TrưỜng đẠi học kinh tế ĐẠi họC ĐÀ NẴng  giao dịch thưƠng mại quốc tế



tải về 155.82 Kb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2023
Kích155.82 Kb.
#54704
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
NHÓM-07 GDTMQT

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT







  1. Khái quát về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O)

  1. Khái niệm về xuất xứ hàng hoá

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP về Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hoá có quy định như sau:
“Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.” 1
Từ quy định đó, ta nhận thấy rằng xuất xứ hàng hoá sẽ gồm một trong hai yếu tố sau, đó là hàng hoá được sản xuất toàn bộ tại một quốc gia sẽ có xuất xứ tại nơi đó hoặc hàng hoá được thực hiện, chế biến cuối cùng tại quốc gia nào thì xuất xứ tại quốc gia đó.



  1. Khái niệm về C/O

C/O - Certificate of origin là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa do một quốc gia (nước xuất khẩu) cấp phát ra để xác nhận là hàng hóa do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy tắc xuất xứ, nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt thuế quan.



  1. Phân loại:

Có hai loại chính:
– CO không ưu đãi: là CO bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.
– CO ưu đãi: là CO cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này.
Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC), Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), …



  1. Các loại C/O thường gặp

Tính đến năm 2022, Việt Nam đã tham gia ký kết được 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), điều đó đồng nghĩa rằng có rất nhiều mẫu giấy Chứng nhận xuất xứ để chúng ta có thể áp dụng và được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt. Phổ biến hiện nay gồm những loại sau:
- C/O form A: Là loại C/O đặc trưng, được cấp theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP –Generalized System of Preferences). Hàng hóa xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi GSP của nước nhập khẩu khi có C/O này. Chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất khẩu sang một trong những nước có chế độ GSP và nước này đã cho Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP; và khi hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ do nước này qui định.
- C/O form B: Đây là loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP hoặc nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không choViệt Nam hưởng.
- C/O form D: Là loại C/O chỉ cấp cho hàng hoá xuất khẩu của các nước trong khối ASEAN theo Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế Quan có hiệu lực chung (CEPT).
- C/O form E: Cấp cho hàng hóa Việt Nam để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc.
- C/O form AK: Cấp cho hàng hóa để được hưởng ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Hàn Dân Quốc.

tải về 155.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương