TRƯỜng đẠi học kinh tế quốc dân công trình tham gia xét giải giải thưỞng “ TÀi năng khoa học trẻ việt nam ”


CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN ĐẦU TƯ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM



tải về 372.15 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích372.15 Kb.
#30775
1   2   3   4   5   6   7

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN ĐẦU TƯ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM


    1. Tổng quan tăng trưởng kinh tế và đầu tư giai đoạn 2000 – 2011

Kinh tế Việt Nam duy trì được sự ổn định và tăng trưởng cao trong giai đoạn 2000 – 2007. Tốc độ liên tục tăng từ 6,8% năm 2000 lên 8,46% năm 2007. Tuy nhiên kể từ năm 2008, nền kinh tế bước vào những thời kì khó khăn mới. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới và căng thẳng nợ công trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế Việt Nam bắt đầu giảm tốc xuống mức 5,32% (năm 2009); 6,78% (năm 2010); 5,89% (2011). Nền kinh tế Việt Nam ẩn chứa nhiều rủi ro, kinh tế phát triển thiếu bền vững và nhạy cảm với những biến động của thế giới.

Không khó để nhận thấy rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như vậy là do việc lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế dựa nhiều vào nhân tố vốn đầu tư, đầu tư toàn xã hội liên tục gia tăng qua từng năm và duy trì mức cao. Tỷ trọng đầu tư so với GDP tăng đều đặn từ 2000 đến 2007 (46,5%), tuy những năm sau đó có giảm chút ít nhưng vẫn ở mức rất cao.

Hình 3: Tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ đầu tư /GDP Việt Nam giai đoạn 2000-2011


Nguồn: GSO

Tỷ lệ này ở mức rất cao so với mức trung bình của các nước trên thế giới, so với các nước châu Á tỷ lệ này chỉ đứng sau Trung Quốc1.
Bảng 1: Tỷ lệ đầu tư so với GDP ở một số nước Châu Á

Đơn vị: %




2008

2009

2010

Trung Quốc

44,05

48.24

48.77

Việt Nam

41,5

42.4

46.1

Ấn Độ

34.89

37.00

37.87

Indonexia

27.82

31.00

32.49

Thái Lan

29.12

21.24

26.02

Singapore

30.20

26.36

23.83

Nguồn: Economywatch.com

Khi nhìn vào cơ cấu đầu tư xã hội, khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong 10 năm (2000-2010), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất (5,1 lần), đứng thứ 2 là vốn đầu tư ngoài nhà nước (3,5 lần). Trong khi đó vốn đầu tư khu vực kinh tế nhà nước chỉ tăng 2,5 lần những vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 thành phần kinh tế. Tỷ trọng của khu vực này đã giảm từ 59,1% năm 2000 xuống còn 33,9% năm 2008. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là Việt Nam đi ngược xu thế của thế giới khi vào năm 2009 đầu tư công bắt đầu trở lại cuộc đua tăng trưởng cao, Tỷ lệ này lên đến 40,6% năm 2009 liên tục gia tăng đên 43,06% năm 2011 và trở lại vị trí số 1 trong cơ cấu vốn đầu tư xã hội. Trong khi đó tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước có xu hướng giảm qua các năm (từ mức 29,96% năm 2006 xuống 26,79% năm 2010 và 25.89% năm 2011).



Hình 4: Cơ cấu vốn đầu tư xã hội Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011


Nguồn: GSO

    1. Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng.

Hiện nay để đánh giá về quy mô và kết quả của đầu tư công chúng ta thường dẫn chứng về số lượng các công trình đã và đang xây dựng, năng lực sản xuất, điều kiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ đã được tăng lên. Không thể phủ nhận vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt làm thay đổi kết cấu hạ tầng và hỗ trợ các khu vực kinh tế khác phát triển, chính vì nhân tố này đã đóng góp tăng trưởng kinh tế cao giai đoạn 2000 – 2007 và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, làm thay đổi bộ mặt của đất nước.

Tuy nhiên hiện tại, hiệu quả của đầu tư công đánh giá trên phương diện số lượng gặp phải hạn chế rất lớn và đang có sự trục trặc. Một nền kinh tế đang trên đà phát triển với mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức trung bình thì không thể lấy số lượng để bù đắp chất lượng. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả của đầu tư công phải xem xét mối tương quan về chất lượng sử dụng vốn (một đồng vốn bỏ ra và kết quả thu được). Khi nghiên cứu về mối quan hệ thực nghiệm tại một số nước trên thế giới có 2 chiều hướng trái chiều về quan hệ đầu tư công và tăng trưởng kinh tế. Trong 1 số trường hợp, đầu tư công đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng trong 1 số trường hợp thì đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân dẫn kìm hãm kéo lùi tăng trường (Tô Trung Thành 2011).

Nhìn nhận về mức đóng góp của các nhân tố đến tăng trưởng kinh tế xem xét qua hàm sản xuất F(K, L, TFP)2 thấy rằng, mô hình tăng trưởng dựa nhiều vào vốn đầu tư trong giai đoạn 2006 – 2010, trong khi đó các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu (lao đông, TFP) càng ngày tác động càng nhỏ. Giai đoạn 1990- 1992 là giai đoạn có đóng góp của TFP cao nhất (1991 với 75%), đóng góp của vốn chỉ từ 7%-13%. Sau khủng hoảng tài chính châu Á thì yếu tố vốn tăng lên rất nhanh và đóng góp khoảng 60%, yếu tố lao động 15-20% và yếu tố tổng hợp chiếm 25-30% (Nguyễn Đình Cung 2011).

Tuy nhiên kể từ năm 2006 đến nay, yếu tố vốn tác động đến tăng trưởng ngày càng sâu sắc, trong khi yếu tố lao động và TFP giảm. Mặc dù khi phân tích sâu thì việc ứng dụng tiến bộ công nghệ như công nghệ thông tin, truyền thông, viễn thông, năng lượng, xây dựng, sinh học đã được hiện đại hóa từng ngày trong nền kinh tế. Nghiên cứu giai đoạn này thấy yếu tố vốn đóng góp trên 70%, trong khi đó tác động của các nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu chỉ còn trên 20% (nhân tố lao động trên 15%, TFP trên 7%)3 (hình 3).




Hình 5: Đóng góp của các nhân tố Vốn, Lao động, TFP đến tăng trưởng kinh tế VN 2 giai đoạn 2000 – 2005, 2006 – 2010



Nguồn: Bùi Trinh (2011)

Để đánh giá hiệu quả của đồng vốn, thước đo được sử dụng hiện nay là hệ số ICOR4. Bảng 2 cho thấy ICOR của nền kinh tế theo khu vực sở hữu. ICOR toàn nền kinh tế có xu hướng tăng lên theo thời gian, giai đoạn 2006-2010 so với giai đoạn 2000 – 2005 tăng 2.54. Cần chú ý rằng hệ số ICOR phản ánh cần bao nhiêu vốn tăng thêm để tạo ra thêm một đơn vị tăng trưởng vì vậy nếu hệ số ICOR càng cao nghĩa là sử dụng vốn càng kém hiệu quả. Theo khuyến cáo của WB: đối với một nước đang phát triển, hệ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế sẽ phát triển theo hướng bền vững. Như vậy so với khuyến cáo của WB thì hệ số ICOR của Việt Nam gấp hơn 2 lần thể hiện hiệu suất đầu tư chỉ bằng một.

Xét hệ số ICOR giữa các khu vực kinh tế, ICOR khu vực nhà nước thường cao hơn gấp 2,3 lần các khu vực kinh tế khác5. Giai đoạn 2006 – 2010 hệ số này tại khu vực nhà nước rất cao, lên tới 9.68 là nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư xã hội nói chung. Khi nền kinh tế tăng trưởng dựa vào quá nhiều vốn đầu tư trong khi vốn lại sử dụng không hiệu quả gây thất thoát, lãng phí và dễ bị tác động nếu xảy ra những cú sốc kinh tế trong và ngoài nước.



tải về 372.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương