TRƯỜng đẠi học sư phạm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.3 Mb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích1.3 Mb.
#33201
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




  • Ghi chú: Học phần 1: 17 tín chỉ Học phần 5: 18 tín chỉ

Học phần 2: 19 tín chỉ Học phần 6: 16 tín chỉ

Học phần 3: 17 tín chỉ Học phần 7: 15 tín chỉ

Học phần 4: 18 tín chỉ Học phần 8: 10 tín chỉ

9. Mô tả môn học

TÊN MÔN HỌC: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA

CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

(Principles of Marxism - Leninism)

Mã học phần: MLP151

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 5 Số tiết: 75. Tổng: 75; LT: 60, TL: 15

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước:

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Triết học, Kinh tế chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa học

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Đây là môn học cung cấp những kiến thức cơ sở, nền tảng nhằm trang bị cho sinh viên thế giới quan, phương pháp luận khoa học. Từ đó sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu những kiến thức của các môn khoa học.

Không kể chương mở đầu, môn học gồm có 3 phần với 9 chương. Phần thứ nhất: Thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin, gồm 3 chương. Phần thứ hai: Học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: gồm 3 chương. Phần thứ ba: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội: gồm 3 chương. Nghiên cứu môn học này, sinh viên sẽ có những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin: Có sự hiểu biết sâu sắc về các nguyên lý, quy luật vận động, phát triển của thế giới; nắm vững được học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin và những vấn đề cơ bản trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Môn học này có mối quan hệ trực tiếp với môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, các môn khoa học lý luận chính trị, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn.



3. Mục tiêu của môn học:

Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lênin, hình thành ở sinh viên thế giới quan cách mạng, nhân sinh quan cộng sản, sống và làm việc có nguyên tắc, có đạo đức, có tinh thần nhân văn, nhân đạo. Để từ đó, sinh viên vận dụng các kiến thức đã học vào hoạt động nhận thức và giải quyết những vấn đề mà đời sống xã hội của đất nước, của thời đại đặt ra.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This subject that provides the knowledge base, the foundation aims to equip students worldview, scientific methodology. From which students can easily acquire knowledge of science.

Not counting the opening chapter, subjects include 3 sections with 9 chapters. Part One: worldview and methodology of Marxism - Leninism, 3 chapters. Part Two: Theories of Marxism - Leninism about production mode Capitalism, 3 chapters. Part Three: Theories of Marxism - Leninism about Socialism, 3 chapters. Studying this subject , students will have the basic knowledge of Marxism - Leninism: Having a deep understanding of the principles, advocacy and development rules of the world; having good grasp of the economic theories of Marxism - Leninism and the basics in building process socialism.

This subject has a direct relationship with the subjects: Ho Chi Minh Thought, The Revolutionary policy of the Communist Party of Vietnam, the science of political theories, natural sciences and social sciences - humanities.



5. Tài liệu học tập:

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Dùng cho các khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2009.



6. Tài liệu tham khảo:

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 2004.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối không chuyên kinh tế và quản trị doanh nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 2008.

[3]. Bộ Giáo dục - đào tạo, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (dùng trong các trường đại học và cao đẳng), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 2006.

[4]. Lê Văn Lực - Trần Văn Phòng (đồng chủ biên), Đại học Quốc gia Hà Nội, Một số chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tập I, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội 2008.

[5]. Lê Danh Tốn - Đỗ Thế Tùng (đồng chủ biên), Đại học Quốc gia Hà Nội, Một số chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tập II, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội 2008.

[6]. Phạm Công Nhất - Phan Thanh Khôi (đồng chủ biên), Đại học Quốc gia Hà Nội, Một số chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tập III, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội 2008.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành:

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận:

- Yêu cầu cần đạt:

7.4. Phần khác (nếu có):

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 15 %

  • Kiểm tra (3 bài): 30 %

  • Chuyên cần: 5 %

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50 %

  • Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm): tự luận

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

(Ho Chí Minh’s Thoughts)

Mã học phần: HCM 121

1.Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 02    Số tiết: 30 tiết (LT: 24 tiết; TL: 6 tiết – Làm việc chung cả lớp)

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

Môn học trước: Không có

Môn học song hành: Không

Bộ môn phụ trách: Tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa Giáo dục chính trị

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học bắt buộc thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương, đối tượng nghiên cứu là hệ thống những quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Cụ thể, môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh như: cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, môn học cung cấp những chuyên đề cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh như: tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; tư tưởng về Đảng cộng sản Việt Nam; tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; tư tưởng về Nhà nước của dân, do dân, vì dân; tư tưởng về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới.



3. Mục tiêu của môn học:

3.1. Về kiến thức

- Hiểu được cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Hiểu được những nội dung cụ thể của tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực cơ bản như: dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Đảng cộng sản Việt Nam; đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; Nhà nước của dân, do dân, vì dân; văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới.

3.2. Về kỹ năng

- Giúp cho người học có nhận thức đúng đắn, logic về những vấn đề cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh



- Hình thành năng lực nhận diện và giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội

- Phát triển năng lực hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học

- Vận dụng những quan điểm của Hồ Chí Minh để giải thích những vấn đề của thực tiễn hiện nay

3.3. Về thái độ

- Thấy được vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.

- Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, rèn luyện góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Góp phần xây dựng nền tảng đạo đức con người mới



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

5. Tài liệu học tập:

1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.



6. Tài liệu tham khảo:

1. PGS.TS Nguyễn Khánh Bật (Chủ biên): Tập bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004.

2. PGS.TS Đinh Xuân Lý - PGS.TS Phạm Ngọc Anh (Đồng chủ biên): Một số chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008.

3. Giáo sư Song Thành : Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005.

4. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII, VIII, IX, X, XI.

5. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng có liên quan



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số:

+ Kiểm tra giữa học phần: 30%

+ Thảo luận + Bài tập: 15%

+ Chuyên cần: 5%

+ Điểm thi kết thúc học phần: 50%

+ Hình thức thi: thi viết tự luận

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.



ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

(Principles of Vietnam Communist Party)

Mã học phần: VCP 131

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: VD3 Số tiết: 45 (Tổng: 45; LT: 30; Thảo luận: 15)

Loại môn học: Bắt buộc.

Các học phần tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin Mã số: MLP151

Môn học trước: Tư tưởng Hồ Chí Minh Mã số: HCM 121

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học:

- Sinh viên trang bị đầy đủ giáo trình môn học và các tài liệu tham khảo cần thiết.

- Sinh viên phải tham gia các buổi học trên lớp (sinh viên nghỉ không quá 20% số tiết theo quy định).

- Sinh viên phải có đầy đủ 2 bài kiểm tra giữa học phần và 1 bài thi hết học phần.



Bộ môn phụ trách: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

- Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản có hệ thống về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, về đường lối của Đảng, đặc biệt là đường lối trong thời kỳ đổi mới.

- Môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng; nâng cao trách nhiệm công dân trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước.

- Qua học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, sinh viên có cơ sở vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… theo đường lối, chính sách của Đảng.



3. Mục tiêu của môn học:

Mục tiêu chung

- Về kiến thức: Sau khi học xong môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, sinh viên phải:

+ Hiểu hoàn cảnh lịch sử, quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Hiểu nội dung cơ bản của mỗi đường lối và một số chính sách của Đảng trong quá trình cách mạng.

+ Đánh giá được hiệu quả của việc thực hiện mỗi đường lối.

- Về kỹ năng:

+ Rèn luyện năng lực tư duy độc lập trong nghiên cứu đường lối cách mạng của Đảng.

+ Vận dụng kiến thức đã học để chủ động, tích cực nhận thức những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

+ Có kỹ năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả nghiên cứu.

- Về thái độ:

+ Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.

+ Quyết tâm phấn đấu thực hiện đường lối cách mạng của Đảng.

+ Có thái độ nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu khoa học, tự rèn luyện bản thân trở thành người có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

- Providing students with basic understanding of establishment of Communist Party of Vietnam, the Party policies, especially the policy in the reform period.

- Subject The Revolution Lines of Vietnam Communist Party has an important role in fostering student to trust in the leadership of the Party and strive oriented goals, ideals and the policy of the Party; enhance civic responsibility for the great tasks of nation.

- By studying subject The Revolution Lines of Vietnam Communist Party, students will be able to applying specialized knowledge to actively and positively to deal with the economic, politics, culture and society issues... according to guidelines and policies of the Party.



5. Tài liệu học tập:

[1]. Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Đề cương môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Thái Nguyên, 2014.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012.

[3]. Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Đề cương bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Thái Nguyên, 2014.



6. Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dùng trong các trường Đại học và Cao đẳng), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

2. Phạm Gia Đức- Lê Hải Triều, Đảng Cộng sản Việt Nam 10 mốc son lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001.

3. Nguyễn Viết Thông (Chủ biên), Ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.

4. Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II (1954-1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

5. Nguyễn Xuân Minh, Lịch sử Việt Nam (1945-2000), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006.

6. Nguyễn Danh Tiên, Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014.

7. Đinh Xuân Lý, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trong 25 năm đổi mới (1986-2011), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2011.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

- Tham gia đủ 02 bài kiểm tra giữa học phần và 01 bài thi kết thúc học phần.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

7.4. Phần khác(nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: 15%

+ Kiểm tra giữa học phần: 30%

+ Chuyên cần: 5%

+ Điểm thi kết thúc học phần: 50%

+ Hình thức thi: viết tự luận


  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.



PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 579 /QĐ-ĐHTN ngày 12 tháng 5 năm 2014 của

Giám Đốc Đại học Thái Nguyên)

I. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết chuẩn: 30 (Căn cứ vào số tiết chuẩn các đơn vị đào tạo phân bổ số tiết lý thuyết và số tiết thực hành thảo luận cho phù hợp)

- Loại học phần: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không có

- Học phần học trước: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

- Học phần học song hành: Không có

- Bộ môn (Khoa) phụ trách học phần:



II. Thông tin chung về các giảng viên (Các đơn vị đào tạo tự xây dựng)

III. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Pháp luật đại cương là môn học bắt buộc thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương, đối tượng nghiên cứu là những vấn đề chung và cơ bản nhất của nhà nước và pháp luật nói chung và của Nhà nước và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng. Cụ thể, môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về: nguồn gốc, bản chất, hình thức, các kiểu nhà nước và pháp luật trong lịch sử; các vấn đề pháp lý cơ bản như: quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật. Đồng thời, môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về một số ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam như: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Dân sự.

Môn học được thiết kế dành cho sinh viên các ngành đào tạo trong các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên.

IV. Mục tiêu môn học

4.1. Về kiến thức

- Hiểu được những vấn đề lý luận cơ bản của nhà nước và pháp luật: nguồn gốc hình thành, bản chất, hình thức, các kiểu nhà nước và pháp luật;

- Hiểu được những kiến thức pháp lý cơ bản về: quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa;

- Nắm được cấu trúc và hình thức biểu hiện của hệ thống pháp luật Việt Nam;

- Hiểu được khái niệm và nội dung cơ bản của một số ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

4.2. Về kỹ năng

- Phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn;

- Áp dụng được những kiến thức cơ bản của một số ngành luật vào thực tiễn;

- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật;

- Hình thành kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý cho quần chúng nhân dân, góp phần thực hiện nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật;

- Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo tìm tòi; năng lực đánh giá và tự đánh giá;

- Phát triển kỹ năng sử dụng và khai thác, xử lý tài liệu của môn học một cách hiệu quả;

- Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.



4.3. Về thái độ

- Thấy rõ tính ưu việt của nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa so với các kiểu nhà nước và pháp luật khác, tin tưởng vào quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay;

- Có ý thức nâng cao hiểu biết về pháp luật; có thái độ tôn trọng pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật; nghiêm túc chấp hành nội quy và quy chế của nhà trường;

- Có ý thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho bạn bè, người thân; biết nhận xét, lên án và tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật.



V. Học liệu

+ Giáo trình chính: (Các Trường và Khoa trực thuộc tự xây dựng: Giáo trình hoặc Tập bài giảng môn Pháp luật đại cương, tiến tới sử dụng Giáo trình Pháp luật đại cương thống nhất trong toàn Đại học Thái Nguyên).

+ Tài liệu tham khảo:

[1]. Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (2012), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân.

[2]. Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (2010), Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[3]. Giáo trình Pháp luật đại cương (2012), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb Giáo dục.

[4]. Một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (2010), Viện Nhà nước và pháp luật - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

[5]. Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng (2011 )- Dành cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng, Thanh tra Chính phủ - Viện khoa học thanh tra, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.



+ Các văn bản quy phạm pháp luật:

[1]. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

[2]. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005

[3]. Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

[4]. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010)

[5]. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008

[6]. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012)

[7]. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

[8]. Luật khiếu nại năm 2011; Luật tố cáo năm 2011

[9]. Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung môn học



VI. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự học trên lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách bài tập

- Tự học theo đúng thời gian quy định



VII. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm: (Các Trường và Khoa trực thuộc tự xây dựng theo đúng quy định)

TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC/ Educational Psychology

Mã học phần: EPS 331
1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3

Số tiết: Tổng: 45 tiết LT: 22 tiết TH - TL : 21 tiết KT: 2 tiết

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Môn học trước:

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Tổ Tâm lý học

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nhằm trang bị cho người học những khái niệm, quy luật và phương pháp chung nhất của tâm lý học giáo dục; những vấn đề lý luận về về sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THCS, THPT, cơ chế, qui luật và giai đoạn phát triển tâm lí cá nhân; những cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học và giáo dục; mối quan hệ giữa dạy học và nhận thức, dạy học và giáo dục, các lí thuyết tâm lí học; cơ sở tâm lí học của giáo dục đạo đức. Đặc biệt, môn học cung cấp cho người học một số vấn đề lí thuyết về những nguyên tắc đạo đức và kĩ năng hỗ trợ tâm lí trong nhà trường. Từ đó, có thể vận dụng những tri thức đã học trong việc giảng dạy, nghiên cứu tâm lý con người, hình thành và phát triển nhân cách học sinh, hỗ trợ học sinh THCS, THPT giải quyết những khó khăn vướng mắc về tâm lí. Đồng thời, môn học cũng là cơ sở để nghiên cứu các môn học khác trong chương trình đào tạo như: Giáo dục học và các chuyên ngành tâm lý học ứng dụng khác.



3. Mục tiêu của môn học:

3.1. Mục tiêu về kiến thức: Sau khi kết thúc môn học người học sẽ phải đạt được những mục tiêu sau:

- Trình bày được những khái niệm cơ bản của khoa học tâm lí, các phương pháp nghiên cứu tâm lí học giáo dục.

- Nêu được các lý thuyết và các nghiên cứu hiện đại về phát triển trí tuệ con người.

- Phân tích được những đặc điểm phát triển các mặt: thể chất, tâm lí của lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông.

- Xác định được các điều kiện, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của các lứa tuổi học sinh.

- Mô tả được các phương pháp nghiên cứu tâm lý học sinh.

- Phân tích được bản chất của hoạt động học và sự hình thành hoạt động học; Bản chất tâm lý của quá trình hình thành khái niệm và cấu trúc chung cúa sự hình thành khái niệm.

- Phân tích được các tiêu chuẩn giá trị và cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức.

- Phân tích được những khó khăn tâm lí của học sinh, những nguyên tắc đạo đức và kĩ năng hỗ trợ tâm lí học sinh.

3.2. Mục tiêu về kỹ năng:Sau khi kết thúc môn học người học sẽ phải đạt được những mục tiêu về kĩ năng sau:

- Kỹ năng lựa chọn các phương pháp thu thập, xử lí thông tin trong việc tìm hiểu cá nhân người học (về thể chất, tâm lí, đạo đức, quan hệ xã hội, khả năng học tập…).

- Kỹ năng xây dựng các công cụ nghiên cứu để tìm hiểu học sinh: Mẫu biên bản quan sát, bảng hỏi, mẫu phỏng vấn…

- Kỹ năng xử lí, phân tích thông tin thu thập được về học sinh và sử dụng kết quả tìm hiểu người học để phân loại và lập hồ sơ cá nhân người học.

- Kỹ năng nghiên cứu quá trình hình thành tri thức (khái niệm), hình thành các phẩm chất đạo đức trong nhân cách học sinh và biết cách điều khiển quá trình đó đạt kết quả.

- Kỹ năng vận dụng các nguyên tắc đạo đức, kĩ năng hỗ trợ tâm lí cơ bản trong nhà trường, giúp học sinh THCS, THPT vượt qua được những khó khăn tâm lí trong học tập và trong cuộc sống.

- Kỹ năng tư duy phê phán; kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm.

3.3. Mục tiêu ý thức, thái độ nghề nghiệp:

- Hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm, vai trò, sứ mạng của người giáo viên trong giai đoạn mới.

- Nhạy bén với cái mới, có tinh thần chủ động thích ứng với sự thay đổi.

- Say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

- Hình thành ý thức thường xuyên trau dồi, phát triển nghề nghiệp.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The subject gives students the concepts, rules and common methods of educational psychology; the theoretical issues of the psychological development of high school and junior high school students; mechanisms, rules and psychological development stage individuals; the psychological basis of teaching activities and education; relationships between learning and perception, learning and education, psychological theories and models of learning; psychological basis of moral education. Special courses also give students some theoretical issues about the ethical and psychological support skills in basic schools. From there, it is possible to apply the knowledge learned in teaching, research and human psychology, formation and personality development of students, school support, high resolving difficulties in psychology. At the same time, the subject is also the basis for studying other subjects in the curriculum, such as school education and psychology majors other applications.



5. Tài liệu học tập:

[1] Tập thể tác giả (2014), Đề cương bài giảng TLH giáo dục, Trường ĐHSP- ĐHTN.



6. Tài liệu tham khảo:

[2] Phạm Thành Nghị (2011), Giáo trình Tâm lý học giáo dục, NXB ĐHQG Hà Nội.

[3] Khoa Tâm lí- Giáo dục (2013), Giáo trình tâm lí học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.

[4] Dương Diệu Hoa (chủ biên) (2011), Giáo trình tâm lý học phát triển, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[5] Lê Văn Hồng (Chủ biên) (2008), TLH lứa tuổi và TLH sư­ phạm, NXB ĐHQG Hà Nội.

[6] Quản Thị Lý (Chủ biên) cùng tập thể tác giả (2014), Đề cương bài giảng Tâm lý học, Trường ĐHSP- ĐHTN.

[7] Phan Trọng Ngọ (Chủ biên) (2003), Các lý thuyết phát triển TL người, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[8] Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên) (2008), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP Hà Nội.

[9] Tập thể tác giả (2007), Đề cương bài giảng TLH lứa tuổi và TLH sư­ phạm, ĐHSP- ĐHTN.

[10] Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (2011), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[11] Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành:

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Chuyên cần: 10%

+ Kiểm tra: 20%

+ Thảo luận, thực hành: 20%

+ Thi viết cuối kì: 50%



TÊN MÔN HỌC: GIÁO DỤC HỌC

(PEDAGOGY)

Mã học phần: (PED341)

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 4 (2,2) Số tiết: Tổng: 60 LT: 30 TH:9 Thảo luận:17 Bài tập: 2 Kiểm tra: 02 tiết

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Tâm lý học

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học :

Bộ môn phụ trách: Giáo dục học

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn Giáo dục học là môn học bắt buộc trong khối kiến thức giáo dục đại cương trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm. Cung cấp cho sinh viên sư phạm những kiên thức cơ sở để hình thành phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; những kiến thức nền tảng để hình thành năng lực dạy học, năng lực giáo dục học sinh.

Môn học đề cập đến những nội dung sau:

- Những kiến thức về Giáo dục học là một khoa học về giáo dục con người; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách; Những kiến thức về mục đích giáo dục và nhiệm vụ giáo dục.

- Kiến thức về lý luận dạy học như: khái niệm quá trình dạy học, cấu trúc, nhiệm vụ, bản chất của quá trình dạy học, quy luật, động lực, lô gich của quá trình dạy học; nguyên tắc và phương pháp dạy học, hình thức tổ chức tổ chức dạy học.

- Kiến thức về lý luận giáo dục: Khái niệm quá trình giáo dục, đặc điểm, bản chất của quá trình giáo dục, lô gich của quá trình giáo dục; Các nguyên tắc và phương pháp giáo dục; kiến thức và kỹ năng tổ chức một số hoạt động giáo dục ở trường phổ thông.

- Kiến thức về yêu cầu nhân cách người giáo viên, đặc điểm lao động sư phạm, các nội dung và phương pháp giáo dục đặc thù đặc thù của người giáo viên chủ nhiệm lớp.

Môn Giáo dục học có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác trong chương trình đào tạo như: với Tâm lý học, Triết học, Phương pháp giảng dạy bộ môn, thực tập sư phạm sư phạm, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên.

3. Mục tiêu của môn học:

Sau khi học xong môn Giáo dục học, sinh viên hình thành được năng lực:



- Nhận diện được những vấn đề chung về GDH;

- Đánh giá được sự tác động qua lại giữa giáo dục và các vấn đề xã hội khác;

- Đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách;

- Xác định mục đích, mục tiêu của một hoạt động giáo dục;

- Xác định các nhiệm vụ giáo dục cơ bản trong nhà trường phổ thông;

- Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường phổ thông;

- Xác định được các đặc điểm của lao động sư phạm và những yêu cầu về nhân cách của người giáo viên; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của người giáo viên;

- Nắm được đặc điểm học sinh và gia đình học sinh lớp chủ nhiệm; lập kế hoạch chủ nhiệm lớp; thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm;

- Xác định những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học;

- Lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong thiết kế một bài giảng cụ thể;

- Đánh giá một hoạt động dạy học (một bài giảng);

- Xác định những vấn đề cơ bản của lý luận giáo dục;

- Xử lý các tình huống giáo dục;

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Pedagogy is the compulsory subject in the general education of Bachelor pedagogy training curriculum. This sbject give basic knowledge for studentshe learner to build their political opinion, their professional moral, teaching ability, educated ability in working with student in school.

This subject is about:

- Knowledge of Edacation is a sience of human education science; Factors that affecting personality development; The aim’s education systerm and the edcation mission.

- Knowldge of teaching theory: the definition of teaching process, the fators that contribute the teaching process; the ruler, methods and form of teaching.

- Knowledge of education theory: definition of education process, the process of education essence, the logical in processing of education; Educationg rules and edcation methdos of organizing education activities in school.

- Knowledge of teacher’s character, some contents and special methods that teacher using to educate pupil.

5. Tài liệu học tập:

[1] PGS.TS Nguyễn Thị Tính, Giáo trình Giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2013.

[2], Tổ Giáo dục học, Hệ thống bài tập Giáo dục, 2014.

6. Tài liệu tham khảo:

[3].Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học, T1,2, NXB GD, Hà Nội, 1987.

[4]. Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức, Giáo dục học đại cương, Giáo dục đại cương, Nxb Giáo dục,

[5]. Trần Bá Hoành, Đánh giá trong giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1998.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Thực hành

- Hoàn thành các nhiệm vụ thực hành theo nhóm, cá nhân

- Nộp bài báo cáo nhóm/ cá nhân

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá thành phần chấm theo thang điểm 10 (với trọng số: 0,5 ) gồm các điểm thành phần với trọng số như sau:



  • Điểm chuyên cần ............................ trọng số: 0.1

  • Điểm kiểm tra thường xuyên .............trọng số: 0.2

  • Kiểm tra giữa học phần .......................trọng số: 0.2

- Điểm thi kết thúc học phần: 0.5

  • Hình thức thi: viết tự luận.

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

TIẾNG TRUNG SƠ CẤP 1

TÊN MÔN HỌC Tiếng trung sơ cấp 1

Elementary Chinese 1

Mã học phần: CHI241

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 4 Số tiết: Tổng :60 LT: 45 TH: 0 Thảo luận: Bài tập: 30

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: không

Môn học trước: không

Môn học song hành: không

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: BM Ngoại ngữ

  1. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Tiếng Trung sơ cấp 1 là phần kiến thức cơ bản của chương trình đào tạo tiếng Trung Quốc. Môn học này đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển năng lực ngoại ngữ cho sinh viên. Giúp sinh viên không ngừng nâng cao kiến thức ngôn ngữ bao gồm: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chữ Hán, nâng cao kỹ năng giao tiếp thông thường với người Trung Quốc, ngoài ra còn giúp sinh viên hiểu biết thêm về ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa và con người đất nước Trung Quốc.

Môn học này còn giúp ích cho sinh viên trong việc nghiên cứu khoa học, so sánh giữa các ngôn ngữ văn hóa phương đông và ngôn ngữ văn hóa phương tây, từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về kiến thức ngôn ngữ của các nước, giúp gắn kết tình hữu nghị hai nước Việt -Trung thêm bền chặt.

  1. Mục tiêu của môn học:

- Giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản bao gồm: ngữ âm, chữ viết, từ vựng và ngữ pháp ở trình độ sơ cấp.

- Vận dụng đúng ngữ pháp cơ bản vào bài viết, đọc hiểu và tiến hành giao tiếp đối với những tình huống thông thường trong cuộc sống. Từ đó nâng cao kỹ năng giao tiếp, thực hành giao tiếp cho sinh viên.

  1. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Elementary Chinese 1 provides the basic knowledge of the Chinese course which play an important part in improving language skills to the students. It helps the students not only enrich their knowledge of the language such as: pronunciation, vocabulary, grammar, Chinese characters but also improve their ability to communicate with the Chinese people. Also, the subject provides the students with the knowledge about the language, the handwriting, the culture as well as the Chinese people.

This subject also has great contribution to the students' scientific researches, comparison between the Eastern and Western cultures. Hence, the students will have a profound view about the linguistic knowledge of the two countries which can help cement the friendship between Vietnam and China.

5. Tài liệu học tập:

[1] Trần Thị Thanh Liêm, “Giáo trình Hán ngữ 1”, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2003.

6. Tài liệu tham khảo:

[2] Trần Thị Thanh Liêm, Nguyễn Bích Hằng, “Ngữ pháp tiếng Hoa”, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, 2005.

[3] Đồng Chí Bình, “Giáo trình đọc hiểu Hán ngữ”, Quyển 1, Đại học Ngôn ngữ Văn hoá Bắc Kinh.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có)

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học;

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;

- Yêu cầu cần đạt .

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: (0)

  • Kiểm tra giữa học phần:(0.4)

  • Chuyên cần: (0)

  • Thí nghiệm, thực hành (nếu có): (0)

  • Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có): (0)

  • Điểm thi kết thúc học phần: (0.6).

  • Hình thức thi : thi viết tự luận

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

TÊN MÔN HỌC (Tiếng Việt):Tiếng Trung Quốc sơ cấp 2

(Tiếng Anh):CHINESE

Mã học phần:CHI142

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ:4 Số tiết: 60 Tổng : 60 tiết LT:45 TH: Thảo luận: Bài tập: 15

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước: Tiếng Trung Quốc sơ cấp 1

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học :

+Yêu cầu đối với giáo viên:phải có giáo trình và chuẩn bị bài giảng,giáo án cho từng bài học phục vụ giảng dạy;thực hiện giáo án điện tử với một số các phần của môn học.

+Yêu cầu đối với sinh viên:phải có giáo trình để phục vụ cho việc học tập trên lớp và tự học.

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: (ít nhất 150 từ)

Môn học tiếng Trung Quốc sơ cấp 2 là môn học nối tiếp môn học tiếng Trung Quốc sơ cấp 1,tiếp tục cung cấp cho sinh viên những hiện tượng ngữ pháp căn bản trong tiếng Trung Quốc,giúp sinh viên rèn luyện kĩ năng giao tiếp và hội thoại,đọc được những bài văn thông thường.Kết hợp với các môn học khác hỗ trợ sinh viên trong việc học chuyên ngành có liên quan đến tiếng Trung Quốc.

3. Mục tiêu của môn học:

+Kiến thức:

Sinh viên hiểu và vận dụng được những hiện tượng ngữ pháp căn bản và những từ ngữ trọng điểm trong giáo trình để tiến hành giao tiếp thành thạo những chủ đề quen thuộc.

+Kĩ năng:

Sinh viên viết đúng các chữ Hán đã học và vận dụng đọc hiểu những bài văn thông thường.

Sinh viên sử dụng từ ngữ và những hiện tượng ngữ pháp căn bản đã học để hoàn thành được những bài tập trong giáo trình và bài tập trong sách tham khảo và tiến hành giao tiếp trong những tình huống cụ thể.
4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Elementary Chinese 2 succeeding Elementary Chinese 1 provides the students with some basic grammatical phenomenon in Chinese, helps the students practice their communicative skills and understand normal reading text. Integrated with other subjects, it offers the students assistance in learning Chinese for special purposes 

5. Tài liệu học tập:

[1] Giáo trình: [1]Trần Thị Thanh Liêm, “GIÁO TRÌNH HÁN NGỮ 2”, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2003


6. Tài liệu tham khảo:

[1] Trần Thị Thanh Liêm, Nguyễn Bích Hằng, “Ngữ pháp tiếng Hoa”, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, 2005

[2] Đồng Chí Bình, “Giáo trình đọc hiểu Hán ngữ”, Quyển 1, Đại học Ngôn ngữ Văn hoá Bắc Kinh.
7. Nhiệm vụ của sinh viên:

+ Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần

+ Làm đầy đủ các bài tập trong giáo trình.

+ Chủ động tự học,tự đọc và tự tìm tài liệu bổ sung kiến thức ngoài giáo trình.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Thảo luận, bài tập: 10%

  • Kiểm tra giữa học phần:30%

  • Chuyên cần: 10%

  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%

  • Hình thức thi :viết tự luận

TÊN MÔN HỌC: Công nghệ trong dạy và học ngoại ngữ

(ICT in language teaching and learning)

Mã học phần: ICT121

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng : 30 LT: TH: Thảo luận: Bài tập:

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết:

Môn học trước:

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: BM Ngoại ngữ

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: (ít nhất 150 từ)

Môn học giới thiệu các phần mềm cơ bản và một số trang web miễn phí để sử dụng trong học tập và thiết kế các bài giảng nhằm mục đích làm cho bài giảng thêm phong phú, gây nhiều hứng thú học tập cho người học. Thông qua môn học sinh viên nắm được và sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản và cách thức xây dựng bài giảng điện tử. Đồng thời môn học cũng cung cấp cho sinh viên cách tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông dưới góc độ giảng dạy ngoại ngữ.



3. Mục tiêu của môn học:

Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức và hình thành các kỹ năng sau:

Kiến thức: Sinh viên nắm được các khái niệm cơ bản trong ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ngoại ngữ và các phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ.

Kỹ năng: Sinh viên có khả năng hình thành và phát triển các kỹ năng khai thác và sử dụngcông nghệ thông tin vào việc dạy và học ngoại ngữ. Sinh viên có khả năng sử dụng máy tính, máy chiếu, thư điện tử, Internet và các thiết bị multimedia trong dạy và học ngoại ngữ.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh: Dịch mô tả bằng tiếng Việt sang tiếng Anh

5. Tài liệu học tập:

6. Tài liệu tham khảo:

[1] Dudeney, G. (2000). The Internet and the Language Classroom. Cambridge: CUP

[2] Jef Peeraer, Peter Van Petegem, (2012) Factors Influencing Integration of ICT in Higher Education in Vietnam. International Conference "ICT in for language learning" 5th edition.

[3] Lee, W.W and Owens, D.L. (2004). Multimedia-based instructional design. San Francisco. Pfeiffer.

[4] Mangalkumar R. Patil, (2012) ICT Based Language Teaching and Learning Approaches for Learners for Undergraduate. International Conference " ICT in for language learning" 5th edition.

[5] Prinzessinnadia, (2013) ICT in language teaching and learning. http://prinzessinnadia.wordpress.com/2013/02/01/ict-in-english-language-teaching-and-learning/

[6] Zaphiris, P. and Zacharia, G. (2006). User-centred Computer Aided Language Learning. London: Information Science Publishing.

[7] http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87_th%C3%B4ng_tin_v%C3%A0_truy%E1%BB%81n_th%C3%B4ng

[8] Hướng dẫn sử dụng phần mềm MS PowerPoint, http://www.microsoft.com/vietnam/products/office/training/howto_powerpoint2007.aspx

[9] Làm quen với MS Word 2007, http://www.microsoft.com/vietnam/products/office/training/make_word2007.aspx

[10] CALL resource link http://andomi.es/bilingualtic/resources.htm

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành(nếu có):

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

Bài tiểu luận: Hãy viết một bài tiểu luận đánh giá thông tin trên một trang web.

Thực hiện các bước sau:

-   Chọn chủ đề bạn quan tâm. (Ví dụ: “English essay”).

-   Đánh từ khóa vào công cụ tìm kiếm.

-    Xác định vị trí trang web có chứa thông tin phù hợp

-    Viết một bài tiểu luận gồm 500 từ đánh giá chi tiết nội dung hoặc thông tin mà bạn đã tìm kiếm. 

Bạn có thể viết theo những câu hỏi hướng dẫn dưới đây:


  • What is the title of the web page you have chosen?

  • Is it somebody's personal page?

  • Do you know who the author of the material is?

  • Does the information appear to have come from primary or secondary sources?

  • Are there links to other websites about the same subject?

  • Is the information comprehensive?

  • Is the information up-to-date?

  • Is it an academic article, a newspaper article, a company report, a company information page, a government information page, an advertisement or something else?

Độ dài bài tiểu luận: 500 từ (không kể phần tài liệu tham khảo)

Hạn nộp: Tuần 5



Bài tập nhóm: Mỗi nhóm gồm 4 sinh viên thiết kế một nội dung giảng dạy có sự hỗ trợ của máy tính và các bài tập sử dụng các phần mềm MS word, PowerPoint or Hot Potato và một số các phần mềm khác.

- Viết một bài tiểu luận trình bày lí do bao gồm những nội dung sau:



  • a description of the intended audience

  • how the materials should be used

  • the teacher’s, learners’ and computer software roles, and

  • how they help you learn better or how they can be integrated into a lesson or a series of lessons.

Những nội dung này có thể dùng làm các đề mục.

Độ dài của bài tiểu luận: khoảng 2-3 trang giấy khổ A4

(Chú ý nộp bài tiểu luận kèm theo đĩa CD có chứa nội dung bài giảng)

Hạn nộp: Tuần 15



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

Chuyên cần: 10%

Bài tiểu luận: 30%

Bài tập nhóm: 60%



Môi trường và phát triển

Environment and development

Mã học phần: EDE121

1. Thông tin về môn học

Số tín chỉ: 2 Số tiết: 30 Tổng: 30 LT: 30 TH: 0 Thảo luận: Bài tập:

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Thực vật

2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

- Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường; cấu trúc, chức năng, tiến hóa của hệ sinh thái; sự tác động của con người lên hệ sinh thái, sinh quyển và môi trường;

- Các khái niệm về dân số, các quá trình dân số, quan điểm về dân số học, đặc điểm phát triển dân số thế giới và Việt Nam;

- Các hoạt động thỏa mãn nhu cầu của con người liên quan đến vấn đề môi trường;

- Hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng, khoáng sản, sinh vật…

- Thực trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn …

- Sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sống và sự phát triển bền vững toàn cầu, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

3. Mục tiêu của môn học

- Sinh viên có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái nhằm mục tiêu phát triển bền vững, nhận thức đầy đủ và tích cực các hoạt động thỏa mãn nhu cầu hàng ngày, thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước.

- Vận dụng những kiến thức về môi trường và con người trong quá trình học tập, trong cuộc sống, có thái độ đúng đắn đối với sự phát triển dân số và kế hoạch hóa gia đình, có ý thức và hành động để bảo vệ môi trường.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

- The relationship between organisms and the environment; structure, function, evolution of ecosystems; the impact of humans on ecosystems, the biosphere and the environment;


- The concept of population, the population process, views on demographic characteristics developed the world's population, and Vietnam;
- The operations satisfy huma needs related to environmental issues;
- Current use of natural resources: land, water, forests, minerals, organisms ...
- The situation of environmental pollution of soil, water, air, noise ...
- Students are aware of the importance of the environment and the sustainable development of global consciousness of environmental protection and sustainable development.

5. Tài liệu học tập

[1]. Ngô Thị Cúc (2011), Bài giảng Môi trường và phát triển, Tài liệu lưu hành nội bộ.

[2]. Nguyễn Văn Hồng, Lê Ngọc Công (2012), Môi trường, dân số và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Đình Hòe (2009), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Lê Đình Tuấn (2009), Giáo trình Giáo dục dân số - Sức khỏe sinh sản, Bộ Giáo dục và đào tạo (Sách do Quỹ dân số Liên hợp quốc tài trợ).

6. Tài liệu tham khảo

[5]. Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Thị Phương Loan (2010), Môi trường và con người, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[6]. Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ (2011), Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[7]. Lê Thị Thanh Mai (2002), Giáo trình Môi trường và con người, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[8]. Lương Đức Phẩm, Lê Xuân Cảnh, Hồ Thanh Hải, Đỗ Hữu Thư (2009), Cơ sở khoa học trong công nghệ bảo vệ môi trường (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Vũ Trung Tạng (2007), Sinh thái học hệ sinh thái, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Thế Thôn (2007), Địa lý sinh thái môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[11]. Nguyễn Văn Tuyên (1997), Sinh thái và môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Loic Chauveau (2008), Các nguy cơ đe dọa sinh thái, Nxb Trẻ.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị nội dung thảo luận theo hướng dẫn của GV.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

- Trình bày đúng bố cục, nội dung của bài tiểu luận theo yêu cầu của GV.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: (a)

+ Kiểm tra giữa học phần: (b)

+ Chuyên cần: (c)

+ Thí nghiệm, thực hành: (d)

+ Điểm thi kết thúc học phần: (e)

+ Hình thức thi: vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm học phần = 40% * Điểm bộ phận + 60% * Điểm kết thúc học phần



tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương