TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Tên học phần: VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG II



tải về 4.57 Mb.
trang6/32
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.57 Mb.
#36817
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32

Tên học phần: VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG II


Số tín chỉ: 45 (33 lý thuyết , 12 bài tập)

Bộ môn/Khoa phụ trách: Tổ Vật lý Đại cương 2 – Khoa Vật lý

Mã số học phần:

Dạy cho các ngành: Cử nhân sinh học (Tài nguyên môi trường-CTM)



1. Mô tả học phần:

Chương trình gồm hai phần chính, với tổng cộng 10 chương: Điện – Từ học (6 chương) và Quang học (4 chương).



2. Điều kiện tiên quyết:

Để học được học phần này, sinh viên phải học trước Học phần Toán học cao cấp I và Toán học cao cấp II.



3. Mục tiêu của học phần:

a) Về kiến thức:

Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về Điện – Từ học và Quang học, làm cơ sở cho sinh viên tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.



b) Về kỹ năng:

- Sinh viên học xong học phần này có khả năng vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng tự nhiên có liên quan.

- Có khả năng giải quyết một số dạng bài tập về Điện - Từ học và Quang học.

c) Về thái độ:

- Sinh viên có hứng thú học tập đối với các môn học kế tiếp và các môn học có liên quan.



- Sinh viên có ý thức tự học, tự cập nhật kiến thức mới.

4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể:

Phần 1: ĐIỆN – TỪ HỌC (27 tiết = 20 LT và 7 BT)

CHƯƠNG 1: TRƯỜNG TĨNH ĐIỆN (6 tiết LT + 3 tiết BT)

1.1. Định luật Coulomb:

1.1.1. Điện tích điểm

1.1.2. Định luật Coulomb tổng quát

1.2. Điện trường:

1.2.1. Khái niệm điện trường

1.2.2. Vectơ cường độ điện trường

1.2.3. Vectơ cường độ điện trường của điện tích điểm

1.2.4. Nguyên lý chồng chất điện trường, lưỡng cực điện

1.3. Điện thông, định lý O – G (OXTROGRATXKI-GAUSS):

1.3.1. Đường sức điện trường

1.3.2. Vectơ cảm ứng điện (chỉ định nghĩa)

1.3.3. Điện thông

1.3.4. Định lý O- G (thừa nhận)

1.3.5. Ứng dụng của định lý O – G tính cường độ điện trường cho các trường hợp: mặt cầu, mặt phẳng, 2 mặt song song vô hạn mang điện đều.

1.4. Điện thế:

1.4.1. Công của lực tĩnh điện

1.4.2. Thế năng của điện tích điểm và hệ nhiều điện tích điểm

1.4.3. Điện thế

1.4.4. Hiệu điện thế.

1.5. Mặt đẳng thế, hệ thức liên hệ giữa cường độ điện trường và điện thế

1.5.1. Định nghĩa

1.5.2. Tính chất của mặt đẳng thế

1.5.3. Mối liên hệ giữa điện trường và điện thế

1.5.4. Ứng dụng.

CHƯƠNG 2: VẬT DẪN VÀ ĐIỆN MÔI (2 tiết LT + 0 BT)

2.1. Vật dẫn cân bằng tĩnh điện

2.1.1. Điều kiện

2.1.2. Các tính chất (không chứng minh)

2.2. Hiện tượng điện hưởng

2.2.1. Hiện tượng điện hưởng một phần

2.2.2. Điện hưởng toàn phần (không chứng minh định lý các phần tử tương ứng)

2.3. Điện dung và tụ điện (tự đọc)

2.4. Năng lượng điện trường

2.4.1. Năng lượng điện trường của hệ tích điểm, của vật dẫn mang điện của tụ điện và của điện trường bất kỳ

2.5. Hiện tượng phân cực điện môi

2.5.1. Hiện tượng phân cực điện môi

2.5.2. Giải thích

2.6. Cường độ điện trường tổng hợp trong điện môi

2.6.1. Véc tơ phân cực điện môi

2.6.2. Liên hệ giữa véc tơ phân cực điện môi và mật độ của các điện tích liên kết điện trường tổng hợp trong điện môi

CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI (tự đọc)

CHƯƠNG 4: TỪ TRƯỜNG (6 tiết LT và 2 tiết BT)

4.1. Tương tác từ, định luật Ampere

4.1.1. Tương tác từ

4.1.2. Định luật Ampere

4.2. Từ trường

4.2.1. Khái niệm từ trường

4.2.2. Vectơ cảm ứng từ

4.2.3. Vectơ cường độ từ trường

4.2.4. Nguyên lý chồng chất từ trường

4.2.5. Ứng dụng: Xác định vectơ cảm ứng từ và vectơ cường độ từ trường của một số dòng điện đơn giản

4.3. Từ thông. Định lý O – G (OXTROGRATXKI-GAUSS) đối với từ trường

4.3.1. Đường cảm ứng từ - Từ thông

4.3.2. Tính chất xoáy từ trường. Định lý O – G đối với từ trường

4.4. Lưu số của véc tơ cường độ từ trường. Định lý dòng điện toàn phần

4.4.1. Lưu số của vectơ cường độ từ trường

4.4.2. Định lý toàn phần (phát biểu và ứng dụng)

4.5. Tác dụng của từ trường lên dòng điện

4.5.1. Tác dụng của từ trường lên dòng điện

4.5.2. Tác dụng giữa hai dòng điện thẳng

4.5.3. Khung dây có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường

4.5.4. Công của từ lực

4.6. Chuyển động của hạt điện trong từ trường

4.6.1. Lực Lorentz

4.6.2. Chuyển động của hạt điện trong từ trường đều (tự đọc)

CHƯƠNG 5: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ (3 tiết LT và 2 tiết BT)

5.1. Các định luật cơ bản về cảm ứng điện từ

5.1.1. Thí nghiệm, các kết luận của Faraday

5.1.2. Định luật Lenzt

5.1.3. Định luật cơ bản về hiện tượng cảm ứng điện từ

5.2. Hiện tượng tự cảm

5.2.1. Định nghĩa

5.2.2. Suất điện động tự cảm

5.2.3. Hệ số tự cảm

5.3. Năng lượng từ trường

5.3.1. Năng lượng từ trường của ống dây điện và từ trường bất kỳ

CHƯƠNG 6: ĐIỆN TỪ TRƯỜNG (3 tiết LT)

6.1. Luận điểm MAXWELL 1

6.1.1. Dẫn tới luận điêm Maxwell 1

6.1.2. Phương trình Maxwell – Faraday (dạng phân tích và vi phân)

6.2. Luận điểm MAXWELL 2

6.2.1. Phát biểu luận điểm 2

6.2.2. Giả thuyết về dòng điện dịch

6.2.3. Phương trình Maxwell – Ampere (dạng tích phân và vi phân)

6.3. Điện từ trường

6.3.1. Điện từ trường

6.3.2. Hệ các phương trình Maxwell mô tả trường điện từ ở dạng dung tích phân và vi phân

Phần 2: QUANG HỌC (18 tiết = 13 LT và 5 BT)

CHƯƠNG 7: GIAO THOA ÁNH SÁNG (5 tiết LT và 2 tiết BT)

7.1. Các cơ sở của quang sóng

7.1.1. Quang lộ

7.1.2. Định lý Malus

7.1.3. Thuyết điện từ ánh sáng

7.1.4. Hàm sóng phẳng đơn sắc

7.1.5. Nguyên lý chồng chất sóng

7.1.6. Cường độ sáng, nguyên lý Huygens – Fresnel

7.2. Giao thoa ánh sáng

7.2.1. Định nghĩa và điều kiện có giao thoa (công nhân)

7.2.2. Điều kiện cho cực đại, cực tiểu giao thoa

7.2.3. Giao thoa trong thí nghiệm Young, vị trí vân giao thoa, hình dạng vân giao thoa, giao thoa với ánh sáng trắng.

7.3. Giao thoa gây bởi bản mỏng

7.3.1. Thí nghiệm Loyd

7.3.2. Giao thoa gây bởi bản mỏng có bề dầy thay đổi, vân cùng độ dày, vân cơ bản không khí hình nêm, vân tròn Newton

7.3.3. Giao thoa gây bởi bản mỏng có bề dày không đổi, vân cùng độ nghiêng

7.3.4. Ứng dụng giao thoa (tự đọc)

CHƯƠNG 8: NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG (3 LT và 1 BT)

8.1. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng

8.1.1. Thí nghiệm

8.1.2. Định nghĩa hiện tường nhiễu xạ ánh sáng

8.2. Nhiễu xạ gây bởi các sóng phẳng

8.2.1. Nhiều xạ qua một khe hẹp

8.2.2. Nhiễu xạ qua nhiều khe hẹp (Trình bày định tính để đi đến kết luận trên màn quan sát chỉ thấy được các cực đại chính và điều kiện để có nhiễu xạ)

8.2.3. Cách tử nhiễu xạ

8.2.4. Nhiễu xạ tia X trên mạng tinh thể

CHƯƠNG 9: PHÂN CỰC ÁNH SÁNG (2 tiết LT)

9.1. Ánh sáng tự nhiên

9.1.1. Ánh sáng tự nhiên

9.1.2. Ánh sáng phân cực, sự phân cực qua bản Tuamalin, định luật Malus

9.2. Sự phân cực ánh sáng do phản xạ và khúc xạ

9.3. Phân cực do lướng chiết (tự đọc)

CHƯƠNG 10: QUANG LƯỢNG TỬ (3 tiết LT và 2 tiết BT)

10.1. Bức xạ nhiệt

10.1.1. Những khái niệm mở đầu

10.1.2. Các đặc trưng cho bức xạ nhiệt

10.1.3. Định luật Kirchhoff

10.1.4. Vật đen tuyệt đối

10.2. Thuyết lượng tử Planck

10.2.1. Thuyết lượng tử Planck

10.2.2. Các định luật bức xạ của vật đen tuyệt đối

10.3. Thuyết lượng tử ánh sáng

10.3.1. Nội dung của thuyết lượng tử ánh sáng

10.3.2. Khối lượng và động lượng của Photon

10.3.3. Định nghĩa và phát biểu 3 định luật quang điện

10.4. Hiệu ứng Compton

10.4.1. Hiệu ứng Compton

10.4.2. Giải thích (không giải các phương trình về bảo toàn năng lượng và động lượng)

4.2. Hình thức tổ chức dạy học:

STT

Tên chương

Số tiết

LT


Số tiết BT

Tài liệu học tập, tham khảo cần thiết

1

CHƯƠNG 1: TRƯỜNG TĨNH ĐIỆN

6

3

Vật lý đại cương (T.2)

2

CHƯƠNG 2: VẬT DẪN VÀ ĐIỆN MÔI

2

0

(như trên)

3

CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

Sinh viên tự đọc

(như trên)

4

CHƯƠNG 4: TỪ TRƯỜNG

6

2

(như trên)

5

CHƯƠNG 5: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

3

2

(như trên)

6

CHƯƠNG 6: ĐIỆN TỪ TRƯỜNG

3

0

(như trên)

7

CHƯƠNG 7: GIAO THOA ÁNH SÁNG

5

2

Vật lý đại cương (T.3)

8

CHƯƠNG 8: NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG

3

1

(như trên)

9

CHƯƠNG 9: PHÂN CỰC ÁNH SÁNG

2

0

(như trên)

10

CHƯƠNG 10: QUANG LƯỢNG TỬ

3

2

(như trên)

5. Tài liệu tham khảo:

1. Lương Duyên Bình, “Vật lý đại cương (Tập 2)”, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.

2. Lương Duyên Bình, “Vật lý đại cương (Tập 3)”, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.

3. Trương Thành, “Vật lý đại cương”, Tài liệu lưu hành nội bộ, Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.



6. Phương pháp đánh giá học phần:

- Đánh giá chuyên cần: 10%

- Kiểm tra giữa kỳ: 30% . Hình thức: Tự luận

- Thi cuối kỳ: 60%. Hình thức: Tự luận



Tên học phần: HÓA VÔ CƠ

Số tín chỉ: 2 (30 tiết lý thuyết)

Bộ môn/ Khoa phụ trách: Bộ môn Hóa vô cơ - Khoa Hóa học

Mã số học phần: 3140582

Dạy cho các ngành: Sư phạm Sinh học, Cử nhân Công nghệ sinh học, Cử nhân Quản lý tài nguyên môi trường.


  1. Mô tả học phần

Học phần trình bày cấu tạo, thành phần và tính chất của tất cả các nguyên tố trong bảng HTTH và các hợp chất của chúng. Xem xét cấu tạo nguyên tử, phân tử theo quan điểm hiện đại, cấu tạo tinh thể của các chất rắn, mối quan hệ giữa cấu tạo, tính chất vật lí và tính chất hoá học. Các phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm, trong sản xuất công nghiệp một số nguyên tố và hợp chất quan trọng, điển hình. Trình bày những khái niệm cơ bản về phức chất, liên kết hóa học trong phức chất, một số tính chất của chúng.

  1. Điều kiện tiên quyết

  2. Mục tiêu của học phần: sau khi học xong học phần hóa vô cơ, sinh viên có thể:

  • Về kiến thức: Trình bày và phân tích được các tính chất lí hóa học, phương pháp điều chế và ứng dụng các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố phân bố trong bảng hệ thống tuần hoàn.

  • Về kĩ năng: Kĩ năng so sánh để tìm ra các quy luật biến thiên các tính chất quan trọng như tính axit – bazơ, tính oxihóa – khử, tính bền và tính tan của các chất trong nhóm và trong chu kì của bảng tuần hoàn; Kĩ năng phân tích, giải thích bản chất các tính chất và các quy luật biến thiên các tính chất dựa vào các kiến thức của môn này và hoá học đại cương.

  • Về thái độ: Có hứng thú học tập, nghiên cứu môn hóa vô cơ; cẩn thận, tỉ mỉ khi liệt kê tính chất của các nguyên tố có nhiều hợp chất phức tạp.

  1. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học

4.1. Nội dung cụ thể:

Chương 1. Một số khái niệm hóa học cơ bản

1.1. Cấu tạo nguyên tử

1.1.1. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử

1.1.2. Cấu trúc lớp vỏ nguyên tử

1.2. Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1.2.1. Cấu trúc hệ thống tuần hoàn

1.2.2. Mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử với vị trí và tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Chương 2. Phân loại tổng quát các chất vô cơ

2.1. Sơ đồ phân loại tổng quát các chất vô cơ

2.2. Đơn chất

2.2.1. Kim loại

2.2.2. Phi kim, á kim và khí hiếm

2.3. Hợp chất

2.3.1. Hiđrua

2.3.2. Các hợp chất với oxi

2.3.3. Hiđroxit

2.3.4. Muối

2.3.5. Hợp chất hóa học kim loại

2.3.6. Phức chất



Chương 3. Phức chất

3.1. Khái niệm cơ bản về hóa học phức chất

3.1.1. Ion phức và phức chất

3.1.2. Ion trung tâm, phối tử, cầu nội - cầu ngoại

3.1.3. Sự phối trí, số phối trí và dung lượng phối trí

3.2. Phân loại phức chất

3.3. Danh pháp của phức chất

3.4. Liên kết hóa học trong phức

3.4.1. Thuyết liên kết hóa trị ( thuyết Pauling )

3.4.2. Thuyết trường tinh thể



Chương 4. Hydro và nước

4.1. Hydro

4.1.1. Đặc điểm chung

4.1.2. Tính chất vật lý

4.1.3. Tính chất hóa học

4.1.4. Điều chế và ứng dụng

4.1.5. Hợp chất của hydro – Hydrua

4.2. Nước

4.2.1. Cấu tạo phân tử nước

4.2.2. Tính chất vật lý

4.2.3. Tính chất hóa học

4.2.4. Nước nặng



Chương 5. Các nguyên tố nhóm VII

5.1. Các nguyên tố nhóm VIIA

5.1.1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử

5.1.2. Tính chất lý hóa học

5.1.3. Trạng thái thiên nhiên và đồng vị

5.1.4. Điều chế và ứng dụng

5.1.5. Hợp chất halogen

5.2. Các nguyên tố nhóm VIIB

5.2.1. Tính chất lý hóa học và điều chế

5.2.2. Các hợp chất của mangan (II), (IV), (VI) và (VII)



Chương 6. Các nguyên tố nhóm VI

6.1. Các nguyên tố nhóm VIA

6.1.1. Oxi

6.1.1.1. Tính chất lý hóa học, điều chế và ứng dụng

6.1.1.2. Ozon

6.1.2. Các hợp chất của oxi

6.1.2.1. Oxit XnOm với số oxi hóa của oxi -2

6.1.2.2. Hidropeoxit H2O2

6.1.3. Lưu huỳnh

6.1.3.1. Tính chất vật lý

6.1.3.2. Tính chất hóa học

6.1.4. Các hợp chất của lưu huỳnh

6.1.4.1. Đihiđro sunfua H2S

6.1.4.2. Sunfua kim loại

6.1.4.3. Sunfu dioxit (SO2), muối sunfit (SO32-)

6.1.4.4. Sunfu trioxit, axit sunfuric, muối sunfat và hidrosunfat

6.1.5. Phân nhóm Selen

6.2. Các nguyên tố nhóm VIB

6.2.1. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử

6.2.2. Tính chất lý hóa học và điều chế

6.2.3. Các hợp chất của crom

6.2.3.1. Hợp chất của crom (III)

6.2.3.2. Hợp chất của crom (VI)

Chương 7. Các nguyên tố nhóm V

7.1. Các nguyên tố nhóm VA

7.1.1. Nitơ

7.1.1.1. Cấu tạo phân tử

7.1.1.2. Tính chất lý hóa

7.1.1.3. Trạng thái thiên nhiên, ứng dụng và điều chế

7.1.2. Hợp chất của Nitơ

7.1.2.1. Nitrua, ammoniac và muối amoni

7.1.2.2. Axit nitrơ và muối nitrit

7.1.2.3. Axit nitric và muối nitrat

7.1.3. Photpho

7.1.3.1. Tính chất vật lý

7.1.3.2. Tính chất hóa học, trạng thái thiên nhiên và điều chế

7.1.4. Các hợp chất của photpho

7.1.4.1. Photphin PH3

7.1.4.2. Phốt pho (III) oxit P2O3 và axit photphorơ H3PO3

7.1.4.3. Phốt pho (V) oxit P2O5, axit photphoric H3PO4 và muối photphat

7.1.5. Phân nhóm asen



Chương 8. Các nguyên tố nhóm IV

8.1. Các nguyên tố nhóm IVA

8.1.1. Cacbon

8.1.1.1. Tính chất vật lý

8.1.1.2. Tính chất hóa học

8.1.2. Hợp chất của cacbon

8.1.2.1. Cacbua

8.1.2.2. Hợp chất +4

8.1.2.3. Hợp chất +2

8.1.3. Silic, tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng

8.1.4. Hợp chất của silic

8.1.5. Các nguyên tố Gecmani, thiếc và chì

8.1.5.1. Tính chất vật lý

8.1.5.2. Tính chất hóa học

8.1.5.3. Các hợp chất của Ge, Sn và Pb

Chương 9. Các nguyên tố nhóm III

9.1. Các nguyên tố nhóm IIIA

9.1.1. Bo

9.1.1.1. Tính chất vật lý

9.1.1.2. Tính chất hóa học

9.1.2. Hợp chấ của Bo

9.1.3. Nhôm

9.1.3.1. Tính chất vật lý

9.1.3.2. Tính chất hóa học

9.1.4. Hợp chất của nhôm

9.1.5. Phân nhóm Gali

Chương 10. Các nguyên tố nhóm II

10.1. Các nguyên tố nhóm IIA

10.1.1. Đặc điểm chung và tính chất vật lý của các nguyên tố nhóm IIA

10.1.2. Tính chất hóa học và điều chế

10.1.3. Các hợp chất của kim loại nhóm IIA

10.1.4. Một số hợp chất quan trọng

10.1.5. Nước cứng

10.2. Các nguyên tố nhóm IIB

10.2.1. Đặc điểm chung, tính chất vật lý, tính chất hóa học và điều chế các nguyên tố nhóm IIB

10.2.2. Các hợp chất +1 và +2 của các nguyên tố nhóm IIB

10.2.2.1. Hợp chất +1

10.2.2.2. Hợp chất +2



Chương 11. Các nguyên tố nhóm I

11.1. Các nguyên tố nhóm IA

11.1.1. Đặc điểm chung và tính chất vật lý của các nguyên tố nhóm IA

11.1.2. Tính chất hóa học và điều chế

11.1.3. Hợp chất của kim loại kiềm

11.2. Các nguyên tố nhóm IB

11.2.1. Đặc điểm chung và tính chất vật lý của các nguyên tố nhóm IB

11.2.2. Tính chất hóa học và điều chế

11.2.3. Các hợp chất của các nguyên tố nhóm IB

Chương 12. Các nguyên tố nhóm VIII

12.1. Các nguyên tố nhóm VIIIA

12.1.1. Đặc điểm chung, tính chất vât lý, trạng thái thiên nhiên và ứng dụng

12.1.2. Tính chất hóa học và một số hợp chất của nguyên tố nhóm VIIIA

12.2. Các nguyên tố nhóm VIIIB

12.2.1. Họ sắt: đặc điểm chung, tính chất lý hóa và các hợp chất



4.2.Hình thức tổ chức dạy học:

Tên chương

Số tiết lý thuyết

Số tiết

thực hành

Số tiết

thảo luận

Số tiết

bài tập

Tài liệu tham khảo

Chương 1. Một số khái niệm hóa học cơ bản

2

0

0

0

Đ[1-tr.5-45,123-136]; [7-tr.5-16]

Chương 2. Phân loại tổng quát các chất vô cơ

2

0

0

0

Đ[5-tr.3-24]; [7-16-18]

Chương 3. Phức chất

4

0

1

0

Đ[3-tr.3-45];[7-tr.249-272]

Chương 4. Hydro và nước

2

0

0

0

Đ[2-tr.3-30];

[5-tr.23-78];

[7-tr.23-29]


Chương 5. Các nguyên tố nhóm VII

2

0

1

0

Đ[2-tr.251-277];[4-tr.99-152];[5-tr.237-249];[7-tr.34-45, 289-292]

Chương 6. Các nguyên tố nhóm VI

2

0

1

0

Đ[2-tr.218-250];[3-tr.86-120];[4-tr.159-204];[7-tr.67-82]

Chương 7. Các nguyên tố nhóm V

2

0

1

0

Đ[2-tr.161-217];[7-tr.120-128]

Chương 8. Các nguyên tố nhóm IV

2

0

0

0

Đ[2-tr.99-160];[7-tr.164-174]

Chương 9. Các nguyên tố nhóm III

2

0

0

0

Đ[2-tr.70-98];[7-tr.195-203]

Chương 10. Các nguyên tố nhóm II


1

0

1

0

Đ[2-tr.49-69];

[7-tr.215-221]



Chương 11. Các nguyên tố nhóm I

1

0

1

0

Đ[2-tr.31-48];

[7-tr.235-240]



Chương 12. Các nguyên tố nhóm VIII

2

0

0

0

Đ[2-tr.278-285];[7-tr.272-274]



  1. Tài liệu tham khảo:

1. Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ (Tập 1), NXB Giáo Dục, 2000.

2. Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ (Tập 2), NXB Giáo Dục, 2000.

3. Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ (Tập 3), NXB Giáo Dục, 2000.

4. Nguyễn Đức Vận, Hóa học vô cơ (Tập 1), NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 2006.

5. Nguyễn Đức Vận, Hóa học vô cơ (Tập 2), NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 2006.

6. N.X. Acmetop, Hóa vô cơ (Phần 1,2), NXB ĐH & THCN, 1977.

7. Nguyễn Đình Soa, Hóa học vô cơ, ĐHBK TP. HCM, 2005.

8. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt, Hóa học vô cơ (Quyển 1,2), NXB Giáo Dục, 2007-2008.



6. Phương pháp đánh giá học phần:




Bài tập

Kiểm tra giữa kì

Thi cuối kì

Trọng số

0,1

0,3

0,6


Tên học phần: HÓA PHÂN TÍCH

Số tín chỉ: 02 ( 30 tiết lí thuyết )

Bộ môn: Hóa phân tích – Khoa: Hóa học

Mã số học phần: 3140572

Dạy cho các ngành: Cử nhân khoa học thuộc khoa Địa và khoa Sinh-Môi trường

1. Mô tả học phần

Là học phần nằm trong khối kiến thức cơ sở ngành của các ngành cử nhân khoa học thuộc khối ngành tự nhiên, học phần Hoá phân tích trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ sở lí thuyết của phân tích hoá học và các phương pháp phân tích hoá học cụ thể. Sinh viên nên tham khảo thêm các kiến thức về các phương pháp bằng công cụ, làm tiền đề cho các môn phân tích chuyên ngành.



2. Điều kiện tiên quyết

Các học phần học trước: Hoá học đại cương; Hoá học vô cơ



3. Mục tiêu của học phần:

Học phần Hoá học phân tích cung cấp cho người học những kiến thức để hiểu rõ về các phương pháp phân tích hoá học. Sau khi học xong, sinh viên phải nắm vững cơ sở nguyên tắc của các phương pháp định lượng hóa học đặc biệt là các phương pháp chuẩn độ thể tích, lý giải và đề xuất được qui trình phân tích chuẩn độ trong các trường hợp đơn giản, bước đầu có tác phong làm việc khoa học, chính xác , xây dựng được phong cách tự học, tự nghiên cứu.



4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học

4.1. Nội dung cụ thể

Chương 1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Cân bằng hoá học. Phản ứng phân tích

1.1.1. Hằng số cân bằng.

1.1.2. Phản ứng phân tích

1.2. Các định luật bảo toàn nồng độ, bảo toàn điện tích

1.3. Nồng độ

1.3.1. Khái niệm. Phân loại

1.3.2. Các loại nồng độ hay sử dụng trong hoá phân tích

1.4. Đại cương chung về các phương pháp phân tích thể tích

1.4.1. Nguyên tắc chung. Phân loại

1.4.2. Một số khái niệm

Chương 2. CÂN BẰNG AXÍT-BAZƠ TRONG DUNG DỊCH NƯỚC. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ AXIT-BAZƠ

2.1. Lí thuyết về axít, bazơ, phản ứng axít-bazơ. Tính pH cho các dung dịch

2.1.1. Lí thuyết Bronsted-Lorry về axít, bazơ, phản ứng axít-bazơ

2.1.2. Tính pH cho các dung dịch

2.1.2.1. Công thức tổng quát

2.1.2.2. Cách tính pH của một số các dung dịch axít, bazơ, muối

2.1.3. Dung dịch đệm

2.1.3.1. Khái niệm về dung dịch đệm

2.1.3.2. Công thức tính pH của dung dịch đệm, cách chuẩn bị các dung dịch đệm

2.2. Phương pháp chuẩn độ axít-bazơ

2.2.1. Nguyên tắc chung của phương pháp

2.2.2. Đường định phân của quá trình chuẩn độ axít-bazơ

2.2.3. Chất chỉ thị của phương pháp chuẩn độ axít-bazơ.

2.3.4. Một số ứng dụng của phương pháp

Chương 3. CÂN BẰNG OXYHOÁ-KHỬ. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ OXYHOÁ-KHỬ

3.1. Phản ứng oxyhoá-khử

3.1.1. Các khái niệm

3.1.2. Phương trình Nec (Nernst). Thế oxyhoá-khử của phản ứng oxyhoá-khử

3.1.3. Thế oxyhoá-khử tiêu chuẩn. Các yếu tố ảnh hưởng đến thế oxyhoá-khử tiêu chuẩn

3.1.4. Hằng số cân bằng của phản ứng oxyhoá-khử. Chiều của phản ứng oxyhoá-khử

3.1.5. Tốc độ của phản ứng oxyhoá-khử và các yếu tố ảnh hưởng

3.2. Phương pháp chuẩn độ oxyhoá-khử

3.2.1. Nguyên tắc chung của phương pháp

3.2.2. Đường định phân của quá trình chuẩn độ oxyhoá-khử

3.2.3. Chất chỉ thị của phương pháp chuẩn độ oxyhoá-khử.

3.3.4. Một số ứng dụng của phương pháp

Chương 4. CÂN BẰNG TẠO PHỨC CHẤT. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ TẠO PHỨC CHẤT- PHƯƠNG PHÁP COMPLEXON

4.1. Cân bằng tạo hợp chất phức

4.1.1. Khái niệm về hợp chất phức

4.1.2. Sự phân li của hợp chất phức, ion phức

4.1.3. Hằng số không bền, hằng số bền của ion phức

4.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của ion phức, hằng số bền điều kiện của ion phức

4.2. Phương pháp chuẩn độ tạo phức

4.2.1. Nguyên tắc chung của phương pháp

4.2.2. Phương pháp chuẩn độ complexon

4.2.2.1. Các hợp chất complexon và phức của chúng với các ion kim loại

4.2.2.2. Chất chỉ thị kim loại của phương pháp chuẩn độ complexon

4.2.2.3. Một số ứng dụng của phương pháp

Chương 5. CÂN BẰNG TẠO KẾT TỦA. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ TẠOKẾT TỦA. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG

5.1. Cân bằng trong dung dịch chứa kết tủa

5.1.1. Tích số tan

5.1.2. Điều kiện tạo kết tủa, quy tắc tích số tan

5.1.3. Độ tan và các yếu tố ảnh hưởng đên độ tan

5.1.4. Cân bằng giữa hai kết tủa trong dung dịch bão hoà

5.2. Phương pháp chuẩn độ tạo kết tủa.

5.2.1. Nguyên tắc chung của phương pháp

5.2.2. Các phương pháp bạc

5.3. Phương pháp phân tích khối lượng

5.3.1. Nguyên tắc chung của phương pháp

5.3.2. Một số vấn đề của phương pháp



4.2. Hình thức tổ chức dạy học:

Tên chương

Số tiết

lý thuyết



Số tiết thực hành

Số tiết thảo luận

Số tiết bài

tập


Tài liệu học tập, tham khảo

cần thiết



(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Chương 1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG

6







1

Theo hướng dẫn của GV

Chương 2. CÂN BẰNG AXÍT-BAZƠ TRONG DUNG DỊCH NƯỚC. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ AXIT-BAZƠ

6







1

Theo hướng dẫn của GV

Chương 3. CÂN BẰNG OXYHOÁ-KHỬ. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ OXYHOÁ-KHỬ

6







1

Theo hướng dẫn của GV

Chương 4. CÂN BẰNG TẠO PHỨC CHẤT. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ TẠO PHỨC CHẤT- PHƯƠNG PHÁP COMPLEXON

6







1

Theo hướng dẫn của GV

Chương 5. CÂN BẰNG TẠO KẾT TỦA. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ TẠOKẾT TỦA. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG

6







1

Theo hướng dẫn của GV

5. Tài liệu tham khảo

- Bài giảng của giảng viên

- Các tài liệu tham khảo:

1. Cơ sở hóa học phân tích, Hoàng Minh Châu – Từ Văn Mặc – Từ Vọng Nghi, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2002.

2. Hóa học phân tích – Cân bằng trong dung dịch, Nguyễn Tinh Dung, Nhà xuất bản Giáo dục, 2000.

3. Cơ sở hoá học phân tích, A.P. Kreskov; ; Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2002.



6. Phương pháp đánh giá học phần

- Điểm chuyên cần: Trọng số 0.1

- Kiểm tra giữa kỳ: Bài thi tự luận; Trọng số 0.3

- Kiểm tra cuối kỳ: Bài thi tự luận; Trọng số 0.6

Chuyển sang thang điểm chữ A, B, C, D, F

Tên học phần: HÓA HỮU CƠ

Số tín chỉ: 2

Bộ môn/Khoa phụ trách: Hóa hữu cơ/ Khoa Hóa học

Mã số học phần:

Dạy cho các ngành: Cử nhân khoa học của khoa Địa và khoa Sinh – Môi trường

1. Mô tả học phần

Hóa học hữu cơ là học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành cho các ngành tự nhiên. Học phần này giới thiệu thành phần, cấu tạo, các tính chất và danh pháp của các hợp chất hữu cơ.



2. Điều kiện tiên quyết: Không

3. Mục tiêu của học phần

Về kiến thức

- Giải thích được cấu tạo của các hợp chất hữu cơ theo các học thuyết.

- Biểu diễn được công thức cấu tạo, cách gọi tên theo danh pháp IUPAC, phân biệt được đồng phân, đồng đẳng.

- Các tính chất lí học, hoá học của các hợp chất hữu cơ qua các loại phản ứng.

- Các phương pháp chiết tách và tinh chế các hợp chất hữu cơ.

- Các phương pháp phân tích định tính và định lượng hợp chất hữu cơ.

- Các loại liên kết trong hợp chất hữu cơ.



Về kỹ năng:

- Giải các bài tập cở sở lý thuyết hóa hữu cơ.

- Có khả năng làm việc nhóm.

- Có khả năng trình bày được các báo cáo chuyên đề, tiểu luận.



Về thái độ:

- Hình thành tính tích cực tự học, tự nghiên cứu.

- Hình thành thái độ hợp tác khi làm việc tập tập thể.

Mục tiêu khác:

- Khả năng tự đánh giá

- Khả năng kiểm tra chương trình học

- Khả năng tóm lược những vấn đề cốt lõi của mỗi chương



4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học

4.1. Nội dung cụ thể

Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỮU CƠ

1.1. Cấu tạo và đặc điểm của cacbon

1.2. Liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ

1.3. Phân loại các hợp chất hữu cơ và phản ứng hữu cơ

1.4. Cơ chế phản ứng

1.5. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

1.6. Ảnh hưởng tương hỗ giữa các nguyên tử và nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ




tải về 4.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương