TRƯỜng đẠi học sư phạM



tải về 2.06 Mb.
trang10/16
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.06 Mb.
#38999
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16

5. Tài liệu học tập: (Những tài liệu SV sử dụng trong học tập).

5.1. Đỗ Đình Rãng (chủ biên), Đặng Đình Bạch, Nguyễn Thị Thanh Phong, Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Mạnh Hà. (2005), Hoá học Hữu cơ, T3, NXB Giáo dục.

5.2. Trần Quốc Sơn, (1979), Cơ sở lý thuyết hoá học hữu cơ- T2, T3, NXB Giáo dục.

6. Tài liệu tham khảo:

6.1. Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên), Đỗ Đình Rãng. (2003), Hoá học hữu cơ - T1. NXB. Giáo dục.

6.2. Thái Doãn Tĩnh.(2005), Cơ sở lý thuyết hoá học hữu cơ, NXB. Khoa học và Kỹ thuật.

6.3. Thái Doãn Tĩnh, (2005), Bài tập cơ sở lý thuyết hoá học hữu cơ, NXB. Khoa học và Kỹ thuật.

6.4. Ngô Thị Thuận, (1999), Bài tập hóa hữu cơ, NXB. Khoa học và Kỹ thuật.

6.5. Trần Quốc Sơn, Phan Tống Sơn, Đặng Như Tại. (1976), Cơ sở hoá học hữu cơ - T1, T2, NXB Đại học và THCN.

6.6. Phạm Văn Thỉnh (2008), Bài giảng cơ sở lý thuyết hoá học hữu cơ, ĐHSP -ĐHTN .

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận: Hoàn thành bài tập thảo luận và nộp cho giáo viên trước giờ thảo luận

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có): Không

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học;

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): Không

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác(nếu có): Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 20%

  • Kiểm tra giữa học phần: 20%. Hình thức bài viết

  • Chuyên cần: 10%

  • Thí nghiệm, thực hành (nếu có): 0

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): 0

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi : bài viết

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


CƠ SỞ LÝ THUYẾT HOÁ HỌC PHÂN TÍCH

Mã học phần: TCA331
1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 (2,1); Số tiết: Tổng : 45 - LT: 22 - TH: 30 - BT: 16

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước:

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Hóa Phân tích-CN-MT.

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Học phần này gồm 3 modun kiến thức.

* Modun 1-Phần lý thuyết

Môn học trang bị cho người học những kiến thức về cơ sở lý thuyết của phân tích hoá học. Giúp người học hiểu rõ các cân bằng, các quá trình xảy ra trong dung dịch, các yếu tố ảnh hưởng tới các quá trình đó, phương pháp dự đoán và giải thích các hiện tượng xảy ra trong dung dịch các chất điện li trên cơ sở đánh giá định tính, bán định lượng và định lượng. Việc tính toán cân bằng được thực hiện theo phương pháp gần đúng liên tục và bỏ qua hiệu ứng lực ion.



* Modun 2- Phần bài tập: cung cấp và hướng dẫn sinh viên thực hiện một số chủ đề như: Bài tập về phần tính toán cân bằng ion (có và không kể đến lực ion của dung dịch); Bài tập về cân bằng axit-bazơ; Bài tập về cân bằng tạo phức; Bài tập về cân bằngchứa hợp chất ít tan; Bài tập về cân bằng oxi hóa-khử và bài tập về cân bằng phân bố giữa 2 dung môi không trộn lẫn.

* Modun 3- Phần thực hành: tiến hành các thí nghiệm nhằm giải thích và chứng minh các phần lý thuyết đã học bằng các phản ứng riêng và đặc trưng. Yêu cầu người học vận dụng lý thuyết về các phản ứng xảy ra trong dung dịch - đặc biệt là tính toán cân bằng trong các dung dịch để giải thích, tìm hiểu tính chất của các chất vô cơ trong dung dịch, dự đoán khả năng của các phản ứng... Phần thực hành thí nghiệm tập trung vào cách xác định định tính các chất bằng các phương pháp phân tích thông thường



3. Mục tiêu của môn học:

3.1. Hiểu và vận dụng được các định luật cơ bản của hoá học áp dụng cho các hệ trong dung dịch chất điện li

3.2. Nêu được quy luật về tương tác ion trong dung dịch, từ đó xác định được bản chất của các phản ứng vô cơ xảy ra trong dung dịch nước.

3.3. Mô tả được đầy đủ các hiện tượng xảy ra trong dung dịch của các loại cân bằng , lý giải được các hiện tượng trên cơ sở tính toán bán định lượng và định lượng.

3.4. Trình bày và phân tích được các tình huống để có thể đơn giản bớt các quá trình phụ, vận dụng được các định luật cơ bản của hóa học để lí giải dễ dàng và nhanh chóng nhằm minh họa được các quy luật lý thuyết.

3.5. Dự đoán, giải thích bán định lượng và định lượng các hiện tượng xảy ra trong dung dịch chất điện li của các loại cân bằng.

3.6. Phân tích được các điều kiện, các yếu tố ảnh hưởng đến các loại cân bằng trong dung dịch các chất điện li.

3.7. Hình thành và rèn luyện năng lực tư duy, khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức cơ bản để lý giải các tình huống phức tạp.

3.8. Rèn luyện năng lực tự học, thói quen độc lập nghiên cứu, tính độc lập, sáng tạo trong học tập.

3.9. Hình thành và rèn luyện các thao tác, kỹ năng, kỹ xảo tiến hành thực nghiệm thông qua các bài thí nghiệm..



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: This course consists of 3 modules of knowledge:

* Module - 1: Theory

This course equips learners with knowledge of the theoretical basis of chemical analysis. Helps students understand the balance, the process occurs in solution, the factors affecting the process, methods to predict and explain phenomena occurring in the electrolyte solution on the li an assessment of qualitative, semi-quantitative and qualitative. The equilibrium calculation is performed by the method of continuous approximation and ignoring ion effects force.

* Module - 2: The training:

Supply and guide the students to perform a number of topics such as homework portion ion balance calculations (with and without mention of the solution ionic force); Homework acid-base balance; Homework balance complexes; Exercise for weight bangchua sparingly soluble compounds; Homework oxidation-reduction equilibrium and balance exercises distributed between two solvents do not mix.

* Module - 3: The practice:

Conducting experiments to explain and prove the theory learned in separate reactions and characterized. Ask students to apply the theory of reaction in solution - especially in the calculated equilibrium solution to explain, understand the properties of inorganic substances in solution, the ability to predict of reaction ... the practice focuses on experimental method of determining the physical properties of the conventional methods of analysis

5. Tài liệu học tập:

[1]- Mai Xuân Trường (2013), Giáo trình Hóa học Phân tích, Phần 1 – Cơ sở lí thuyết hóa học phân tích, NXB Giáo dục Việt Nam.

[2] Dương Tú Anh, Mai Xuân Trường (2014), Giáo trình Thí nghiệm Hóa phân tích, NXB Giáo dục Việt Nam.

[3] Đề cương bài giảng của giảng viên giảng dạy.



6. Tài liệu tham khảo:

[1]. A.P Kreskov (1989), Cơ sở hoá học phân tích, NXB Mir – Maxcơva (Từ Vọng Nghi, Trần Tứ Hiếu dịch – NXB ĐH và THCN Hà Nội)



[2]. Nguyễn Tinh Dung (1981), Hoá học phân tích - Phần I: lý thuyết cơ sở, NXB Giáo dục.

[3]. Nguyễn Tinh Dung (1982), bài tập hoá học phân tích, NXB Giáo dục.

[4]. Trần Tứ Hiếu (2000), Hoá học phân tích, NXB Đại học Quốc gia.

[5]. Từ Vọng Nghi (2000), Hoá học phân tích, NXB Đại học Quốc gia.

[6]. Từ Vọng Nghi (1998), Câu hỏi và bài tập hoá học phân tích, NXB Đại học Quốc gia.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % (35 tiết lý thuyết) tổng số 45 tiết lý thuyết của học phần;

- Đọc trước tài liệu, chuẩn bị kỹ các câu hỏi thảo luận;

- Làm và hoàn thành các bài tập ở nhà được giảng viên giao trên lớp.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành

- Tham gia và làm đầy đủ các bài thí nghiệm của học phần (sinh viên không được vắng mặt buổi thí nghiệm nào); Trường hợp vắng có lý do phải làm bù.

- Mỗi bài thí nghiệm cần tuân thủ các yêu cầu về nội qui, qui chế của khoa và bộ môn về việc chuẩn bị bài, ý thức, thao tác và kết quả thí nghiệm.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

7.4. Phần khác:

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập, chuyên cần: 0,1

  • Kiểm tra giữa học phần: 1 bài kiểm tra 0,2

  • Thí nghiệm (điểm trung bình các bài thí nghiệm): 0,2

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0,5

  • Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm): Viết tự luận

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG

Analystic Chemistry 2

Mã học phần: QAN341

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 4 (3,1); Số tiết: Tổng : 45 - LT: 37 - TH: 30 - Bài tập: 16

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Cơ sở lý thuyết Hóa học phân tích

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Hóa Phân tích-CN-MT.

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Học phần này gồm 3 modun kiến thức.

* Modun 1-Phần lý thuyết: Cung cấp cho người học kiến thức cơ sở về các phương pháp phân tích định lượng thường dùng trong hóa học và các lĩnh vực có liên quan. Sau khi học xong modun này, người học có thể áp dụng một phương pháp phân tích định lượng phù hợp để xác định hàm lượng của 1 nguyên tố, 1 chất và xử lý các số liệu thực nghiệm thu được.

* Modun 2- Phần bài tập: cung cấp và hướng dẫn sinh viên thực hiện một số chủ đề như: Bài tập về phương pháp phân tích trọng lượng; Bài tập về phương pháp chuẩn độ axit-bazơ; Bài tập về phương pháp chuẩn độ tạo phức; Bài tập về phương pháp chuẩn độ kết tủa; Bài tập về phương pháp chuẩn độ oxi hóa-khử; Bài tập về các phương pháp phân tích công cụ…

* Modun 3- Phần thực hành: tiến hành các thí nghiệm nhằm giải thích và chứng minh các phần lý thuyết đã học bằng các phương pháp phân tích định lượng. Yêu cầu người học vận dụng lý thuyết về các phản ứng xảy ra trong dung dịch - đặc biệt là tính toán cân bằng trong các dung dịch để giải thích, tìm hiểu tính chất của các chất vô cơ trong dung dịch, dự đoán khả năng của các phản ứng...Phần này tập trung vào một số phương pháp phân tích thông thường định lượng được hàm lượng các chất trong mẫu nghiên cứu ở khoảng nồng độ 10-3M 10-4M và một số phương pháp phân tích công cụ định lượng được hàm lượng các chất trong mẫu nghiên cứu ở khoảng nồng độ nhỏ hơn 10-4M. Qua đó giúp người học củng cố các kiến thức về định lượng các chất rất cần thiết đối với người giáo viên hoá học.



3. Mục tiêu của môn học:

3. 1. Nêu và phân tích được cách phân loại các phương pháp phân tích định lượng các chất, cách biểu diễn các kết quả phân tích định lượng các chất.

3. 2. Nêu và phân tích được các khái niệm cơ bản trong phân tích định lượng.

3. 3. Nêu, trình bày và phân tích được cơ sở lý thuyết của mỗi phương pháp phân tích định lượng thông thường.

3, 4. Trình bày, phân tích và vận dụng được các cách tính toán theo các cách khác nhau một cách phù hợp vào các phép phân tích cụ thể.

3. 5. Trình bày, phân tích được mục đích của việc xây dựng đường chuẩn độ. Hiểu và vận dụng được cách xây dựng đường chuẩn độ trong mỗi phép chuẩn độ.

3. 6. Trình bày, phân tích và vận dụng được cách tính sai số chuẩn độ của mỗi phép chuẩn độ để lựa chọn được các chất chỉ thị phù hợp cho mỗi phép chuẩn độ đó. Từ đó có thể định lượng được các chất phân tích cụ thể.

3.7. Nêu và trình bày được cơ sở của các phương pháp phân tích công cụ

3.8. Trình bày và vận dụng được các phương pháp phân tích định tính, phân tích định lượng chất nghiên cứu bằng các phương pháp phân tích công cụ

3.9. Phân tích được các điều kiện, các yếu tố ảnh hưởng đối với mỗi phương pháp phân tích cụ thể. Trình bày được các bước cần tiến hành đối với một phương pháp phân tích cụ thể.

3.10. Vận dụng được các phương pháp phân tích công cụ vào việc phân tích xác định hàm lượng các chất nghiên cứu

3. 11. Hình thành và rèn luyện năng lực tư duy, khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức cơ bản để lý giải các tình huống phức tạp.

3. 12. Rèn luyện năng lực tự học, thói quen độc lập nghiên cứu, tính độc lập, sáng tạo trong học tập.

3.13. Hình thành và rèn luyện các thao tác, kỹ năng, kỹ xảo tiến hành thực nghiệm thông qua các bài thí nghiệm.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: This course consists of 3 modules of knowledge:

* Module 1- The theory module: Give students the basic knowledge about the quantitative analysis methods commonly used in chemistry; chemical engineering and related fields. After completing this module, students can use for processing statistical data obtained in the quantitative analysis and the experiments conducted to quantify.

* Module 2- The exercise modules: Supply and guide the students to perform a number of topics such as homework portion statistical treatment of experimental data; Exercise for weight analysis; Exercise of the acid-base titration; Homework complexing titration; Homework precipitation titration method; Homework titration oxidation-reduction.
* Module 3- The practice module: conducting experiments to explain and prove the theory studied by methods of chemical analysis. Ask students to apply the theory of reaction in solution - especially in the calculated equilibrium solution to explain, understand the properties of inorganic substances in solution, the ability to judge responsiveness ... this section focuses on some common analytical methods to quantify the concentration of substances in the sample at concentrations approximately 10-3M-10-4M and less 10-4M ... Through that help learners strengthen the knowledge of which is essential for the chemistry teacher.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Dương Thị Tú Anh, Mai Xuân Trường (2014). Giáo trình Hóa học Phân tích 2, NXB Giáo dục Việt Nam.

[2]. Dương Thị Tú Anh (2014), Giáo trình Các phương pháp phân tích công cụ, NXB Giáo dục Việt Nam.

[3]. Dương Thị Tú Anh, Mai Xuân Trường (2014), Giáo trình Thí nghiệm Hóa phân tích, NXB Giáo dục Việt Nam.

[4]. Nguyễn Tinh Dung, Đào Thị Phương Diệp (2005), Hóa học Phân tích Câu hỏi và bài tập, NXB Đại học Sư phạm.

[5]. Đề cương bài giảng của giảng viên giảng dạy.



6. Tài liệu tham khảo:

[1]. V.N. Alecxeiep (1971), Phân tích định lượng, Tập 1, 2- Phân tích trọng lượng - Nguyễn Tinh Dung dịch, NXB Giáo dục.

[2]. Nguyễn Tinh Dung (2000), Hoá học phân tích , Phần III- Các phương pháp định lượng trong hoá học, NXB Giáo dục.

[3]. Nguyễn Tinh Dung (1982), Bài tập hoá học phân tích, NXB Giáo dục.

[4]. Trần Tứ Hiếu (2000), Hoá học phân tích, NXB Đại học Quốc gia.

[5]. A.P. Kreskov (1989), Cơ sở hoá học phân tích, NXB Mir-Maxcơva. Từ Vọng Nghi, Trần Tứ Hiếu dịch-NXB ĐH và THCN Hà Nội.

[6]. Từ Vọng Nghi (2000), Hoá học phân tích, NXB Đại học Quốc gia.

[7]- Từ Vọng Nghi (1998), Câu hỏi và bài tập hoá học phân tích, NXB ĐH Quốc gia.

[8]- Hồ Viết Quý (2006), Cơ sở hóa học phân tích hiện đại, Tập 3- Các phương pháp phân chia, làm giàu và ứng dụng phân tích, NXB Đại học Sư phạm.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % (35 tiết lý thuyết) tổng số 45 tiết lý thuyết của học phần;

- Đọc trước tài liệu, chuẩn bị kỹ các câu hỏi thảo luận;

- Làm và hoàn thành các bài tập ở nhà được giảng viên giao trên lớp.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành

- Tham gia và làm đầy đủ các bài thí nghiệm của học phần (sinh viên không được vắng mặt buổi thí nghiệm nào); Trường hợp vắng có lý do phải làm bù.

- Mỗi bài thí nghiệm cần tuân thủ các yêu cầu về nội qui, qui chế của khoa và bộ môn về việc chuẩn bị bài, ý thức, thao tác và kết quả thí nghiệm.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

7.4. Phần khác:

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập, 0,1

  • chuyên cần: 0,1

  • Kiểm tra giữa học phần: 2 bài kiểm tra 0,2

  • Thí nghiệm (điểm trung bình các bài thí nghiệm): 0,1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0,5

  • Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm): Viết tự luận

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


HÓA CÔNG NGHIỆP - MÔI TRƯỜNG

(Industrial - Environmental chemistry)

Mã học phần: IEC331

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 (2,0) Số tiết: Tổng : 30; LT: 20; Bài tập: 20 ( 10 GTC); TH: 0

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Hóa đại cương

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Hóa Phân tích – CN - MT

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Học phần Hóa công nghiệp – môi trường bao gồm 2 modun:

+ Modun 1: Hóa công nghiệp cung cấp cho sinh viên những kiến thức sâu rộng về dây chuyền sản xuất, trang thiết bị, nguyên liệu, các phản ứng và các điều kiện tiến hành sản xuất…trong thực tế. Mặt khác, hóa công nghiệp còn giúp cho sinh viên nắm được các thiết bị xử lý, quy trình xử lý môi trường trong các dây chuyền sản xuất.

+ Modun 2: Hóa môi trường trang bị cho sinh viên những kiến thức về các vấn đề liên quan tới các thành phần của môi trường: nguồn gốc, tác nhân, tác hại, biện pháp khắc phục…đối với các tác nhân ô nhiễm; giúp sinh viên nắm bắt các kĩ thuật, cũng như các thiết bị trong lĩnh vực kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; giúp sinh viên tìm hiểu những kiến thức về xử lý ô nhiễm trong thực tế, vận dụng những hiểu biết đó để giải quyết các đối tượng ô nhiễm cụ thể.

Đây là những kiến thức cần thiết, hỗ trợ đắc lực cho sinh viên để giảng dạy tốt bộ môn hóa học ở phổ thông và công tác nghiên cứu khoa học của học sinh phổ thông.

3. Mục tiêu của môn học:

- Sinh viên hiểu và được trang bị những kiến thức về các quá trình sản xuất các sản phẩm hóa học trong công nghiệp: nguyên liệu, nhiên liệu, các điều kiện tiến hành phản ứng, dây chuyền công nghệ và các thiết bị xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Sinh viên được trang bị những kiến thức về lĩnh vực môi trường: ô nhiễm môi trường, các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nắm bắt được các thiết bị xử lý, dây chuyền công nghệ xử lý môi trường. Từ đó, sinh viên có thể có những hiểu biết trong việc đánh giá tác động môi trường và đề xuất được các giải pháp nhằm khắc phục những hậu quả do ô nhiễm môi trường..

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The industrial and environmental chemistry subject contains two module such as industrial chemistry and environmental chemistry.

+ The first module: The industrial chemistry provides our students many widely knowledges, for example, the production lines, equipments, materials, reactions and conditions to perform productive progresses. On the other hand, this module also is able to help our students to understand well equipment treatments, environmental treatment processing in the production lines.

+ The second module: The environmental chemistry trains our students knowledges about problems relating to components of environment, such as sources, agents, disadvantages, remedial solutions for polluted agents...; directing them to know technologies, as well as equipments in the control fields, minimizing the polluted environment; students can be researched knowledges about the polluted treatment in the fact, using those knowledges to solve the specific polluted agents.

Those knowledges are absolutely helpful, supporting to teach well chemical subject at the school, as well as performing the science works for pupils.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Vũ Văn Nhượng (2012), Đề cương bài giảng Hóa Công nghiệp - môi trường, Trường Đại học Sư phạm – ĐHTN.

[2]. Đề cương bài giảng do giảng viên giảng dạy biên soạn

6. Tài liệu tham khảo:

[1]. Đặng Kim Chi (2006), Hóa học môi trường, NXB Khoa học và Kĩ thuật.

[2]. Phùng Tiến Đạt – Trần Thị Bính (2007), Hóa kĩ thuật đại cương, NXB Đại học Sư phạm.

[3]. Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan (2004), Giáo trình Công nghệ môi trường, NXB ĐHQG Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Chuẩn bị trước những nội dung do giảng viên yêu cầu liên quan tới nội dung triển khai trên lớp.



- Hoạt động nhóm, thảo luận theo chủ đề trên lớp.

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác(nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Chuyên cần: 0,1

  • Thảo luận, bài tập: 0,2

  • Kiểm tra giữa học phần: 0,2

  • Điểm thi kết thúc học phần: 0,5

  • Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm): viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Tên môn học: HÓA NÔNG NGHIỆP

(Argicultural chemistry)

Mã học phần: ACH331

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02 (1,1) Số tiết: Tổng : 30; LT: 15; TH: 30 (15 GC); Thảo luận: 0; Bài tập: 0

Loại môn học: Bắt buộc.

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Hóa đại cương

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):


tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương