TRƯỜng đẠi học nha trang viện khoa học và CÔng nghệ khai thác thủy sảN


Một số kết quả của ngành thủy sản thế giới năm 2012



tải về 1.36 Mb.
trang5/20
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.36 Mb.
#22360
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

2.3. Một số kết quả của ngành thủy sản thế giới năm 2012


             Sản lượng thủy sản từ khai thác và nuôi trồng thủy sản trên thế giới năm 2010 đạt khoảng 148 triệu tấn (với giá trị khoảng 217,5 tỷ USD), trong đó, 128 triệu tấn được sử dụng làm thực phẩm cho con người và số liệu ban đầu của năm 2011 cho thấy, tổng sản lượng thủy sản tăng lên 154 triệu tấn, trong đó 131 triệu tấn được dùng làm thực phẩm. Với sự ổn định về sản lượng và cải thiện các kênh phân phối, nguồn cung cấp thủy sản đã tăng nhanh trong 5 thập kỷ vừa qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 3,2%/năm trong giai đoạn 1961 - 2009, nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng dân số thế giới (1,7 %). Sức tiêu thụ bình quân sản lượng thủy sản thế giới tăng từ 9,9 kg/người/năm (những năm 1960) lên 18,6 kg/người/năm (năm 2010).  Trong tổng số khoảng 126 triệu tấn dùng làm thực phẩm cho con người, Châu Phi chỉ tiêu thụ khoảng 9,1 triệu tấn (khoảng 9,1 kg/người/năm), trong khi Châu Á tiêu thụ khoảng 2/3 tổng sản lượng đó (85,4 triệu tấn, trung bình khoảng 20,7 kg/người/năm), trong đó, 42,8 triệu tấn được tiêu thụ ngoài Trung Quốc, với mức tiêu thụ thủy sản bình quân là 15,4 kg/người/năm.

Tổng sản lượng khai thác bao gồm cả thủy sản nội địa và hải sản thế giới nhìn chung ổn định, khoảng 90 triệu tấn (2006), 88,6 triệu tấn (2010) và 90,4 triệu tấn (2011). Trong khi đó, sản lượng khai thác nội địa có xu hướng tăng nhẹ, ngược lại khai thác hải sản có xu hướng giảm. Nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng mạnh sản lượng cả nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước biển, cụ thể, sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt trên thế giới tằng từ 31,3 triệu tấn (2006) lên 41,7 triệu tấn (2010) và 44,3 triệu tấn (2011). Bên cạnh đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ tăng chậm liên tục, từ khoảng 16,0 triệu tấn (2006) lên  18,1 triệu tấn (2010) và 19,3 triệu tấn (2011).

Năm 2009, sản phẩm thủy sản cung cấp cho thế giới khoảng 16,6% lượng đạm động vật và 6,5% đạm tổng số, trên toàn cầu, thủy sản cung cấp đạm động vật cho khoảng 3,0 tỷ người với 25% đạm động vật và khoảng 4,3 tỷ người với lượng đạm khoảng 15%. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, mức tiêu thụ thủy sản khá thấp (khoảng 17 kg/người/năm (2009)), các nước thu nhập thấp (10,1 kg/người/năm (2009)), các nước phát triển,  mức tiêu thụ bình quân theo đầu người khoảng 24,5 kg.

2.3.1. Lĩnh vực khai thác thủy sản


Khai thác hải sản thế giới không tính đến cá cơm, sản lượng khá ổn định trong giai đoạn 2004 - 2010, dao động khoảng 72,1 - 73,3 triệu tấn. Sản lượng khai thác của nhóm cá cơm bị suy giảm mạnh, từ khoảng 10,7 triệu tấn (2004) xuống khoảng 4,2 triệu tấn (2010). Sự suy giảm sản lượng cá cơm Pê-ru do việc áp dụng các biện pháp quản lý nghề cá (mùa cấm khai thác) trong quý 4 hàng năm nhằm bảo vệ nguồn lợi cá con.

Tổng sản lượng khai thác thủy sản nội địa (nước ngọt) thế giới được tăng đáng kể trong những năm vừa qua, sản lượng năm 2011 khoảng 11,5 triệu tấn. Tuy nhiên, thực tế sản lượng khai thác thủy sản nội địa có thể cao hơn nhiều, nhiều thủy vực nội địa cũng bị khai thác quá mức, môi trường bị tác động tiêu cực từ hoạt động của con người.

Theo vùng lãnh thổ, sản lượng khai thác thủy sản của các nước trong khu vực Châu Á chiếm khoảng 70% tổng sản lượng, đặc biệt là các quốc gia như: Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét, Myanma, tiếp đến là Châu Phi, Châu Mỹ.

2.3.2. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản


Trong khoảng 50 năm trở lại đây, từ chỗ ngành nuôi trồng thủy sản đóng góp không đáng kể vào sản lượng và giá trị. Hiện nay, ngành này có thể hoàn toàn so sánh với ngành khai thác thủy sản. Năm 2010, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản (không tính đến các loại thực vật thủy sinh, các sản phẩm không dùng làm thực phẩm) khoảng 60 triệu tấn, tương ứng với 119 tỷ USD. Trong đó, 1/3 sản phẩm nuôi trồng thủy sản đến từ nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ (Bivalves). Nhóm thực vật thủy sinh và các sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản không sử dụng làm thực phẩm cho con người nếu cộng chung vào sản phẩm của nghề nuôi trồng thủy sản, sản lượng toàn cầu sẽ đạt khoảng 79 triệu tấn, giá trị khoảng 125 tỷ USD.

Châu Á chiếm 89% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới năm 2010, Châu Âu và Châu Mỹ có sản lượng nuôi trồng thủy sản tương đương nhau khoảng 2,5 triệu tấn (khoảng 4%), trong khi đó Châu Phi và Châu Đại Dương có sản lượng nuôi khiêm tốn, tương ứng với 1,3 triệu tấn và 0,18 triệu tấn. Nằm trong nhóm 10 nước dẫn đầu về sản lượng nuôi trồng thủy sản của Châu Á năm 2010, bao gồm: Trung Quốc (36,7 triệu tấn), Ấn Độ (4,6 triệu tấn), Việt Nam (2,67 triệu tấn), In-đô-nê-xi-a (2,3 triệu tấn), Băng-la-đét (1,3 triệu tấn), Thái Lan (1,28 triệu tấn), Myanma (0,85 triệu tấn), tiếp đến là Philippin, Nhật Bản, Hàn Quốc. Theo đối tượng nuôi, một số loài cá có sản lượng cao như nhóm cá mè hoa và mè trắng (khoảng 6,8 triệu tấn), nhóm cá trôi Ấn Độ (5,5 triệu tấn), cá trắm cỏ (4,2 triệu tấn), tiếp đến là nhóm cá rô phi, cá chép, cá da trơn, cá rô, cá quả...  Đối với nuôi trồng thủy sản một số đối tượng cá di cư, sản lượng nuôi không lớn, cá hồi Đại Tây Dương (1,3 triệu tấn), cá măng (0,8 triệu tấn) và cá hồi, cá chình... Bên cạnh đó, trong lĩnh vực nuôi cá biển, nhóm đối tượng nuôi chính là cá thu ngừ và cá sạo (0,18 triệu tấn), cá đù (0,15 triệu tấn), cá tráp (0,12 triệu tấn), cá đối, cá vược, cá song, cá bơn...

Nhóm giáp xác, đối tượng nuôi chính trên thế giới trong thời gian qua là tôm chân trắng (khoảng 2,7 triệu tấn), tôm sú (khoảng 0,8 triệu tấn), kế tiếp là một số loài cua, ghẹ, tôm nước ngọt (0,4 triệu tấn)...

            Nhóm thân mềm, sản lượng nuôi chủ yếu thuộc về một số đối tượng như: ngao, nghêu (khoảng 4,8 triệu tấn), hàu (khoảng 4,5 triệu tấn), vẹm (khoảng 1,8 triệu tấn), điệp, trai (khoảng 1,7 triệu tấn).

            Một số đối tượng quan trọng khác được nuôi trồng có giá trị cao, tuy nhiên, sản lượng không lớn như: ba ba (khoảng 0,28 triệu tấn), hải sâm (0,13 triệu tấn), ếch (0,7 triệu tấn), sứa (0,06 triệu tấn)...

2.3.3. Lao động nghề cá


Theo thống kê của FAO (2012), đến năm 2010 toàn thế giới có khoảng 54,8 triệu lao động nghề cá, trong đó, ngư dân có khoảng 38,3 triệu và nông dân nuôi trồng thủy sản khoảng 16,5 triệu, riêng Trung Quốc có khoảng 13,9 triệu, In-đô-nê-xi-a (5,9 triệu người). Số lao động nghề cá trên toàn thế giới tăng liên tục từ khoảng 43,2 triệu (năm 2000) lên 49,5 triệu (năm 2005) và khoảng 55 triệu ở thời điểm hiện tại. Lao động nghề cá tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á.

2.3.4. Năng suất lao động


Ngược với xu hướng về số lượng lao động nghề cá, sản lượng bình quân đầu người của nghề khai thác thủy sản ở Châu Á thấp nhất, chỉ đạt 1,5 tấn/người/năm, trong khi Châu Âu, Châu Đại Dương và Bắc Mỹ lần lượt là 25,1tấn/người/năm; 17,0 tấn/người/năm và 16,3 tấn/người/năm. Đối với nuôi trồng thủy sản, sản lượng nuôi bình quân trên đầu người hàng năm ở Bắc Mỹ đạt 183,2 tấn, Châu Đại Dương (33,3 tấn/người/năm), Châu Âu (29,6 tấn/người/năm), tương tự năng suất nuôi trồng thủy sản bình quân lao động của Châu Á cũng đạt thấp nhất (3,3 tấn/người/năm).

2.3.5. Số lượng tàu cá


Tổng số tàu cá trên thế giới ước tính khoảng 4,36 triệu chiếc (năm 2010), trong đó, Châu Á đóng góp khoảng 3,18 triệu phương tiện (chiếm 73% tổng số tàu thuyền), tiếp theo là Châu Phi (11%). Châu Mỹ La tinh và vùng Ca-ri-bê (8%), Châu Âu và Bắc Mỹ tương đương nhau, khoảng 3%. Trong tổng số tàu thuyền trên, có khoảng 3,23 triệu phương tiện đánh bắt cá biển (chiếm 74% số tàu thuyền), phương tiện đánh bắt cá nội địa khoảng 1,13 triệu. Điều này chứng tỏ số tàu tham gia khai thác nguồn lợi thủy sản nội địa là khá lớn, chiếm 26%.

Theo thống kê, số tàu khai thác thủy sản nội địa ở Châu Phi chiếm 42%, Châu Á (26%), Mỹ La tinh và Ca-ri-bê (21%). Trên phạm vi toàn cầu, có khoảng 60% số lượng phương tiện được trang bị động cơ (năm 2010) và 69% số tàu đánh bắt hải sản được trang bị động cơ, và 36% số phương tiện đánh bắt thủy sản nội địa được lắp máy.


2.3.6. Sản lượng khai thác


Sản lượng khai thác hải sản toàn cầu tăng từ 16,8 triệu tấn (năm 1950) lên đến đỉnh cao nhất, 86,4 triệu tấn (1996) và giảm xuống ổn định ở mức 80 triệu tấn và giảm tiếp xuống khoảng 77,4 triệu tấn (2010). Theo vùng biển, sản lượng cao nhất là Tây Bắc Thái Bình Dương (20,9 triệu tấn) chiếm 27% tổng sản lượng khai thác toàn cầu năm 2010, tiếp theo là vùng Trung Tây Thái Bình Dương (11,7 triệu tấn, 15%), Đông Bắc Đại Tây Dương (8,7 triệu tấn, 11%), Đông Nam Thái Bình Dương (7,8 triệu tấn, 10%).

Theo đánh giá của FAO từ năm 1974, số lượng đàn cá chưa được khai thác hoàn toàn đã giảm, ngược lại số đàn cá bị khai thác quá mức đã tăng lên đáng kể, đặc biệt từ cuối những năm 1970 đến những năm 1980, khoảng 26% năm 1989. Sau năm 1990, số lượng đàn cá khai thác quá mức tiếp tục tăng lên 57,4% (năm 2009).

Hầu hết các đàn cá cho sản lượng khai thác đứng trong nhóm 10 loài có sản lượng cao nhất (chiếm 30% tổng sản lượng khai thác) đã bị khai thác quá mức như cá cơm ở Bắc Thái Bình Dương, Đông Nam Thái Bình Dương, cá trích Đại Tây Dương, cá cơm Nhật Bản...

Sản lượng cá ngừ và nhóm cá giống cá ngừ trên thế giới khoảng 6,6 triệu tấn (2010), nhóm cá ngừ đại dương chiếm khoảng 4,3 triệu tấn và 70% sản lượng cá ngừ đến từ khu vực Thái Bình Dương và cá ngừ sọc dưa chiếm 58% tổng sản lượng.

Nguồn lợi thủy sản nội địa chưa được đánh giá với nhiều nguyên nhân như: nhiều điểm lên cá và đa dạng về hình thức khai thác, số lượng người tham gia vào khai thác cá nội địa lớn, biến động theo mùa vụ, nhiều nghề khai thác cá nội địa quy mô nhỏ, sản lượng khai thác được sử dụng tiêu thụ nội địa hoặc tại địa phương dẫn đến khó thống kê, đánh giá; thiếu nguồn lực cho việc tổ chức thực hiện công tác thống kê thu thập thông tin, nhiều hoạt động không liên quan đến khai thác cá nội địa xong có tác động lớn đối với nguồn lợi như việc thả giống ra tự nhiên, nuôi trồng thủy sản, thủy điện...

2.3.7. Sử dụng và chế biến thủy sản


Năm 2010, có khoảng 40,5% (tương ứng với 60,2 triệu tấn) sản lượng thủy sản được thương mại dưới dạng tươi sống, tươi hoặc đông lạnh, 45,9% (68,1 triệu tấn) được chế biến dạng chế biến đông lạnh dùng cho tiêu thụ trực tiếp con người.  Từ đầu năm 1990, lượng sản phẩm thủy sản sử dụng trực tiếp cho con người nhiều hơn so với sử dụng cho mục đích khác.

Tỷ lệ sử dụng sản phẩm thủy sản cho con người tăng từ 68% (1980) lên 73% (1990) và 86% (2010). Năm 2010, có khoảng 20,2 triệu tấn thủy sản dùng cho mục đích khác, trong đó khoảng 15,0 triệu tấn (75%) sử dụng chế biến bột cá và dầu cá; 5,1 triệu tấn được sử dụng vào việc nuôi cá cảnh, giống nuôi trồng thủy sản, mồi câu/lồng bẫy, dược phẩm....


2.3.8. Thương mại thủy sản


Trong giai đoạn 1976 – 2008, thương mại thủy sản thế giới đã tăng trưởng mạnh về giá trị, từ 8 tỷ USD lên 102 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 8,3% giá trị so sánh và khoảng 3,9% giá trị thực.

Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tác động đến các thị trường thủy sản lớn, thương mại thủy sản năm 2009 đã giảm 6% so với giá trị thương mại thủy sản năm trước. Tuy nhiên, việc giảm giá trị thương mại thủy sản là do giảm giá bán. Thực tế, sản lượng thương mại thủy sản trong thời gian này tăng 1%, tổng số là 55,7 triệu tấn.

Nhiều nước đang phát triển đang có nhu cầu tăng về nhập khẩu thủy sản ngay cả trong thời gian khó khăn năm 2009. Năm 2010, giá trị thương mại thủy sản thế giới đạt 109 tỷ USD, tăng 13% giá trị và 2% sản lượng thương mại so với năm trước.

Sự sai khác về tốc độ tăng trưởng giá trị và sản lượng thủy sản thế giới trong năm này phản ảnh sự tăng giá cá và giảm thương mại sản phẩm bột cá trên toàn thế giới. Năm 2011, bất chấp sự bất ổn kinh tế của một số quốc gia đứng đầu thế giới, việc gia tăng nhu cầu sản phẩm thủy sản của các nước đang phát triển dẫn đến tăng giá trị và sản lượng thủy sản thương mại lớn nhất từ trước đến nay, trên 125 tỷ USD.

Theo dự đoán của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế thế giới hy vọng sẽ tăng trưởng 3,1% năm 2013, về lâu dài, thương mại thủy sản thế giới sẽ tiếp tục tăng. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại thủy sản là sự phát triển công nghệ sản xuất, chi phí vận chuyển,  giá sản phẩm thủy sản và các hàng hóa thay thế như thịt, thức ăn.

Nhóm 10 quốc gia đứng đầu về xuất khẩu thủy sản bao gồm: Trung Quốc, Na uy, Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kỳ, Đan Mạch, Canada, Hà Lan, Tây Ban Nha và Chi-Lê. Trong khi đó, nhóm 10 quốc gia đứng đầu về nhập khẩu thủy sản bao gồm:  Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Pháp, Ý, Đức, Anh, Thụy Điển và Hàn Quốc.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương