TRƯỜng đẠi học kinh tế quốc dân công trình tham gia xét giải giải thưỞng “ TÀi năng khoa học trẻ việt nam ”


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU



tải về 372.15 Kb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích372.15 Kb.
#30775
1   2   3   4   5   6   7

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU





    1. Lý do nghiên cứu.

Công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại nhiều thành tựu cho nền kinh tế Việt Nam. Trong quá trình này thì việc sử dụng vốn đầu tư công là rất quan trọng. Đầu tư công (hay đầu tư của Nhà nước) bao gồm tất cả các khoản đầu tư do chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiến hành. Đầu tư công có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, đóng vai trò tạo những nền tảng vật chất kĩ thuật cho đất nước, là “giá đỡ” cho các thành phần kinh tế khác phát triển và đồng thời cũng thúc đẩy thực hiện chính sách phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế bền vững.

Tuy nhiên, tại Việt Nam đầu tư công có xu hướng lấn át đầu tư của các khu vực khác. Dễ dàng nhận thấy những bất nhất trong việc thực thi những mục tiêu kinh tế của chính phủ. Chúng ta một mặt khẳng định “phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có định hướng của chính phủ và đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” nhưng song song với đó là xây dựng những tập đoàn kinh tế nhà nước quy mô lớn, hoạt động đa ngành. Sự bất cập trong hoạt động của tập đoàn và tổng công ty nhà nước được mổ xẻ và phân tích rất nhiều trong thời gian qua. Vấn đề chính là đầu tư dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp gây thất thoáy lãng phí nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Năm 2011 kinh tế trong nước và thế giới trải qua những biến động sâu sắc. Trong khi thế giới thì chứng kiến cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu thì trong nước chúng ta trải qua lạm phát cao đột biến mà nguyên nhân sâu sa chính là do mô hình tăng trưởng dựa vào vốn của Việt Nam và đặc biệt là vốn đầu tư nhà nước. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của đầu tư nhà nước đến phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội. Tuy nhiên việc đầu tư nhà nước đã và đang chiếm tỷ trọng rất lớn, sử dụng kém hiệu quả và đẩy lùi đầu tư tư nhân khá rõ nét đã đến lúc cần xem xét lại. Trong giai đoạn hiện nay yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế đang được chính phủ đặt lên hàng đầu và trọng tâm chính là tái cấu trúc đầu tư nhà nước. Nhưng câu hỏi: cần tái cấu trúc như thế nào, tỷ lệ đầu tư công thế nào là tối ưu với xã hội? thì cần có câu trả lời thỏa đáng. Chính vì vậy nhóm tác giả thông qua nghiên cứu định lượng sẽ tìm kiếm câu trả lời xác đáng cho những câu hỏi trên.

Đã có một số những công trình trên thế giới đi sâu kiểm nghiệm mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và đâu là tỷ lệ đầu tư công tối ưu cho tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội? Hướng thứ nhất của nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng, một trong số những công trình nghiên cứu đó là của Barth và Bradley (1987), Easterly & Rebelo (1993), Devarajan et al. (1996), David Alan Aschauer (1998, 2000),.. Kết luận của họ là không giống nhau khi đưa ra hai tranh luận trái chiều: mối quan hệ này là tích cực hoặc tiêu cực. Hướng thứ hai của nghiên cứu sẽ tập trung nghiên cứu về tỷ lệ đầu tư công tối ưu cho tăng trưởng, phúc lợi xã hội. Điển hình như công trình nghiên cứu của Aschauer (1997), Christophe Kamps (2005)…

Tại Việt Nam, hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu định lượng nào để đánh giá về mối quan hệ và tỷ lệ đầu tư công tối ưu cho tăng trưởng cũng như phúc lợi xã hội. Các nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiêu quả của chi tiêu chính phủ đến từng ngành kinh tế hay hiện tượng lấn át đầu tư công. Một số nghiên cứu điển hình của Tô Trung Thành (2011), Phạm Thế Anh (2008),. Vì vậy chúng tôi sẽ mở đầu cho nghiên cứu về vấn đề trên đây bằng việc thực hiện phương pháp định tính và định lượng dựa trên những số liệu về các biến số tại Việt Nam và góp phần đưa ra những tài liệu tham khảo có ý nghĩa thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách.



    1. Mục đích nghiên cứu.

Nhóm tác giả hi vọng với số liệu được trích xuất và xử lý từ nhiều nguồn, phương pháp chọn mẫu phù hợp, dựa trên khung lý thuyết chính của Auchauser (1997) và sự kiểm chứng thực nghiệm dựa trên cơ sở tiếp cận Kamp(2005); có thể phát hiện thấy một tỷ lệ đầu tư công tối ưu cho phúc lợi xã hội tại Việt Nam có rằng buộc với các biến điều kiển, đồng thời đánh giá đầu tư công tại Việt Nam đang thiếu hụt hay dư thừa.

Mặt khác, do sự thiếu hụt những nghiên cứu liên quan cũng là lí do khiến nhóm tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu. Với mục đích trên kết quả nghiên cứu sẽ có thể rất hữu ích và quan trọng giúp các nhà hoạch định lựa chọn hướng phát triển cho Việt Nam trong giai đoạn thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.

Với mục tiêu tổng quát ở trên, bài nghiên cứu sẽ tập trung trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:

Thứ nhất: Thực trạng đầu tư công của Việt Nam sau đổi mới kinh tế 1986?

Thứ hai: Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam?

Thứ ba: Tỷ lệ đầu tư công tối ưu cho tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội tại Việt Nam? Đang có sự dư thừa hay thiếu hụt?

Dựa vào kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất các giải pháp và đưa ra ý kiến đóng góp đối với các nhà hoạch định chính sách.



    1. Phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, số liệu.

Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành xây dựng mô hình lí thuyết dựa trên đề xuất từ công trình nghiên cứu của Auchauser (1997) và thực nghiệm với các biến số dựa trên phương pháp tiếp cận của Christophe Kamp (2005).

Auchauser (1997) xây dựng mô hình lí thuyết dựa trên cơ sở tiêu dùng và hàm sản xuất Cobb – Gouglas với 2 biến số đầu tư với giả định chính phủ có sự rằng buộc ngân sách. Để tìm ra tỷ lệ tối ưu cho tăng trưởng tác giả đề xuất sử dụng mô hình phi tuyến khi nhận thấy rằng mô hình tuyến tính không giải thích được mối quan hệ giữa đầu tư công và sản lượng. Christophe Kamp (2005) phát triển mô hình của Auchauser (1997) để thực hiện tính toán dựa trên bộ số liệu của 22 nước OECD và 14 nước EU giai đoạn 1960 – 2001. Sử dụng kết quả tính toán, tác giả cho rằng tại một số nước EU có sự thiếu hụt đầu tư công, bên cạnh đó một số nước khác lại có đầu tư công quá mức.

Các biến số chính được sử dụng trong bài nghiên cứu được chọn lựa dựa trên đề xuất từ nghiên cứu của Auchauser (1997, 2000); các biến điều chỉnh khác trong nghiên cứu dựa trên gợi ý của Kamp (2006). Bằng cách sử dụng kết hợp phương pháp thống kê mô tả, phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS - Ordinary Least Squares), phương pháp phi tuyến. Chúng tôi đưa các biến có liên quan vào trong 2 mô hình: hồi quy tuyến tính và phi tuyến để trả lời các câu hỏi phần trên đã đề cập.

Tại Việt Nam, do hạn chế về số liệu thống kê kinh tế nên chúng tôi lựa chọn bộ số liệu giai đoạn 1986 – 2011. Giai đoạn này, các biến số chính chúng tôi sử dụng khá đầy đủ, điều này giúp cho mô hình hồi quy cho kết quả chính xác nhất. Để phục vụ cho bài nghiên cứu và đảm bảo đủ số liệu, chúng tôi trích suất số liệu từ nhiều nguồn khác nhau: GSO, IMF, niên giám thống kê các năm, WB, ADB…



    1. Cấu trúc bài nghiên cứu.

Cấu trúc của bài nghiên cứu theo 5 chương như sau:

Chương I: Chương này sẽ cung cấp những lý do, mục đích, phạm vi của bài nghiên cứu và mô tả ngắn gọn phương pháp nghiên cứu và số liệu.

Chương II: Chương này sẽ cung cấp tổng quan về lý thuyết “Đầu tư công” và tóm tắt các nghiên cứu trước đây sử dụng cho bài nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi chia làm 2 phần: phần 1 là mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, phần 2 là tỷ trọng đầu tư công tối ưu cho phúc lợi xã hội.

Chương III: Tổng quan nền kinh tế Việt Nam về vấn đề Đầu tư công và tăng trưởng, tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế.

Chương IV: Chương này mô tả phương pháp nghiên cứu, dữ liệu, các biến sử dụng cho phân tích, từ đó đưa ra kết quả thực nghiệm. Nhằm tập trung trả lời cho 2 câu hỏi chính: mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam? Và tỷ lệ đầu tư công tối ưu cho tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội tại Việt Nam? Đang có sự dư thừa hay thiếu hụt?

Chương V: Trình bày tóm tắt các kết quả ước lượng và khuyến nghị chính sách. Cuối cùng, chúng tôi đưa ra các hạn chế của đề tài và những đề xuất hướng nghiên cứu cho các bài nghiên cứu tiếp theo.


tải về 372.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương