TRƯỜng đẠi học nông lâm cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Điều 25. Chấm báo cáo, khoá luận tốt nghiệp



tải về 203.58 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích203.58 Kb.
#25289
1   2   3

Điều 25. Chấm báo cáo, khoá luận tốt nghiệp

1. Hình thức đánh giá khóa luận, báo cáo tốt nghiệp

a) Đối với khóa luận tốt nghiệp (hệ 4, 4,5 năm, Văn bằng 2, học song song 2 chương trình): tổ chức Hội đồng đánh giá. Sinh viên trình bày nội dung khóa luận và trả lời các câu hỏi trước các thành viên hội đồng. Mỗi Hội đồng có từ 3-5 giảng viên, trong đó có chủ tịch hội đồng và thư ký.

b) Đối với báo cáo tốt nghiệp (hệ cao đẳng, liên thông cao đẳng lên đại học, thực tập chuyên ngành nông nghiệp ngành Sư phạm KTNN): có thể đánh giá báo cáo tốt nghiệp theo hình thức Hội đồng (như đối với khóa luận tốt nghiệp) hoặc chấm chéo như đối với bài thi kết thúc học phần.

2. Điểm của khóa luận, báo cáo tốt nghiệp là điểm trung bình cộng điểm của các thành viên chấm (bao gồm các thành viên hội đồng chấm và giảng viên hướng dẫn), chấm theo thang điểm 10 và được quy đổi sang điểm chữ (A, B, C, D, F). Kết quả chấm khóa luận, báo cáo tốt nghiệp phải công bố công khai trước lớp sau khi kết thúc đánh giá khóa luận tốt nghiệp. Điểm khóa luận, báo cáo tốt nghiệp phải được gửi lên phòng Đào tạo 1 bản (bản gốc), phòng TT-KT&ĐBCLGD 1 bản chậm nhất 5 ngày sau khi kết thúc chấm khóa luận tốt nghiệp.

Công thức tính điểm khóa luận, báo cáo tốt nghiệp:




Điểm GVHD + Điểm TVHĐ1 + Điểm TVHĐ2 + Điểm TVHĐn

Điểm KLTN =

(n +1)



3. Điểm khoá luận, báo cáo tốt nghiệp được tính vào điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học.

4. Sinh viên có khóa luận, báo cáo tốt nghiệp bị điểm F, hoặc trong thời gian TTTN vi phạm các quy định của Nhà trường hoặc địa phương, cơ quan, tổ chức đến thực tập ở mức không được công nhận kết quả thực tập phải đăng ký thực tập lại. Để được đi thực tập lại, sinh viên phải viết đơn xin thực tập lại nộp khoa chuyên môn, khoa xét điều kiện đi thực tập và lập tờ trình kèm danh sách sinh viên như đối với các trường hợp quy định ở khoản 3 điều 24.



Điều 26. Điều kiện xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp và trình tự xét

1. Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được trường xét và công nhận tốt nghiệp:

a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

b) Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo được quy định tại Điều 2 của Quy định này;

c) Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;

d) Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng-an ninh và giáo dục thể chất.

đ) Hoàn thành (điểm đạt) đối với các học phần rèn nghề có trong chương trình đào tạo (hoặc có chứng chỉ)

e) Không còn nợ học phí

f) Không còn nợ sách, giáo trình của thư viện hoặc tài sản khác của Nhà trường.

2. Hoãn xét tốt nghiệp, xin xét tốt nghiệp sớm

a) Hoãn xét tốt nghiệp: Sinh viên đã hoàn thành khóa học, đủ điều kiện xét công nhận tốt nghiệp, nếu có nguyện vọng hoãn xét tốt nghiệp vì lý do cá nhân (muốn học cải thiện điểm, đi nghĩa vụ quân sự, đi học nước ngoài…) thì phải viết đơn nộp Trưởng khoa. Khoa tiến hành xét theo trình tự quy định tại khoản 3 của điều này và báo cáo Hội đồng xét tốt nghiệp trường. Thời gian xin hoãn xét tốt nghiệp được tính vào thời gian học chính thức tại trường và không được vượt quá thời gian theo quy định tại khoản 3 của Điều 6.

b) Xin xét tốt nghiệp sớm: Sinh viên đã hoàn thành khóa học sớm hơn so với thời gian quy định tại điểm a khoản 1 của Điều 6 do học vượt phải viết đơn xin xét tốt nghiệp sớm nộp Trưởng khoa. Khoa tiến hành xét theo trình tự quy định tại khoản 3 của điều này và báo cáo Hội đồng xét tốt nghiệp trường.

c) Xét tốt nghiệp bổ sung: là hình thức xét tốt nghiệp cho những sinh viên không đủ điều kiện xét tốt nghiệp cùng với khóa tuyển sinh (vi phạm các nội dung tại các điểm a, b, c, d, đ, e, f khoản 1 của điều này) nhưng vẫn còn đủ thời gian của khóa học theo quy định tại khoản 3 của Điều 6 và khoản 5 của Điều 27 hoặc các sinh viên thuộc điểm a khoản 2 của điều này.

Sinh viên nộp đơn xin xét tốt nghiệp bổ sung cho Trưởng khoa. Trường hợp sinh viên đã có quyết định trả về địa phương, ngoài đơn xin xét tốt nghiệp, sinh viên phải nộp giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc chấp hành pháp luật ở nơi cư trú trong thời gian từ ngày có quyết định trả về địa phương đến ngày nộp đơn xin xét tốt nghiệp. Khoa tiến hành xét tốt nghiệp bổ sung cho sinh viên theo trình tự quy định tại khoản 3 của điều này và báo cáo Hội đồng xét tốt nghiệp trường (qua phòng Đào tạo).

Việc xét tốt nghiệp cho các trường hợp tại điểm b, c khoản 2 của điều này được tiến hành xét ghép cùng với các lớp/khóa sinh viên tốt nghiệp hoặc có thể tổ chức xét định kỳ theo từng tháng nếu cần thiết.

3. Trình tự và thủ tục xét tốt nghiệp:

a) Sau mỗi học kỳ, phòng Đào tạo thống kê danh sách, điểm học tập toàn khóa của các sinh viên thuộc diện sẽ xét công nhận tốt nghiệp gửi các đơn vị chức năng để rà soát:

- Các Khoa chuyên môn rà soát kết quả học tập, điểm học phần, điểm TBCTL, hạng tốt nghiệp, các chứng chỉ bắt buộc, điểm đánh giá rèn luyện của sinh viên.

- Phòng CTHSSV rà soát trích ngang, vi phạm kỷ luật của sinh viên

- Thư viện rà soát nợ giáo trình, sách

- Phòng KH-TC rà soát nợ học phí

- Phòng QT-PV rà soát nợ tài sản công

Kết quả rà soát của các đơn vị phải được gửi cho Trưởng khoa có sinh viên xét tốt nghiệp chậm nhất 1 tuần sau khi có thông báo của phòng Đào tạo (không có báo cáo gửi khoa coi như không nợ).

b) Trưởng khoa có sinh viên xét tốt nghiệp tổ chức họp Hội đồng xét tốt nghiệp của khoa để xét điều kiện công nhận tốt nghiệp cho sinh viên (đủ điều kiện, không đủ điều kiện). Thời gian họp xét cấp khoa chậm nhất 1 tuần sau khi có kết quả báo cáo rà soát của các đợn vị chức năng ở điểm a khoản 3 của điều này. Sau khi xét, khoa gửi hồ sơ đề nghị nhà trường tổ chức xét công nhận tốt nghiệp cho sinh viên, hồ sơ gồm:

- Biên bản họp xét của HĐ xét tốt nghiệp của khoa

- Báo cáo rà soát của các đơn vị chức năng

- Danh sách đủ điều kiện và không đủ điều kiện đề nghị công nhận tốt nghiệp (theo mẫu quy định của nhà trường)

Khoa gửi hồ sơ lên phòng Đào tạo chậm nhất 1 tuần sau cuộc họp xét của Hội đồng xét tốt nghiệp khoa.

c) Phòng Đào tạo sau khi xem xét hồ sơ do khoa gửi, nếu đủ thủ tục thì báo cáo Hiệu trưởng và đăng ký họp Hội đồng xét tốt nghiệp trường. Thời gian tổ chức họp Hội đồng xét tốt nghiệp trường không quá 10 ngày kể từ ngày phòng Đào tạo nhận được hồ sơ xin xét tốt nghiệp của khoa chuyên môn gửi lên.

d) Hội đồng xét tốt nghiệp trường do Hiệu trưởng làm chủ tịch, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo làm Phó chủ tịch, trưởng phòng đào tạo làm ủy viên thường trực, phó trưởng phòng Đào tạo làm thư ký và các thành viên là các trưởng khoa chuyên môn, trưởng phòng công tác sinh viên, trưởng phòng TT-KT&ĐBCLGD, trưởng phòng KH-TC.

4. Cấp bảng điểm, quyết định công nhận tốt nghiệp

Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp:

- Phòng Đào tạo trình Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp (bao gồm quyết định tốt nghiệp chung cho toàn khóa học và quyết định tốt nghiệp cá nhân).

- Phòng Đào tạo in và cấp bảng điểm tốt nghiệp cho sinh viên. Bảng điểm phải do Trưởng Phòng Đào tạo hoặc Phó trưởng phòng Đào tạo ký.

Quyết định công nhận tốt nghiệp và bảng điểm cá nhân phải ghi rõ ngành và chuyên ngành đào tạo và được giao về các khoa chuyên môn để cấp cho sinh viên (01 bản mỗi loại) chậm nhất 15 ngày tính từ ngày Hội đồng xét tốt nghiệp trường họp.

Quyết định công nhận tốt nghiệp và danh sách sinh viên được công nhận tốt nghiệp được đưa lên website của trường.



Điều 27. Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập, chuyển chương trình đào tạo và chuyển loại hình đào tạo

1. Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo (theo Danh mục đào tạo cấp IV của Bộ GD&ĐT đã ban hành). Đối với các ngành đào tạo có chuyên ngành thì ghi rõ chuyên ngành đào tạo bên dưới ngành. Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học, như sau:

a) Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;

b) Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;

c) Loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;

d) Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.

Bằng tốt nghiệp được cấp cho sinh viên sau khi có Quyết định công nhận tốt nghiệp.

2. Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khoá loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

a) Có số tín chỉ của các học phần học lại, học cải thiện điểm vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình (không bao gồm các học phần GDTC, GDQP, rèn nghề);

b) Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

3. Kết quả học tập của sinh viên được ghi vào bảng điểm học tập toàn khóa theo từng học phần.

Đối với học phần bị điểm F ở lần học thứ nhất: trong bảng điểm phải ghi điểm F ở lần học thứ nhất và lần 2 ghi điểm cao nhất trong các lần học tiếp theo.

Đối với các học phần có học cải thiện điểm: chỉ ghi vào bảng điểm ở lần học thứ nhất kết quả điểm cao nhất trong các lần học.

4. Nếu kết quả học tập của sinh viên thỏa mãn những quy định tại khoản 1 Điều 26 của Quy định này đối với một số chương trình đào tạo tương ứng với các ngành đào tạo khác nhau, thì sinh viên được cấp các bằng tốt nghiệp khác nhau tương ứng với các ngành đào tạo đó.

5. Sinh viên còn nợ chứng chỉ giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất và rèn nghề nhưng đã hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày phải ngừng học, được trở về trường trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

6. Sinh viên không tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận về các học phần đã học trong chương trình của trường. Những sinh viên này nếu có nguyện vọng, được quyền làm đơn xin chuyển qua các chương trình khác theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Quy định này.



Chương V

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 28. Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm các quy định về thi, kiểm tra

1. Trong khi dự kiểm tra giữa kỳ, chuẩn bị tiểu luận, thi kết thúc học phần, chuẩn bị báo cáo, khoá luận tốt nghiệp, nếu vi phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật với từng học phần đã vi phạm.

2. Sinh viên vi phạm các quy định về thi, kiểm tra sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm.
HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)
TS. Trần Văn Điền







Каталог: gallery -> files
files -> TÊN ĐỀ TÀi luận văn thạc sĩ khnn chuyên ngành chăn nuôi từ NĂM 1996 2012
files -> BÁo cáo công khai đIỀu kiệN ĐẢm bảo chất lưỢng đÀo tạo tiến sĩ Tên chuyên ngành, mã số, quyết định giao chuyên ngành đào tạo
files -> Quy đỊnh việc phân cấp quản lý nhà NƯỚC ĐỐi với tài sảN nhà NƯỚc tại cơ quan hành chíNH, ĐƠn vị SỰ nghiệp công lậP
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học nông lâM Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> BỘ TÀi chính số: 63/2007/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Danh mục sách thư viện khoa lâm nghiệp cập nhật đến tháng 3/2015
files -> ĐẠi học thái nguyên báo cáo chuyên ngành đÀo tạO
files -> Mẫu số C41- hd đơn vị: Trường Đh nông Lâm tn
files -> Ôn tập ngữ pháp tiếng Anh Cấu trúc chung của một câu trong tiếng Anh
files -> Chương trình hội thảo thích ứng biếN ĐỔi khí HẬu dựa vào cộng đỒng và việc sử DỤng kiến thức bảN ĐỊA

tải về 203.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương