TRƯỜng đẠi học nha trang viện khoa học và CÔng nghệ khai thác thủy sảN


Ngư trường, nguồn lợi vùng biển Đông - Tây Nam Bộ



tải về 1.36 Mb.
trang16/20
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.36 Mb.
#22360
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

4.4.4. Ngư trường, nguồn lợi vùng biển Đông - Tây Nam Bộ

4.4.4.1. Ngư trường Đông Nam Bộ


a) Độ sâu

Nếu so sánh với vùng biển miền Trung thì vùng biển Đông Nam bộ có độ sâu và độ dốc không lớn. Độ dốc đáy biển chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đường đẳng sâu 100m cách bờ rất xa. Phía Tây địa hình bờ ít lồi lõm và có đảo phân bố rải rác.

Vùng biển Đông Nam Bộ có độ dốc không lớn, độ sâu tăng dần từ bờ ra khơi về phía Nam đường đẳng sâu 100m cách bờ 300 hải lý tạo nên đáy biển có dạng đồng bằng, ít chướng ngại vật lớn, thích hợp cho các loại nghề cá đáy và cá nổi. Song, để phát triển nghề cá xa bờ cần có qui hoạch cụ thể, vì chi phí thời gian đi về trong chuyến biển rất lớn, chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng chi phí chung, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

b) Chất đáy

Từ mũi Kê Gà đến mũi Cà Mau dọc theo vùng nước ven bờ chất đáy là bùn và cát. Phía ngoài các vùng biển Đông Bắc, Tây Nam đảo Côn Sơn và vùng biển Cù Lao Thu đến mũi Cà Ná chất đáy là cát pha vỏ sò, đáng chú ý là vùng biển tam giác mũi Kê Gà, đảo Phú Quí đến mũi Cà Ná có nhiều chướng ngại vật như xác tàu, đá ngầm và vùng biển Tây Nam đảo Phú Quí.

Vùng biển có nhiều chỗ trú đậu cho tàu thuyền như phía Tây Nam Côn Đảo, phía Đông Bắc và Tây Nam đảo Phú Quí, đảo Phú Quốc … Trú gió mùa Đông Bắc: Mũi Kê Gà và vùng Vũng Tàu (bến Đá, bến Dứa, bến Sao Mai qua nhánh sông phường Thắng Nhì), cửa Lộc An, cửa Phước Tỉnh.

Tóm lại, ngư trường vùng biển Đông Nam bộ có địa hình bằng phẳng, phía Nam đảo Côn Sơn ít chướng ngại vật là điều kiện thuận lợi cho tàu bè nghề cá hoạt động.

c) Khí tượng thủy văn

- Nhiệt độ không khí: biến thiên ít, biên độ dao động giữa các tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất không nhiều, tháng lạnh nhất vào tháng 12 và tháng 1 nhiệt độ 20 - 250C. Tháng nóng nhất vào tháng 4 và tháng 5 từ 30 - 350 C.



Bảng 4.11: Phân bố nhiệt độ theo tháng

Tháng

Nhiệt độ trung bình (0C)

Nhiệt độ dao động (0C)

4 - 11

32,6

29 - 35

12 - 3

28,2

26 - 31

4 - 10

30,2

27 - 33

- Nhiệt độ nước biển: cao nhất vào tháng 5 là 310C, thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 là 210 C, trung bình 27 đến 280 C. Với biên độ dao động từ 5 - 70 C vào mùa gió Tây Nam, vùng ven bờ biển thấp hơn ngoài khơi khoảng 20C, mùa gió Đông Bắc xu thế ngược lại.

- Gió: vùng biển Đông Nam Bộ chịu ảnh hưởng của hai hệ thống gió đó là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng10. Gió mùa Đông Bắc có cường độ mạnh hơn gió mùa Tây Nam, cấp độ gió trong các tháng 6 và 7 thường từ 1,8 đến 5,2 m/s sang tháng 11 tốc độ gió tăng từ 7,5 đến 12,4 m/s. Trong gió mùa Đông Bắc dường như không có mưa, ngược lại gió mùa Tây Nam mưa nhiều và lượng mưa khá lớn.

- Bão: ít xuất hiện ở vùng biển Đông Nam Bộ, theo tài liệu thống kê nhiều năm, tần số bão xuất hiện thấp nhất trong các vùng ven biển nước ta. Các trường hợp có bão xảy ra thường từ tháng 10 đến tháng12. Mấy năm gần đây do ảnh hưởng của hiện tượng Enninô vùng biển Đông Nam Bộ đã có xuất hiện bão với cường độ khá lớn điển hình cơn bão số 5 năm 1997, đã gây ra hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản cho nhân dân vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

- Sóng biển: có hướng và cường độ phụ thuộc mùa gió, nhìn chung trong gió mùa Đông Bắc sóng có cường độ và độ cao cao hơn, độ cao sóng trung bình từ 0.8 - 0.9 m lớn nhất là 2.5 - 3m, vùng biển phía Đông - Đông Nam đảo Phú Quý có cường độ lớn hơn cả các khu vực khác trong vùng biển Đông Nam Bộ.

- Thuỷ triều: vùng biển này có chế độ bán nhật triều không đều mỗi ngày lên xuống 2 lần. Biên độ triều thuộc loại lớn từ 3 ữ 4m, trong kỳ nước cường ảnh hưởng của thuỷ triều ăn sâu vào đất liền có khi đến 300m.

- Dòng chảy và hải lưu: tương đối phức tạp nó vừa có tính chất dòng chảy ven bờ do nguồn nước các sông đổ ra vừa có tính chất dòng chảy ngoài khơi, vận tốc dòng chảy ven bờ và xung quanh Côn Đảo trung bình từ 20 - 30 cm/s, thấp nhất từ 2 - 3 m/s vào tháng 6. Vận tốc dòng chảy xung quanh đảo Cù Lao Thu lớn cực đại 10 m/s vào tháng 9, nhưng đến tháng 6 tốc độ cực đại chỉ còn 60cm/s. Qua thời gian tốc độ cực đại vào tháng 9 thì từ tháng 10 trở đi tốc độ dòng chảy yếu dần.

Vùng ven bờ của cửa sông Cửu Long hướng dòng chảy đổ ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, còn dòng chảy ngoài khơi đảo Phú Quý có hướng Tây Nam - Đông Bắc và đổi hướng theo chế độ thủy học, địa hình và gió mùa.

4.4.4.2. Nguồn lợi thuỷ sản vùng biển Đông Nam Bộ

a) Sinh vật phù du và động vật đáy


Sinh vật phù du và động vật đáy là cơ sở thức ăn của các loài cá biển. Nắm được qui luật phân bố biến động về sinh vật lượng của chúng là yếu tố quan trọng tìm hiểu sự phân bố và biến động nguồn lợi cá biển. Mô tả khối lượng động vật phù du và động vật đáy tại vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ được thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12: Diện tích, khối lượng động vật phù du và động vật đá vùng biển Nam Bộ (từ 200m trở vào)

Vùng biển

Diện tích (km2)

Động vật phù du (tấn)

Động vật đáy (tấn)

Đông Nam Bộ

Tây Nam Bộ



163.900

28.200


404.900

59.900


707.700

31.970


Tổng cộng

326.200

1.139.300

1.971.800

b) Trữ lượng và khả năng khai thác

Việc xác định trữ lượng của vùng biển Đông Nam Bộ chính xác là một việc khó vì chưa có tài liệu điều tra khoa học nào đưa ra số liệu chính xác.

Đông Nam Bộ là vùng biển có trữ lượng và nguồn lợi rất phong phú, có nhiều loài cá kinh tế, nhiều loài đặc sản quí như: Tôm, mực…

Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho biết trữ lượng nguồn lợi của vùng biển Đông Nam Bộ như sau (bảng 4.13).



Bảng 4.13: Trữ lượng, khả năng khai thác vùng biển Việt Nam và Đông Nam Bộ

Vùng biển

Loài cá

Trữ lượng

Khả năng khai thác

Tỷ lệ (%)

Tấn

Tỷ lệ %

Tấn

Tỷ lệ %

Việt Nam

Cá nổi

Cá đáy


1.740.000

1.029.041



63

37


694.100

411.617


62,8

37,2

100


Cộng

2.769.041

100

1.105.717

100




Đông

Nam Bộ


Cá nổi

Cá đáy


524.000

698.307


42,9

57,1


209.600

279.323


42,9

57,1

44,1


Cộng

1.222.307

100

488.923

100

Qua bảng 4.13 cho thấy trữ lượng vùng biển Đông Nam Bộ chiếm hơn 44% nguồn lợi toàn biển Việt Nam. Nếu tính theo độ sâu nước biển, thì khả năng cho phép khai thác cá vùng biển Đông Nam Bộ được mô tả theo bảng sau (bảng 4.14).



Bảng 4.14: Khả năng khai thác cho phép theo độ sâu vùng biển Đông Nam Bộ

Độ sâu(m)

Tổng số (tấn)

Cá nổi (tấn)

Cá đáy (tấn)

Ghi chú

0 - 30

31 - 100


> 100

320.000

140.000


40.000

420.000

70.000


20.000

200.000

60.000


20.000

Từ vĩ độ 100 40’ N trở xuống

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương