TRƯỜng đẠi học kinh tế quốc dân công trình tham gia xét giải giải thưỞng “ TÀi năng khoa học trẻ việt nam ”


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU



tải về 372.15 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích372.15 Kb.
#30775
1   2   3   4   5   6   7

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Báo cáo tổng quan nghiên cứu sẽ tổng thuật lại những nghiên cứu được thực hiện trong vòng hai mươi năm trở lại đây. Bao gồm các nghiên cứu về vai trò của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế, đánh giá tỷ lệ đầu tư công tối ưu cho toàn nền kinh tế, phúc lợi xã hội nói chung và các ngành kinh tế nói riêng. Trên cơ sở đó, chúng tôi đánh giá và tìm kiếm những khoảng trống còn tồn tại và giải quyết mục đích nghiên cứu.



    1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT.

      1. Khái niệm đầu tư công.

Kinh tế học định nghĩa đầu tư công là việc đầu tư để tạo năng lực sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng và chi tiêu chính phủ, là các khoản chi của chính phủ để cung ứng hàng hóa công cộng như xây dựng đường xá, trường học, dịch vụ phòng và chữa bệnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng…

Hiểu theo định nghĩa của đầu tư: “Đầu tư công” là việc sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không nhằm mục đích kinh doanh. Đầu tư công gồm:



  • Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; các dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hoá thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, khoa học, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực khác.

  • Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp.

  • Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

  • Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của Chính phủ.

Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì "đầu tư công" bao gồm tất cả các khoản đầu tư do chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiến hành. Trong quan niệm này, đầu tư công được xét không phải từ góc độ mục đích (có sản xuất hàng hóa công cộng hay không, có mang tính kinh doanh hay là phi lợi nhuận) mà từ góc độ tính sở hữu của nguồn vốn dùng để đầu tư. Cụ thể là đầu tư công là đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý. 

      1. Mô hình tân cổ điển về đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

Hầu hết các nghiên cứu về đầu tư công và tăng trưởng kinh tế đều bắt nguồn từ việc giả định vốn đầu tư công và đầu tư tư nhân là bổ sung cho nhau. Đây là điều hợp lý vì mục đích sử dụng vốn đầu tư công và đầu tư tư nhân hoàn toàn khác nhau. Vốn công chủ yếu đầu tư vào các hàng hóa công công (VD: Đường giao thông, cung cấp điện nước).

Trong trường hợp này mô hình lí thuyết dựa trên cách tiếp cận mô hình tân cổ điển được mô tả như sau:

Hàm sản xuất tổng hợp cho nền kinh tế:


  1. Y=A. f(K,G, N, L)

Trong đó: Y là tổng sản lượng; K vốn tư nhân; N: Nguồn tài nguyên thiên nhiên, L: lực lượng lao động; A là trình độ công nghệ năng suất các yếu tố.

Mô hình hóa theo cách này, sự gia tăng vốn công làm tăng sản lượng tổng hợp (hình 1). Nó cũng làm tăng năng suất của tất cả các yếu tố khác, bao gồm cả lao động. Nếu thị trường lao động là cạnh tranh và sự cung ứng lao động là không co dãn, sự tăng lên của năng suất lao động dẫn đến sự gia tăng trong tiền lương.



Hình 1: Mô hình hóa sự gia tăng vốn công đến sản lượng

Output






Public capital
Nguồn: Aaron H (1970)

Khi vốn công và tư nhân bổ sung, sự ra tăng của vốn công sẽ nâng cao tỷ lệ năng trưởng của một quốc gia, ít nhất là lên một điểm.

Để minh họa, giả sử phương trình (1) có thể được minh họa bởi hàm Cobb – Douglas:


  1. 

Trong đó: y=Y/L là năng suất lao động của một công nhân; k=K/L là vốn tư nhân trên một công nhân; g=G/L là vốn công của một công nhân, hệ số  kà đại diện cho hệ số co dãn của sản lượng tổng hợp với nguồn vốn tư nhân và vốn công (giả sử cũng là tỷ lệ tiết kiệm tư nhân không bị ảnh hưởng bởi đầu tư tư nhân).

Dài hạn hoặc ổn định mức sản lượng đầu ra của một công nhân được viết bởi hàm:



  1. 

Trong đó:  là cổ phần của đầu tư tư nhân trong thu nhập quốc dân;  là sổ phần của đầu tư công trong thu nhập quốc dân;  là khấu hao vốn tư và vốn công tương ứng .

Với mô hình này dự đoán rằng, trong dài hạn các nước có tỷ lệ cao hơn của đầu tư công sẽ có mức năng suất trên một công nhân lớn hơn. Trong ngắn hạn và trung hạn các quốc gia có tỷ lệ cao hơn của đầu tư công sẽ có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn (trong trường hợp dài hạn năng suất lao động ổn định).



      1. Mô hình Barro

Nghiên cứu của Barro (1990) là một trong những nghiên cứu đầu tiên về điểm tối ưu đầu tư công. Theo ông tác động của đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế có ba giai đoạn và đi theo hình chữ U ngược. Mức độ đầu tư công đến điểm A (lúc đầu tư công còn thấp) làm tăng lợi nhuận đầu tư tư nhân, tỷ lệ tiết kiệm tư nhân và tỷ lệ tăng trưởng. Đây là giai đoạn “bổ sung”. Sau điểm A, tác động (tiêu cực) của thuế cao hơn sẽ bù đắp những ảnh hưởng (tích cực) của vốn nhiều hơn vào lợi nhuận để đầu tư tư nhân và sự gia tăng hơn nữa của đầu tư tư nhân (Biểu thị sụt giảm tăng trưởng đầu tư tư nhân và sự tăng lên của đầu tư công) và sự sụt giảm của tỷ lệ tiết kiệm tư nhân. Tuy nhiên giữa điểm A và B, tăng đầu tư công vẫn tiếp tục nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế vì đầu tư công vẫn có năng suất cao. Đây có thể gọi là giai đoạn “hiệu quả”. Qua điểm B, đầu tư công kém năng suất hơn và làm tăng tỷ lệ tiết kiệm cùng với đó là sự giảm sút của tỷ lệ tăng trưởng. Đây gọi là giai đoạn “lấn át không hiệu quả”. Mức tối ưu của đầu tư công (tính trên GDP) là điểm B (hình 2).

Hình 2: Mô hình ảnh hưởng của các giai đoạn đầu tư công

Tốc độ tăng trưởng



kinh tế



A B Đầu tư công/ GDP

Tốc độ tăng trưởng

kinh tế








A B Đầu tư công/ GDP


Nguồn: Barro (1990)


    1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM.

Phần này, chúng tôi tóm tắt các bằng chứng thực nghiệm gần đây nhất liên quan đến mối quan hệ giữa tăng trưởng và đầu tư công (có thể là chi tiêu chính phủ). Phân tích thực nghiệm quan trọng vì hai lí do. Đầu tiên, cung cấp kiểm tra thực nghiệm của những giả thuyết bắt nguồn từ các lý thuyết nêu ở phần I. Thứ 2, định lượng để đánh giá và kiểm tra thông tin đưa ra bằng chứng cụ thể. Chúng tôi đi sâu phân tích thực nghiệm trên 2 phần:

  • Phần 1: Những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư công.

  • Phần 2 : Tỷ lệ đầu tư công tối ưu với tăng trưởng kinh tế.

  • Phần 3 : Ảnh hưởng thực tế của đầu tư công đến phúc lợi xã hội.

      1. Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế.

Một vài những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư công. Những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ này là chưa thể kết luận do còn nhiều ý kiến trái chiều. Các tác giả đã sử dụng số liệu và phương pháp khác nhau để đánh giá. Tác giả Kormendi and Meguire (1985) đã chỉ ra rằng giữa tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ không có mối quan hệ rõ ràng. Điều này có thể dễ dàng giải thích do mốc thời gian nghiên cứu của họ khá xa và biến nghiên cứu của họ là chi tiêu chính phủ. Những nghiên cứu tiếp theo đã phát triển thêm và đánh giá mối quan hệ này. Grier & Tullock (1987), Barth & Bradley (1987), Easterly & Rebelo (1993), Devarafan et al (1996), David Alan Aschauer (1997, 1998, 2000), Milbourne et al (2003)…trong các nghiên cứu của mình đã chỉ ra giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư công có mối quan hệ với nhau. Nhưng kết luận của các tác giả này là không giống nhau. Mối quan hệ giữa hai biến số này có thể là dương (tích cực) cũng có thể âm (tiêu cực).

Kormendi & Meguire (1985), trên cơ sở nghiên cứu 47 quốc gia trong thời kì hậu chiến tranh thế giới thứ 2 và sử dụng cơ sở dữ liệu tổng chi tiêu chính phủ và một số biến khác từ nguồn “thống kê tài chính quốc tế”. Biện pháp chi tiêu này không bao gồm đầu tư công và chuyển giao mà bao gồm hầu hết các chi tiêu về quốc phòng và giáo dục. Sử dụng dữ liệu cho mỗi quốc gia trung bình trong khoảng thời gian 20 năm họ đã tìm thấy rằng không có mối quan hệ đáng kể giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình và chi tiêu chính phủ trong GDP. Nghiên cứu của ông chưa thể phản ánh được mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng và đầu tư công (đầu tư công là một phần của chi tiêu chính phủ) nhưng là tiền tề để các nghiên cứu sau này phát triển.





        1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và đầu tư công là mối quan hệ tích cực (dương).

Một trong những nghiên cứu điển hình là Barro (1990) đã nhận thấy rằng, phần trung bình của đầu tư công trong GDP đã có một tác động tích cực đến tăng trưởng. Tuy nhiên nó không có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn 1960 – 1985.

Đánh giá này được theo sau bởi một nghiên cứu khác của Easterly & Rebelo (1993), mở rộng phân tích theo hai hướng. Đầu tiên, đầu tư bao gồm đầu tư của doanh nghiệp nhà nước (chính phủ trung ương). Thứ hai, họ phân biệt giữa đầu tư công trong các lĩnh vực khác nhau. Ngược lại với Barro (1991), họ thấy rằng đầu tư công đã có một tác động tích cực và có cả ý nghĩa thống kê về tăng trưởng kinh tế đồng thời họ cũng tìm thấy rằng đầu tư công vào giao thông vận tải có một ảnh hưởng đặc biệt lớn và có ý nghĩa thống kê tăng trưởng kinh tế.

Các nghiên cứu gần đây David Alan Aschauer (1998) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại 48 tiểu bang của Hoa Kì. Tác giả đã kiểm tra các tiên đoán của mô hình tăng trưởng tân cổ điển trong đó vốn công là bổ sung cho vốn tư nhân. Tác giả cho rằng đa số những nghiên cứu trước đây về vốn công không hiệu quả vì biểu thị mối quan hệ tuyến tính giữa vốn công và sản lượng. Và vì thế không có khả năng đánh giá mức tối ưu của đầu tư công. Tác giả nhận định rằng mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ phi tuyến. Tại các nước phát triển như Mỹ thì tăng trưởng kinh tế có thể được tăng lên bằng cách tăng đầu tư vốn công và chuyển hưởng từ chi tiêu chính phủ không tiêu thụ sang chi tiêu đầu tư công. Vì tỷ lệ đầu tư công đang thiếu hụt tại Mỹ nên phải tăng vốn công, sự tăng vốn công có ảnh hưởng tích cực tĩnh và động đến tăng trưởng kinh tế. Ảnh hưởng tĩnh là những tác động ban đầu về sản lượng, việc làm, năng suất lao động. Tác động này phát sinh do sự gia tăng của năng suất vốn tư nhân và thị trường lao động thì gây ra sự tăng ngay lập tức của tích lũy vốn tư và tăng trưởng trong lực lượng lao động. Điều này làm cải thiện tăng cường giao thông, nước, hệ thống thoát nước, khuyến khích đầu tư các ngành công nghiệp mới và thu hút lao động làm việc. Cụ thể khi lấy số liệu tai Hoa Kì giai đoạn 1970 – 1980 tương đương với sự tăng 5 điểm phần trăm trong tỷ lệ vốn công hàng năm (10% tăng trưởng vốn công) đó là sự gia tăng 0,8% đối với sản lượng mỗi năm và việc làm tăng trưởng 0,3% / năm. Ảnh hưởng động của việc tăng đầu tư công phụ thuộc vào sự chuyển đổi ban đầu về sản lượng và việc làm nghĩa là ảnh hưởng bởi tác động tĩnh của vốn công ban đầu.

David Alan Aschauer (2000) trên cơ sở nghiên cứu của mình 1989 đã đưa ra nét mới trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư công. Tác giả vẫn khẳng định rằng mối quan hệ giữa 2 biến số là mối quan hệ phi tuyến, vốn công bổ sung vốn tư nhân và tìm thấy rằng đầu tư công có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê tăng trưởng kinh tế. Vì vậy tìm được điểm đầu tư công tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế. Mặc dù những kết quả lạc quan hơn so với các nghiên cứu trước đó nhưng vẫn rất khó khăn để rút ra bất kì kết luận chắc chắn từ bằng chứng này.



        1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và đầu tư công là mối quan hệ tiêu cực (âm).

Các nghiên cứu trước năm 1990 không đánh giá về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư công nói riêng mà thường đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng và chi tiêu chính phủ. Để xem xét tổng quan hơn chúng tôi cũng đưa ra những bài nghiên cứu về mối quan hệ này.

Hai tác giả Grier & Tullock (1987) mở rộng hình thức phân tích của Kormendi Meguire (1985) lên 115 quốc gia bằng cách sử dụng dữ liệu về tiêu thụ của chính phủ và các biến khác. Nghiên cứu của họ qua tổng hợp, phân tích chuỗi thời gian, sử dụng dữ liệu trung bình trong khoảng thời gian 5 năm thì họ tìm thấy giữa tăng trưởng GDP thực tế và chi tiêu chính phủ có mối quan hệ tiêu cực âm, mặc dù mối quan hệ này bắt nguồn từ 24 nước khối OECD.

Cùng chung đề tài nghiên cứu với Grier & Tullock (1987), Barth & Bradley (1987) cũng tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ cho 16 nước thuộc khối OECD trong giai đoạn 1971 – 1983. Họ cũng tìm thấy rằng phần đầu tư chính phủ (đầu tư công) trong GDP có một thống kê không đáng kể vào tăng trưởng mặc dù tìm thấy được điểm tích cực. Tuy nhiên ước tính cuối cùng được áp dụng khi tỷ lệ đầu tư tư nhân vào GDP được giữ không đổi.

Devarajan et al. (1996) thách thức kết quả này. Họ phân biệt sự khác nhau giữa chi tiêu công trong thành phần kinh tế và khu vực kinh tế. Số liệu chi tiêu được lấy từ IMF Government Financial Statistics phân tách chỉ tiêu theo: phân loại kinh tế, phân loại chức năng (quốc phòng, an ninh, hành chính,…). Devarajan et al cũng thể hiện từng loại chi phí như là môt tỷ lệ của tổng ngân sách tính đến các ràng buộc ngân sách nhà nước. Ngược lại với Easterly & Rebelo (1993) họ đã chỉ ra rằng chi phí vốn công có hiệu lực, tiêu cực và có ý nghĩa thống kê về tăng trưởng, cũng như đầu tư công về vận tải và truyền thông.

Thêm một nghiên cứu khác của Milbourne et al. (2003), tác giả lưu í rằng trong số các lĩnh vực khác nhau thì đầu tư vào giao thông vận tải, truyền thông, giáo dục có tác động lớn nhất (ảnh hưởng của đầu tư vào nông nghiệp, nhà ở, y tế và ngành nông nghiệp không có ý nghĩa thống kê) nhưng khi cho phép đảo ngược lí do thì có thể không chắc chắn nếu kích thước ước tính tăng lên đáng kể. Một phần giải thích cho nó là trong tất cả các khả năng, hiệu quả của đầu tư công có quy mô và chất lượng ở mỗi quốc gia là khác nhau. Chính điều này làm lu mờ mối quan hệ cơ bản của năng suất khu vực công và khu vực tư nhân.

Khi nhìn nhận mối quan hệ này trên khía cạnh so sánh giữa các nhóm nước với nhau. Arslanalp et al (2010) khi xem xét lại mối quan hệ này bằng việc sử dụng hàm sản xuất ước lượng cho 48 nước đang phát triển và phát triển (OECD & Non- OECD) trong giai đoạn 1960-2001. Tác giả sử dụng mô hình mở rộng dựa trên mô hình nghiên cứu của Kamp (2005) để đánh giá mối quan hệ này. Đối với các nước OECD (22 nước), mối quan hệ này tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa vốn công và sản lượng. Hệ số L, K, G có giá trị phù hợp, vốn công có ý nghĩa quan trọng với tăng trưởng kinh tế với hệ số c= 0,13 tuy nhiên khi khoảng thời gian dài hơn thì hệ số đầu tư công trong mô hình trên mất ý nghĩa. Đối với các nước ngoài OECD (26 nước), hệ số trung bình vốn công cộng c = 0,2 d gắn liền với tương tác tiêu cực và có giá trị trung bình -0,5 chứng tỏ tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển trong dài hạn là mạnh mẽ hơn.

So sánh về ảnh hưởng khác nhau của đầu tư công và tăng trưởng kinh tế giữa hai nhóm nước: nhóm nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Sanjeev Gupta, Alvar Kangur, Chris Papageorgiou & Abdoul Wane (2011) phát triển mô hình dựa trên mô hình tăng trưởng Arslanalp et al. (2010), đi sâu phân tích về mối quan hệ này của 52 nước đang phát triển giai đoạn 1960 – 2009 (ALL, MICs, LICs). Kết quả nghiên cứu kết luận rằng có sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng kinh tế của hai nhóm nước (thu nhập trung bình, thu nhập thấp) khi phân tích và sử mô hình hàng tổn kho vĩnh viễn cho mẫu gồm 71 quốc gia. Các nước có thu nhập trung bình hầu như có tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn 1 điểm phần trăm so với các nước có thu nhập thấp trong khoảng thời gian 50 năm và sự khác nhau này được giải thích bằng việc nỗ lực đầu tư công. Các nước có thu nhập trung bình có tỷ lệ đầu tư cao hơn 2 điểm phần trăm so với các nước có thu nhập thấp.


      1. Tỷ lệ đầu tư công tối ưu với tăng trưởng.

Đánh giá về tỷ lệ đầu tư công tối ưu với tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi phân tích tổng quan nghiên cứu của 4 tác giả: Barro (1990), David Alan Aschauer (1998); Christophe Kamps (2005) và Augustin Kwasi Fosu, Yoseph Yilma GetachewThomas Ziesemer (2011).

Nghiên cứu của Barro (1989) là một trong những nghiên cứu đầu tiên về điểm tối ưu đầu tư công. Barro (1989) khi nghiên cứu 98 nước sau chiến tranh thế giới thứ II giai đoạn 1970 – 1985 với mô hình trong đó tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ đầu tư công/đầu tư tư nhân. Theo ông tác động của đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế có ba giai đoạn và đi theo hình chữ U ngược. Đỉnh của chữ U là điểm tối ưu đầu tư công.

Christophe Kamps (2005) dựa trên mô hình Aschauer (2000) để đánh giá tỷ lệ đầu tư tối ưu. Các biến số được sử dụng trong mô hình của Aschauer (2000) đó là sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế với các biến  ( tỉ lệ đầu tư công /đầu tư tư nhân) và u (tỉ lệ thất nghiệp) nhưng kết quả cho thấy mô hình tuyến tính không giải thích được mối quan hệ này vì hệ số R² khá thấp. Chính vì thế Christophe Kamps (2005) cũng đồng thời đưa ra một mô hình phi tuyến (thay thế biến  bằng biến tỷ lệ chuyển đổi giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân f) sử dung phương pháp phân tích số liệu bằng OLS tìm ra một tỉ lệ đầu tư công tối ưu max=33,65% ( khoảng ước lượng 32,4%<<52,1%). Với việc sử dụng số liệu của các nước Đông Âu, một số nước có sự thiếu hụt đầu tư công (BE,IE,GB…) nhưng vẫn nằm trong giới hạn bên cạnh đó một số nước khác lại có sự đầu tư công quá mức (AT, FR,NL…).

Cùng xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ giữa vốn công và vốn tư nhân. David Alan Aschauer (1998) thì nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ phi tuyến giữa 2 biến số này của Mỹ và 48 nước láng giếng thì tỉ lệ này là 61% cao gần gấp đôi so với kết quả nghiên cứu trên. Nghiên cứu của David Alan Aschauer cho thấy tăng trưởng của tỉ lệ vốn công/vốn tư nhân, mức tổng thể của chi tiêu chính phủ cao hơn mức tăng trưởng tối đa và vốn công có ảnh hưởng lâu dài đến tăng trưởng kinh tế và tác động tích lũy đến đầu tư và việc làm.

Theo Augustin Kwasi Fosu,Yoseph Yilma GetachewThomas Ziesemer (2011) sử dụng chuỗi số liệu Panel với phương pháp GMM, WLS, SUR, GMM-HAC của 70 nước với 300 quan sát ở các nước tiểu vùng Sahara của Châu Phi bằng việc chạy từng mô hình riêng biệt với từng biến số thu nhập, đầu tư công, đầu tư tư nhân, tăng trưởng dân số, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sau đó kết hợp các phương trình riêng biệt chạy đồng thời thì các kết quả cho thấy sự tương đồng trong việc tìm ra ảnh hưởng của tỉ trọng vốn công /vốn tư nhân tác động đến tăng trưởng kinh tế với tỉ trọng tối ưu là 9% đến 10% và có ảnh hưởng theo thời gian trong ngắn hạn và dài hạn của tất cả các biến.

Việc nghiên cứu mối quan hệ đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, tìm ra một tỷ lệ đầu tư công cho tăng trưởng là một lý thuyết kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ cho chính phủ các nước, nhất là các nước đang phát triển để thực hiện các chương trình đầu tư, kiểm soát một tỷ lệ đầu tư phù hợp nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên những bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế chưa thể kết luận vì còn nhiều ý kiến trái chiều. Điều này có thể giải thích rằng khả năng tiếp cận dữ liệu hiện có và thông tin còn hạn chế cùng với sự ảnh hưởng của môi trường chính trị mỗi quốc gia.

Các nghiên cứu gần đây bổ sung cho các kết quả trong quá khứ. Các hướng chính cho nghiên cứu (chúng tôi xem xét áp dụng tại Việt Nam) có thể nhóm lại thành 2 loại: nhóm đầu tiên liên quan đến phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư công như thế nào (đo lường, quan hệ đầu tư công và tư nhân là quan hệ gì..?). Mối quan tâm thứ 2 là: Tái cơ cấu như thế nào? (Tỉ lệ đầu tư công/GDP như thế nào là tối ưu, nên đầu tư vào những ngành nào,vùng nào là hiệu quả?).

Mô hình mà chúng tôi sẽ xây dựng chủ yếu dựa trên mô hình của Aschauer (1997) vs Kamp (2005) với Việt Nam để tìm xem liệu có sự phân bổ nguồn lực tốt hơn không. Xây dựng một mô hình kinh tế lượng đơn giản sử dụng phương pháp ước lượng tham số với một số biến kiểm soát ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.




      1. Ảnh hưởng thực tế của đầu tư công đến phúc lợi xã hội.

Đầu tư công có vai trò quan trọng đến nâng cao phúc lợi xã hội. Điều này được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá và kiểm chứng. Điển hình là: Dominique Van De Walle (1998); Fan et al (1999); Gomanee et al. (2003) và Mosley et al. (2004). Hầu hết các nghiên cứu tiếp cận phúc lợi xã hội trên phương diện đói nghèo.

Dominique Van De Walle (1998) đã kết luận về tầm quan trọng của đầu tư công đến phúc lợi xã hội thông qua việc thiết lập các tiêu chuẩn để đánh giá kết quả phúc lợi. Theo tác giả, đầu tư công là một công cụ hữu hiệu để chống đói nghèo nhưng những chính sách của đầu tư công vẫn được ban hành và cải cách dựa trên đánh giá tác động của nó tới xã hội. Việc tìm ra quy mô đầu tư công lớn hay nhỏ để nâng cao phúc lợi xã hội có thể tìm được bằng các phương pháp kinh tế lượng tuy nhiên không thể đo lường các phản ứng hành vi cá nhân và ảnh hưởng của các biến điều kiển khác.

Nghiên cứu về tính hiệu quả của chi tiêu công, bao gồm cả đầu tư công để giảm đói nghèo sử dụng dữ liệu xuyên quốc gia Gomanee et al. (2003) và Mosley et al. (2004) đã ước tính được ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ trong các lĩnh vực khác nhau về số lượng nhân viên nghèo có thu nhập 1$/ngày. Và kết quả cho thấy rằng: tiêu tiêu công cho các lĩnh vực về giáo dục, nông nghiệp, nhà ở và tiện nghie (an ninh, vệ sinh môi trường và xã hội) tất cả đều có một tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đối với đối với đói nghèo.

Cùng nghiên cứu về tác động của đầu tư công đến đói nghèo, Datt vs Ravallion (2002) đã ước tính các yếu tố quyết định sự khác biệt trong tỷ lệ nghèo ở Ấn Độ giai đoạn 1960 – 1994. Họ nhận thấy rằng chi tiêu chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến xóa đói giảm nghèo ngay cả khi kiểm soát các thay đổi trong sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trước đó Fan et al (1999) đã ước tính hiệu quả của chi tiêu công đến đói nghèo ở Ấn Độ trên các lĩnh vực: Y tế công cộng, điện, nông nghiệp, đường giao thông. Tác giả nhận thấy rằng chi tiêu công cho khu vực nông thôn đặc biệt chi tiêu vào giao thông có tác động lớn nhất đến cả tốc độ tăng trưởng và đói nghèo tại đây. Tương tự khi nghiên cứu tại Trung Quốc, Fan et al (2002) lại nhận thấy tác động lớn nhất là chi cho giáo dục sau đó đến nông nghiệp và giao thông.

Có thể nhận thấy rằng, đầu tư công có vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội và xóa đói giảm nghèo nhất là đối với những quốc gia đang phát triển. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tìm ra được vai trò của đầu tư công và quy mô vốn công đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu nói về quy mô đầu tư công tối ưu cho phúc lợi xã hội và xóa đói giảm nghèo. Đa số các công trình nghiên cứu chỉ mang tính chất định tính và tập trung nghiên cứu ở những nước phát triển. Nhận thấy rằng, tại Việt Nam một khoảng trống còn tồn tại trong các nghiên cứu là chưa có một công trình định lượng cụ thể để đánh giá tác động này. Vì vậy, nghiên cứu này có thể đưa ra một số gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách trong giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế.
Bảng tóm tắt một số kết quả nghiên cứu quan trọng.

Tác giả

Mục đích và Phương pháp nghiên cứu

Mô hình và biến số

Kết quả nghiên cứu

Augustin Kwasi Fosu,

Yoseph Yilma Getachew

Thomas Ziesemer

2011






  • Phân tích và tìm ra điểm tối ưu đầu tư công trong các nước SSA.

  • Phương pháp thống kê số liệu, phân tích số liệu bằng cách kết hợp giữa 4 phương pháp : GMM, WLS, SUR và GMM-HAC




  • Các biến được sử dụng : thu nhập, biến trễ thời gian, tỉ trọng đầu tư công và tỉ trọng đầu tư tư nhân, tăng trưởng dân số , tốc độ tăng trưởng kinh tế







  • Không chỉ đầu tư công có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế mà mức chung của nó còn thấp hơn mức đầu tư công tối ưu (còn thiếu hụt). Cần phải tăng thêm đầu tư công , tỉ lệ đầu tư công tối ưu là 9% đến 10% GDP).

  • Có sự lấn át đầu tư tư nhân.

  • Có sự ảnh hưởng theo thời gian trong ngắn hạn và dài hạn của tất cả các biến

Sanjeev Gupta

Alvar Kangur

Chris Papageorgiou Abdoul Wane

2011






  • Đóng góp của đầu tư công đối với GDP trong nền kinh tế ở 52 nước đang phát triển (MICs, LICs).

  • Phươngpháp GMM, Phương pháp ước lượng động và ước lượng tĩnh. Phân tích chuỗi thơi gian.




  • Sử dụng hàm Cobb Douglas

  • Các biến sử dụng trong mô hình : vốn công , vốn tư nhân, đặc biệt là biến lao động đã được điều chỉnh (có nghĩa là lao động được chia theo năng suất làm việc)




  • Khi đánh giá về hiệu quả của đầu tư công đối với GDP có sự điều chỉnh của năng suất lao động ta thấy được năng suất lao động ảnh hưởng đến hiệu suất đầu tư công đối với GDP.



Sallahuddin Hassan

Zalila Othman

Mohd Zaini Abd Karim

2011






  • Phương pháp thống kê và phân tích số liệu.

  • Phương pháp phân tích mối quan hệ dài hạn (Panel-co-integration)







  • Sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian.

  • Các biến số được sử dụng trong mô hình : đầu tư công, GDP, đầu tư và các chính sách tư nhân hóa.




  • Có một mối liên hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân.Mối quan hệ đó là mối quan hệ hỗ trợ trong cả 3 lĩnh vực công nghiệp và thương mại, giao thông vận tải và thông tin, xây dựng ngoại trừ lĩnh vực nông nghiệp.

  • Chi tiêu chính phủ khuyến khích đầu tư tư nhân nhiều hơn nếu tập trung được đưa ra đối với chi phí sản xuất.

Toshiya Hatano

2010





  • Liệu có hiệu ứng hỗ trợ của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân ở Nhật Bản trong dài hạn?

  • Phương pháp thống kê và phân tích số liệu, Phương pháp Johansen, OLS

  • Phương pháp sử dụng hồi quy giả




  • Mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas

  • Mô hình lí thuyết Cân bằng dài hạn

  • Mô hình ECM ( cơ chế hiệu chỉnh sai số )

  • Các biến được sử dụng trong mô hình: đầu tư công thực , GDP thực, vốn tư nhân, đầu tư tư nhân.




  • Trong dài hạn, có mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân. Mối quan hệ đó là mối quan hệ cùng chiều trong dài hạn.

  • Dựa vào hàm Cobb Douglas tìm ra được giá trị mà tại đó đầu tư công và đầu tư tư nhân gần bằng nhau. Điểm đó là điểm tối ưu và hiệu quà nhất.

  • Có hiện tượng lấn át đầu tư trong năm thứ nhất khi đầu tư công tăng lên nhưng từ năm thứ 2 trở đi thì tốc độ tăng trưởng của đầu tư tư nhân lại tăng lên thể hiện ý hiệu ứng hỗ trợ.

K. N. Murty

A. Soumya

2009







  • Phân tích những ảnh hưởng kinh tế vĩ mô khi có sự thay đổi trong đầu tư công vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ.

  • Phương pháp thống kê và phân tích.

  • Phương pháp OLS.




  • Sử dụng 3 mô hình:

  • Cho tất cả các yếu tố kinh tế vĩ mô gồm các c/s tài chính, tiền tệ.

  • Mối quan hệ giữa tỉ lệ nghèo giữa thành thị và nông thôn.

  • Phương thức lượng hóa những hiệu ứng này là sử dụng mô hình động

  • Các biến được sử dụng trong mô hình: nông nghiệp, sx chế tạo, cơ sở hạ tầng (năng lượng, giao thông, truyền thông và xây dựng), dịch vụ.




  • Thấy được hiệu ứng hỗ trợ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân trong nông nghiệp chế tạo và dịch vụ. Nhưng có hiệu ứng lấn át ngược trong cơ sở hạ tầng.

  • Có sự hỗ trợ giữa đầu tư công trong cơ sở hạ tầng đối với các lĩnh vực khác (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ).

  • Kết quả này quan trọng trong chính phủ để tăng hay giảm đầu tư đối với từng lĩnh vực sự tăng lên trong đầu tư công trong cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng hỗ trợ cho tất cả các lĩnh vực khác.

  • Chính sách tăng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng là được hi vọng có hiệu ứng lan tỏa lớn đến các lĩnh vực khác đối với nền kinh tế ở Ấn Độ.

J.W.Fedderke and Z.Bogetic

2006






  • Các lĩnh vực cơ sở hạ tầng được đầu tư tác động đến sự tăng trưởng kinh tế như thế nào?

  • Phương pháp thống kê và phân tích số liệu, Phương pháp PMG, VECM.

  • Phân tích chuỗi thời gian trong dài hạn




  • Sử dụng hàm Cobb Douglas







  • Cơ sở hạ tầng ở đây được xét là cơ sở hạ tầng về kinh tế, đường sắt , giao thông đường bộ, cảng , lĩnh vực hàng không , viễn thông và năng lượng.

  • Cơ sở hạ tầng có tác động rõ ràng và mạnh mẽ nhất đến tăng trưởng dài hạn ở Nam Phi

Christophe Kamps

2005






  • Có hay chăng sự thiếu hụt trong đầu tư công ở Đông Âu.

  • Phương pháp thống kê

Phân tích số liệu bằng OLS.

  • So sánh tỉ lệ đầu tư công tối ưu với tỉ lệ đầu tư công ở các nước EU




  • Sử dụng 2 mô hình :

  • Mô hình tuyến tính, phi tuyến

  • Các biến số được sử dụng trong mô hình:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế(Y), tỷ lệ đầu tư công/đầu tư tư nhân  ,tỷ lệ thất nghiệp U




  • Đối với mô hình tuyến tính: (or) không có mqh giữa  ( tỷ lệ đầu tư công/ đầu tư tư nhân ) đến tăng trưởng kinh tế (or)  đã xấp xỉ tối ưu nên mô hình tuyến tính không thể giải thích được mqh này.

  • Đối với mô hình phi tuyến: có mối quan hệ chặt chẽ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế. tỷ lệ đầu tư công tối ưu max 33,65 %( 32,4 < <52,1 )

  • Một số nước EU có sự thiếu hụt đầu tư công nhưng vẫn nằm trong giới hạn.

  • Một số nước có sự đầu tư công quá mức.

Xubei Luo

2004






  • Phương pháp thống kê và phân tích số liệu.

  • Dùng kiểm định Chow (OLS) để thấy mối quan hệ phi tuyến giữa sự tăng trưởng của từng vùng miền tác động đến tăng trưởng kinh tế.




  • Mô hình tăng trưởng SoLow

  • Hàm sản xuất có dạng hàm Cobb-Dougals

  • Các biến được sử dụng trong mô hình : biến trễ thời gian, tỉ lệ vốn đầu tư, tốc độ tăng trưởng dân số, tiến bộ công nghệ và tỉ lệ khấu hao trong đầu tư ở từng vùng miền khác nhau ở trung quốc




  • Cần Phát triển và kết nối cơ sở hạ tâng ở các trung tâm giao thông kinh tế tại Henan, Hubei, Hunan. Đặc biệt đầu tư vào hai tỉnh Sichuan và Shaanxi.( các tỉnh ở miền Tây trung quốc).

  • Nâng cấp hệ thống giao thông để giảm chi phí vận chuyển, tăng khả năng giao thương và chuyển giao công nghệ. Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tạo ra hiệu quả tăng trưởng cao trong khu vực.




Shenggen Fan

Linxiu Zhang

Xiaobo Zhang

2002


  • Tăng trưởng, bất bình đẳng và nghèo đói
    ở nông thôn Trung Quốc
    Vai trò của đầu tư công cộng

  • Các biến: các yếu tố đo lường nghèo đói (GDP nông nghiệp cho mỗi người lao động, lương phi nông nghiệp, việc làm phi nông nghiệp, thương mại trong nước về nông nghiệp, chi chính phủ cho vay xóa đói giảm nghèo …), các yếu tố ảnh hưởng đói nghèo (đầu tư của chính phủ vào các lĩnh vực ở khu vực nông thôn (giáo dục, giao thông, thủy lợi, năng lương, nông nghiệp…)

Phương pháp thống kê và phân tích số liệu,

  • Chi tiêu chính phủ về sản xuất, tăng cường đầu tư như nghiên cứu nông nghiệp và phát triển, thủy lợi, giáo dục nông thôn và cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện và viễn thông) tất cả làm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp và giảm bất bình đẳng trong khu vực đặc biệt là nông thôn nghèo và làm tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng. Tuy nhiên, chi tiêu chính phủ dành cho những khu vực này quá lớn trong khi các khu vực khác thì còn ít.

  • Chính phủ chi tiêu cho giáo dục có tác động lớn đến xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng cao hơn ở vùng nông thôn, làm giảm sự bất bình đẳng trong khu vực. Đứng sau giáo dục là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông, cũng có ảnh hưởng tới tăng trưởng và giảm nghèo, bất bình đẳng xã hội.

David Alan Aschauer

1998






  • Vốn công đóng góp trong tăng trưởng kinh tế như thế nào?

  • Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ giữa vốn công và vốn tư nhân.

  • Phân tích mqh phi tuyến giữa vốn công và tăng trưởng kinh tế.







  • Mối quan hệ vốn công và tăng trưởng kt là mối quan hệ phi tuyến.

  • Ước lượng tăng trưởng tối đa của vốn công là xấp xỉ 61% vốn cổ phần tư nhân.

  • Tỷ lệ vốn công cộng giảm mức tăng trưởng tối đa hóa trong 87,5% các trường hợp biến quan sảt. Trung bình nhà nước có 26% tỷ lệ vốn công công dưới mức tăng trưởng tối đa hóa

  • Một tiêu chuẩn độ lệch tăng trưởng trong tỷ lệ vốn công cộng sẽ gây ra ước tính tăng trưởng 1,4% trong tỷ lệ tăng trưởng hẳng năm.

  • Vốn công có ảnh hưởng lâu dài với tăng trưởng kinh tế và tác động tích lũy đáng kể đến ảnh hưởng đầu ra và việc làm

Devarajan et al.

(1996)






  • Những thành phần ảnh hưởng đến chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế

  • Tiếp cận mô hình Barro và phát triển

  • Sử dụng mô hình OLS đánh giá




  • Sử dụng các biến tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ

  • Dữ liệu sử dụng cho 48 quốc gia




  • Họ phân biệt sự khác nhau giữa chi tiêu công trong thành phần kinh tế và khu vực kinh tế. Số liệu chi tiêu được lấy từ IMF Government Financial Statistics phân tách chỉ tiêu theo: phân loại kinh tế, phân loại chức năng (quốc phòng, an ninh, hành chính,…) Devarajan et al cũng thể hiện từng loại chi phí như là môt tỷ lệ của tổng ngân sách tính đến các ràng buộc ngân sách nhà nước.

  • Ngược lại với Dong & Rebelo (1993) họ đã chỉ ra rằng chi phí vốn công có hiệu lực, tiêu cực và có ý nghĩa thống kê về tăng trưởng, cũng như đầu tư công về vận tải và truyền thông.


Barro (1990)








  • Mô hình đơn giản về chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế

  • Sử dụng hàm sản xuất

Cobb – douglas với chỉ 2 biến là vốn và chi tiêu chính phủ




  • Chạy mô hình dài hạn về tăng trưởng kinh tế ( từ mối quan hệ Keynes-Ramsey




  • Phần trung bình của đầu tư công trong GDP đã có một tác động tích cực đến tăng trưởng nhưng nó không có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn 1960 – 1985.

  • Đầu tư công tác động lên tăng trưởng kinh tế có 3 giai đoạn.

  • Điểm đầu tiên A, đầu tư công làm tăng lợi nhuận đầu tư tư nhân, tỷ lệ tiết kiệm tư nhân và tỷ lệ tăng trưởng Đây là giai đoạn “bổ sung.

  • Sau điểm A, tác động (tiêu cực) của thuế cao hơn sẽ bù đắp những ảnh hưởng (tích cực) của vốn nhiều hơn vào lợi nhuận để đầu tư tư nhân và sự gia tăng hơn nữa của đầu tư tư nhân


tải về 372.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương