TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Tên học phần: ĐƯỜNG LỖI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM



tải về 4.57 Mb.
trang5/32
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.57 Mb.
#36817
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32

Tên học phần: ĐƯỜNG LỖI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


Số tín chỉ: 3 (32 tiết lý thuyết, 13 tiết thảo luận)

Bộ môn/Khoa phụ trách: Khoa Lý luận Chính trị

Mã số học phần: 212001 0

Dạy cho các ngành đại học và cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin.



1. Mô tả học phần:

Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam là học phần bắt buộc trong chương trình các môn lý luận chính trị. Nội dung chủ yếu của học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản, có hệ thống về đường lối của Đảng qua các thời kỳ cách mạng, đặc biệt là đường lối trong thời kỳ đổi mới.

Ngoài chương mở đầu, nội dung học phần gồm 8 chương; chương 1 nghiên cứu về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; chương 2 và chương 3 phân tích đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975); từ chương 4 đến chương 8 nghiên cứu đường lối của Đảng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội và đối ngoại, đặc biệt là đường lối trong thời kỳ đổi mới.

2. Điều kiện tiên quyết:

Sinh viên phải học xong các học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin 1, 2 và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Học phần được bố trí học trong những năm đầu đào tạo trình độ đào tạo đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

3. Mục tiêu của học phần:

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó chủ yếu tập trung vào đường lối của Đảng thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội phục vụ cho cuộc sống và công tác. Xây dựng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo; sinh viên biết sống theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng.

- Giúp sinh viên biết vận dụng kiến thức môn học để chủ động, tích cực trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể:

Chương mở đầu: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn đường lối cách mạng của đảng Cộng sản Việt Nam

1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

1.1. Đối tượng nghiên cứu

1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

2.Phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của việc học tập môn học

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Ý nghĩa của việc học tập môn học

Chương 1: Sự ra đời của đảng Cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

1.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời đảng Cộng sản Việt Nam

1.1.1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

1.1.2. Hoàn cảnh trong nước

1.1.3. Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng

1.2. Hội nghị thành lập Đảng và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

1.2.1. Hội nghị thành lập Đảng

1.2.2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

1.2.3. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)

2.1. Chủ trương đấu tranh từ năm 1930 đến năm 1939

2.2.1. Trong những năm 1930-1935

2.2.2. Trong những năm 1936-1939

2.2. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939 đến năm 1945

2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng

2.2.2. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền

2.2.3. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc Cách mạng Tháng Tám



Chương 3: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975)

3.1. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)

3.1.1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945 - 1946)



3.1.2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954)

3.1.3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm

3.2. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954 - 1975)

3.2.1. Giai đoạn 1954 - 1964

3.2.2. Giai đoạn 1965 - 1975

3.2.3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm.



Chương 4: Đường lối công nghiệp hoá

4.1. Công nghiệp hoá thời kỳ trước đổi mới

4.1.1. Chủ trương của Đảng về công nghiệp hoá

4.1.2. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

4.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ đổi mới

4.2.1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hoá

4.2.2. Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo công nghiệp hoá, hiện đại hoá

4.2.3. Nội dung và định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

4.2.4. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

Chương 5: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

5.1. Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thj trường

5.1.1. Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam thời kỳ trước đổi mới

5.1.2. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới

5.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nưóc ta

5.2.1. Mục tiêu và quan điểm cơ bản

5.2.2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

5.2.3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân



Chương 6: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

6.1. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ trước đổi mới (1975-1986)

6.1.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị của Đảng

6.1.2. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

6.2. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới

6.2.1. Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị

6.2.2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị

6.2.3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân



Chương 7: Đường lối xây dựng và phát triển nền văn hoá; giải quyết các vấn đề xã hội

7.1. Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng và phát triển nền văn hoá

7.1.1. Đường lối xây dựng và phát triển văn hoá thời kỳ trước đổi mới

7.1.2. Đường lối xây dựng và phát triển văn hoá thời kỳ đổi mới

7.2. Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội

7.2.1. Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội trước đổi mới

7.2.2. Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội trong thời kỳ đổi mới

Chương 8: Đường lối đối ngoại

8.1. Đường lối đối ngoại thời kỳ từ 1975 đẾn 1985

8.1.1. Hoàn cảnh lịch sử

8.1.2. Đường lối, chủ trương đối ngoại của Đảng

8.1.3. Kết quả thực hiện đường lối

8.2. Đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ đổi mới

8.2.1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối

8.2.2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế

8.2.3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

4.2. Hình thức tổ chức dạy học:

Tên chương

Số tiết

lý thuyết



Số tiết thực hành

Số tiết thảo luận

Số tiết bài

tập


Tài liệu học tập,

tham khảo

cần thiết


(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Chương mở đầu: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn đường lối cách mạng của đảng Cộng sản Việt Nam

1










[1], [2], [3], [4], [5],

[6], [7]


Chương 1: Sự ra đời của đảng Cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

4




2




[1], [2], [3], [4], [5],

[6], [7]


Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)

4




2




[1], [2], [3], [4], [5],

[6], [7]


Chương 3: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975)

4




2




[1], [2], [3], [4], [5],

[6], [7]


Chương 4: Đường lối công nghiệp hoá

4




2




[1], [2], [3], [4], [5],

[6], [7]


Chương 5: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

4




2




[1], [2], [3], [4], [5],

[6], [7]


Chương 6: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

3




1




[1], [2], [3], [4], [5],

[6], [7]


Chương 7: Đường lối xây dựng và phát triển nền văn hoá; giải quyết các vấn đề xã hội

4




2




[1], [2], [3], [4], [5],

[6], [7]


Chương 8: Đường lối đối ngoại

4









[1], [2], [3], [4], [5],

[6], [7]





32




13







5. Tài liệu tham khảo:

[1] Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Ban Khoa giáo Trung ương, Đĩa CD - Rom Hồ Chí Minh toàn tập, 15 tập (xuất bản lần thứ ba), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập (giai đoạn 1925 - 1995), 54 tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007.

[6] PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên), Hỏi và đáp môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.

[7] PGS.TS Nguyễn Viết Thông (chủ biên), Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013.



6. Phương pháp đánh giá học phần:

- Thảo luận, bài tập : trọng số: 0,1

- Bài kiểm tra giữa học kỳ : trọng số: 0,3

- Bài thi kết thúc học phần: trọng số : 0,6



Tên học phần: TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

Số tín chỉ: 2 (1 LT + 1 TH)

Bộ môn/Khoa phụ trách: Tin học

Mã số học phần: 312050 1

Dạy cho các ngành: Tất cả các ngành không chuyên tin



1. Mô tả học phần

Học phần Tin học đại cương cung cấp những kiến thức và kỹ thuật sử dụng cơ bản về hệ điều hành và tin học văn phòng, gồm 4 chương bắt buộc (1-4) và 2 chương lựa chọn (5, 6):

- Chương 1: Các khái niệm cơ bản về tin học, biểu diễn thông tin trong MTĐT, bảng mã, đơn vị thông tin, các thành phần của MT - chức năng của chúng, các loại phần mềm.

- Chương 2: Trình bày các chức năng cơ bản của hệ điều hành Windows 7, quản trị màn hình nền desktop, quản lý file và folder, làm việc với các ổ đĩa của máy tính và sử dụng trình duyệt Internet.

- Chương 3: Soạn thảo, định dạng, trình bày trang trí văn bản, lập bảng biểu và một số chức năng khác như: AutoText, AutoCorrect, chèn ảnh, công thức toán, trộn thư, đánh số trang, header - footer, mục lục tự động và in ấn văn bản.

- Chương 4: Thiết kế và chỉnh sửa các slide, chèn các hiệu ứng chuyển động của các đối tượng trong slide và hiệu ứng chuyển tiếp giữa các slide.

- Chương 5: Bảng tính Excel gồm các thao tác trên bảng tính, toán tử và toán hạng, các hàm thông dụng, cách thống kê số liệu và in ấn.

- Chương 6: Sử dụng các phần mềm nhằm bổ trợ như bản đồ tư duy, soạn bài giảng điện tử; cắt, ghép và chuyển đổi định dạng nội dung đa phương tiện.



2. Điều kiện tiên quyết:

  • Không có.

3. Mục tiêu học phần:

Học xong học phần này, sinh viên có được



  • Kiến thức

    • Kiến thức cơ bản về các khái niệm tin học và máy tính điện tử.

    • Kiến thức cơ bản về hệ điều hành Windows.

    • Kiến thức về tin học văn phòng: Microsoft Word, PowerPoint.

    • Giảng viên phụ trách và sinh viên có thể lựa chọn khối kiến thức:

      • Microsoft Excel

      • Soạn thảo và chuyển đổi định dạng nội dung đa phương tiện

      • Bản đồ tư duy

  • Kỹ năng

    • Lựa chọn máy tính phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng.

    • Làm việc với tệp tin, thư mục, ổ đĩa; tổ chức, tìm kiếm dữ liệu trên máy tính và trên Internet.

    • Soạn thảo, định dạng, trình bày trang trí và in ấn văn bản phục vụ cho học tập và các hoạt động khác.

    • Cách tổ chức văn bản của tệp tin trình diễn, các hiệu ứng các đối tượng và các slide trong bài thuyết trình.

    • Giảng viên phụ trách và sinh viên có thể lựa chọn khối kiến thức để hình thành kỹ năng:

      • Thao tác dữ liệu với Microsoft Excel

      • Kỹ năng về cắt, ghép và chuyển đổi định dạng dữ liệu đa phương tiện

      • Kỹ năng tạo thuyết trình điện tử với sự trợ giúp của phần mềm chuyên nghiệp

      • Kỹ năng sử dụng bản đồ tư duy vào học tập

  • Thái độ

    • Yêu thích môn học.

    • Có nhu cầu tìm kiếm, khai thác thông tin để phục vụ chuyên ngành học của mình.

4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học

4.1. Nội dung cụ thể:

Chương 1: Các kiến thức cơ bản về tin học và máy tính điện tử

1.1. Đại cương

1.2. Biểu diễn thông tin trong MTĐT

1.3. Hệ thống máy tính

1.4. Phần mềm

Chương 2: Hệ điều hành Windows

2.1. Tổng quan

2.2. Các thành phần cơ bản

2.3. Các chức năng cơ bản

2.3.1. Quản trị Desktop

2.3.2. Quản lý File, folder, ổ đĩa

2.3.3. Truy cập Internet

Chương 3: Soạn thảo văn bản Microsoft Word

3.1. Tổng quan

3.1.1. Các thành phần trên màn hình Word

3.1.2. Một số lệnh về file

3.2. Soạn thảo và định dạng văn bản

3.2.1. Nhập văn bản

3.2.2. Các lệnh về khối

3.2.3. Định dạng văn bản

3.2.4. Thiết lập điểm dừng Tab

3.2.5. Tạo bóng mờ, kẻ khung, bullets và numbering

3.2.6. Chèn Text Box, biểu tượng, WordArt, công thức toán

3.2.7. Đánh số trang, header/footer, chú thích

3.2.7. Phân đoạn văn bản

3.3. Lập bảng biểu

3.3.1. Tạo bảng

3.3.2. Sửa chữa bảng

3.3.3. Sắp xếp dữ liệu

3.4. Một số chức năng khác

3.4.1. Văn bản tự động - AutoText

3.4.2. Tự động sửa lỗi - Auto Correct

3.4.3. Tìm kiếm và thay thế

3.4.4. Trộn thư

3.4.5. Tạo mục lục tự động

3.5. Thiết lập chế độ làm việc và in ấn

3.5.1. Đặt các tham số cho môi trường làm việc

3.5.2. Thiết kế trang in

3.5.3. In ấn

Chương 4: Microsoft PowerPoint

4.1. Tổng quan

4.2. Thiết kế bài trình diễn

4.2.1. Tạo mẫu nền Slide (Theme)

4.2.2. Chọn bố cục Slide (Layout)

4.2.3. Slidemaster và ứng dụng

4.2.4. Nhập nội dung Slide: văn bản, hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, âm thanh

4.2.5. Chỉnh sửa Slide: Tạo mới, chép, di chuyển, xóa Slide

4.3. Thiết lập các hiệu ứng trình diễn

4.4.1. Tạo và chỉnh sửa các hiệu ứng chuyển động của các đối tượng

4.4.2. Tạo và chỉnh sửa hiệu ứng chuyển tiếp của các Slide

Chương 5: Microsoft Excel

5.1. Các thao tác cơ bản trên bảng tính

5. 1.1. Giới thiệu về Microsoft Excel

5.1.2. Một số thành phần và thao tác cơ bản

5. 2. Toán tử và toán hạng

5.2.1. Toán tử

5.2.2. Toán hạng

5.2.3. Nhập và sửa chữa nội dung trong ô

5. 3. Một số hàm tính toán thông dụng

5.3.1. Một số hàm tính toán, thống kê (Statistical)

5.3.2. Một số hàm lô-gíc

5.3.3. Một số hàm về văn bản (Text)

5.3.4. Một số hàm ngày, giờ (Date & Time)

5.3.5. Một số hàm dò tìm (LOOK UP & REFERENCE)

5. 4. Thống kê số liệu

5.4.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu (DATA BASE)

5.4.2. Tạo danh sách trong Excel

5.4.3. Một số hàm khai thác cơ sở dữ liệu (CSDL)

5. 5. Biểu đồ và in ấn

5.1. Biểu đồ.

5.2. Sắp xếp dữ liệu (Sort)

5.3. Đặt lọc dữ liệu (Filter)

5.4. In bảng tính

5.6. Khái niệm về công thức mảng và một số công dụng



Chương 6: Phần mềm bổ trợ

6.1. Phần mềm hỗ trợ tạo bài giảng điện tử

6.1.1. Giới thiệu

6.1.2. Cách cài đặt

6.1.3. Các thao tác cơ bản

6.1.4. Một số kinh nghiệm khi tạo slide

6.1.5. Thiết lập ban đầu cho bài giảng điện tử

6.1.6. Thiết lập các thông số ban đầu của giáo viên

6.1.7. Chèn nội dung đa phương tiện vào bài giảng

6.1.8. Xuất bài giảng

6.2. Phần mềm xử lý âm thanh và hình ảnh

6.2.1. Giới thiệu

6.2.2. Hướng dẫn cài đặt

6.2.3. Cắt video, audio

6.2.4. Ghép video, audio

6.2.5. Chuyển đổi định dạng

6.3. Phần mềm bản đồ tư duy

6.3.1. Khái niệm và vai trò bản đồ tư duy

6.3.2. Hướng dẫn cài đặt phần mềm

6.3.3. Tạo bản đồ

6.3.4. Xuất bản đồ

Lưu ý:


    • Các chương 1-4 là bắt buộc,

    • Các chương 5,6 là tự chọn(tùy thuộc vào khối cử nhân hay sư phạm, tùy thuộc vào nhóm ngành mà giáo viên có thể lựa chọn một trong các phần thêm vào để bổ trợ cho sinh viên một số kỹ năng cơ bản nhất với mục đính thuận tiện cho sinh viên trong quá trình học tập các kì tiếp theo)

Ví dụ: Đối với khối sư phạm: cần thêm 2 phần bổ trợ giúp sv ra trường giảng dạy đó là: phần mềm bản đồ tư duy và phần mềm adobe presenter (phục vụ soạn bài giảng điện tử)...

4.2. Hình thức tổ chức dạy dạy học:

Tên chương

Số tiết lý thuyết

Số tiết thực

hành


Số tiết thảo

luận


Số tiết bài tập

Tài liệu học tập, tham khảo cần thiết

Các kiến thức cơ bản về tin học và máy tính điện tử

2










[1]

Hệ điều hành Windows

2

2







[2], [4]

Soạn thảo văn bản Microsoft Word

10

8







[2], [4]

Microsoft PowerPoint

8

10







[2], [4]

Microsoft Excel (*)

8

10







[3]

Phần mềm bổ trợ (*)

8

10







[5], [6], [7]

(*)- là phần tự chọn

5. Tài liệu tham khảo

[1]. Hồ Sĩ Đàm, Đào Kiến Quốc, Hồ Đắc Phương, Giáo trình Tin học cơ sở, NXB ĐHSP Hà Nội, 2007.

[2]. Nguyễn Đình Tê, Windows 7, Winword 2010, PowerPoint 2010, NXB Phương Đông tp HCM, 2011.

[3]. Phạm Quang Huy – Võ Duy Thanh Tâm, Hướng dẫn học từng bước Excel 2010, NXB DDaHQG, TP Hồ Chí Minh.

[4]. Tài liệu bồ dưỡng cho sinh viên sư phạm về ứng dụng CNTT trong giảng dạy, Hà Nội, 2011.

[5]. Website: https://app.imindmap.com



[6]. Website: www.freemake.com

[7]. Website:www.adobe.com

6. Phương pháp đánh giá học phần

Số lần kiểm tra: 2 Hình thức: Thi trên máy tính.



    • Kiểm tra giữa kỳ Trọng số: 0.4

    • Kiểm tra cuối kỳ Trọng số: 0.6


Tên học phần: GIẢI TÍCH 5 VÀ ĐẠI SỐ

Số tín chỉ: 3 (3 lý thuyết)

Khoa phụ trách: Toán

Dạy cho các ngành: Khối không chuyên trừ Vật lý.



  1. Mô tả học phần:

Học phần Giải tích 5 và Đại số trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản và hệ thống về Giải tích và Đại số tuyến tính trên cơ sở đó sinh viên có thể học tiếp các môn học chuyên ngành được tốt hơn..

  1. Điều kiện tiên quyết:

Không

  1. Mục tiêu của học phần:

Sinh viên nắm được các kiến thức về:

    • Hàm một biến số thực

    • Giới hạn và sự liên tục của hàm một biến số

    • Đạo hàm và vi phân hàm một biến

    • Tích phân hàm một biến

    • Lý thuyết ma trận và định thức

    • Hệ phương trình tuyến tính

    • Không gian vector

Về kĩ năng

    • Giải các bài toán về giới hạn, đạo hàm vi phân và tích phân hàm một biến, ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính và không gian vector.

    • Rèn luyện kỹ năng đọc tài liệu, làm bài tập.

    • Rèn luyện khả năng làm bài tập nhóm, thảo luận chia sẻ các kiến thức.

Về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể:

Chương 1: Hàm số - Giới hạn hàm số - Hàm số liên tục.

1.1. Hàm số

1.1.1. Định nghĩa

1.1.2. Các phép toán

1.1.3. Đặc tính của hàm số

1.1.4. Hàm số hợp, hàm số ngược.

1.1.5 Các hàm số sơ cấp cơ bản

1.1.6 Các hàm số sơ cấp

1.2. Giới hạn hàm số.

1.2.1 Các định nghĩa

1.2.2 Các tính chất của giới hạn

1.2.3 Các phép toán về giới hạn

1.2.4 Các tiêu chuẩn tồn tại giới hạn

1.3. Vô cùng bé – Vô cùng lớn.

1.3.1 Vô cùng bé

1.3.2 Vô cùng lớn

1.3.3 Các dạng vô định và cách khử

1.4. Hàm số liên tục.

1.4.1 Định nghĩa

1.4.2 Các phép toán

1.4.3 Tính chất của hàm số liên tục

1.4.4 Điểm gián đoạn

Chương 2: Đạo hàm và vi phân hàm một biến

2.1. Đạo hàm

2.1.1 Định nghĩa

2.1.2 Liên hệ giữa tính liên tục và tính có đạo hàm

2.1.3 Các phép tính đạo hàm

2.1.4 Đạo hàm cấp cao

2.1.5 Đạo hàm của hàm số theo phương trình tham số

2.2. Vi phân

2.2.1 Định nghĩa

2.2.2 Liên hệ giữa vi phân và đạo hàm

2.2.3 Tính bất biến của biểu thức vi phân

2.2.4 Ứng dụng vi phân để tính gần đúng

2.2.5 Vi phân cấp cao.

2.3. Một số định lý về các hàm khả vi.

2.3.1 Các định lý về giá trị trung bình

2.3.2 Quy tắc Lôpitan

2.3.3 Công thức Taylor

Chương 3: Tích phân hàm một biến.

3.1. Tích phân bất định.

3.1.1 Nguyên hàm

3.1.2 Định nghĩa tích phân bất định

3.1.3 Các tính chất

3.1.4 Các phương pháp tính tích phân bất định

3.1.5 Tích phân của một số hàm thường gặp

3.2. Tích phân xác định.

3.2.1 Bài toán mở đầu

3.2.2 Định nghĩa tích phân xác định

3.2.3 Định lý tồn tại của tích phân xác định

3.2.4 Các tính chất của tích phân xác định

3.2.5 Các định lý

3.2.6 Các phương pháp tính tích phân xác định

3.3. Tích phân suy rộng.

3.3.1 Tích phân có cận vô hạn

3.3.2 Tích phân của hàm không bọ chặn trong khoảng lấy tích phân.

3.3.3 Các tích phân suy rộng đặc biệt

3.3.4 Các định lý so sánh của tích phân suy rộng

3.4. Ứng dụng của tích phân xác định.

3.4.1 Tính diện tích hình phẳng

3.4.2 Tính thể tích vật thể

3.4.3 Độ dài cung phẳng

Chương 4: Ma trận – Định thức

4.1. Ma trận

4.2 Định thức

4.3 Ma trận nghịch đảo

4.4 Hạng của ma trận

Chương 5: Hệ phương trình tuyến tính

5.1 Định nghĩa hệ phương trình tuyến tính.

5.2 Hệ Cramer

5.3 Phương pháp Gauss giải hệ phương trình tuyến tính tổng quát

5.4 Hệ phương trình tuyến tính thuần nhất

Chương 6: Không gian vector

6.1 Định nghĩa không gian vector

6.2 Không gian vector con

6.3 Hệ vector độc lập, phụ thuộc tuyến tính

6.4 Cơ sở, số chiều của không gian vector

6.5 Tọa độ của vector đối với cơ sở cho trước

6.6 Hạng của một hệ vector



4.2. Hình thức tổ chức dạy học:

Tên chương

Số tiết

lý thuyết



Số tiết thực hành

Số tiết thảo luận

Số tiết bài

tập


Tài liệu học tập, tham khảo

cần thiết



(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Chương 1.

Hàm số - Giới hạn hàm số - Hàm số liên tục



7

0

0

2

Tài liệu [1], [2] , [3], [4]

Chương 2.

Đạo hàm và vi phân hàm một biến



4

0

0

2

Tài liệu [1], [2], [3], [4]

Chương 3.

Tích phân hàm một biến



7

0

0

3

Tài liệu [1], [2], [3], [4]

Kiểm tra giữa kỳ

1













Chương 4.

Ma trận – Định thức



5

0

0

2

Tài liệu [1], [2], [5], [6]

Chương 5. Hệ phương trình tuyến tính

3







2

Tài liệu [1], [2], [5], [6]

Chương 6. Không gian vector

5







2

Tài liệu [1], [2], [5], [6]



  1. Tài liệu tham khảo

[1]. Đặng Ngọc Dục, Nguyễn Viết Đức (2009), Toán cao cấp, tập 1,2, NXB Đà Nẵng.

[2]. Nguyễn Đình Trí (2005), Toán cao cấp (Tập 1, 2), NXB Giáo dục.

[3]. P.E. Đanko, A.G.Popop (1983), Bài tập toán học cao cấp, NXB Giáo dục.

[4]. Y.Y.Liasko, A.C.Bôiatruc (1979), Giải tích toán học, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp.

[5] Lê Tuấn Hoa (2004), Đại số tuyến tính qua các ví dụ và bài tập, NXB ĐHQG Hà Nội.

[6] Vũ Văn Khương (2002), Đại số tuyến tính – Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập, NXB Giao thông vận tải.



6. Phương pháp đánh giá học phần:

    1. Hình thức

    1. Phương pháp

    1. Mục đích

    1. Trọng số

Điểm bộ phận 1

(Bài tập)









    1. 0,2

Điểm bộ phận 2

(Kiểm tra giữa kỳ)



Kiểm tra viết trong 1 tiết tín chỉ

Đánh giá khả năng giải các bài tập có liên quan tới các nội dung đã được học ở Chương 1,2,3



    1. 0,2

Thi kết thúc môn học

Làm bài thi viết 60 phút

Đánh giá khả năng hiểu, nhớ và vận dụng lí thuyết để giải các bài toán cụ thể ở Chương 1,2, 3, 4,5,6.



    1. 0,6




Tên học phần: XÁC SUẤT THỐNG KÊ

Số tín chỉ: 2 (2 lý thuyết)

Khoa phụ trách: Toán

Mã số học phần:3110692

Dạy cho các ngành:


  • Cử nhân Sư phạm Tin học

  • Cử nhân Công nghệ thông tin

  • Cử nhân Sư phạm Hóa học

  • Cử nhân Hóa học (PT-MT)

  • Cử nhân Hóa Dược

  • Cử nhân Sư phạm Sinh học

  • Cử nhân Khoa học Môi trường

  • Cử nhân Công nghệ Sinh học

  • Cử nhân Quản lí tài nguyên-môi trường

  • Cử nhân Địa lý Tự nhiên (Địa lí Tài nguyên Môi trường)



  1. Mô tả học phần:

Nội dung môn học gồm 2 phần chính: phần Xác suất và phần Thống kê. Phần xác suất cung cấp cho sinh viên các kiến thức về biến cố, xác suất của biến cố, các phương pháp tính xác suất, biến ngẫu nhiên và phân phối xác suất, các đặc trưng của biến ngẫu nhiên, một số phân phối xác suất thường gặp trong thực tế. Phần thống kê giới thiệu cho sinh viên các bài toán cơ bản của thống kê và cách giải quyết các bài toán này như bài toán ước lượng khoảng, bài toán kiểm định giả thuyết.

  1. Điều kiện tiên quyết:

Sinh viên cần học trước một trong các học phần sau:

  • Giải tích 1 (3110162)

  • Giải tích 5 và đại số (3111252)

  1. Mục tiêu của học phần:

Sinh viên nắm được:

- Khái niệm về xác suất, các quy tắc tính xác suất và các ứng dụng.

- Khái niệm về biến ngẫu nhiên, các đặc trưng của biến ngẫu nhiên và một số phân phối xác suất thường gặp.

- Các kiến thức cơ bản về lý thuyết mẫu, thống kê mô tả.

- Các vấn đề ước lượng khoảng, kiểm định giả thuyết.

- Sinh viên hiểu được vai trò và ứng dụng của Xác suất thống kê trong các ngành khoa học khác cũng như trong cuộc sống.



Về kĩ năng

- Nhận ra các mô hình thống kê đơn giản và ứng dụng vào các bài toán thuộc chuyên - ngành học của mình.

- Sử dụng máy tính CASIO FX để tính toán xác suất và thống kê.

- Kỹ năng tự nghiên cứu và kỹ năng làm việc theo nhóm.



Về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

4. Nội dung chi tiết học phần và hình thức dạy học:

4.1. Nội dung cụ thể:

Chương 1. Biến cố và xác suất của biến cố

1.1. Phép thử, không gian mẫu và biến cố.

1.2. Các phép toán và quan hệ giữa các biến cố.

1.3. Xác suất biến cố

1.4. Công thức cộng xác suất

1.5. Xác suất có điều kiện

1.6. Biến cố độc lập

1.7. Công thức xác suất toàn phần và công thức Bayes

1.8. Công thức Bernoulli

Chương 2. Biến ngẫu nhiên

2.1. Định nghĩa biến ngẫu nhiên

2.2. Biến ngẫu nhiên độc lập

2.3. Biến ngẫu nhiên rời rạc

2.3.1. Bảng phân phối xác suất

2.3.2. Hàm phân phối xác suất

2.3.4. Các đặc trưng (Kì vọng, phương sai, độ lệch chuẩn)

2.4. Biến ngẫu nhiên liên tục

2.4.1. Hàm mật độ xác suất

2.4.2. Hàm phân phối xác suất

2.4.4. Các đặc trưng (Kì vọng, phương sai, độ lệch chuẩn)

2.5. Một số phân phối xác suất thường gặp (Bernoulli, Nhị thức, Chuẩn)

2.6. Các định lí giới hạn (Luật số lớn và Định lí giới hạn trung tâm)

Chương 3. Uớc lượng tham số

3.1. Khái niệm mẫu và tổng thể

3.2. Các đặc trưng mẫu (trung bình, phương sai, và độ lệch chuẩn, trung vị)

3.3. Biểu đồ

3.4. Ước lượng điểm kỳ vọng, phương sai và xác suất

3.5. Ước lượng khoảng tỉ lệ, kỳ vọng.

Chương 5. Kiểm định giả thuyết

5.1. Kiểm định giả thuyết về kì vọng của phân phối chuẩn

5.2. Kiểm định giả thuyết về tỷ lệ, xác suất.

5.3. So sánh 2 kì vọng của 2 phân phối chuẩn với cỡ mẫu lớn

5.4. So sánh 2 tỉ lệ



4.2. Hình thức tổ chức dạy học:

Tên chương

Số tiết

lý thuyết



Số tiết thực hành

Số tiết thảo luận

Số tiết bài

tập


Tài liệu học tập, tham khảo

cần thiết



(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Chương 1. Xác suất

10

0

0

0

Tài liệu [1]

Chương 2. Biến ngẫu nhiên

7

0

0

0

Tài liệu [1]

Kiểm tra giữa kì

1




Chương 3.

Ước lượng tham số



6

0

0

0

Tài liệu [2]

Chương 4.

Kiểm định giả thuyết



6

0

0

0

Tài liệu [2]



  1. Tài liệu tham khảo

[1] Đặng Hùng Thắng, Mở đầu về lý thuyết xác suất và các ứng dụng, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2009.

[2] Đặng Hùng Thắng, Thống kê và ứng dụng. Nhà Xuất bản Giáo dục, 2008.

[3] Đặng Hùng Thắng, Bài tập xác suất. Nhà Xuất bản Giáo dục, 2009.

[4] Đặng Hùng Thắng, Bài tập thống kê. Nhà Xuất bản Giáo dục, 2008.

[5] Shelldon M. Cross, Introduction to Probability and Statistics for engineers and scientists, Elsevier Academic Press, 2004.

6. Phương pháp đánh giá học phần:

    1. Hình thức

    1. Phương pháp

    1. Mục đích

    1. Trọng số

Điểm bộ phận 1

(Bài tập)









    1. 0,2

Điểm bộ phận 2

(Kiểm tra giữa kỳ)



Kiểm tra viết trong 1 tiết tín chỉ (50 phút)

Đánh giá khả năng giải các bài tập có liên quan tới các nội dung đã được học ở Chương 1 và phần đầu Chương 2.



    1. 0,2

Thi kết thúc môn học

Làm bài thi viết 60 phút

Đánh giá khả năng hiểu, nhớ và vận dụng lí thuyết để giải các bài toán cụ thể ở Chương 2, Chương 3 và Chương 4.



    1. 0,6







tải về 4.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương