TRƯỜng đẠi học kinh tế quốc dân công trình tham gia xét giải giải thưỞng “ TÀi năng khoa học trẻ việt nam ”


Bảng 4: Tóm tắt thống kê các biến kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986-2011



tải về 372.15 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích372.15 Kb.
#30775
1   2   3   4   5   6   7
Bảng 4: Tóm tắt thống kê các biến kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986-2011



Variable

Mean

Standard
Deviation


Min

Max

Mean
2008-2011


PURI

1.754

0.498

0.928

2.648

1.635

PUTI

0.505

0.076

0.385

0.655

0.433

G

6.783

1.764

2.79

9.54

6.043

DLZ

0.04

0.0242

-0.018

0.069

0.015

PUTPR

1.069

0.334

0.627

1.9

0.768

DLLA

0.026

0.01

0

0.069

0.043

Ghi chú: PURI – Đầu tư công/ đầu tư tư nhân; PUTI – đầu tư công/ tổng đầu tư; PUTPR – đầu tư công/ đầu tư tư nhân (công thêm vốn FDI), DLZ – tốc độ tăng trưởng năng suất lao đông, DLLA – tốc độ tăng trưởng lực lượng lao đông, G- tăng trưởng kinh tế. Nguồn: Số liệu của các biến lấy từ tổng cục thống kê, niêm giám thống kê qua các năm.

Những biến chính sử dụng trong nghiên cứu này được chọn dựa trên các đề xuất từ công trình nghiên cứu của Aschauer D.A (1997).

Biến phụ thuộc trong mô hình là trong mô hình là G với các biến giải thích là PURI, PUTI, PUTPR, với các biến kiểm soát như: DLZ, DLLA và D (biến giả thể hiện các năm mà tác động đến sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế).

Về việc đưa thêm DLZ, DLLA là cần thiết để giải thích sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sau hơn hai mươi năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể, cùng với sự tăng trưởng không ngừng là sự thay đổi sâu sắc trong nội bộ nền kinh tế bởi các tác động chủ quan và khác quan bên ngoài. Năng suất lao động có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và sức mạnh kinh tế của từng nước, từng doanh nghiệp đã được khẳng định từ lâu. Năng suất lao động phản ánh chất lượng, hiệu quả lao động và hiệu quả của hoạt động kinh doanh đồng thời nói lên trình độ quản lý, sử dụng nguồn lực con người. Vì vậy việc đưa nhân tố năng suất lao động đến tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng.

Thấy được tác động của 1 số năm như giai đoạn 1988 -1990, Việt Nam thực hiện phá giá tiền tệ lần đầu tiên kể từ khi mở cửa nền kinh tế, Giai đoạn năm 1999 là cuộc khủng hoảng tài chính châu Á ,cuộc khủng hoảng tài chính thế giới gần chục năm sau đó (2008) và cuộc khủng hoảng nợ công 2011 tác động tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam thì chúng tôi phát triển mô hình với biến giả năm 1988, 1989, 1990,1999, 2008 và năm 2011.

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là dương và đạt mức tối đa 9,54% năm 1995. Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có sức bật mạnh nhất. Động lực làm nên sự tăng trưởng thần kì này chính là quá trình đổi mới thể chế, Việt Nam chuyển từ cơ chế cũ tập trung bao cấp sang mở cửa hợp tác với mọi quốc gia trên thế giới, xác định con đường kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế thấp nhất năm 1986 là 2,79% do ảnh hưởng của lạm phát ba con số. Chênh lệch max – min là 6.75 điểm %. Giai đoạn từ năm 2008 -2011 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chỉ là 6,043% thấp hơn so với giá trị lớn nhất là 3,497 điểm %.

Tỷ lệ đầu tư công so với đầu tư tư nhân được tính toán trong cả giai đoạn 1986 - 2011 là 1,754. Đầu tư công liên tục tăng trên mức 1,5 lần so với đầu tư tư nhân nhưng tăng trưởng kinh tế thì lại không tăng tương xứng. Nhận thấy rằng chênh lệch max – min cũng khá lớn, tỷ lệ đầu tư công so với đầu tư tư nhân lớn nhất đạt 2.648 năm 2001.



      1. Kiểm định số liệu.

Chúng tôi tiến hành xem xét tính dừng, tính ổn định của các chuỗi số liệu dựa trên cơ sở kiểm định Unit root test thông qua các phương pháp khác nhau như ADF, PP (Phillips-Perron). Cần thiết phải có kiểm định tính dừng bởi 2 lí do: Thứ nhất, việc thực hiện kiểm định các chuỗi không dừng có đặc tính rất khác so với các chuỗi dừng vì vậy kết quả có thể không chính xác. Thứ hai, các kiểm định giả thuyết truyền thống không áp dụng được cho các chuỗi không dừng. Kết quả kiểm định Unit root test với các biến được trình bày trong Bảng 5.

Bảng 5: Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test)

BIẾN




KIỂM ĐỊNH ADF

KIỂM ĐỊNH PP




Độ trễ

Thống kê ADF

Thống kê PP

G

5

0.0266***

0.0738*

PURI

5

0.0029***

0.5825

PUTPR

5

0.0071***

0.1505

PUTI

5

0.0114***

0.1942

PRTI

5

0.5910

0.5845

DPRTI

5

0.0012***

0.0012***

LZ

5

0.3957

0.5711

DLZ

5

0.0893*

0.0045***

Ghi chú: Số trong ngoặc là giá trị p-value, (***), (**), (*): có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%

Số liệu theo thời gian của các biến sử dụng phân tích thực nghiệm trong cả giai đoạn nghiên cứu được trình bày trong hình 7.


Hình 7: Trình bày các biến số theo thời gian để phân tích thực nghiệm cho cả chuỗi panel giai đoạn năm 1986 đến 2011.

Tăng trưởng kinh tế có chiều hướng biến động giảm trong giai đoạn từ 2007 đến nay so với những năm 1995. Ngược lại thì tỷ lệ đầu tư công so với GDP lại tăng mạnh rõ rệt, đầu tư công so với đầu tư tư nhân cũng tăng.



Xu hướng biến động theo thời gian của tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động và tốc độ tăng trưởng năng suất lao động sử dụng như là biến điều khiển thể hiện ảnh hưởng ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh trong phân tích thực nghiệm được trình bày trong hình. Không có sự tương xứng giữa tốc độ tăng năng suất lao đông và tốc độ tăng lực lượng lao động. Tốc độ tăng lực lượng lao động là khá ổn định qua các năm trong khi tốc độ tăng năng suất lao động lại có xu hướng giảm trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay.

    1. Kết quả thực nghiệm

      1. Kết quả của mô hình tuyến tính.

Kết quả chạy mô hình (10) (11) được đưa ra ở bảng 6.


tải về 372.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương