TRƯỜng đẠi học nha trang viện khoa học và CÔng nghệ khai thác thủy sảN


Tổng quan khai thác thủy sản thế giới



tải về 1.36 Mb.
trang4/20
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.36 Mb.
#22360
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

2.2. Tổng quan khai thác thủy sản thế giới


Dân số thế giới được dự đoán tăng từ mức hiện tại là 7 tỉ người lên đến 9 tỉ người năm 2050 (UN - DESA 2009). Cùng với việc tăng dân số, nhu cầu về nguồn thực phẩm an toàn, nhiều dinh dưỡng cũng ngày càng tăng. Khai thác thủy sản đóng góp vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm này và góp phần cải thiện sinh kế của người dân cũng như phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Năm 2011, sản lượng khai thác toàn cầu đạt 90,4 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2010, trong đó khai thác biển đạt 78,9 triệu tấn, tăng 1,9% và khai thác nội đồng đạt 11,5 triệu tấn, tăng 2,6% so với năm 2010. Tuy nhiên, khai thác thủy sản toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như: Khai thác quá mức, suy kiệt nguồn lợi, biến đổi khí hậu…

2.2.1. Thực trạng khai thác thủy sản


Tình trạng khai thác biển toàn cầu đang ngày càng xấu đi và ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản toàn cầu. Khai thác quá mức không chỉ gây hậu quả về mặt sinh thái mà còn góp phần làm giảm sản lượng khai thác và ảnh hưởng xấu đến kinh tế xã hội trên toàn cầu. Tỷ trọng trữ lượng thủy sản bị khai thác quá mức tăng từ 10% trong năm 1974 lên đến 26% trong năm 1989. Kể từ năm 1990, nguồn lợi thủy sản bị khai thác quá mức tiếp tục tăng tuy ở mức độ chậm hơn. Hầu hết trữ lượng của các loài thủy sản hàng đầu, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng khai thác thế giới đều đã được khai thác triệt để nên không thể khai thác thêm, trong khi một số loài khác vẫn ở trong tình trạng bị khai thác quá mức.

Khai thác bất hợp pháp và các hoạt động liên quan là những thách thức mà các nước đang phải đối mặt trong việc đảm bảo phát triển nghề cá bền vững và tăng cường hệ sinh thái lành mạnh. Cộng đồng quốc tế tiếp tục bày tỏ mối quan ngại về quy mô và hệ quả của đánh cá bất hợp pháp. Ở các nước đang phát triển, do khả năng về kỹ thuật còn hạn chế nên đang phải hứng chịu hậu quả về khai thác bất hợp pháp đã làm lu mờ những nỗ lực của họ trong quản lý nghề cá, dẫn đến hệ quả tiêu cực trong việc thúc đẩy an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo và sinh kế bền vững.

Tuy nhiên, một số nước đã triển khai các hoạt động quản lý khai thác hiệu quả, đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ khai thác quá mức và phục hồi nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái biển. Tại Mỹ, 67% trữ lượng thủy sản hiện tại đã được khai thác bền vững, trong khi chỉ có 17% bị khai thác quá mức. Tại Niu-di-lân, 69% trữ lượng thủy sản được khai thác bền vững, trong khi tại Úc, trữ lượng thủy sản khai thác quá mức chỉ chiếm 12%.

Bên cạnh đó, một số nước đã áp dụng các chính sách và biện pháp hiệu quả trong việc chống khai thác bất hợp pháp như việc nâng cao nhận thức và tuyên truyền cho ngư dân, do vậy tỷ lệ khai thác bất hợp pháp ở các vùng này đang giảm dần.


2.2.2. Sản lượng khai thác thủy sản


Sản lượng khai thác thủy sản thế giới vẫn tiếp tục ổn định ở mức 90 triệu tấn mặc dù có một số thay đổi đáng kể về sản lượng ở từng nước, từng vùng và từng loài. Trong vòng 7 năm (2004 - 2010), sản lượng khai thác biển (không tính cá cơm) đạt 72,1 - 73,3 triệu tấn, trong khi sản lượng khai thác nội địa tăng liên tục, với mức tăng là 2,6 triệu tấn/năm.

Năm 2010, sản lượng khai thác cá cơm của Peru giảm chủ yếu là do các biện pháp quản lý trong khai thác như cấm khai thác trong quý 4 để bảo vệ nguồn lợi cá cơm. Một số nước khác như Cộng hòa Liên Bang Nga, sản lượng khai thác tăng trong năm 2011. Tuy nhiên, sản lượng khai thác thủy sản của Nhật giảm đáng kể do ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần tháng 3 năm 2011, ước tính giảm khoảng 21% tổng sản lượng thủy sản của nước này. Nhìn chung, trong năm 2011, tổng sản lượng khai thác thủy sản toàn cầu đạt trên 90 triệu tấn, mức cao nhất kể từ năm 2006.





Hình 2.1: Sản lượng khai thác thủy sản toàn cầu

2.2.3. Khai thác hải sản


Sản lượng khai thác biển toàn cầu tăng đáng kể từ 16,8 triệu tấn năm 1950 lên đến 86,4 triệu tấn năm 1996, sau đó giảm dần trước khi ổn định ở mức 80 triệu tấn. Năm 2010, sản lượng khai thác biển toàn cầu đạt 77,4 triệu tấn, trong đó, sản lượng khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 27% trong tổng sản lượng khai thác biển năm 2010, tương đương 20,9 triệu tấn, tiếp theo là Trung Tây Thái Bình Dương 11,7 triệu tấn (15%), Đông Bắc Đại Tây Dương 8,7 triệu tấn (11%) và Đông Bắc Thái Bình Dương 7,8 triệu tấn (10%).

Do sản lượng khai thác cá cơm giảm đáng kể, Peru đã mất vị trí thứ hai sau Trung Quốc về số lượng trong thứ tự các nước khai thác biển chủ yếu. Một vài nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam có mức tăng trưởng đáng kể. Sản lượng của một số nước khác như Nauy, Nga và Tây Ban Nha cũng phục hồi sau một vài năm tăng trưởng chậm chạp.

Sản lượng khai thác của Nga đã tăng hơn 1 triệu tấn kể từ năm 2004. Theo các nhà chức trách Nga, có được mức tăng trưởng này là do cắt giảm các thủ tục về hoạt động cập cảng. Sản lượng đánh bắt của Liên bang Nga được dự báo sẽ đạt mức 6 triệu tấn vào năm 2020, tăng hơn 40% so với mức hiện tại.

Sản lượng khai thác của Peru và Chi-lê giảm do sản lượng khai thác cá cơm giảm. Ngoài ra, sản lượng của một số các nước khác cũng giảm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ac-hen-ti-na, Canada, Mê-hi-cô, Ai-len, Niu-di-lân.

Ma-rốc, Nam Phi và Xê-nê-gan vẫn là 3 nước có sản lượng khai thác biển nhiều nhất ở Châu Phi.

Tây Bắc Thái Bình Dương vẫn là khu vực có sản lượng cao nhất, tập trung ở ba vùng Tây Bắc Đại Tây Dương, Đông Bắc Đại Tây Dương và Đông Bắc Thái Bình Dương, với sản lượng đạt 20,9 triệu tấn trong năm 2010, tương đương 27%. Các loài cá nổi nhỏ có sản lượng cao nhất trong khu vực này, với cá cơm Nhật Bản đạt 1,9 triệu tấn trong năm 2003 và 1,1 triệu tấn trong năm 2009-2010. Các loài khác cũng đóng góp sản lượng lớn trong tổng sản lượng khai thác vùng như cá hố, cá thu Nhật. Tuy nhiên các loài này đang bị khai thác quá mức. Sản lượng mực, bạch tuộc đạt 1,3 triệu tấn trong năm 2010.

Năm 2010, sản lượng khai thác biển khu vực Trung Đông Thái Bình Dương đạt 2 triệu tấn. Khu vực Đông Nam Thái Bình Dương có những thay đổi bất thường với xu hướng giảm dần sản lượng khai thác từ năm 1993. Các loài cá nổi nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng khai thác. Sản lượng cá cơm, cá sòng (Trachurus murphyi), cá trích Nam Mỹ (Sardinops sagax) chiếm hơn 80% sản lượng khai thác vùng, trong khi sản lượng các loài cá mòi và cá trích Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng nhiều nhất vùng Trung Đông Thái Bình Dương.

Sản lượng khai thác vùng Trung Đông Đại Tây Dương tăng trong ba năm qua và đạt 4 triệu tấn trong năm 2010. Các loài cá nổi nhỏ đóng góp gần 50% trong tổng sản lượng khai thác, tiếp theo là các loài cá tạp ven bờ. Cá trích (Sardina pilchardus) có sản lượng cao nhất, đạt 600 - 900 nghìn tấn trong 10 năm qua.

Sản lượng khai thác vùng Đông Nam Thái Bình Dương đạt 2,4 triệu tấn trong năm 2010, tương đương với mức sản lượng đầu những năm 1970 và đạt 3 triệu tấn trong cuối những năm 1980. Cá thu, cá tuyết và cá tuyết chấm đen là những loài có sản lượng cao nhất.

Tại Đông Bắc Đại Tây Dương, tổng sản lượng khai thác biển có xu hướng giảm sau năm 1975, sau đó phục hồi trong những năm 1990 và đạt mức 8,7 triệu tấn trong năm 2010.

Tại khu vực Trung Tây Thái Bình Dương, sản lượng khai thác tiếp tục tăng trưởng, đạt mức 11,7 triệu tấn năm 2010, chiếm 14% tổng sản lượng khai thác biển toàn cầu.

 Sản lượng khai thác ở khu vực phía Đông Ấn Độ Dương có mức tăng trưởng cao, với tốc độ tăng trưởng đạt 17% trong giai đoạn 2007-2010, đạt 7 triệu tấn năm 2010. Vùng vịnh Benga và biển Andaman có mức tăng trưởng ổn định. Nguyên nhân tạo ra mức tăng trưởng này có thể do sự mở rộng vùng khai thác mới hoặc khai thác các loài mới. Sản lượng khai thác biển Khu vực phía Tây Ấn Độ Dương đạt 4,5 triệu tấn năm 2006, sau đó giảm nhẹ trước khi đạt mức 4,3 triệu tấn trong năm 2010. 

Tại khu vực Biển Đen - Địa Trung Hải sản lượng khai thác biển giảm 15%, trong khi khu vực Tây Bắc Đại Tây Dương sản lượng giảm 30 % kể từ năm 2007. Năm 2010, sản lượng khai thác ở Đông Nam Thái Bình Dương (không tính cá cơm) giảm, trong khi sản lượng phía Đông Nam Đại Tây Dương tăng.

Sản lượng khai thác biển của các loài chính như cá ngừ và tôm vẫn ổn định trong năm 2010, trong khi sản lượng động vật thân đầu tăng trưởng trở lại sau khi giảm xuống còn 0,8 triệu tấn vào năm 2009. Tại vùng biển Antactic, sản lượng nhuyễn thể tăng hơn 70% so với năm 2010.

Sản lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ- trai và sò, đã từng chiếm hơn 50% trong sản lượng khai thác nhuyễn thể hai mảnh vỏ vào những năm 1990 ngày càng giảm trong những năm gần đây. Sản lượng khai thác trai và sò cũng có xu hướng giảm.

2.2.4. Khai thác thủy sản nội địa


Từ năm 2000 đến nay, tổng sản lượng khai thác thủy sản nội địa tăng đáng kể, đạt 11,2 triệu tấn trong năm 2010, tăng 30% kể từ năm 2004. Các nước Châu Á đóng góp phần lớn trong tổng sản lượng khai thác thủy sản nội địa toàn cầu, chiếm gần 70%. Trong vài năm gần đây, tỷ trọng sản lượng khai thác thủy sản nội địa của một số nước Châu Á ngày càng tăng. Năm 2010, sản lượng khai thác nội địa của Ấn Độ tăng đáng kể, tăng 0,54 triệu tấn so với năm 2009. Sản lượng khai thác thủy sản nội địa của Trung Quốc và Myanma đều tăng 0,1 triệu tấn.

Sản lượng khai thác thủy sản nội địa tại một số châu lục khác có những xu hướng khác nhau. Uganđa và Cộng hòa Tanzania là các nước có sản lượng cao ở Châu Phi. Tại một số nước Nam Mỹ như Agentina, Colombia, Vênêzuêla và một số nước Nam Mỹ khác sản lượng khai thác nội địa có xu hướng giảm. Tại Châu Âu, sản lượng khai thác thủy sản nội địa tăng trong giai đoạn 2004 - 2010 do sản lượng của Liên bang Nga tăng gần 50%. Sản lượng khai thác ở một số nước ở Châu Đại Dương thay đổi không đáng kể.

Dự báo, sản lượng khai thác có mức tăng trưởng vừa phải, khoảng 3% trong giai đoạn 2012 - 2021. Tỷ trọng sản lượng thủy sản khai thác dùng để sản xuất thức ăn sẽ khoảng 17% trong năm 2021, giảm khoảng 6% so với giai đoạn 2009 - 2011 do nhu cầu tiêu dùng thủy sản của con người ngày càng tăng. Sản lượng khai thác nội địa sẽ ít hơn so với sản lượng khai thác biển. Tuy nhiên, cá và các loài thủy sản khai thác từ nội địa đóng góp phần quan trọng trong thực đơn của mọi người trên toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia ở Châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ La tinh và Đông Âu. Mức khai thác trong khai thác nội địa cũng khác nhau ở các vùng khác nhau do yếu tố văn hóa và nhân khẩu học. Khai thác thủy sản quá mức cũng vẫn còn tồn tại trong khai thác nội địa, đặc biệt là Nam Mỹ.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương