TRƯỜng đẠi học nha trang viện khoa học và CÔng nghệ khai thác thủy sảN


Thái Lan có diện tích 513.115 km2, chiều dài bờ biển khoảng 2.700km, tiếp giáp biển Andaman thuộc Ấn Độ dương ở phía Tây và vịnh Thái Lan ở phía Đông và thông ra biển Đông Việt Nam



tải về 1.36 Mb.
trang9/20
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.36 Mb.
#22360
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20

Thái Lan có diện tích 513.115 km2, chiều dài bờ biển khoảng 2.700km, tiếp giáp biển Andaman thuộc Ấn Độ dương ở phía Tây và vịnh Thái Lan ở phía Đông và thông ra biển Đông Việt Nam.


Thái Lan là một trong những nước đang phát triển ở Đông Nam Á, có nhịp độ phát triển nghề cá rất nhanh. Theo con số thống kê của Liên Hiệp Quốc cho thấy rằng sản lượng khai thác của Thái Lan vào năm 1950 vào khoảng 150.000 tấn, thì đến năm 1970 đã tăng lên con số 1.745,9 ngàn tấn và đến năm 1996 đã là 3.138,244 ngàn tấn.

Ngành công nghiệp cá đã giữ một vai trò to lớn trong nền kinh tế Thái Lan. Ngoài bảo đảm nguồn thực phẩm thủy sản cho người dân, Thái Lan cũng đã thu về nguồn ngoại tệ xuất khẩu mặt hàng thủy sản rất lớn, ví dụ năm 1994 là 4,190 tỷ USD.

Ngư trường hoạt động chính của nghề cá Thái Lan là vịnh Thái Lan ở phía Đông và biển Andaman ở phía Tây. Ngoài ra, nghề cá Thái Lan cũng tiến hành đánh bắt ở vùng biển Đông Việt Nam.

Dân số làm nghề cá của Thái Lan khoảng trên 76.000 người, vào những mùa khai thác chính con số này có thể tăng lên một vài triệu người. Nghề cá Thái Lan được trang bị số lớn các tàu thuyền có công suất nhỏ được chế tạo bằng gỗ. Theo con số thống kê của các nhà chức trách Thái Lan, con số tàu thuuyền dùng cho nghề cá năm 1982 là 27.855 chiếc, trong đó có 2.279 chiếc không máy, 4.820 tàu lắp máy hở, 19.756 tàu lắp máy kín. Các loại ngư cụ chính được sử dụng trong nghề cá ở Thái Lan, bao gồm: lưới kéo, lưới vây, lưới rê, lưới rùng, lưới vó, câu và một số ngư cụ cố định hoạt động ven bờ như đăng, nò, đó v.v.

Theo thống kê trong nhiều năm, có trên 50% sản lượng đánh bắt cá biển là sản phẩm từ lưới kéo, 15 - 20 % đánh bắt cá nổi là lưới vây và lưới rê.

Để phát triển nghề cá công nghiệp, chính phủ Thái Lan đã sớm cho xây dựng một hệ thống các Trường, Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu về nghề cá.

Từ năm 1965, chính phủ Thái Lan đã cho thành lập 5 phòng nghiên cứu về nghề cá biển được đặt trên các tàu. Có 13 trạm nghiên cứu cá nội địa v.v. đặc biệt, ở Thái Lan có học viện công nghệ Châu Á - AIT (Asean Institute Technics), nhằm đào tạo cán bộ thủy sản cho Thái Lan và các nước trong khu vực.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nghề cá Thái Lan cũng đang từng bước hiện đại hóa về mặt công nghệ, trang bị và tổ chức sản xuất, mở rộng vùng hoạt động v.v. để trở thành một quốc gia giữ vai trò đầu tàu trong khối ASEAN (Association of South - East Asian Nations).


3.3. Nghề cá của các nước đang phát triển ở Châu Mỹ La tinh


Các nước đang phát triển có nghề cá tập trung chủ yếu ở Nam Mỹ, vùng có nguồn tài nguyên thủy sản dồi dào. Nhưng ở đây, nhịp độ tăng trưởng của ngành công nghiệp cá của các nước Châu Mỹ La tinh thấp hơn so với các nước đang phát triển ở Châu Á trong cùng thời kỳ, 32% so với 50%, song đánh giá về giá trị tuyệt đối của sản lượng đánh bắt lại cao hơn 3,7 triệu tấn so với 3,2 triệu tấn. Có những nước như Pêru, Chile chỉ sau 10 năm mà sản lượng đánh bắt tăng lên từ 5 đến 6 lần.

Một số nước khác như Ac-hen-ti-na, Braxin, Colombia, Ecuado, v.v. mức độ phát triển chậm hơn, song lượng cá đánh bắt lại ổn định. Tổng sản lượng đánh bắt cá của các nước Nam Mỹ chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt cá của thế giới. Điều này nói lên vai trò quan trọng của các nước trong khu vực này đối với nghề cá thế giới.

Mặc dù trong một thời gian dài nền kinh tế của các nước Mỹ La tinh trong đó có nghề cá chịu sự tác động của các công ty nước ngoài (từ Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật Bản …) song chính phủ các nước trong khu vực này đã dần củng cố nền kinh tế dân tộc, tăng cường đầu tư cho ngành công nghiệp cá, đề ra các chính sách bảo vệ nguồn tài nguyên thủy hải sản của quốc gia mình.

Với những điều kiện thiên nhiên thuận lợi và nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, cùng với những chính sách phát triển nghề cá hợp lý đã làm cho nghề cá các nước đang phát triển ở châu Mỹ latinh tiếp tục phát triển mạnh, sản lượng đánh bắt ngày càng tăng. Hiệu quả đưa lại của sản phẩm thủy sản đã đóng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia kể trên.

Sau đây chúng ta xem xét một số nước có nghề cá phát triển ở Mỹ La tinh:

3.3.1. Nghề cá Pê-ru


Pê-ru, một quốc gia nằm ở phía Tây của lục địa Nam Mỹ, bờ Đông của Thái Bình dương, có diện tích 1.285.220 km2, toàn bộ phía Tây của Pê-ru tiếp giáp Thái Bình Dương. Do những điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, nguồn tài nguyên biển dồi dào, cộng với những kinh nghiệm của ngư dân Pê-ru, mà nghề cá nước này có sự phát triển sớm. Vào những thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước, Pê-ru đã có nghề cá phát triển và đứng vào vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng đánh bắt và xuất khẩu bột cá. Nhịp độ tăng trưởng của nghề cá rất nhanh, nếu so sánh sản lượng đánh bắt năm 1964 với năm 1984, sự tăng trưởng là 100 lần, năm 1970 Pê-ru đạt con số sản lượng khai thác 12,6 triệu tấn.

Có thể nói do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, với nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, đặc biệt là cá cơm, đối tượng đánh bắt chủ yếu của nghề cá Pê-ru có trữ lượng rất lớn, đánh bắt được quanh năm, đã tạo cho nghề cá Pê-ru phát triển rất nhanh.

Ngoài đánh bắt vùng ven bờ, nghề cá Pê-ru cũng hoạt động mở rộng ra vùng biển Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng đặc quyền kinh tế, Pê-ru cũng là một trong những nước tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ mức triều lớn nhất. Vào những năm 70 Pê-ru đã có đội tàu lớn khai thác với hơn 3.000 chiếc, trong đó có 125 tàu lưới vây vỏ thép. Đội tàu này cũng được tăng cường cả về số lượng và công suất, vào những năm 80 và 90, bảo đảm cho nghề cá Pê-ru đủ khả năng mở rộng phạm vi hoạt động, ra vùng biển quốc tế.

Các loại ngư cụ chủ yếu vẫn là lưới kéo, lưới vây, lưới rê, câu và ngư cụ cố định được dùng cho vùng ven bờ. Đặc biệt, nghề lưới vây của Pê-ru phát triển rất mạnh dùng để vây cá cơm.

Nghề cá Pê-ru có sự phát triển mạnh, song trước đây nó bị chi phối bởi các công ty nước ngoài như Hoa kỳ, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp v.v. Vào những năm sau này chính phủ Pê-ru đã có những chính sách để tăng cường củng cố nền kinh tế dân tộc, kiểm tra giám sát chặt chẽ các hoạt động của các công ty nước ngoài. Đồng thời với sự phát triển đánh bắt, chính phủ Pê-ru cũng đã cho tiến hành xây dựng các cơ sở vật chất dịch vụ hậu cần, phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học về nghề cá.

Ở Pê-ru đã có trường đại học và viện nghiên cứu khoa học về biển và nghề cá. Nhiều chuyên gia được chính phủ Pê-ru gửi đi đào tạo ở nước ngoài (Nhật, Hoa kỳ, Liên xô v.v.) đã góp phần tích cực vào sự phát triển của ngành công nghiệp cá quốc gia.


3.3.2. Nghề cá Braxin


Nằm đối diện với Pê-ru ở phía Tây của lục địa Nam Mỹ là đất nước với vũ điệu Sampa nổi tiếng thế giới - Braxin, nước có diện tích lớn nhất vùng 8.512.000km2. Chiều dài đường bờ biển 7.725km, tiếp giáp với vùng biển Đại Tây dương. Nghề cá Braxin chủ yếu phục vụ cho nội địa và có một phần dành cho xuất khẩu. Số lượng lao động phục vụ nghề cá trên 350.000 người, chế biến khoảng 20.000 người, con số này ngày càng tăng lên.

Nghề cá Braxin có thể chia ra hai dạng:

Dạng thứ nhất được gọi là nghề cá hiện đại, được hình thành và phát triển chủ yếu ở phần phía Trung và Nam vùng biển Braxin. Phục vụ cho nghề cá hiện đại có đội tàu khai thác trên 600 chiếc, trong đó có 220 tàu lưới vây, số còn lại là tàu lưới kéo, tàu câu v.v. (con số thống kê vào thập kỷ 70). Khoảng 85% số lượng các tàu hoạt động nghề cá đóng cơ sở ở Riograndi và Riodranhero. Các tàu đánh cá ngừ có cơ sở ở Fortaleza. Một số lượng lớn sản phẩm khai thác của nghề cá Braxin được thực hiện bằng các nghề truyền thống ở vùng dọc ven biển phía Đông Bắc và hạ lưu sông Amazon.

Dạng thứ hai, với số lượng trên 30.000 tàu thuyền đánh cá mà chủ yếu là tàu nhỏ, đánh bắt bằng các nghề như lưới kéo, lưới vây, câu và các loại ngư cụ cố định .v.v.

Braxin có nghề cá nội địa phát triển rất mạnh trên lưu vực sông Amazon và các vùng hồ chứa trên cả nước. Sản lượng nghề cá nội địa chiếm khoảng 20% tổng sản lượng nghề cá cả nước, sản phẩm thủy sản ở Braxin chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa dưới dạng tươi sống, cá muối và bột cá. Một phần được xuất khẩu dưới dạng đông lạnh, phi lê và bột cá sang thị trường Châu Âu (Anh, Tây Ban Nha, Hungari) và Bắc Mỹ (chủ yếu là Hoa kỳ).

Để đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp cá, Chính phủ Braxin đã cho thành lập hệ thống các trường đại học, các trung tâm và viện nghiên cứu về thủy sản và nghề cá. Đồng thời, xây dựng hệ thống các cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ cho nghề cá ở rộng khắp trên cả nước (hệ thống cảng cá, nhà máy bảo quản và chế biến, nhà máy đông lạnh, nhà máy làm nước đá v.v.). Braxin có khoảng trên 200 nhà máy chế biến với các trang thiết bị hiện đại, sản phẩm chủ yếu dành cho xuất khẩu và hệ thống các cảng quan trọng phục vụ vận tải hàng hóa và nghề cá.

Cảng lớn nhất ở Braxin cũng như trên thế giới là cảng Rio de Janeiro, nơi có thể tiếp nhận 50 tàu đồng thời với mớn nước bất kỳ, ngoài ra còn hàng loạt cảng biển khác như cảng Santos, cảng Sao Paolo v.v. nằm trên bờ biển Đại Tây Dương, phục vụ cho vận tải hàng hóa và nghề cá rất hữu hiệu.

Với điều kiện địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, với bờ biển dài gần 8.000km cùng hệ thống sông Amazon, và những chính sách của nhà nước đối với ngành công nghiệp cá, nghề cá Braxin đã có sự phát triển đáng kể, song không ổn định. Nếu năm 1965 sản lượng khai thác mới đạt 388.800 tấn thì đến năm 1987 tăng lên 934.852 tấn và những năm tiếp theo lại giảm và đạt con số ổn định 798.719 tấn (1996).



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương