bị cho sinh viên, quan hệ với các môn học khác trong chương trình đào tạo.

3. Mục tiêu của môn học:

Nêu mục tiêu cần đạt được đối với người học sau khi học môn học này (về mặt lý thuyết, thực hành). Cách viết như chuẩn đầu ra.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Dịch mô tả bằng tiếng Việt sang tiếng Anh

5. Tài liệu học tập:

[1] (Những tài liệu SV sử dụng trong học tập).



6. Tài liệu tham khảo:

[2] (Trình bày theo quy định tài liệu tham khảo của luận án tiến sỹ).



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.




tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương