TRƯỜng đẠi học nha trang viện khoa học và CÔng nghệ khai thác thủy sảN


c) Sự phân bố các đối tượng cá nổi của nghề lưới vây kết hợp ánh sáng



tải về 1.36 Mb.
trang17/20
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.36 Mb.
#22360
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

c) Sự phân bố các đối tượng cá nổi của nghề lưới vây kết hợp ánh sáng


Do đặc điểm sinh thái, sinh học của từng đối tượng khác nhau nên sự phân bố của chúng trong vùng biển Đông Nam bộ cũng khác nhau. Khu hệ cá của vùng biển quan hệ với phức hệ nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của phức hệ đại dương và xích đạo nên thành phần loài cá, tôm,mực, đặc sản thể hiện khá phong phú.

Qua nghiên cứu, người ta đã tìm được sự phân bố của một số loài chính (cá, tôm, mực) ở vùng biển Đông Nam Bộ như sau:



- Bãi cá Côn Sơn: có độ sâu từ 25 - 40 m, chất đáy chủ yếu là cát mịn pha với vỏ sò, có khả năng khai thác quanh năm, nhưng chủ yếu từ tháng 11 đến tháng 7 năm sau. Đối tượng khai thác chủ yếu là loài trong họ cá khế có kích thước nhỏ như cá nục, cá chỉ vàng, cá đối, cá lượng.

- Bãi cá Cù Lao Thu: có độ sâu từ 50 - 200m, chất đáy là bùn, diện tích khoảng 7.500km2 khả năng khai thác 16.000 tấn, vào mùa nắng khai thác có sản lượng cao ngoài ra còn khai thác được tôm vỗ.

- Bãi cá Bắc Cù Lao Thu: Có độ sâu 50 - 200m chất đáy là bùn, diện tích có thể khai thác được vào khoảng 600km2, khả năng khai thác được 9.000 tấn, năng suất đánh bắt cao vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 và tháng 12 đến tháng 2 năm sau. thời gian khai thác là quanh năm, đối tượng khai thác chủ yếu là cá mối, cá trác, mực.

- Bãi cá cửa sông Tiền - Sông Hậu: Có độ sâu từ 10 - 22 m, chất đáy là bùn đất, diện tích khoảng 3.200km2. Khả năng khai thác 7000 tấn, có thể khai thác quanh năm, khu vực có mật độ tập trung đông nhất là phụ cận sông Hậu. Đối tượng đánh bắt chủ yếu là cá liệt, cá sao, cá nhụ, cá khế, cá đù.

Ngư trường cá nổi: Một số ngư trường cá nổi quan trọng phải kể đến là ngư trường vùng biển Vũng Tàu và khu Phan Thiết.

d) Sự phân bố bãi mực

Chủ yếu có ba loại mực quan trọng là mực ống (có 10 loài) và họ mực sim (có 3 loài), mực nang.

Tỉnh Tiền Giang có nhiều loại nghề khai thác mực như: câu mực, bóng mực, lưới kéo, lưới vây kết hợp ánh sáng, nhưng ngư cụ cho năng suất cao là lưới kéo, lưới vây kết hợp ánh sáng. Mùa vụ khai thác là 2 vụ:

Vụ Nam từ tháng 5 đến tháng 11 chủ yếu là mực ống, sản lượng cao nhất từ tháng 7 đến tháng 9 tập trung nhiều ở Phan Thiết, Hàm Tân, Vũng Tàu, phía Đông đảo Côn Sơn và khơi Đông Nam đảo Hòn Khoai.

Vụ Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chủ yếu là mực nang, mực ống. Mật độ tập trung không lớn bằng vụ nam, tập trung cao quanh đảo Cù lao Thu, ngoài khơi Hàm Tân - Vũng tàu, phía Đông đảo Côn Sơn và khơi Đông Nam đảo Hòn Khoai.

e) Bãi tôm


Đặc điểm mùa vụ và ngư trường khai thác tôm ở vùng Đông Nam Bộ có thể được tóm tắt như sau: Vụ Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau khu vực đánh bắt có sản lượng cao nhất là từ cửa Cung hầu đến cửa Định an tiếp theo là khu vực nam Vũng Tàu. Vụ Nam từ tháng 5 đến tháng 11: Mật độ thấp không hình thành các bãi khai thác có sản lượng đáng kể.

* Một số bãi tôm chính có đặc điểm phân bố như sau:

- Bãi tôm Nam Vũng Tàu diện tích khoảng 2.744 km2, độ sâu đánh bắt không quá 35 m.

- Bãi tôm cửa sông Cửu Long diện tích khoảng 5.145 km2, độ sâu đánh bắt không quá 32m, mật độ tôm tập trung từ tháng 4 đến tháng 5.

- Bãi tôm Mũi Cà Mau diện tích khoảng 5.488 km2, độ sâu đánh bắt không quá 25m.

- Bãi tôm Cù Lao Thu độ sâu khai thác từ 70 đến 600m, khu vực có sản lượng cao độ sâu 150 đến 200m, đối tượng khai thác chủ yếu là tôm.


4.4.4.3. Ngư trường Tây Nam Bộ


Ngư trường tỉnh Cà Mau nằm trong ngư trường trọng điểm Kiên Giang - Cà Mau ở gần bờ phía Đông của vịnh Thái Lan. Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản Cà Mau kiểm soát vùng biển khoảng 19.440 km2 từ vĩ độ 90 20’N trở xuống và 1040 47’E trở về phía Tây.

a) Địa hình chất đáy

Vùng biển phía Tây Cà Mau ít chướng ngại vật, riêng vùng Hòn Khoai - Hòn Sao đáy biển ghồ ghề, nhiều rạn san hô. Các nơi khác chủ yếu là các loài sinh vật biển như: sao biển, rong rêu, nấm hình ly. Các chướng ngại vật này ảnh hưởng rất lớn đến nghề lưới vây.

Độ sâu và chất đáy: Ngư trường có độ sâu nhỏ, đường đẳng sâu 10m cách bờ 7- 8 hải lý, chỗ sâu nhất khoảng 40m nước. Đường đẳng sâu 30m cách bờ 50-60 hải lý. Chất đáy là bùn hoặc bùn pha vỏ sò nhuyễn thể và bùn cát.

b) Chế độ gió, thuỷ triều và sóng biển

- Chế độ gió: thể hiện rõ nét những đặc tính gió mùa. Có hai mùa chính: Mùa gió Đông Bắc hoạt động từ cuối tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa gió Tây Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9. Ngoài ra còn có các loại gió hoạt động trong các thời kỳ chuyển tiếp. Tốc độ gió trung bình nằm trong đất liền từ 1,5 - 2 m/s, ở ngoài khơi từ 2,5 - 3,5 m/s và rất ít biển động.

- Chế độ thuỷ triều, sóng biển: Ngư trường Cà Mau chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai chế độ thuỷ triều. ở phía Đông có chế độ bán nhật triều không đều ở biển Đông, ở phía Tây có chế độ nhật triều không đều của vịnh Thái Lan. Biên độ thuỷ triều nhỏ khoảng 1m, cao nhất từ 1,5 - 1,7 m, thấp nhất từ 0,25 - 0,4 m.

- Chế độ sóng: tương đối ổn định. Vào mùa mưa (mùa gió Tây Nam), sóng cao hơn mùa khô (mùa gió Đông Bắc) đặc biệt cũng có tháng mặt biển lặng sóng mà ngư dân gọi là “đồng trung”. Ngoài ra vùng biển này ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nên ít khi có sóng cấp 6-7 do đó rất thuận lợi cho nghề lưới vây khai thác xa bờ ở tỉnh Cà Mau.

- Chế độ mưa, bão: Mùa mưa ở đây chính thức bắt đầu từ ngày 5 đến ngày 25 tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 hàng năm. Số ngày mưa khoảng 170 đến 200 ngày, lượng mưa trung bình trong một năm khoảng 1.500 đến 2.000mm, tập trung chủ yếu vào tháng 8 và tháng 9 hàng năm. Bão ít xảy ra ở vùng biển này, nếu có thường rơi vào các tháng từ tháng 8 đến tháng 10.

- Dòng chảy: Vịnh Thái Lan thông với Biển Đông nên chịu ảnh hưởng của hải lưu Biển Đông, trong vịnh hình thành hai dòng hải lưu khác nhau:

+ Hải lưu mùa khô: Vào mùa này trên tầng mặt có các dòng chảy theo hướng Tây Nam dọc theo bờ biển nước ta và vòng qua vịnh Thái Lan rồi đi qua cửa vịnh.

+ Hải lưu trong mùa mưa: Vào mùa này xuất hiện dòng hải lưu ngược lại so với dòng hải lưu mùa khô. Ngoài ra còn có một số dòng hải lưu tồn tại không có qui luật ở ven bờ. Do có hoạt động của các dòng chảy trong mỗi năm nên nước biển ở vịnh Thái Lan luôn được trao đổi với biển Đông tạo thành một vùng biển có các loài hải sản sinh sống rất phong phú và đa dạng.



c) Điều kiện ngoại cảnh khác ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền nghề cá

Ngoài những chế độ nói trên còn có một điều kiện không kém phần quan trọng đó là chế độ sương mù. Sương mù có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tàu thuyền trên biển. Ở vùng biển Tây Nam bộ sương mù thường xuất hiện vào cuối mùa khô lúc gần sáng và tan nhanh khi mặt trời mọc. Sương mù ở đây chủ yếu là sương mù bức xạ.


4.4.4.4. Nguồn lợi thuỷ sản vùng biển Tây Nam Bộ


a) Thành phần loài

Vùng biển Tây Nam Bộ là vùng biển nông nhất trong các vùng biển ở Việt Nam, thành phần cá kinh tế ở đây chủ yếu là các loài cá nhỏ. Sản lượng khai thác chủ yếu là các loài cá thuộc họ cá liệt (Leignathidae) sau đó đến cá chỉ vàng (Selaroides leptolepis). Một số loài có sản lượng cao là cá liệt (Leiognathus sp) chiếm 34%, cá chỉ vàng 20%, cá hồng (Lutianus) chiếm 7,4%.

Thuỷ sinh vật làm thức ăn cho tôm cá rất phong phú, gồm 133 loài thực vật nổi (Phytoplankton), 24 loài động vật nổi (Zooplankton), 61 loài động vật đáy (Zoobenthos), với sinh lượng thực vật nổi đạt 172.000 -221.000 cá thể/lít, động vật nổi 4940 - 8550 con/m3, động vật đáy 7,1 - 7,6 g/m2. Có 62 loài cá trong đó có 24 loài cá có giá trị kinh tế, 33 loài tôm, 2 loài ruốc, 2 loài cua và một số loài giáp xác nhuyễn thể khác.

* Trữ lượng và khả năng khai thác

Là một ngư trường có trữ lượng lớn và đa dạng các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, ghẹ, mực, cá hồng, cá sao, cá thu, cá chim, cá mú, cá thiều… Trữ lượng cá của vùng biển Cà Mau ước chừng khoảng 600.000 tấn, khả năng cho phép khai thác hàng năm từ 200.000 - 250.000 tấn.



b) Sự phân bố các đối tượng cá nổi của nghề lưới vây kết hợp ánh sáng ở vùng biển Tây Nam Bộ

- Sự phân bố bãi cá:

Đối với nghề lưới vây, mùa vụ chính từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa vụ phụ từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Cá tập trung nhiều nhất ở vĩ độ từ 70N đến 80 N, kinh độ 1020 đến 1040 E. Các loài cá nổi thường gặp là cá ngừ và một số loài các có giá trị kinh tế cao như: cá chim, cá thu, cá hố, cá tráo…ở độ sâu từ 50 đến 80 mét nước.

- Sự phân bố bãi mực:

Ở vùng biển Cà Mau mực phân bố rải rác từ bờ ra khơi, tập trung nhiều nhất ở độ sâu 30 - 40 m nước. Đối với tàu lưới vây kết hợp ánh sáng đánh bắt xa bờ tỉnh Cà Mau thường tìm kiếm ngư trường có sản lượng cá lớn nên sản lượng mực trong một mẻ lưới rất thấp trung bình khoảng 1- 10 kg/mẻ.

4.4.4.5. Nhận xét chung về ngư trường, nguồn lợi thuỷ sản vùng biển Đông - Tây Nam Bộ


a) Ngư trường vùng biển Đông Nam Bộ

Ngư trường khai thác chính của tàu thuyền trong vùng tập trung ở vùng biển Đông Nam Bộ. Đây là vùng biển có độ sâu nhỏ, đáy biển bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức khai thác của các loại nghề: Lưới kéo cá đáy, lưới vây…đặc biệt là nghề lưới vây kết hợp ánh sáng. Ngoài ra, vùng biển này có ít bão nên tàu thuyền có thể làm việc dài ngày trên biển.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương