TRƯỜng đẠi học kinh tế VÀ quản trị kinh doanh


THANH TOÁN ĐIỆN TỬ GIỮA DOANH NGHIỆP - DOANH NGHIỆP (B2B)



tải về 2.98 Mb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích2.98 Mb.
#34131
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

3. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ GIỮA DOANH NGHIỆP - DOANH NGHIỆP (B2B)

Thanh toán B2B thường không được thực hiện trực tuyến bằng thẻ tín dụng vì giá trị giao dịch lớn, nên trong B2B doanh nghiệp sẽ thực hiện thanh toán như trong xuất nhập khẩu hoặc ra những lệnh chuyển tiền trực tiếp từ ngân hàng của người mua đến ngân hàng của người bán.



3.1 Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)



3.1.1 Khái niệm

Trao đổi dữ liệu điện tử còn gọi là trao đổi dung liệu điện tử được định nghĩa trong Luật Giao dịch điện tử (2005) như sau:


Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI – electronic data interchange) là sự chuyển thông tin từ máy tính này sang máy tính khác bằng phương tiện điện tử theo một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận về cấu trúc thông tin.
Uỷ ban Liên hiệp Quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã được ra định nghĩa pháp lý sau đây : “trao đổi dữ liệu điện tử” (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng một tiêu chuẩn đã được thoả thuận về cấu trúc thông tin.
Bách khoa toàn thư Wikipedia định nghĩa EDI là các tiêu chuẩn quy định việc tạo thành thông tin để có thể trao đổi bằng phương tiện điện tử bên trong hoặc giữa các doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan chính quyền hay các nhóm khác. Thuật ngữ EDI cũng được dùng để mô tả sự triển khai và hoạt động của các hệ thống và các quá trình nhằm tạo ra, truyền gửi và nhận các văn bản EDI.
Nhìn chung các văn bản EDI cũng chứa các thông tin như các thông tin có chứa trên văn bản giấy tương ứng.
3.1.2 Ưu điểm của việc sử dụng EDI

EDI và các kĩ thuật tương tự làm giảm rất nhiều chi phí như gặp mặt, hội họp, các văn bản in ra giấy, fax, email… Giảm chi phí sắp xếp, tổ chức và tìm kiếm và thông tin.


Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange) có ý nghĩa quyết định đối với giao dịch thương mại điện tử quy mô lớn giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. EDI là hình thức phổ biến nhất để trao đổi dữ liệu có cấu trúc giữa hệ thống máy tính của các doanh nghiệp. Sử dụng EDI, doanh nghiệp sẽ giảm được lỗi sai sót do con người gây nên, giảm thời gian xử lý thông tin trong các giao dịch kinh doanh, tiết kiệm thời gian và chi phí so với trao đổi dữ liệu phi cấu trúc.
EDI được ứng dụng rất phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp trên thế giới và sẽ còn tăng mạnh trong một vài năm tới. Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã tạo ra một phương tiện hữu hiệu cho việc sử dụng EDI thay vì phải thực hiện qua các mạng giá trị gia tăng (VAN). Thứ hai, các ngôn ngữ lập trình hiện đại mới xuất hiện như XML làm cho EDI trở nên dễ thiết kế và dễ sử dụng hơn.
Giá trị giao dịch thương mi s dụng EDI (tỷ USD)

2001

2002

2003

2004

2005

3.227

3.250

3.443

3.608

3.783



Nguồn: OECD và ước tính ca Tập đn thông tin Giga cho cácm 2003 - 2005

3.2 Thực trạng thanh toán điện tử EDI ở Việt nam

Trao đổi dữ liệu điện tử ở Việt nam chưa phát triển mạnh. Theo báo cáo TMĐT năm 2004 của Bộ thương mại thì tình hình trao đổi dữ liệu điện tử mới chỉ ở mức sơ khai.



Hộp 3 Trao đổi dữ liệu điện tử EDI năm 2004

Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange) có ý nghĩa quyết định đối với giao dịch thương mại điện tử quy mô lớn giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. EDI là hình thức phổ biến nhất để trao đổi dữ liệu có cấu trúc giữa hệ thống máy tính của các doanh nghiệp. Sử dụng EDI, doanh nghiệp sẽ giảm được lỗi sai sót do con người gây nên, giảm thời gian xử lý thông tin trong các giao dịch kinh doanh, tiết kiệm thời gian và chi phí so với trao đổi dữ liệu phi cấu trúc.
EDI được ứng dụng rất phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp trên thế giới và sẽ còn tăng mạnh trong một vài năm tới. Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã tạo ra một phương tiện hữu hiệu cho việc sử dụng EDI thay vì phải thực hiện qua các mạng giá trị gia tăng (VAN). Thứ hai, các ngôn ngữ lập trình hiện đại mới xuất hiện như XML làm cho EDI trở nên dễ thiết kế và dễ sử dụng hơn
Vào giữa những năm 1990, một số lượng lớn các công ty bắt đầu cung cấp dịch vụ EDI trên Internet. Các công ty vốn cung cấp mạng giá trị gia tăng truyền thống nay đưa ra dịch vụ EDI trên Internet, cùng với rất nhiều các công ty mới gia nhập vào thị trường dịch vụ EDI trên Internet. EDI trên Internet được gọi là EDI Internet hoặc Web EDI. Cấu trúc mở của Internet cho phép các đối tác thương mại có được cơ hội tiềm tàng trong việc trao đổi thông tin có cấu trúc với các công cụ mới như XML/ebXML
ng dụng UN/EDIFACT ti BThương mại
Hệ thng truyền d liệu visa điện tử (ELVIS)

Từ tháng 3/2004, Bộ Thương mại đã vận hành hệ thống truyền visa điện tử cho hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Hệ thống này sử dụng chuẩn UN/EDIFACT để trao đổi dữ liệu hạn ngạch với Hải quan Hoa Kỳ. Hệ thống ELVIS giúp việc quản lý hạn ngạch hàng dệt may sang Hoa Kỳ hiệu quả và tránh được gian lận thương mại hơn so với phương pháp quản lý hạn ngạch bằng giấy truyền thống.
Các cơ quan quản lý nhà nước về CNTT và TMĐT đã nhận thức được tầm quan trọng của lỗ hổng về tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử và đã có một số hoạt động nhằm thúc đẩy sự ứng dụng EDI ở nước ta. Ngày 23/12/2002, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 1035/QĐ-BKHCN về việc thành lập Tổ công tác xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn “Trao đổi dữ liệu điện tử - EDI” (gọi tắt là Tổ công tác EDI) gồm đại diện của nhiều cơ quan và doanh nghiệp. Trong năm 2004, Tổ công tác này đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về EDI và tiếp tục công tác nghiên cứu xây dựng dự thảo Khung tiêu chuẩn EDI như :
Cập nhật thường xuyên thông tin về EDI tại http://www.edivn.gov.vn, tổ chức các lớp học và trình bày về EDI tại một số hội thảo.

Triển khai xây dựng Bộ từ điển thuật ngữ EDI áp dụng cho các lĩnh vực hành chính, thương mại, tài chính - ngân hàng, hải quan và giao thông vận tải của Việt Nam.
Tổ chức và điều phối việc thực hiện các nội dung của Dự án Tương thích tiêu chuẩn EDI của châu Âu và Pháp vào Việt Nam (EA2) do EU tài trợ và EDIFRANCE là đơn vị chủ trì. Tổ chức đoàn chuyên gia Việt Nam sang khảo sát về Khung chính sách công nghệ và tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử của Anh, tham dự Hội thảo tại Berlin về ứng dụng Chuẩn lưu trữ tài liệu OpenOffice.org XML và các dịch vụ đăng ký trực tuyến đưa các dịch vụ hành chính công lên mạng thông qua công nghệ tự động nhập liệu e-form.
Tổ kỹ thuật tiêu chuẩn CNTT thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng thuộc Bộ KH&CN đang khẩn trương xây dựng Bộ tiêu chuẩn EDI Việt Nam dựa trên Bộ UN/EDIFACT, dự kiến có thể ban hành vào cuối năm 2005.
Bộ Thương mại hợp tác với một số tổ chức về TMĐT như AFACT nhằm thiết lập chuẩn EDI cho các giao dịch thương mại, hậu thuẫn cho sự phát triển mạnh của TMĐT Việt Nam trong những năm tới.
Nguồn Báo cáo TMĐT 2004
Đến năm 2005, tiến bộ về EDI của Việt nam cũng không có nhiều thành tựu nổi bật. Theo Báo cáo TMĐT 2005 của Bộ Thương mại
Hộp 4 Trao đổi dữ liệu điện tử EDI năm 2005

Một số doanh nghiệp hoặc tổ chức có hoạt động nghiệp vụ đòi hỏi trao đổi khối lượng thông tin lớn đã quan tâm đến EDI, trong đó cảng Hải Phòng là một đơn vị ứng dụng EDI có hiệu quả. Cảng Hải Phòng đã xây dựng chương trình EDI theo tiêu chuẩn quốc tế EDIFACT, ghép nối lấy dữ liệu quản lý container từ hệ thống thông tin quản lý MIS hiện tại của Cảng để tạo lập các báo cáo điện tử theo mẫu chuẩn EDI quốc tế gửi cho hãng tàu. Qua kiểm tra, hệ thống đạt kết quả theo tiêu chuẩn quốc tế, số liệu cập nhật nhanh, kịp thời, đầy đủ và chính xác, chất lượng điều hành, quản lý và trình độ nghiệp vụ được nâng cao một cách rõ rệt. Thông qua chương trình EDI, hãng tàu đã tận dụng và thừa hưởng được toàn bộ số liệu khai thác container của cảng, tiết kiệm được chi phí, thời gian và nhân lực, nâng cao hiệu quả khai thác, điều hành, quản lý.
Nguồn Báo cáo TMĐT 2005


CHƯƠNG 4 MARKETING ĐIỆN TỬ

1.TỔNG QUAN VỀ MARKETING ĐIỆN TỬ


1.1.Khái niệm về marketing điện tử



Marketing điện tử là thuật ngữ được dịch từ electronic marketing hay e-marketing. Philip Kotler định nghĩa marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân - dựa trên các phương tiện điện tử và Internet.
Joel Reedy và đồng nghiệp định nghĩa emarketing như sau: Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua Internet và các phương tiện điện tử.
Một số định nghĩa khác về marketing điện tử gồm có:
Emarketing là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân - dựa trên các phương tiện điện tử và Internet.

Marketing điện tử là hoạt động ỨNG DỤNG mạng Internet và các phương tiện điện tử ĐỂ tiến hành các hoạt động marketing nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ khách hàng THÔNG QUA nâng cao hiểu biết về khách hàng các hoạt động xúc tiến hướng mục tiêu và các dịch vụ qua mạng hướng tới thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Marketing Internet là lĩnh vực tiến hành hoạt động kinh doanh gắn liền với dòng vận chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng, dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin Internet. (Ghosh Shikhar và Toby Bloomburg)


1.2 Đặc điểm của marketing điện tử

Bản chất của marketing điển tử là: Môi trường marketing là môi trường Internet. Marketing điện tử sử dụng Internet và các phương tiện thông tin được kết nối vào Internet. Tuy vẫn mang bản chất của marketing nói chung là thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, nhưng emarketing có những đặc điểm khác do người tiêu dùng trong thời đại công nghệ thông tin có thói quen tiêu dùng, thói quen tiếp cận thông tin, tìm hiểu và mua hàng khác với người tiêu dùng truyền thống.


Khái niệm thị trường trong emarkeitng được mở rộng thành không gian thị trường (market place). Người mua hiện tại và người mua tiềm năng được mở rộng hơn nhờ Internet. Điều này xuất phát từ chính bản chất toàn cầu của Internet, cho phép thông tin về sản phẩm, dịch vụ có thể đến với mọi cá nhân, tổ chức trên khắp thế giới và giao dịch cũng có thể được thực hiện thông qua Internet, khiến phạm vi khách hàng hiện tại và tiềm năng mở rộng hơn.


1.3. Sự khác biệt của marketing điện tử và marketing truyền thống

+ Tốc độ giao dịch nhanh hơn: Thể hiện tThông tin về sản phẩm dịch vụ được tung ra thị trường nhanh hơn. Khách hàng tiếp cận những thông tin này cũng nhanh hơn. Giao dịch được tiến hành trong một số trường hợp cũng nhanh hơn (đối với hàng hoá số hoá, việc giao hàng được thực hiện nhanh và thuận tiện hơn). Thông tin phản hồi từ phía khách hàng cũng nhanh hơn...


+ Thời gian hoạt động liên tục không bị gián đoạn: Thể hiện ở việc tiến hành hoạt động Marketing trên Internet có thể loại bỏ những trở ngại nhất định về sức người. Chương trình Marketing thông thường, chưa có ứng dụng Internet, dù có hiệu quả đến đâu, cũng không thể phát huy tác dụng 24/24 giờ mỗi ngày. Nhưng điều đó lại hoàn toàn có thể đối với hoạt động Marketing Internet. Marketing Internet có khả năng hoạt động liên tục tại mọi thời điểm, khai thác triệt để thời gian 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần, hoàn toàn không có khái niệm thời gian chết (Death of Time). Ví dụ như hệ thống máy tính trên Internet có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng mọi lúc và mọi nơi. Các đơn đặt hàng sản phẩm hay dịch vụ có thể được thoả mãn vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Do đó, Marketing Internet có một ưu điểm hơn hẳn so với Marketing thông thường là nó đã khắc phục được trở ngại của yếu tố thời gian và tận dụng tốt hơn nữa các cơ hội kinh doanh.
+ Không gian: Phạm vi của emarketing là phạm vi toàn cầu không phụ thuộc vào không gian địa lý. Marketing qua Internet có khả năng thâm nhập đến khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Thông qua Internet, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng Mỹ, EU, Nhật, Úc với chi phí thấp và thời gian nhanh nhất.
Ở đây, Marketing Internet đã hoàn toàn vượt qua mọi trở ngại về khoảng cách địa lý (Death of Distance). Thị trường trong Marketing Internet không có giới hạn, cho phép doanh nghiệp khai thác được triệt để thị trường toàn cầu. Đặc trưng này của Marketing Internet bên cạnh những lợi ích đã thấy rõ còn ẩn chứa những thách thức đối với các doanh nghiệp. Khi khoảng cách về địa lý giữa các khu vực thị trường đã trở nên ngày càng mờ nhạt thì việc đánh giá các yếu tố của môi trường cạnh tranh cũng trở nên khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Môi trường cạnh tranh vốn đã gay gắt trong phạm vi một quốc gia, nay càng trở nên khốc liệt hơn khi nó mở rộng ra phạm vi quốc tế. Chính điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn sáng suốt trong quá trình lập kế hoạch Marketing của mình.
+ Đa dạng hóa sản phẩm: Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ trên các cửa hàng ảo (Virtual Stores) ngày càng hoàn hảo. Chỉ cần ngồi ở nhà, trước máy vi tính kết nối Internet, không phải tốn công đi lại, khách hàng vẫn có thể thực hiện việc mua sắm như tại các cửa hàng thật. Các siêu thị máy tính ảo, các phòng tranh ảo, các cửa hàng trực tuyến, các nhà sách ảo... đang ngày càng trở nên sống động và đầy thú vị. Chúng ta có thể kể ra rất nhiều địa chỉ (trang Web bán hàng trên mạng) của các “cửa hàng ảo” hoạt động kinh doanh thành công trên mạng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.
+ Giảm sự khác biệt về văn hóa, pháp luật, kinh tế: Về văn hóa, do không còn biên giới địa lý và việc sử dụng ngôn ngữ của trang web dẫn đến sự khác biệt về đặc thù văn hóa giảm đáng kể. Về luật pháp, bộ Luật mẫu về Thương mại điện tử tạo nền tảng cho luật thương mại điện tử và luật giao dịch điện tử của các nước. Các quy định về chữ ký điện tử, và giao dịch điện tử cũng có sự thống nhất cao trên thế giới.
+Trở ngại của khâu giao dịch trung gian đã được loại bỏ.Trong Marketing thông thường, để đến được với người tiêu dùng cuối cùng, hàng hoá thường phải trải qua nhiều khâu trung gian như các nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý, môi giới... Trở ngại của hình thức phân phối này là doanh nghiệp không có được mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng nên thông tin phản hồi thường kém chính xác và không đầy đủ. Bởi vậy, phản ứng của doanh nghiệp trước những biến động của thị trường thường kém kịp thời. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chia sẻ lợi nhuận thu được cho các bên trung gian.... Nhưng với Marketing Internet, những cản trở bởi khâu giao dịch trung gian (Death of Intermediaries) đã hoàn toàn được loại bỏ. Nhà doanh nghiệp và khách hàng có thể giao dịch trực tiếp một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua các website, gửi e-mail trực tiếp, các diễn đàn thảo luận.
+ Marketing trực tuyến. Bằng việc ứng dụng Internet trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đã tạo ra được một kênh Marketing hoàn toàn mới mẻ, đó là kênh Marketing trực tuyến. Cũng thông qua đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt được số liệu thống kê trực tuyến, đánh giá ngay được hiệu quả chiến lược Marketing của doanh nghiệp mình - điều không thể nào làm được trong Marketing thông thường. Ví dụ như, trang web của doanh nghiệp được lắp đặt hệ thống đếm số lần truy cập. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể thống kê được một cách chính xác số người quan tâm đến trang web của mình ở bất kỳ thời điểm nào.
+Hàng hoá và dịch vụ số hoá: Khác với Marketing thông thường, khách thể trong Marketing Internet có thể là hàng hoá và dịch vụ số hoá. Chúng thường được phân phối dưới các hình thức như: các tài liệu (văn bản, sách báo...), các dữ liệu ( số liệu thống kê...), các thông tin tham khảo hay các phần mềm máy tính....
Các phần mềm, báo và đĩa CD âm nhạc rồi sẽ không cần thiết phải đóng gói và phân phối tới các kho hàng, các kiốt bán hàng hay đến nhà nữa, chúng có thể hoàn toàn được phân phối qua mạng Internet dưới dạng hàng hoá số hoá (digital goods). Và tuy còn hạn chế nhưng các ngành khác như dịch vụ tư vấn, giải trí, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục và y tế... cũng đang sử dụng Internet để làm thay đổi phương thức kinh doanh của họ. Những người đi nghỉ giờ đây có thể tìm thấy thông tin về các thành phố mà họ dự định đến thăm trên các trang web, từ những thông tin hướng dẫn giao thông, thời tiết cho đến các số điện thoại, địa chỉ.... Những khách sạn có thể mô tả về vị trí cùng với các bức ảnh về tiền sảnh, phòng khách và các phòng ngủ của họ. Các hãng kinh doanh bán vé máy bay có thể cung cấp các công cụ đặt chỗ thông qua các trang web cho khách hàng sử dụng.
Nguồn gốc của những đặc điểm riêng của emarkeitng là do: Internet cho phép liên lạc liên tục, mọi nơi, mọi lúc. Thông tin số hóa có thể trao đổi gần như vô hạn. Khả năng liên kết với mọi phương tiện thông tin truyền thống: điện thoại, fax, TV..vv. Khả năng trình bày thông tin hoàn hảo: âm thanh, hình ảnh, động…
Bản chất Marketing không thay đổi, vẫn là một quá trình quá trình trao đổi thông tin và kinh tế, từ việc xác định nhu cầu đến lập các kế hoạch 4Ps đối với sản phẩn, dịch vụ, ý tưởng đến tiến hành và kiểm tra để thực hiện các mục đích của tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, phương thức tiến hành marketing điện tử khác với marketing truyền thống. Thay vì marketing truyền thống cần rất nhiều các phương tiện khác nhau như tạp chí, tờ rơi, thư từ, điện thoại, fax... khiến cho sự phối hợp giữa các bộ phận khó khăn hơn, tốn nhiều thời gian hơn. Marketing điện tử chỉ cần sử dụng Internet. để tiến thành tất cả các hoạt động khác của Marketing Internet như nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin về sản phẩm hay dịch vụ, quảng cáo, thu thập ý kiến phản hồi từ phía người tiêu dùng... đều có thể thực hiện thông qua mạng Internet.


1.4. Lợi ích của Marketing điện tử



+ Đối với các doanh nghiệp
Thứ nhất, ứng dụng Internet trong hoạt động Marketing sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được các thông tin về thị trường và đối tác nhanh nhất và rẻ nhất, nhằm xây dựng được chiến lược Marketing tối ưu, khai thác mọi cơ hội của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
Thứ hai, Marketing Internet giúp cho quá trình chia sẻ thông tin giữa người mua và người bán diễn ra dễ dàng hơn. Đối với doanh nghiệp, điều cần thiết nhất là làm cho khách hàng hướng đến sản phẩm của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc quảng cáo và marketing sản phẩm, đồng nghĩa với việc cung cấp dữ liệu cho quá trình thu thập thông tin của khách hàng. Trong quá trình này, khách hàng có được thông tin về các doanh nghiệp và các sản phẩm, và bản thân doanh nghiệp cũng tìm hiểu được nhiều hơn về thị trường, tiếp cận khách hàng tốt hơn.
Thứ ba, Marketing Internet giúp doanh nghiệp giảm được nhiều chi phí mà trước hết là các chi phí văn phòng. Với việc ứng dụng Internet, các văn phòng không giấy tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần vì không giấy tờ, không in ấn. Như vậy, các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn giấy tờ, có thể tập trung vào khâu nghiên cứu và phát triển, đưa đến các lợi ích to lớn lâu dài cho doanh nghiệp.
Marketing Internet còn giảm thiểu các chi phí bán hàng và giao dịch. Thông qua Internet, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng. Các catalog điện tử (electronic catalog) trên web phong phú hơn nhiều và thường xuyên được cập nhật, trong khi các catalog in ấn có khuôn khổ bị giới hạn và rất nhanh lỗi thời. Theo thống kê, chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng khoảng 5% chi phí qua giao dịch chuyển phát nhanh, chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng khoảng 10% đến 2% chi phí thanh toán thông thường. Ngoài ra, việc giao dịch nhanh chóng, sớm nắm bắt được nhu cầu còn giúp cắt giảm được chi phí lưu kho, cũng như kịp thời thay đổi phương án sản phẩm, bám sát được với nhu cầu của thị trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng tươi sống như rau quả, thủy hải sản...
Marketing Internet còn giúp doanh nghiệp xây dựng một chiến lược Marketing toàn cầu với chi phí thấp vì giảm thiểu được các phí quảng cáo, tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại, trưng bày giới thiệu sản phẩm ... như thường thấy trong chiến lược Marketing Tiền Internet của các doanh nghiệp khi muốn bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Thứ tư, Marketing Internet đã loại bỏ những trở ngại về mặt không gian và thời gian, do đó giúp thiết lập và củng cố các quan hệ đối tác.Thông qua mạng Internet, các thành viên tham gia có thể giao dịch một cách trực tiếp (liên lạc “trực tuyến”) và liên tục với nhau như không có khoảng cách về mặt địa lý và thời gian nữa. Nhờ đó, sự hợp tác và quản lý đều được tiến hành một cách nhanh chóng và liên tục. Các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp lựa chọn.
Thứ năm, nhờ giảm chi phí giao dịch, Internet tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều cơ hội chưa từng có để tiến hành buôn bán với thị trường nước ngoài. Chi phí giao dịch thấp cũng giúp tạo ra cơ hội cho các cộng đồng ở vùng sâu, nông thôn cải thiện các cơ sở kinh tế. Internet có thể giúp người nông dân, các doanh nghiệp nhỏ và các cộng đồng giới thiệu hình ảnh về mình ra toàn thế giới.
Thứ sáu, cá biệt hóa sản phẩm đến từng khách hàng: Với công nghệ Internet, doanh nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu của cộng đồng người tiêu dùng rộng lớn ; đồng thời vẫn có thể “cá nhân hoá” từng khách hàng theo hình thức Marketing một tới một (Marketing One to One).

Để thu hút đông đảo khách hàng hướng tới các sản phẩm, các phòng chat, các cuộc thảo luận nhiều bên, các nhóm tin (Newsgroups)... thường được doanh nghiệp áp dụng để khuyến khích sự quan tâm về doanh nghiệp và sản phẩm. Đương nhiên, các trang Web cũng được phát huy hiệu quả để tiếp xúc với cộng đồng khách hàng.


Ngoài ra, Marketing Internet còn giúp cho các doanh nghiệp xây dựng được các cơ sở dữ liệu thông tin rất phong phú, làm nền tảng cho loại hình giao dịch “một tới một” mà các hãng hàng không hiện nay đang áp dụng rất phổ biến.
+Đối với nguời tiêu dùng
Bên cạnh các lợi ích như trên về giảm chi phí và tiết kiệm thời gian, Marketing Internet còn giúp người tiêu dùng tiếp cận được nhiều sản phẩm để so sánh và lựa chọn. Ngoài việc đơn giản hoá giao dịch thương mại giữa người mua và người bán, sự công khai hơn về định giá sản phẩm và dịch vụ, giảm sự cần thiết phải sử dụng người môi giới trung gian... có thể làm cho giá cả trở nên cạnh tranh hơn.
Ngoài ra, Marketing Internet còn đem đến cho người tiêu dùng một phong cách mua hàng mới với các cửa hàng “ảo” trên mạng, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm được chi phí đi lại, giảm được nỗi lo ách tắc giao thông ở các đô thị lớn, vừa cung cấp khả năng lựa chọn các mặt hàng phong phú hơn nhiều so với cách thức mua hàng truyền thống.
Marketing điện tử khuyến khích người tiêu dùng tham gia tích cực vào phát triển thương hiệu, đọc thông tin về sản phẩm, hướng dẫn cụ thể cách sử dụng. Hiệu quả phát triển thương hiệu của những tập đoàn lớn như Fedex, Charles Schwab, The New York Times, Nike, Levi Strauss, Harley Davidson đã chứng minh vai trò của marketing điện tử trong chiến lược marketing thế kỷ 21.

2.MARKETING TRỰC TUYẾN


2.1. Khái niệm


Là hình thức áp dụng công nghệ thông tin để thay cho các hình thức thông thường để tiến hành các quá trình Marketing.
Lợi ích của Marketing trực tuyến
Thứ nhất: Rút ngắn khoảng cách: Vị trí địa lý không còn là một vấn đề quan trọng. Internet đã rút ngắn khoảng cách, các đối tác có thể gặp nhau qua không gian máy tính mà không cần biết đối tác ở gần hay ở xa. Điều này cho phép nhiều người mua và bán bỏ qua những khâu trung gian truyền thống.

Thứ hai: Tiếp thị toàn cầu: Internet là một phương tiện hữu hiệu để các nhà hoạt động marketing tiếp cận với các thị trường khách hàng trên toàn thế giới. Điều mà các phương tiện marketing thông thường khác hầu như khong thể.


Thứ ba: Giảm thời gian: Thời gian không còn là một yếu tố quan trọng. Những người làm marketing trực tuyến có thể truy cập lấy thông tin cũng như giao dịch với khách hàng 24/7 tại bất cứ thời điểm nào

Thứ tư: Giảm chi phí: Chi phí sẽ không còn là gánh nặng. Chỉ với 1/10 chi phí thông thường, Marketing trực tuyến có thể đem lại hiệu quả gấp đôi.


Đòi hỏi đối với người làm Marketing trực tuyến

Sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã làm thay đổi bộ mặt của toàn thế giới. Cùng với nó là sự thay đổi về thói quen cũng như tập quán tiêu dùng của khách hàng. Đứng trước những thay đổi đó, những người làm marketing trực tuyến ngoài những phẩm chất vốn có, cần phải có:


- Kỹ năng quản lý thông tin: Những nhà marketing có những thông tin hay về khách hàng và những thông tin hay hơn cho họ. Trong thế giới điện tử, thông tin về khách hàng rất dễ tìm kiếm với một khoản chi phí không đáng kể. Những nhà quản lý marketing có thể có những thông tin rộng lớn mang tính toàn cầu. Do vậy, họ phải có những kỹ năng quản lý các thông tin này để có thể rút ra được những thông tin thật sự hữu ích, giúp cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hiểu biết về công nghệ thông tin: Các nhà marketing trực tuyến cần phải hiểu biết về các kỹ năng công nghệ thông tin để ứng dụng trong công việc của mình. Ví dụ như các nhà marketing trực tuyến cần phải biết sử dụng công cụ tìm kiếm (Search Engines) để có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất trên Internet. Hoặc khi khách hàng tiến hành mua hàng tại một website, người làm marketing trực tuyến phải biết cách xây dựng các giải pháp tiếp nhân và tự động xử lý các đơn đặt hàng, cũng như tự động theo dõi quá trình bán hàng cho đến khi người mua nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đặt mua. Tất cả đều không có sự ngắt quãng. Thực hiện được điều đó sẽ tiết kiệm được chi phí và giữ được khách hàng tiếp tục quay lại mua hàng. Do vậy, các nhà marketing trực tuyến cần phải có sự hiểu biết về công nghệ thông tin để thành công.
- Vốn tri thức: Trí tưởng tượng, sự sáng tạo và khả năng kinh doanh là những yếu tố quan trọng hơn cả vốn bằng tiền. Vì chúng ta đang ở trong thế kỷ 21 nơi mà sự giàu có về tiền tệ đang dần được thay thế bằng những sáng kiến, sáng tạo có ý nghĩa. Những tài sản vô hình như vốn tri thức hay các kiến thức chuyên môn là nguồn tài sản vô giá mà người làm marketing cần phải có.
- Khả năng xử lý thông tin nhanh: Thời gian mà một nhà marketing kiểm soát được khách hàng của họ qua màn hình máy tính là 30 giây. Nó được bắt đầu bằng việc lướt qua các kênh, kiểm tra và nhấn chuột. Tất cả những người mua là các cá nhân hay các doanh nghiệp đều đang rất khắt khe và khó tính bởi vì đang có một số lượng rất lớn các nhà cạnh tranh trên toàn cầu, tất cả đều đang cạnh tranh rất khốc liệt. Do vậy, khả năng xử lý thông tin và đưa ra những giải quyết kịp thời là yếu tố vô cung quan trọng.

Nhiều nhà marketing đặt ra những mục tiêu cụ thể hơn trong chiến lược marketing trên mạng là sử dụng Internet thực hiện marketing trực tiếp. Internet tiết kiệm tối thiểu chi phí và đem lại hiệu quả lớn hơn nhiều so với phương pháp gửi quảng cáo bằng thư truyền thống: không tem, không phong bì, không tốn giấy và các chi phí khác. Trên cơ sở dữ liệu về người tiêu dùng, nhà marketing có thể gửi hàng triệu e-mail bằng một lần nhấn chuột, hoặc có thể sử dụng chương trình tự động gửi e-mail cho từng nhóm khách hàng hoặc từng khách hàng những nội dung phù hợp với đặc điểm nhóm này.


Hỗ trợ tiêu dùng và khách hàng là một trong những ưu điểm quan trọng của Marketing điện tử mà nhiều công ty không chú ý đến. Hiện nay, hỗ trợ tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở dạng sơ khai dưới hình thức các câu hỏi khách hàng thường hỏi (FAQs-Frequent Asked Questions). Những hình thức khác doanh nghiệp có thể áp dụng là trả lời thắc mắc của khách hàng, email trả lời tự động, thông tin cập nhật, diễn đàn người tiêu dùng, tán chuyện trên mạng.
2.2. Các công cụ marketing trực tuyến gồm có:
Quảng cáo trực tuyến

Catalogue điện tử

Thư điện tử

Làm đại lí qua mạng

Công cụ tìm kiếm

2.3. Các kỹ thuật marketing trên Internet

Marketing thụ động (pull marketing). Kĩ thuật này yêu cầu người sử dụng tìm kiếm các thông tin từ Website.


Marketing chủ động (push marketing). Kĩ thuật này sử dụng trang web để “đẩy” thông tin đến khách hàng.
Chu kì sống trong marketing điện tử: Giống như trong marketing truyền thống, E-marketing cũng bao gồm các vấn đề như lập kế hoạch, chính sách sản phẩm,chính sách giá cả, chính sách phân phối và chính sách khuếch trương quảng cáo.
Lập kế hoạch: viết ra mục đích kinh doanh và cách thức để đạt được mục đích đó. Các thành tố trong kế hoạch kinh doanh bao gồm:

*Nhiệm vụ

* Sản phẩm

*Đối thủ cạnh tranh

*khách hàng mục tiêu (các khách hàng này sử dụng máy tính ở nhà hay ở cơ quan).
Marketing: cách thức tiếp cận khách hàng. Phương tiện quảng cáo dự định dùng.

Kế hoạch bán hàng: Phương pháp bán hàng, các kênh phân phối..

Tác nghiệp: các phương tiện, vị trí, nhân viên..

Kĩ thuật: phần cứng, phần mềm, ISP..

Sản phẩm: chất lượng, độ tin cậy của sản phẩm

Giá cả: có thể sử dụng chính sách giá phân biệt hay sử dụng đấu giá trưc tuyến.

Phân phối: cần có liên kết giữa cửa hàng ảo với các công ty vận chuyển để đảm bảo thời gian và độ tin cậy trong giao hàng.

Khuếch trương: marketing trên Internet tiếp nối các mục tiêu của marketing truyền thống (biết, quan tâm, mong muốn, hành động).
Để khách hàng quan tâm và biết về trang web cần phải nâng cao chất lượng trang web, dễ duyệt, cá biệt hóa. Thiết kế đồ họa tốt, các banner hấp dẫn, màu săc hài hòa.

3 .NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TRÊN INTERNET

Nghiên cứu thị trường là việc thu thập thông tin về: kinh tế, công nghiệp, cty, sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối, xúc tiến thương mại, hành vi mua hàng của thị trường mục tiêu.


Mục đích nghiên cứu thị trường là tìm ra thông tin và kiến thức về các mối quan hệ giữa người tiêu dùng, sản phẩm, phương pháp tiếp thị, và các nhà tiếp thị. Từ đó:
Tìm ra cơ hội để tiếp thị

Thiết lập kế hoạch tiếp thi

Hiểu rõ quá trình đặt hàng

Đánh giá được chất lượng tiếp thị

Khi nghiên cứu thị trường, người ta phải phân khúc thị trường, tức là chia thị trường ra thành nhóm logic để tiến hành tiếp thị, quảng cáo và bán hàng. Có thể sử dụng nhiều công cụ: điều tra, hỏi ...

Nghiên cứu thị trường TMĐT online là công cụ mạnh để nghiên cứu hành vi khách hàng, phát hiện ra thị trường mới và tìm ra lợi ích người tiêu dùng trong sản phẩm mới.


Nghiên cứu thị trường trên cơ sở Internet có đặc trưng là khả năng tương tác với khách hàng thông qua giao tiếp trực tuyến, làm cho hiểu rõ hơn khách hàng, thị trường, và cạnh tranh. Nó giúp:
Xác định các đặc điểm mua hàng của cá nhân và nhóm

Tìm ra các yếu tố khuyến khích mua hàng

Biết được thế nào là trang web tối ưu

Cách xác định người mua thât

Khách hàng đi mua hàng ra sao

Xu hướng tiếp thị và sản phẩm mà thị trường cần


Phạm vi ứng dụng: cả trong kinh doanh truyền thống và kinh doanh trên mạng Internet. Các vấn đề đặt ra khi nghiên cứu thị trường trên mạng:
Thường xuyên cập nhật kiến thức và thông tin: sử dụng mailing list. Quan tâm đến các sự kiện kinh tế: cập nhật các thông tin trên Internet.
Internet mang lại hiệu quả cao trong nghiên cứu thị trường, thông qua xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng cập nhật và đầy đủ. Điều tra thị trường qua mạng tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và thời gian cho khách hàng. Đồng thời, độ tin cậy của điều tra cũng có thể được kiểm tra chặt chẽ bằng cách kết hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
3.1 Phân tích hành vi khách hàng.
Phân đoạn thị trường trong Marketing điện tử (chia nhóm khách hàng)

+ Thích ứng với công nghệ: tiếp cận các công nghệ mới nhất

+ Trình độ về công nghệ thông tin: sử dụng, quản trị, thiết kế

+ Mức độ tham gia thương mại điện tử: e-mail, web, giao dịch, phối hợp...

+ Thu nhập;

+ Nghề nghiệp

+ Tuổi

+ Giới tính



Thị trường mục tiêu sẽ có những đặc điểm gì?

+ Điều kiện thị trường mục tiêu: nét riêng, cạnh tranh, quy mô đủ lớn

+ Công nghệ

+ Trình độ

+ Tuổi

+ Thu nhập



+ Thói quen tiếp cận thông tin

+ Công việc

+ Văn hoá

Tại sao khách hàng mua hàng qua mạng?

+ Nhanh hơn

+ Tiện hơn

+ Nhiều lựa chọn hơn

+ Chất lượng hàng được đảm bảo hơn


Doanh nghiệp có thể sử dụng Web và Internet để tác động đến các giai đoạn trong quá trình mua hàng của khách hàng cá nhân như thế nào

+ Nhu cầu

+ Tìm kiếm thông tin

+ Đánh giá các lựa chọn

+ Ra quyết định mua

+ Hành động mua

+ Phản ứng sau khi mua

* Một số ứng dụng của Internet vào hoạt động nghiên cứu thị trường
3.2.1 Phỏng vấn nhóm khách hàng (Focus group)
+ Tiến hành qua mạng

+ Tránh được các nhược điểm của Focus group truyền thống (phụ thuộc người điều khiển (moderator/ guider); mặt đối mặt hạn chế sự tự do đưa ra ý kiến...)

+ Chân thực: khó theo dõi được tính chân thực do không trực tiếp đối mặt

+ Thời gian tiến hành: linh hoạt hơn

+ Địa điểm tiến hành: Online, linh hoạt, thuận tiện để thành lập nhóm

+ Tiến độ: Chậm hơn do không có sự điều khiển trực tiếp

+ Thông tin: Nhiều hơn, do có thể suy nghĩ độc lập khi phỏng vấn

+ Yêu cầu kỹ thuật: Chat room, Video conferencing, Forum: training, discussion


3.2.2 Phỏng vấn các chuyên gia (Indepth Interview)
+ Tiến hành qua mạng

+ Tập trung được nhiều câu hỏi từ phỏng vấn viên và người theo dõi

+ Có thể kết hợp để phỏng vấn được nhiều chuyên gia

+ Thông tin chi tiết


3.3.3. Điều tra bằng bảng câu hỏi qua mạng

+ Nhanh


+ Chính xác

+ Tiết kiệm công sức nhập dữ liệu

+ Phạm vi điều tra rộng

+ Hạn chế: mức độ phản hồi thấp nếu không có các biện pháp hỗ trợ



3.2 Phân đoạn thị trường, thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm



3.2.1. Phân đoạn thị trường là chia thị trường thành những nhóm trong đó khách hàng có những đặc điểm và hành vi tương tự như nhau để có thể sử dụng các chính sách marketing tương đối thống nhất trong các đoạn thị trường.

Phải phân đoạn thị trường vì nhu cầu và hành vi của khách hàng hết sức đa dạng. Thông thường công ty ít có khả năng đáp ứng tất cả nhu cầu khác nhau, nên nếu tập trung vào một hoặc một số nhóm thì sẽ có khả năng thoả mãn nhu cầu tốt hơn.


Bên cạnh các tiêu chí phân đoạn thị trường trong truyền thống như giới tính, tuổi, thu nhập, trình độ... một số các tiêu chí mới liên quan đến Internet và CNTT được sử dụng để phân đoạn thị trường trong marketing điện tử.
3.2.2. Xác định thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu: là thị trường tại đó doanh nghiệp có khả năng thoả mãn nhu cầu tốt nhất.

Đặc điểm: Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao hơn các doanh nghiệp khác trên thị trường này, có ít đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, có khả năng đáp ứng các mục tiêu về doanh số, lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp.


3.2.3. Định vị sản phẩm
Định vị sản phẩm là việc xây dựng nét riêng của sản phẩm, công ty nổi bật hơn so với các sản phẩm và công ty cạnh tranh.
Trong marketing truyền thống, định vị sản phẩm dựa vào những nét khác biệt như:
Chất lượng cao nhất: Sony

Rẻ nhất: SYM

An toàn nhất: Volvo

Dịch vụ tốt nhất: Singapore Airlines, British Airlines

Sang trọng nhất: Merceides, Lexus, Omega, Rolex

Thời trang nhất: Swatch

Bền nhất: Electrolux

Tiết kiệm nhiên liệu nhất: Toyota

Kinh nghiệm nhất Gà rán ngon nhất KFC, “We do chicken right”
Một số nét riêng được tạo ra từ Internet và CNTT
Amazon.com: cửa hàng lớn nhất thế giới

Dell.com: giải pháp tin học tốt nhất cho khách hàng

Ford: sản xuất xe theo đơn đặt hàng trong vòng 2 tuần thay vì 15 tuần

Google: kho thông tin và kiến thức chung lớn nhất.




Каталог: books -> kinh-doanh-tiep-thi
kinh-doanh-tiep-thi -> CHƯƠng tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh 1Logistics trong nền kinh tế hiện đại
kinh-doanh-tiep-thi -> BÀi giảng quản trị chiến lưỢC Đối tượng: hssv trình độ Đại học, Cao đẳng, tccn ngành đào tạo: Quản trị Kinh doanh
kinh-doanh-tiep-thi -> Ứng dụng mô HÌnh 5 Áp lực cạnh tranh của michael porter trong kinh doanh siêu thị trêN ĐỊa bàn thành phố ĐÀ NẴNG
kinh-doanh-tiep-thi -> Có đáp án Trong quá trình sản xuất dịch vụ các yếu tố nào là đầu vào ngoại trừ
kinh-doanh-tiep-thi -> MỤc lục hình 3 MỤc lục bảng 3
kinh-doanh-tiep-thi -> Giới thiệu công ty: Lịch sử hình thành và phát triển
kinh-doanh-tiep-thi -> ĐẠi học duy tân khoa Ngoại ngữ Bài giảng ĐẠO ĐỨc nghề nghiệP
kinh-doanh-tiep-thi -> Khoa kinh tế du lịch giáo trình quản trị HỌC
kinh-doanh-tiep-thi -> Hà nội, 2009 Mục lục Chương Tổng quan về Thương mại điện tử 7
kinh-doanh-tiep-thi -> Tài liệu – Nghệ thuật lãnh đạo Th. S vương Vĩnh Hiệp nghệ thuật lãnh đẠO

tải về 2.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương