TRƯỜng đẠi học nha trang viện khoa học và CÔng nghệ khai thác thủy sảN


Tổng quan nuôi trồng thủy sản thế giới giai đoạn 2000 - 2010



tải về 1.36 Mb.
trang6/20
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.36 Mb.
#22360
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

2.4. Tổng quan nuôi trồng thủy sản thế giới giai đoạn 2000 - 2010


Trong lĩnh vực lương thực thực phẩm, nuôi trồng thủy sản được coi là ngành sản xuất có tốc độ phát triển nhanh nhất, cung cấp phần lớn protein động vật cho con người và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng thủy sản toàn cầu, từ 20,9% năm 1995 lên đến 32,4% năm 2005 và 40,3% năm 2010. Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng rãi ở nhiều nước với khoảng 600 loài được nuôi bằng nhiều hình thức nuôi khác nhau trong tất cả các môi trường nước ngọt, nước mặn và nước lợ, đã đóng góp phần lớn vào sản lượng thủy sản toàn cầu. Năm 2010 nuôi trồng thủy sản thế giới đạt 59,9 triệu tấn, tương đương 119 tỷ USD, sản lượng tăng 7,5% so với 55,7 triệu tấn năm 2009. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1980 - 2010 8,8%/năm.

2.4.1. Thực trạng


Trong ba thập kỷ qua (1980-2010), sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới đã tăng gần 12 lần, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,8%. Tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản hàng năm đạt 10,8% trong những năm 1980 và 9,5% và 1990. Sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng sản lượng thủy sản toàn cầu, từ 20,9% năm 1995 lên đến 32,4% năm 2005 và 40,3% năm 2010. Lượng thủy sản từ nuôi trồng thủy sản cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của con người là 47% năm 2010 so với mức 9% năm 1980.

Trong năm 2010, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đạt 59,9 triệu tấn, tương đương 119 tỷ USD (không tính động vật thủy sinh và sản phẩm phi thực phẩm), tăng 7,5% so với 55,7 triệu tấn trong năm 2009 (32,4 triệu tấn trong năm 2000). Đối tượng nuôi gồm cá có vẩy, giáp xác, động vật thân mềm, ếch, bò sát (không tính cá sấu)... Nếu tính cả các loài động vật thủy sinh và sản phẩm phi thực phẩm thì năm 2010 sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đạt 79 triệu tấn, tương đương 125 tỷ USD.

Các điều kiện về kinh tế, xã hội, tự nhiên và môi trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới. Những năm gần đây, dịch bệnh đã ảnh hưởng tới việc nuôi cá hồi Alantic tại Chilê, nuôi hàu ở châu Âu và tôm biển nuôi ở một số nước châu Á, Nam Mỹ và châu Phi, làm cho sản lượng nuôi trồng thủy sản ở các nước này giảm sút. Bên cạnh đó, nhiều nước bị tổn thất nặng nề về sản lượng nuôi trồng thủy sản do thảm họa tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão nhiện đới,.... Ngoài ra, nguồn nýớc ô nhiễm ngày càng đe dọa đến việc sản xuất thủy sản của một số nýớc công nghiệp mới và các vùng phát triển đô thị hóa.Trong nãm 2010, Trung Quốc đã thiệt hại 1,7 tấn, trị giá 3,3 triệu đô, trong đó, thiệt hại do dịch bệnh là 295.000 tấn, do thảm họa thiên nhiên là 1,2 triệu tấn và do ô nhiễm nguồn nước là 123.000 tấn. Trong năm 2011, sản lượng tôm biển nuôi tại Mozambique cũng bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh.

  



Hình 2.2: Sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới

2.4.2. Sản lượng thủy sản giữa các vùng


   Sự phân bố sản lượng nuôi trồng thủy sản giữa các vùng và các nước có mức độ phát triển kinh tế khác nhau vẫn còn chưa cân đối. Trong năm 2010, mười nước sản xuất thủy sản hàng đầu chiếm 87,6 % về số lượng và 81,9% về giá trị nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Về mặt số lượng, Châu Á chiếm 89% sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới, trong đó, Trung Quốc dẫn đầu về mặt sản lượng nuôi trồng, chiếm hơn 60%. Tiếp theo là các nước: Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Thái Lan, Myanma, Philippin và Nhật Bản. Trong khu vực Châu Á, thị phần nuôi trồng thủy sản nước ngọt đóng góp ngày càng tăng trong sản lượng nuôi toàn cầu, từ 60% trong những năm 1990 đến 65,6 % trong năm 2010.

Xét về mặt sản lượng, cá có vẩy chiếm tỷ trọng cao nhất trong nuôi trồng thủy sản ở châu Á - chiếm 64,6%, tiếp theo là động vật thân mềm 24,2%, giáp xác 9,7% và các loài khác 1,5%. 

Trong mấy năm qua, sản lượng nuôi trồng thủy sản ở các nước Bắc Mỹ không tăng, trong khi sản lượng nuôi trồng thủy sản tại Nam Mỹ lại tăng trưởng mạnh, đặc biệt ở Peru và Brazin. Các loài đạt sản lượng nuôi cao nhất ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ là cá có vẩy chiếm 57,9%, giáp xác 21,7% và động vật thân mềm 20,4%.

Tại Châu Âu, nuôi trồng nước ngọt và nước mặn có tỷ trọng tăng từ 55,6% năm 1990 lên 81,5% năm 2010. Trong đó, cá hồi Đại Tây Dương góp phần chủ yếu vào sự tăng trưởng này. Trong những năm gần đây, một số nước ở Châu Âu đã ngừng mở rộng sản xuất thủy sản, thậm chí còn co lại, đặc biệt là ngành nuôi động vật thân mềm hai mảnh vỏ. Trong năm 2010, các loài cá có vẩy chiếm 3/4 sản lượng nuôi trồng thủy sản Châu Âu, còn lại 1/4 là động vật thân mềm. 





Hình 2.3: Sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới theo vùng

Tuy có mức độ tăng trưởng không cao, tỷ trọng sản lượng nuôi trồng thủy sản của Châu Phi cũng đóng góp 2,2% trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu trong 10 năm qua. Thị phần sản lượng nuôi nước ngọt của Châu Phi giảm từ 55,2% xuống còn 21,8% trong những năm 1990, trong khi nuôi nước lợ phát triển mạnh ở Ai Cập. Tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt của Châu Phi hồi phục trong những năm 2000, đạt 39,5% trong năm 2010 do sự phát triển nhanh về nuôi nước ngọt ở vùng phía Nam sa mạc Sahara, đặc biệt là các nước Nigeria, Uganda, Zambia, Ghana và Ken-ni-a.

Cá có vẩy chiếm ưu thế trong sản lượng nuôi trồng thủy sản của Châu Phi, chiếm 99,3% về mặt số lượng. Tôm chiếm một phần rất nhỏ, khoảng 0,5% và động vật thân mềm chiếm 0,2%. Ngành nuôi động vật thân mềm hai mảnh vỏ vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết.

Châu Đại Dương chiếm thị phần khá nhỏ trong sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới. Đối tượng nuôi chủ yếu là động vật thân mềm, chiếm 63,5% , cá có vẩy 31,9%, giáp xác 3,7% (chủ yếu là tôm biển) và các loài khác 0,9%. Cá có vẩy chiếm trong sản lượng nuôi của vùng nhờ sự phát triển của nuôi cá hồi tại Úc và cá hồi tại Niu-di-lân, chiếm 65% tổng sản lượng nuôi trong vùng. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt chỉ chiếm khoảng 5%.

Các nước ít phát triển nhất, hầu hết ở Châu Phi và Châu Á chiếm tỷ trọng nhỏ trong sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới, khoảng 4,1% về số lượng và 3,6% về giá trị. Các nước sản xuất chính bao gồm Băng-la-đét, Myanma, Uganda, Lào và Campuchia. Tuy nhiên, tại một số nước đang phát triển tại Châu Á Thái Bình Dương như Myanma và Pa-piu-niu Gi-ni-a, miền Nam sa mạc Sahara (Ni-gê-ria, Ugada, Ken-ni-a, Zam-bi-a và Gana) và Nam Mỹ (E-cua-do, Peru và Braxin) ngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh và trở thành các nhà sản xuất chính trong khu vực của mình. Ngược lại, trong năm 2010, các nước có nền công nghiệp phát triển chiếm 6,9% về số lượng (tương đương 4,1 triệu tấn) và chiếm 14% về giá trị (tương tương 16,6 tỷ USD) trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới so với 21,9 % và 32,4% tương ứng trong năm 1990.

Tại Nhật, Mỹ và một số nước Châu Âu, ngành nuôi trồng thủy sản có mức tăng trưởng thấp. Tuy nhiên, tại Nauy, nhờ nuôi lồng cá hồi Đại Tây Dương trên biển nên sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng từ 151.000 tấn trong năm 1990 lên hơn một triệu tấn trong năm 2010.


2.4.3. Sản lượng trong các môi trường nuôi


Tỷ trọng sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt tăng từ 50% trước những năm 1980 lên gần 62% trong năm 2010, trong khi tỷ trọng nuôi nước mặn giảm từ 40% xuống còn 30%. Xét về mặt giá trị, sản lượng nuôi nước ngọt chiếm 58,1% tổng sản lượng nuôi toàn cầu năm 2010. Mặc dù sản lượng nuôi nước lợ chỉ chiếm 7,9% sản lượng nuôi toàn cầu về số lượng, tuy nhiên lại chiếm 12,8% về mặt giá trị do việc nuôi tôm nước mặn có giá trị cao trong các ao nuôi nước lợ. Sản lượng nuôi biển chiếm khoảng 29,2% về giá trị trong tổng sản lượng nuôi thế giới.Trong giai đoạn 2000-2010, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm của nuôi nước ngọt là 7,2%

trong khi nước mặn là 4,4%.








 
              

Hình 2.4: Tỷ trọng sản lượng nuôi trồng theo môi trường nuôi năm 2010

Sản lượng nuôi trồng thủy sản nước lợ tương đối ổn định, với thị phần dao động từ 6-8%. Trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, nuôi tôm biển trong môi trường nước lợ phát triển mạnh, đặc biệt là ở các vùng ven biển châu Á và Nam Mỹ, khiến sản lượng tôm nước lợ chiếm từ 8-10% trong tổng sản lượng nuôi trồng toàn cầu. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1994-2000, do dịch bệnh diễn ra trên diện rộng ở châu Á và Nam Mỹ, thị phần tôm nước ngọt đã giảm xuống còn 6%.

Năm 2010, sản lượng nuôi trồng thủy sản nước lợ đạt 4,7 triệu tấn, trong đó  giáp xác chiếm 57,2%, tương đương 2,7 triệu tấn, cá nước ngọt 18,7%, cá nước lợ 15,4%, cá biển 6,5% và động vật thân mềm 2,1%. Trong hai thập kỷ qua, thị phần cá nước ngọt tăng đáng kể, chủ yếu do sự đóng góp của cá diêu hồng và các loài khác ở Ai Cập. Ngoài ra, cá chình và cá hồi cũng được nuôi trong môi trường nước lợ với số lượng nhỏ.

Năm 2010, sản lượng nuôi trồng thủy sản nước mặn đạt 18,3 triệu tấn bao gồm động vật thân mềm chiếm 75,5%, tương đương 13,9 triệu tấn, cá có vẩy 18,7%, tương đương 3,4 triệu tấn, giáp xác chiếm 3,8% và các loài khác 2,1%. Thị phần động vật thân mềm giảm từ 84,4% trong năm 1990 đến 75,5% trong năm 2010, trong khi thị phần cá có vẩy có tốc độ tăng trưởng nhanh, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 9,3% trong giai đoạn 1990-2010. Sản lượng cá hồi, đặc biệt là cá hồi Đại Tây Dương tăng đáng kể từ 299.000 tấn trong năm 1990 lên đến 1,9 triệu tấn trong năm 2010, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 9,5%. Thị phần các loài cá có vẩy khác cũng tăng trưởng nhanh chóng, từ 278.000 tấn trong năm 1990 lên 1,5 triệu tấn trong năm 2010, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 8,6%.





Hình 2.5: Tỷ trọng giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2010

2.4.4. Dự báo


Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới sẽ có mức tăng trưởng bình quân 33%/năm giai đoạn 2012-2021. Mặc dù trong lĩnh vực thủy sản, nuôi trồng thủy sản không dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng, song đó là ngành sản xuất thức ăn có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

Các sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản sẽ tiếp tục đóng góp phần lớn vào tổng sản lượng thủy sản toàn cầu, với tỷ trọng dự báo tăng từ 40% trong giai đoạn 2009-2011 lên 46% vào năm 2021.

Nuôi trồng thủy sản sẽ tiếp tục mở rộng ra khắp các châu lục, với sự đa dạng của các đối tượng nuôi và hình thức sản phẩm. Các nước châu Á sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng nuôi trồng của thế giới, với thị phần đạt khoảng 89% vào năm 2021. Trung Quốc sẽ có tỷ trọng tăng từ 59% lên 61% trong khi các nước đang phát triển khác sẽ tăng từ 17% lên 27%.

2.5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phân bố của nghề cá thế giới

Thực tiễn của lịch sử phát triển nghề cá thế giới cho thấy rằng có 2 yếu tố cơ bản ảnh hưởng quyết định đến sự phân bố và phát triển nghề cá, đó là: điều kiện tự nhiên và các yếu tố xã hội. Các yếu tố này có mối liên hệ với nhau và cùng tác động đến quá trình hình thành và phát triển của nghề cá thế giới.


2.5.1. Các yếu tố tự nhiên


Có thể nói điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng và quyết định đến sự phân bố và điều kiện phát triển của nghề cá thế giới. Điều kiện tự nhiên là cơ sở tự nhiên cho nghề cá. Trong các yếu tố về mặt tự nhiên có ảnh hưởng đến nghề cá trước hết phải kể đến đó là nguồn dự trữ tài nguyên thủy sản, vị trí địa lý, những điều kiện về hải dương khí tượng v.v.

Chúng ta đều biết rằng những nước có nghề cá phát triển thường là những nước có vị trí địa lý thuận lợi cho nghề cá, đó là các nước nằm ven bờ biển và đại dương. đó, có đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho quá trình tổ chức khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Ví dụ: Hoa kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Nga (Liên xô cũ), Pêru, Hàn Quốc, Nauy, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Đức, Pháp, Ý, Canada v.v. là những nước có nghề cá phát triển do vị trí địa lý của các nước này tiếp cận với biển và đại dương.

Ở một khía cạnh khác, sự hình thành và phát triển nghề cá các nước và khu vực cũng có tác động bởi các yếu tố khí tượng. Vùng có thời tiết khắc nghiệt, ví dụ như ở Bắc Cực và Nam Cực thì điều kiện phát triển của nghề cá gặp nhiều khó khăn.

Những vùng là trung tâm của sự hình thành và phát triển của những trận bão cũng gây khó khăn và gây thiệt hại cho nghề cá, ví dụ như vùng biển Caribê, vùng Trung Tây Thái Bình Dương v.v.

Ngược lại, các vùng có điều kiện thời tiết thuận lợi quanh năm, mưa thuận, gió hòa tạo điều kiện cho nghề cá phát triển, ví dụ như vùng vịnh Thái Lan, Biển Đen, biển Caxpien v.v.

Trong các yếu tố tự nhiên quan trọng và quyết định đó là nguồn dự trữ tài nguyên động thực vật biển. Tài nguyên tự nhiên trong các vùng nước là cơ sở nguyên liệu cho ngành công nghiệp cá. Không có nguồn tài nguyên này thì cũng không tồn tại nghề cá.

Những vùng có nguồn tài nguyên thủy sản ít hay nghèo nàn thì ở đó nghề cá cũng sẽ kém phát triển.

Nói về vai trò của nguồn tài nguyên nước (trong đó có thủy sản) C.Mark viết: “Nước cũng như đất là nguồn thực phẩm đầu tiên của con người, cho con người những phương tiện có sẵn để sống”.

Nguồn tài nguyên thủy sản nói chung và cá nói riêng, có những nét khác với các nguồn tài nguyên khác, ví dụ như tài nguyên khoáng sản, đó là khả năng tái tạo có tính tự nhiên. Chính vì vậy, nghề cá thực tế có cơ sở để tồn tại lâu dài do đối tượng khai thác thường xuyên có sẵn trong quá trình tái sản xuất tự nhiên.

Tuy nhiên, quá trình khôi phục tự nhiên của nguồn tài nguyên thủy sản này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là môi trường sống và các tác động của con người, trong qúa trình khai thác. Để cho nguồn tài nguyên thủy sản (chủ yếu là cá) có được sự tái tạo tốt điều trước hết cần bảo vệ môi trường sống cho chúng và tổ chức khai thác hợp lý (khai thác bền vững).

Một đặc điểm khác của nguồn tài nguyên biển là tính vận động của nó. Các đàn cá có thể thay đổi vị trí của nó theo ngày đêm, theo mùa vụ v.v. Hiện tượng đó của cá ta thường gọi là sự di cư (di cư thẳng đứng theo tầng nước và di cư theo phương ngang- vùng nước). Đặc tính này của nguồn tài nguyên biển có ảnh hưởng đến sự hình thành các vùng đánh bắt, hoạt động của các loại tàu v.v.


2.5.2. Các yếu tố về mặt xã hội


Ngoài các yếu tố tự nhiên, các tác động về mặt xã hội cũng có ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của nghề cá thế giới. Những yếu tố xã hội có tác động nhất định đến nghề cá, chúng ta có thể thấy đó là nhu cầu về trình độ phát triển của xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật và các chế độ chính sách của các quốc gia và quốc tế đối với nghề cá. Thực tế ở các nước phát triển, do điều kiện kinh tế xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật cao đã tạo điều kiện cho nghề cá các nước đó phát triển một cách nhanh chóng. Những cơ sở hậu cần hiện đại phục vụ cho nghề cá (Hệ thống cầu cảng, nhà máy chế biến, xưởng sửa chữa và các cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá v.v…), những đội tàu lớn có thể hoạt động không giới hạn trên các đại dương ... chỉ có thể có được khi có một nền kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển. Sự hùng mạnh của Nhật Bản, Na Uy, Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan .v.v. là những minh chứng cho những diễn giải ở trên.

Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy một điều rằng có sức mạnh kinh tế, kỹ thuật chưa đủ mà cần phải có những chính sách về biển đúng đắn thì mới bảo đảm sự phát triển ổn định bền vững cho quốc gia và khu vực. Nói một cách khác, các chính sách về biển có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố và phát triển của nghề cá thế giới.

Có được một chiến lược phát triển tài nguyên biển đúng đắn có tác dụng thúc đẩy cho nghề cá phát triển, bảo vệ được nguồn tài nguyên quý giá này. Ngược lại, khi chính sách phát triển nghề cá không phù hợp sẽ là thảm họa cho nghề cá. Lịch sử sự phát triển nghề cá ở các nước trên thế giới và trong khu vực đã chứng minh điều đó. Chính sách khai thác không hợp lý đã làm nguồn tài nguyên ven bờ ngày càng cạn kiệt, nhiều đối tượng có nguy cơ bị diệt chủng. Ở một số nước công nghiệp phát triển vào thập kỷ 40, 50 của thế kỷ 20 đã hình thành khuynh hướng trong chính sách phát triển nghề cá nhằm hướng đến hạn chế sự tự do của hoạt động nghề cá trên các đại dương, quản lý và giám sát chặt chẽ khai thác ven bờ và cấm các tàu nước ngoài vào hoạt động trong vùng biển của mình.

Ngay từ năm 1945, Hoa Kỳ đã cho công bố văn bản của Tổng thống đặt nền móng đầu tiên cho luật của nhà nước về công tác kiểm tra trong lĩnh vực nghề cá -cũng đặt ra những đòi hỏi riêng, tất nhiên bị nhiều nước trong vùng phản đối.

Vấn đề bảo vệ tài nguyên biển và vùng đặc quyền khai thác cá là một vấn đề phức tạp gây ra nhiều tranh cãi và sự không thống nhất giữa các nước. Lần đầu tiên, năm 1958, Hội nghị của Liên Hiệp Quốc được tổ chức tại Giơ - ne - vơ Thụy sĩ bàn về Luật biển và dự thảo Công ước quốc tế về đại dương, đó là vùng biển không thuộc lãnh thổ hoặc vùng nước của quốc gia nào, mọi hoạt động đánh bắt, giao thông vận tải, hàng không v.v… được tự do. Tuy nhiên, vấn đề giới hạn về lãnh hải và khu vực khai thác cá, các nước đã không đi đến được sự thống nhất kể cả Hội nghị Giơ - ne - vơ 1958 và năm 1960, và mỗi nước tự đặt ra cho mình một quy định riêng, nó tùy thuộc vào sức mạnh kinh tế và quân sự của nước đó mà các quốc gia khác có tuân thủ hay không mà thôi.

Ngày 29/12/1966, Tổng thống Ac-hen-ti-na cho ban hành luật trong đó ghi rõ vùng biển thuộc lãnh thổ rộng 200 hải lý tính từ đường thủy triều lớn nhất. Ngày 03/12/1969, Uruguay cũng ra tuyên bố lãnh hải của nước họ có bề rộng là 200 hải lý.

Nhiều nước Châu Mỹ La tinh khác cũng đã tiến hành công bố quyền của mình trong vùng đánh bắt rộng 200 hải lý tính từ đường bờ biển. Tuy nhiên, cho đến năm 1973, trong số 100 nước có biên giới biển thì mới chỉ có 56 nước thiết lập vùng đánh cá rộng 12 hải lý, 24 nước tuyên bố mở rộng vùng đánh bắt hơn 12 hải lý.

Cùng với việc mở rộng các luật về hoạt động nghề cá trên các đại dương, trong chính sách kinh tế nghề cá thế giới cũng xuất hiện các mối quan hệ song phương mang tính ưu đãi trong các vùng đánh bắt cá.

Ví dụ: Ngày 12/12/1971, Hoa Kỳ và Liên Xô (cũ) đã ký một hiệp ước cho phép các tàu của Liên xô được đánh bắt trong vùng thềm lục địa của Hoa Kỳ tại phần phía đông biển Berinh. Năm 1967, Nhật Bản và New Zealand đã thảo luận cho phép 15-16 tàu cá của Nhật Bản được vào đánh bắt cá ở vùng biển thuộc quốc gia này.

Sự hợp tác trong việc xây dựng các chính sách về biển đã được các nước trong khối Đông Âu và Liên xô (cũ) đề ra trong cuộc họp ngày 07/6/1972 ở Mat-xcơ-va. Trong cuộc họp đó đã đề ra những nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên các đại dương vì lợi ích của các dân tộc trên trái đất.

Tuyên ngôn Mat-xcơ-va đã khẳng định hoạt động của nghề cá biển trên các đại dương cần dựa trên nguyên tắc sự tham gia bình đẳng giữa tất cả các quốc gia trong việc tiến hành khai thác và tuân thủ nghiêm ngặt các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm bảo đảm cho nguồn tài nguyên sinh vật giữ được ở mức ổn định tối đa.

Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới phát triển mang tính toàn cầu hóa, các quốc gia cũng đang điều chỉnh bổ sung các chính sách về biển của mình sao cho phù hợp với các quy chế về luật biển của Liên Hiệp Quốc và khu vực để đảm bảo lợi ích quốc gia về chủ quyền và lãnh thổ và lợi ích quốc gia về sử dụng tài nguyên biển, đồng thời hợp tác cùng nhau một cách bình đẳng để khai thác nguồn lợi thủy sản trên các vùng đại dương quốc tế.




Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương