TRƯỜng đẠi học nha trang viện khoa học và CÔng nghệ khai thác thủy sảN


Sự phân vùng nghề cá Việt Nam



tải về 1.36 Mb.
trang13/20
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.36 Mb.
#22360
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20

4.2. Sự phân vùng nghề cá Việt Nam

4.2.1. Những nét đặc trưng của biển Việt Nam


Vùng biển Việt Nam phát triển kế thừa trên khung cấu trúc địa chất phức tạp của biển Nam Trung Hoa nên địa hình bờ, đáy biển cũng phức tạp và đa dạng.

4.2.1.1. Những nét đặc trưng của bờ biển Việt Nam


Bờ biển Việt Nam xuất phát từ Móng Cái kéo dài tới Hà Tiên với chiều dài khoảng 3.260km, không tính tới bờ các đảo. Do cắt qua các khu vực tự nhiên về cấu trúc địa chất khác nhau nên địa hình bờ hết sức phức tạp.

Căn cứ vào độ dốc, mức độ chia cắt đường bờ và các tính chất của phần lục địa ven biển, người ta chia bờ biển Việt Nam ra 5 dải khu vực bờ biển theo chiều dài, đó là:



* Đoạn Móng Cái - Đồ Sơn

Bờ biển có hướng Đông Bắc - Tây Nam, kiểu vịnh, đảo chia cắt mạnh, phức tạp, giống như một cánh cung ôm lấy gần 3.000 hòn đảo, chủ yếu là đảo đá vôi, có nhiều đá ngầm, giữa các đảo là các rãnh sâu, Lạch Vạn có độ sâu 30m. Khí hậu, nhiệt đới gió mùa, bão tố khoảng 10-12 cơn/năm.



* Đồ Sơn - Lạch Trường

Bờ biển có hướng Đông Bắc - Tây Nam và gần hướng Bắc - Nam, một cạnh của tam giác châu thổ sông Hồng, bờ thấp, phẳng bị chia cắt bởi nhiều cửa sông và những bãi triều. Tốc độ lấn bồi hàng năm với tốc độ xấp xỉ 30m, đường đẳng sâu 10m cách bờ từ 10 - 15km.



* Lạch Trường - Hải Vân

Bờ biển có hướng Tây Bắc - Đông Nam, xen kẽ giữa các bờ cát là các cung bờ mũi đá nhô ra (Đèo Ngang, Hải Vân), đường đẳng sâu 20m thường cách bờ từ 3 - 5 km, có nơi sát vách núi.



* Hải Vân - Vũng Tàu

Bờ biển có hướng Bắc - Nam ở phần đầu (Hải Vân - mũi Sừng Trâu) và chuyển hướng Đông Bắc - Tây Nam ở nửa phần sau (mũi Sừng Trâu - Vũng Tàu).

- Hải Vân - mũi Sừng Trâu: Bờ biển dốc, có nhiều mũi đá nhô ra, nhiều vũng vịnh với độ sâu từ 20 - 25m, cửa vịnh từ 40 - 50m, đường độ sâu 50m chạy sát bờ, có nhiều đảo với các rạn san hô như Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Hòn Tre...

- Mũi Sừng Trâu - Vũng Tàu: Bờ biển có hướng Đông Bắc - Tây Nam, xen kẽ giữa các bờ cát là các cung bờ mũi đá nhô ra (mũi La Gàn, mũi Né, mũi Kê Gà, mũi Kỳ Vân và mũi Vũng Tàu), đường đẳng sâu 20m thường cách bờ từ 10 đến vài chục km.



* Vũng Tàu - Hà Tiên

Bờ bao của châu thổ sông Cửu Long, chia làm 2 đoạn là:

+ Vũng Tàu - Cà Mau: Bờ biển có hướng Đông Bắc - Tây Nam

+ Cà Mau - Hà Tiên: Bờ biển có hướng Tây Bắc - Đông Nam. Bờ biển thấp, chia cắt bởi các cửa của sông Cửu Long, sự bồi lấn ở mũi Cà Mau với tốc độ xấp xỉ 100m mỗi năm, đáy biển bằng phẳng, đường đẳng sâu 20m cách bờ vài chục km.


4.2.1.2. Những nét đặc trưng của thềm lục địa


Dựa vào những khác biệt về độ dốc và mức độ chia cắt địa hình, vùng thềm lục địa Việt Nam có thể chia thành các khu vực sau đây:

a) Thềm lục địa Bắc Bộ

Bao gồm toàn bộ vịnh Bắc Bộ kéo dài tới vĩ độ 160 N ngang Đà Nẵng. Thềm

lục địa có dạng lòng chảo, nghiêng dần về Đông Nam. Độ sâu ở trung tâm vịnh 70 - 80m, vùng cửa vịnh đạt 100m và rìa thềm lục địa khoảng 200m, độ dốc thềm lục địa ở đây là từ 2 - 5'.

b) Thềm lục địa Trung Bộ

Từ Đà Nẵng đến Phan Thiết, rìa thềm lục địa chạy dọc theo kinh tuyến (Bắc

Nam) men theo đường đẳng sâu 140m. Đây là khu vực có thềm lục địa hẹp nhất cả nước. Độ dốc lớn, các đường đẳng sâu 20-100m chạy sát nhau. Thềm lục địa tạo thành các cung bậc 0 - 50m; 50 - 100m và sâu hơn 100m.

c) Thềm lục địa Đông Nam bộ

Kéo dài từ Phan Thiết đến Cà Mau. Đây là khu vực thềm lục địa mở rộng chịu

sự ảnh hưởng của hệ thống sông Mê Kông, phía Bắc có địa hình tương đối gồ ghề đáy cát và cát bùn là chủ yếu, phía Nam tương đối bằng phẳng có đáy bùn và cát bùn.

d) Thềm lục địa Tây Nam Bộ

Từ Cà Mau đến Hà Tiên, là phần thềm lục địa thuộc vịnh Thái Lan. Đây là

vùng thềm lục địa lớn, giữa trung tâm vịnh tương đối bằng phẳng, có độ dốc trung bình từ 1- 3'.

Tổng diện tích vùng biển gần bờ và thềm lục địa của Việt Nam phân bố theo khu vực được cho trong bảng 4.6.



Bảng 4.6 Diện tích vùng biển gần bờ và thềm lục địa Việt Nam

TT


Vùng biển gần bờ

Vùng thềm lục địa

Tên gọi

Diện tích

(km2)



Tên gọi

Diện tích

(km2)



1

Vịnh Bắc Bộ ( 30m nước)

21.400

Vịnh Bắc Bộ ( 200m nước)

88.700

2

Trung Bộ ( 50m nước)

10.700

Trung Bộ ( 200m nước)

45.400

3

Đông Nam Bộ  30m nước)

37.800

Đông Nam Bộ ( 200m nước)

163.900

4

Tây Nam Bộ ( 30m nước)

28.200

Tây Nam Bộ ( 200m nước)

28.200




Tổng

98.100

Tổng

326.200

4.2.2. Những nét đặc trưng của sườn lục địa và lòng chảo nước sâu

4.2.2.1. Sườn lục địa


Sườn lục địa Việt Nam là một dải hẹp chạy hướng theo kinh tuyến, chiều rộng thay đổi từ 18 - 220km. Vùng Bình Trị Thiên dải sườn lục địa có độ rộng 50 - 60km, còn ngoài khơi vùng Đà Nẵng - Bình Định sườn lục địa có chiều rộng cực đại khoảng 220km. Vùng Phú Yên - Khánh Hòa có sườn lục địa dốc và nhỏ nhất cả nước, ở Cam Ranh độ rộng chỉ có 18km.

Phân bố dọc sườn lục địa Việt Nam có 3 vũng nước sâu: Vũng Bắc Hoàng Sa có chiều rộng trung bình 100km, độ sâu 3.500m; Vũng ngoài khơi Đà Nẵng có độ sâu trung bình từ 2.000-2.500m; Vũng Dalawan rộng trung bình 120 - 200km, độ sâu 3.000m.

Cấu trúc tổng quát về địa hình, địa mạo vùng biển Việt Nam được thể hiện ở hình 4.1.



Hình 4.1: Hình thái địa hình thềm lục địa Việt Nam và vùng phụ cận

(Trịnh Phùng và Nguyễn Văn Tạc)

4.2.2.2. Vùng lòng chảo nước sâu


Vùng lòng chảo nước sâu nằm ở trung tâm Biển Đông, có dạng hình thoi, chiều dài 1.500km, chiều rộng 800km, diện tích khoảng 600.000km2, độ sâu trung bình 4.300m, cực đại 5.559m.

4.2.2.3. Vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa


Đây là hai quần đảo nằm trong vùng biển của Việt Nam. Quần đảo Hoàng Sa nằm ở vĩ độ 15 - 170N trên cao nguyên ngầm có diện tích khoảng 100.000km2, có trên 100 đảo lớn nhỏ và bãi nông. Quần đảo Trường Sa nằm ở vĩ độ 5 - 120N trên cao nguyên ngầm có diện tích khoảng 300.000km2, bao gồm hàng trăm đảo nổi, rạn đá, bãi nông, tạo thành 8 cụm đảo lớn là: Song Tử; Thị Tứ; Loại Sa; Nam Yết; Sinh Tồn; Bình Nguyên; Trường Sa và Thám Hiểm. Hoàng Sa cách Trường Sa 500 - 600km qua lòng chảo nước sâu biển Việt Nam.



Hình 4.2: Cấu trúc địa mạo biển Việt Nam và vùng phụ cận

(Trịnh Phùng và Nguyễn Văn Tạc)


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương