TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.3 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích1.3 Mb.
#33201
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH


(Vietnamese in use)

Mã môn học: VIU 121
1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng : 30 tiết; LT: 21 tiết; TH: 18 tiết

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

+ Sinh viên chủ động, nghiêm túc trong việc học và chuẩn bị bài, làm bài tập.

- Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Tiếng Việt thực hành cung cấp những hiểu biết cơ bản về tiếng Việt, trên cơ sở đó tập trung rèn luyện cho người học hệ thống kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Đó là các kĩ năng về chính tả, kĩ năng dùng từ, đặt câu và đặc biệt là kĩ năng tiếp nhận, tạo lập văn bản. Nhờ các kỹ năng này, người học có thể nâng cao năng lực giao tiếp của mình trong các hoạt động đọc, viết, nghe, nói. Đồng thời người học có thể vận dụng các tri thức trong tài liệu học tập để làm các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, nâng cao hiệu quả giao tiếp hành chính.



3. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Practical Vietnamese is a subject belonging to specific curricula. This subject provides students with basic knowledge of Vietnamese, based on which it focuses on training students with Vietnamese language skills. The skills include dictation, vocabulary choice, sentence formation, and especially recognition and creation of a document. Thanks to these skills, students can develop their ability to communicate in reading, writing, listening, speaking. Further, students can apply these knowledge in conducting research, and developing professional communication.



4. Mục tiêu của môn học:

Sau khi kết thúc môn học, sinh viên cần nắm vững những kiến thức, kĩ năng và có được những ý thức, thái độ sau:



4.1. Về kiến thức:

+ Trình bày được khái niệm chính tả, các quy tặc viết hoa và quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài.

+ Nêu được khái niệm từ tiếng Việt, phân tích được đặc điểm về tính không biến hình và đặc điểm về mặt cấu tạo của từ tiếng Việt.

+ Trình bày được khái niệm về câu tiếng Việt, các đặc trưng của câu, các thành phần câu, các kiểu câu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp.

+ Trình bày được khái niệm về văn bản, các đặc trưng của văn bản, các loại văn bản thông dụng.

+ Phân tích được mức độ, trật tự những tri thức tiếng Việt thực hành được giảng dạy ở trường PT.



4.2.Về kĩ năng:

+ Viết đúng chính tả, phát hiện và chữa được các lỗi thông thường về chính tả.

+ Biết sử dụng từ phù hợp, phát hiện và chữa được các lỗi thông thường khi dùng từ.

+ Viết được các kiểu câu, phát hiện và chữa được các lỗi về ngữ pháp, ngữ nghĩa của câu.

+ Biết tạo lập văn bản, đặc biệt là văn bản khoa học và các văn bản hành chính thông dụng.

+ Biết dạy học các tri thức, kĩ năng về tiếng Việt thực hành cho học sinh ở trường PT.



4.3. Về thái độ:

+ Có lòng yêu quý tiếng Việt, tự hào về vẻ đẹp tiếng Việt.

+ Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và tác động, làm ảnh hưởng tốt tới mọi người xung quanh.

5. Tài liệu học tập:

[1]. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1996), Tiếng Việt thực hành, Nxb.ĐHQG, Hà Nội.

[2]. Tổ Ngôn ngữ (2014), Đề cương bài giảng: Tiếng Việt thực hành, Thái Nguyên.

Tài liệu tham khảo:

[3]. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2000), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

[4]. Hoàng Anh (chủ biên), Phạm Văn Thấu, Tiếng Việt thực hành (2005), Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội.

[5]. Trần Trí Dõi (1997), Bài tập tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Hữu Đạt (1995), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Hoàng Văn Hành, Hoàng Phê, Đào Thản (2002), Sổ tay dùng từ tiếng Việt, Nxb KHXN, Hà Nội.

[8]. Hồ Lê, Lê Trung Hoa (2003), Sửa lỗi ngữ pháp (lỗi về kết cấu câu), Nxb KHXH, Hà Nội.

[9]. Hà Quang Năng (chủ biên), Từ điển lỗi dùng từ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Phan Ngọc, Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt, Nxb Đà Nẵng.

[11]. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (1997), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Phan Thiều (1998), Rèn luyện ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

- Các bài thực hành của môn học: Ở phần cuối mỗi chương.

- Các bài thực hành của môn học: Ở phần cuối mỗi chương

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: Sau khi được hướng dẫn trên lớp, SV làm hết và làm đúng các bài tập thực hành; chữa bài trên lớp vào giờ tiếp theo.



7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác (nếu có)

Ví dụ như tham quan thực tế



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình chung các điểm TX + Điểm ĐK):3

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

Introduction to Linguistics

Mã học phần:

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 Số tiết: 30 Tổng: LT: 30 TH: Thảo luận: Bài tập:

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước:

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: BM Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về bản chất, chức năng, nguồn gốc, sự phát triển của ngôn ngữ; đồng thời, cung cấp những kiến thức về từng bộ phận thuộc bình diện cấu trúc hoặc bình diện sử dụng của ngôn ngữ như: ngữ âm, hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa, giao tiếp, ngữ dụng…

Mặt khác, môn học cũng cung cấp một số kiến thức về văn tự, về sự phân loại các ngôn ngữ trên thế giới để có một cái nhìn (tuy còn rất đơn giản) về toàn cảnh các ngôn ngữ.

Ngoài ra, môn học cũng bước đầu cung cấp cho sinh viên một số thao tác, kỹ năng đơn giản như: phân tích để nhận rõ và phân biệt được hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ, nhận diện và miêu tả các đơn vị ngữ pháp, phân tích ngữ âm học, miêu tả ngữ âm học và phân xuất âm vị, để chuẩn bị đi vào những môn thuộc khối kiến thức ngôn ngữ học chuyên ngành tiếp theo sau.



3. Mục tiêu của môn học:

Môn học này nhằm giúp người học:



Về kiến thức:

- Hiểu những khái niệm căn bản, mở đầu về bản thể của ngôn ngữ và một số vấn đề hữu quan như : giao tiếp, nhận thức, quan hệ ngôn ngữ và tư duy, văn tự, phân loại ngôn ngữ…

- Hiểu những khái niệm căn bản, mở đầu về cấu trúc của ngôn ngữ, về từng bộ phận, từng mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng... của ngôn ngữ.

Về kĩ năng

- Nhận diện được các đối tượng nghiên cứu ứng với khái niệm được được giới thiệu.

- Thực hiện được một số thao tác cụ thể, đơn giản trong phân tích, nhận diện các đơn vị ngôn ngữ, các bộ phận của ngôn ngữ.

Vê mục tiêu khác

- Rèn luyện tính khách quan và minh xác trong học tập, nghiên cứu.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This course provides students with knowledge about the nature, function and origin, of language development; simultaneously, providing knowledge about each part of the structural dimensions in language using such as phonology, morphology, syntax, semantics, communication, pragmatics...

On the other hand, the course also provides some knowledge about writing, the classification of languages ​​in the world and the simple overview of the language.

In addition, this course initially also gives students some simple skills such as analysis to identify and distinguish between the system and the structure of language, identify and describe the unit grammar, phonetic analysis, which describes the fraction of phonetics and phonemics, to prepare for the further knowledge disciplines of linguistics.

Objectives of the course:

This course aims to help students:

Knowledge:

- Understanding the fundamental concepts, starting on the nature of language and a number of relevant issues such as communication, cognitive, language and relational thinking, writing, language classification ...

- Understanding the fundamental concepts, starting on the structure of the language, for each department, each face: phonics, vocabulary, semantics, grammar, ... the use of language.

Skills


- Identify the object of study to the introduced concepts.

- Perform some specific operation, simplicity in analysis, identification of language units, parts of the language.



5. Tài liệu học tập:

Vũ Đức Nghiệu, Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2009



6. Tài liệu tham khảo:

Donna Jo Napoli, Linguistics – an Introduction. Oxford University, 1996.

Chen Linhua, An Introduction to Linguistics, cát Lâm Đại học xuất bản XHNV, 1998, 2008.

Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1990…2005.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

7.4. Phần khác

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 10 %

  • Kiểm tra giữa học phần: 20 %

  • Chuyên cần: 10 %

  • Hình thức thi: trắc nghiệm 60 %

TIẾNG ANH KHOA HỌC

(English for Science)

Mã học phần: EAL231

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 Số tiết: Tổng : 45 LT:45

Loại môn học: tự chọn

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Sinh viên tiếp xúc với các thuật ngữ tiếng Anh về các ngành khoa học nói chung như là toán, vật lý, thiên nhiên…Môn học giúp các em phát triển vốn hiểu biết về các hiện tượng trong đời sống hằng ngày cũng như phát triển vốn từ vựng về các ngành khoa học, bước đầu tiếp xúc với tiếng Anh chuyên ngành. Các bài học sẽ bao gồm những hình ảnh trực quan để các em thích thú hơn với những bài học khó, dễ nắm bắt nội dung bài học và tự cập nhật cho mình những kiến thức bổ ích.



3. Mục tiêu của môn học:

Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có khả năng đọc được các bài đọc, bài báo khoa học bằng tiếng Anh.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Students get exposed to English terminologies of general scientific branches such as mathematics, physics, environment… This subject helps students develop their knowledge of matters in daily life as well as enlarge their vocabulary in these scientific fields, get familiar with simple English for specific purpose. The lessons include visual aids to make the students more interested in the content of the lesson, easy to understand the lessons and help them update useful knowledge by themselves.



5. Tài liệu học tập:

[1] Đề cương bài giảng Tiếng Anh khoa học.



6. Tài liệu tham khảo:

[2] the Internet



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 1

  • Kiểm tra giữa học phần: 2

  • Chuyên cần: 1

  • Điểm thi kết thúc học phần: 1.

  • Hình thức thi: viết tự luận

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

NGỮ DỤNG HỌC TIẾNG ANH

(English Pragmatics)

Mã học phần: EPR231
1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 Số tiết: Tổng : 45

Loại môn học: tự chọn

Môn học trước: ngữ nghĩa học Tiếng Anh

Bộ môn phụ trách: Bộ môn ngoại ngữ

2. Người biên soạn: Nguyễn Thị Thu Hương

Đỗ Thị Ngọc Phương



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Ngữ dụng học Tiếng Anh cũng cấp cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh những kiến thức cơ bản, các khái niệm vấn đề cơ bản trong dụng học tiếng Anh như nghĩa trực chỉ, quy chiếu, các loại nghĩa hàm ẩn trong tiếng Anh, phép lịch sự, Trực tiếp, gián tiếp...., lý thuyết hành vi ngôn ngữ của John L.Austin, lý thuyết của John R.Searle .... Đồng thời môn học cũng cung cấp cho người học những phương pháp phân tích các vẫn đề trong dụng học cũng như việc xứng dụng ngữ dụng học vào trong giảng dạy ngoại ngữ



4. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học sinh viên sẽ

- Nắm được những kiến thức cơ bản của môn học như các khái niệm vấn đề quy chiếu,

hiện tượng trực chỉ, phép lịch sự,....

- Có thể ứng dụng và kết hợp những kiến thức của môn học trong nghề nghiệp tương lai.

- Úng dụng những qui tắc giao tiếp và kiến thức môn học vào giao tiếp thực tế



5. Mô tả môn học (tiếng Anh)

English Pragmatics provides students with some basic knowledge and concepts of the subject such as deixis, reference, different types of English implicature, politeness, directness and indirectness..., the theory of speech act by John L.Austin and John R.Searle... The subject also provides the students with the analysis approaches of some issues in pragmatics as well as its application in language teaching



6.. Tài liệu học tập

- Yule, G. (1996) Pragmatics. Oxford: Oxford University Press.



7. Tài liệu tham khảo

- Grundy, P. (2000) Doing Pragmatics (2nd ed.). London: Arnold.

- Mey, J.L. (1993) Pragmatics: an Introduction. Oxford: Blackwell.

- LoCastro, V. (2003) An Introduction to Pragmatics: Social Action for Language Teacher. USA: University of Michigan Press



8. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao..



9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Tham dự lớp học: 10%

- Kiểm tra thường xuyên: 10%

- Kiểm tra giữa kì: 10%

- Thi kết thúc học phần: 70%

TÊN MÔN HỌC: Phân tích diễn ngôn Anh

Mã học phần: EDA231

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 Số tiết: 45 Tổng : 45 LT

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Nghe 4

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): - Học lý thuyết trên lóp 45 tiết

- Tự học, tự nghiên cứu 90 tiết



Bộ môn phụ trách: BM Ngoại ngữ- ĐHSP Thái Nguyên

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Sau khi học xong môn học, SV sẽ nắm được những nội dung như sau:

- Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về diễn ngôn với tư cách là một ngôn ngữ giao tiếp, với những hình thức thể hiện và chức năng cơ bản nhất.

- Môn học cũng giới thiệu những đặc điểm về chủ đề, cấu trúc nội dung và những kiểu mạch lạc quyết định sự tồn tại và hình thức của diễn ngôn.

-Môn học giới thiệu cách tiếp cận dụng học với phân tích diễn ngôn để người học nắm được mối liên quan chặt chẽ giữa chúng.

- Môn học cũng cung cấp cho ngưòi học lý thuyết về hành vi ngôn ngữ và việc sử dụng kiến thức nền trong phân tích diễn ngôn.

3. Mục tiêu của môn học:

Sau khi hoc xong môn học, SV sẽ nắm được những kiến thức và kỹ năng cơ bản như sau:

- Kiến thức: Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về phân tích diễn ngôn từ góc độ ngôn ngữ học để người học có thể lý giải quá trình con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, những mối quan hệ chặt chẽ giữa “sản phẩm ngôn từ” với người nói (người viết), người tiếp nhận, ngữ cảnh giao tiếp và các kiến thức liên quan.

- Kỹ năng: Trên cơ sở các kiến thức đã học, SV có thể thực hiện phân tích các kiểu loại diễn ngôn cụ thể

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

After learning this subject, Students can get the following contents:

-This subject gives elementary knowledge about discourse analysis as a communicative language with the most common expressed form and function.

-This subject also introduces the characteristics about topics, content structures and coherent types which decide the existence and form of discourse analysis.

-This subject introduces the ways to contact with discourse anallysis in order that the students can kwnow the close relationship between them.

-This subject also gives learners the theory about language action and the way to use based knowlege in discourse anallysis.

5. Tài liệu học tập:

1. McCarthy, M. (1991). Discourse Analysis for Language Teachers. Cambridge: CUP

2. Nguyen, H. (2000). An Introduction to Discourse Analysis. Hanoi.

6. Tài liệu tham khảo:

1. Brown, G., & G. Yule. (1983). Discourse Analysis. Cambridge: CUP

Clyne, M. (1994). Cultural Values in Discourse. CUP

2. Coulthard, M. (1985). An Introduction to Discourse Analysis, New Edition. Longman: Pearson Education.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Hăng say và sáng tạo trong tự học và nghiên cứu.

- Hoàn thành đầy đủ và đúng hẹn các bài tập được giao.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

  • Kiểm tra thường xuyên: 10 %

  • Kiểm tra giữa học phần: 20 %

  • Thi kết thúc học phần: 70%

  • Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm): viết tự luận

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

GIAO THOA VĂN HÓA

(Cross cultural communication )

Mã học phần: ECC231

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 Số tiết: 45 Tổng : LT: 45

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước: không

Môn học song hành: không

Bộ môn phụ trách: BM Ngoại Ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

- Học phần giao tiếp liên văn hoá trang bị kiến thức cơ bản về giao tiếp và giao tiếp trong văn hoá như kênh giao tiếp, các thành tố của giao tiếp; các yếu tố của văn hoá xã hội ảnh hưởng tới giao tiếp; là cơ sở cho tìm hiểu, nghiên cứu những tương đồng và dị biệt trong giao tiếp so sánh giữa hai hoặc nhiều nền văn hoá.

- Môn học cung cấp một cách tiếp cận với những nền văn hóa xa lạ, giúp người học thay đổi quan niệm về bối cảnh giao tiếp trong giai đoạn hiện nay và từ đó tiến hành giao tiếp có hiệu quả hơn trong công việc và cuộc sống.

- Môn học giới thiệu đến người học những giá trị văn hóa đối lập và những khác biệt trong giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trên thế giới, đồng thời, áp dụng những lý thuyết này trong việc xem xét những nền văn hóa quen thuộc (Việt Nam) và xa lạ.

.3. Mục tiêu của môn học:

Môn học này nhằm giúp người học:



3.1. Về kiến thức:

- Xác định được tầm quan trọng của yếu tố văn hóa được thể hiện trong giao tiếp liên văn hóa ở môi trường đa văn hóa ngày nay.

- Hệ thống hóa khối lượng kiến thức về các phạm trù của văn hóa, phi ngôn ngữ trong các nền văn hóa, các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi của con người...

- Áp dụng được các bước phân tích một nền văn hóa thông qua tình huống tìm hiểu văn hóa Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật và Trung Quốc



3.2. Về kĩ năng

- Giải thích, phân tích và đánh giá được tầm quan trọng của yếu tố văn hóa trong giao tiếp ở nơi làm việc, với con người thuộc các nền văn hóa khác nhau

- Miêu tả được tính chất và sự phong phú của ngôn ngữ không lời, đặc biệt trong giao tiếp liên văn hóa.

-Phân tích mối liên hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và giao tiếp liên văn hóa, biết cách vận dụng sự hiểu biết cơ bản biết về giao tiếp liên văn hóa để tìm hiểu một số trường hợp cụ thể là văn hóa Việt Nam, văn hóa Hoa Kỳ, Pháp…..phục vụ thực tiễn cho việc học tập và nghiên cứu ngôn ngữ và giao tiếp liên văn hóa.

- Hình thành được kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày và trao đổi ý kiến về chuyên môn, bước đầu có được kỹ năng tìm tư liệu và nghiên cứu độc lập liên quan đến môn học.

3.3. Về nhận thức

- Nhận ra được nguyên nhân, triệu chứng của Sốc văn hóa/ xung đột văn hóa và chọn lưạ phương thức để thành công trong giao tiếp quốc tế.

- Thông qua khóa học này, sinh viên có hiểu biết thêm về văn hóa và liên văn hóa biết cách vận dụng trong công việc và cuộc sống để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

- The course provides background knowledge of communication and cross-cultural communication such as channels of communication, elements of communication; cultural and social influences on communication. The knowledge can be used to understand or do research on similarities as well as differences in distinguished cultures.

- This course provides an approach to alien cultures to help learners change the perception of the communication contexts in the current period and then perform more effective communication in work and life.

- This course introduces students cultural values ​​and differences in non-verbal communication around the world. At the same time, this theory is applied to examine the Vietnam culture and other ones.




tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương